Chỉ thị 43/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống lạm phát trong năm 1996

thuộc tính Chỉ thị 43/TTg

Chỉ thị 43/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống lạm phát trong năm 1996
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:43/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:22/01/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 43/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 43/TTG NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 1996 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỐNG LẠM PHÁT TRONG NĂM 1996

 

Trong mấy năm gần đây, cuộc đấu tranh kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tuy đã đạt được kết quả nhất định, nhưng kết quả đó chưa thật vững chắc và nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Do đó, kiềm chế và kiểm soát lạm phát vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp trong thời gian tới.

Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát có hiệu quả, cần áp dụng tổng thể các giải pháp: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, tăng nhanh nguồn vốn dự trữ, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nhằm bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế theo dự kiến; đồng thời, phải đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, làm cho các yếu tố tích cực của thị trường ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu chống lạm phát đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương khẩn trương thực hiện một số biện pháp sau đây:

1/ Tập trung mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về quản lý kinh tế, bảo đảm cân đối lớn cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất với hiệu quả ngày càng cao; giữ vững, chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp nhà nước để hoạt động có hiệu quả cao hơn, sắp xếp tốt mạng lưới lưu thông hàng hoá; xây dựng khối lượng dự trữ lưu thông đủ mạnh, nhất là những mặt hàng thiết yếu, để Nhà nước có khả năng can thiệp thị trường, bình ổn giá cả, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, tham gia cạnh tranh lành mạnh, hàng hoá lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng.

2/ Các giải pháp về tiền tệ - tín dụng:

Năm 1996, yêu cầu kiềm chế lạm phát đòi hỏi phải khống chế tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, mức tăng tối đa trong khoảng 21%; dư nợ tín dụng tăng khoảng 21-22%; huy động nguồn vốn tăng 40-45%, trong đó vốn trong nước tăng 19-20%; tiếp tục điều chỉnh lãi suất và tỷ giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Để thực hiện các mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và các Bộ, các ngành có liên quan tập trung thực hiện kiên quyết một số giải pháp sau đây:

a) Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

b) Ngân hàng Nhà nước điều hành chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán đã dự kiến; Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, khống chế hạn mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo Pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước.

c) Ngân hàng Nhà nước cần sơ kết kinh nghiệm điều hành thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mua bán ngoại tệ giữa các Ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Việc mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và từng bước thực hiện nhanh hơn chủ trương "trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam".

đ) Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần áp dụng nhanh các công cụ gián tiếp để điều hành lãi suất thị trường, điều hoà lưu thông tiền tệ; mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tại các Ngân hàng thương mại việc giảm lãi suất cho vay so với hiện nay để có phương án giám tiếp lãi suất cho vay vào đầu quý II năm 1996.

3/ Các biện pháp về ngân sách Nhà nước:

a) Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách Nhà nước, tăng dự trữ tài chính gối đầu năm sau, bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải coi việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của mình.

b) Đi đôi với việc nghiên cứu cải cách chính sách thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; phối hợp với các ngành, các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số hoặc chây ỳ trong việc nộp thuế; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thu và nộp thuế; cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế.

c) Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Ban Bí thư và Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu; tổ chức quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và chịu trách nhiệm đối với khoản chi sai chế độ, làm thất thoát tài sản và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức.

Bố trí chi ngân sách trong phạm vi nguồn thu chắc chắn và trong kế hoạch được giao; Nếu thu ngân sách không đạt kế hoạch, phải giảm chi tương ứng. Bộ Tài chính nghiên cứu cải tiến cơ chế cấp phát vốn ngân sách Nhà nước nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước.

d) Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát, lãng phí vốn và tài sản Nhà nước.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện đề án đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai rộng rãi chế độ kế toán mới trong các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để đưa hoạt động tài chính của doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ.

4/ Các biện pháp về điều hành cung cầu, thị trường và lưu thông hàng hoá.

a) Thực hiện các biện pháp để hàng hoá lưu thông thông suốt trong cả nước nhằm ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, tích trữ, nạn khan hiếm giả tạo, kích giá tăng lên, thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Bộ Thương mại chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan sớm có đề án quản lý thị trường tiêu thụ hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Xây dựng mạng lưới thương nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó, thương nghiệp quốc doanh phải chủ động chi phối thị trường. Việc quản lý thị trường phải gắn với đặc thù của từng khu vực: Đô thị, nông thôn, miền núi, phía Nam, phía Bắc.

b) Về điều hành cân đối cung cầu hàng hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý ngành hàng lập cân đối cung cầu tổng thể theo kế hoạch hàng năm. Các Bộ, cơ quan quản lý ngành hàng phối hợp với cơ quan chức năng chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến cung cầu những mặt hàng thuộc Bộ, cơ quan mình quản lý; Phát hiện và xử lý kịp thời những mất cân đối phát sinh trong quá trình điều hành. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hoà hàng hoá trong cả nước, nhất là những mặt hàng quan trọng để giải quyết những mất cân đối cục bộ ở từng khu vực.

Đối với những mặt hàng quan trọng cho sản xuất và đời sống (lương thực, đường, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, giấy...) thì việc cân đối cung cầu phải tiến hành từng quý, từng tháng. Đối với các mặt hàng này, phải xây dựng lực lượng dự trữ lưu thông hàng hoá, là công cụ không thể thiếu để điều hoà thị trường. Các Bộ, cơ quan quản lý ngành hàng, hội đồng quản lý các Tổng công ty quản lý các mặt hàng này sớm trình Thủ tướng chính phủ đề án về cơ chế dự trữ lưu thông, bảo đảm mức dự trữ cần thiết, đủ sức chi phối khi thị trường phát sinh mất cân đối.

c) Bộ Thương mại khẩn trương tổ chức tốt việc triển khai thực hiện quyết định số 864/TTg ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hàng hoá và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1996; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự cân đối giữa lực lượng hàng hoá, dịch vụ với tổng sức mua của xã hội. Chỉ đạo và đôn đốc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đưa đại bộ phận hàng hoá nhập khẩu về nước ngay từ những tháng đầu năm, đáp ứng kịp thời cho sản xuất và cung cầu hàng hoá ở trong nước; chấn chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc sắp xếp đầu mối xuất nhập khẩu hợp lý, nhất là xuất khẩu lương thực; Tổ chức việc mua hàng xuất khẩu có trật tự, ngăn chặn tình trạng tranh mua hàng xuất khẩu, đẩy giá lên. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu để có nguồn xử lý những rủi ro trong kinh doanh.

d) Để ngăn chặn ngay từ đầu những dấu hiệu dẫn đến phát sinh đột biến giá, Ban Vật giá Chính phủ phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, tiền tệ trên thị trường, từ đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những biện pháp bình ổn giá trong cả năm và giúp các Bộ, ngành quản lý sản xuất, kinh doanh hình thành các mức giá cụ thể theo định hướng của Nhà nước.

Để chặn đứng tình trạng giá cả tăng cao thường diễn ra vào những tháng đầu năm, các Bộ, ngành cần nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 855/TTg ngày 29 tháng 12 năm 1995 về chuẩn bị lực lượng, tổ chức lưu thông hàng hoá, ổn định thị trường giá cả trong dịp Tết Bính Tý 1996. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Vật giá Chính phủ...) tổ chức điều tra tiền lương, năng suất lao động, chi phí sản xuất, lưu thông và việc hình thành giá ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hoá đại diện cho các ngành kinh tế quốc dân để đề xuất chính sách và biện pháp giải quyết tiền lương gắn với năng suất lao động đối với khu vực sản xuất kinh doanh.

5. Về chỉ đạo điều hành:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê... tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng để nắm chắc diễn biến tình hình vận động của hàng hoá, tiền tệ, thị trường, tình hình cân đối hàng - tiền, qua đó phát hiện những khâu yếu phát sinh trong công tác điều hành và đề xuất với Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời.

b) Tổ tư vấn giá cả do Trưởng ban Vật giá Chính phủ làm tổ trưởng cần nắm bắt thông tin về diễn biến giá cả trong nước, ngoài nước chính xác, kịp thời, phát hiện những vấn đề vướng mắc trong điều hành hàng hoá, và thông báo tình hình đến các Bộ, ngành có liên quan để xử lý.

c) Các Tổng công ty kinh doanh, nhất là các Tổng công ty kinh doanh những mặt hàng quan trọng, thiết yếu phải báo cáo định kỳ tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mặt hàng do Tổng công ty mình quản lý cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý chức năng và chịu trách nhiệm trước Bộ quản lý chuyên ngành về tình hình giá cả các mặt hàng do mình phụ trách. Bộ quản lý chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tăng gia đột biến đối với những mặt hàng thuộc phạm vi mình quản lý.

Trên cơ sở trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công nêu trên, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 43-TTg
Hanoi , January 22, 1996
 
DIRECTIVE
ON STRENGTHENING THE FIGHT AGAINST INFLATION IN 1996
In recent years the fight to curb and push back inflation has yielded some results which, however, are not really steady and the danger of the recurrence of high inflation is still latent. Therefore, to curb and control inflation remains one of the important tasks of all branches and levels in the coming period.
To efficiently curb and control inflation we need to apply in a comprehensive manner the following measures: to promote production, reduce production and circulation cost, observe strict economy in expenditure, quickly increase the reserve fund, ensure the major balances of the economy aimed at assuring the projected economic growth rate; at the same time, to step up the renewal of economic management in conformity with the market mechanism under State management in order to constantly improve and develop the positive factors of the market.
That is why, to achieve the objective in the fight against inflation already adopted by the National Assembly, the Prime Minister urges the ministries, branches and localities to urgently carry out the following measures:
1. To concentrate all sources, raise labor productivity, effect strict economization, reduce production cost in order to promote production.
The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned ministries and services to consider supplementing and perfecting the common policy mechanisms on economic management in order to ensure quick and steady growth of the major balances of the economy, to concentrate all sources to promote production with ever higher efficiency; to maintain and readjust the system of State enterprises with a view to more efficient operation, to well arrange the network of goods circulation; to build a volume of circulation reserve strong enough, especially with regard to the essential goods, so that the State can interfere in the market, stabilize prices, create a favorable environment for the enterprises to operate in equality and take part in healthy competition and so that goods can be circulated smoothly from the places of production to the consumers.
2. Measures concerning monetary and credit operations
In 1996 the task of curbing inflation requires that we control the overall instruments of payment in a way suitable to the need of growth of the economy, to keep the maximum increase of the instruments of payment within 21%; and the increase of credit balance within 21-22%; the increase in capital mobilization within 40-45% of which domestic capital shall increase by 19-20%. We shall continue readjusting the interest rates and rates of exchange to make them compatible with the need of socio-economic development in the new period. To achieve the above objectives, the State Bank shall have to closely coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the other related ministries and branches to resolutely focus on the following measures:
a/ To continue developing the market of short term capital, and strengthen the market of treasury bonds. The State Bank shall have to cooperate with the Ministry of Finance to effectively direct the operations of these markets aimed at promoting the economic growth and contribute to the control of inflation especially during the Lunar New Year Festival season.
b/ The State Bank shall closely direct the general instruments of payment as projected; retrieve the due and overdue debts, control the credit levels, control the compulsory reserve norms as prescribed by the Ordinance on Banking, eliminate the treasury bonds in the structure of the compulsory reserve and increase correspondingly the deposits in the accounts of the State Bank.
c/ The State Bank should sum up the experiences in managing the interbank foreign exchange market in order to take necessary measure of readjustment and amendment aimed at meeting the demand in buying and selling foreign currencies among the Banks and the economic organizations. The purchase of foreign exchange by the State Bank can be effected only with a relevant decision of the Prime Minister. To increase the control and inspection and step by step carry out more expeditiously the policy of "spending only Vietnamese currency on Vietnamese territory".
d/ Besides the instruments of direct management of the monetary policies, we need to quickly apply indirect instruments to regulate the market interest rates as well as the monetary circulation, and broaden the non cash payment. Right in the beginning of the year, the State Bank shall monitor and control the implementation by the Commercial Banks of the policy of reducing further interest rates of the loans from the current rates in order to work out a program for continued reduction of interest rates of loans in the second quarter of 1996.
3. Measures with regard to the State budget
a/ To strive to increase revenues, observe strict economization in order to reduce the deficit of the State budget, increase the financial reserve for the first part of the next year. To ensure steady and healthy balance of the State budget is the fundamental measure to contribute to curbing inflation. All branches and levels must consider the direction in budget revenue and expenditure to be their central task.
b/ Along with studying the reform of the tax policy, the Ministry of Finance, the General Customs Department and the People's Committees at all levels shall have to increase their management of revenues and fight against tax losses, ensure correct and adequate collection of taxes as prescribed by law; to coordinate with other branches and levels in closely managing the objects of tax payment, to fight against smuggling and all acts of illicit business and false declaration of turnover as well as all deliberate acts of delay in the payment of taxes; to organize inspection and control of the collection and payment of taxes, to improve the procedures of tax payment and to avoid too complicate procedures for the tax payers.
c/ All Ministries, branches, localities and grassroots should seriously carry out the Directive of the Party Secretariat and the Resolution of the National Assembly on observance of thrift, fight against wastefulness and corruption and smuggling; to manage and use the State budget capital for the right purposes and with high efficiency and take responsibility for any spending at variance with the regime, causing losses of property and any acts of wasteful and ostentatious spending.
Budget expenditures must be made within the limits of sure revenues and the assigned task. If the budget revenue falls short of the plan, the expenditures must be reduced correspondingly. The Ministry of Finance shall study to improve the mechanism of allocation of budget capital aimed at closely controlling all the expenditures taken from the State budget.
d/ To continue rearranging the State trading sector aimed at raising labor productivity, fighting against losses and waste of State capital and property.
The Ministry of Finance shall have to expeditiously complete the plan for renewing the mechanism of management of the State enterprises and submit it to the Prime Minister; widely apply the system of new accountancy in the State enterprises, increase control and guidance in order to bring the financial operations of the enterprises into order and under regulatory prescriptions.
4. Measures to regulate supply and demand, the market and commodities circulation
a/ To take measures to ensure smooth circulation of commodities throughout the country aimed at preventing acts of speculation, hoarding and artificial scarcity of goods or price hike which cause damage to production and the people's life. The Ministry of Trade shall preside over and together with the concerned Ministries and branches work out at an early date a program for management of the consumer market suitable to the market mechanism under the State management; to build a trading network with the participation of various economic sectors in which the State sector must take the initiative in regulating the market. The management of the market must take into account the characteristics of each region: urban areas, countryside, mountainous regions, the South, the North...
b/ Concerning the regulation of the balance of commodity supply and demand, the Ministry of Planning and Investment shall preside over and coordinate with the agency managing the lines of commodities to balance the overall supply and demand according to the annual plan. The Ministries and agencies managing the commodity lines shall coordinate with the specialized agencies to monitor the evolution of supply and demand of commodities under their management, detect and settle in time the imbalances arising in the process of their regulation. The Ministry of Trade shall have to regulate the commodities on a national scale, especially with regard to the important commodities in order to remedy the local imbalances in each specific region.
With regard to the important commodities for production and life (food, sugar, petrol and oils, cement, iron and steel, fertilizer, paper...), the balancing of supply and demand must be conducted every quarter and every month. For these commodities, there must be a circulation reserve force which is an indispensable instrument to regulate the market. The Ministries and the agencies managing the commodities, the Managing Boards of the Corporations managing these commodities should work out and submit soon to the Prime Minister a program on the mechanism of circulation reserve to ensure the necessary level of reserve strong enough to influence the market when an imbalance arises.
c/ The Ministry of Trade shall urgently organize the implementation of Decision No.864-TTg of December 30, 1995 of the Prime Minister on the commodity policy and regulate the import and export operations in 1996. It shall coordinate with the concerned Ministries and branches in taking measures to ensure balance between the volume of commodities and services and the total purchasing power of society. It should guide and urge the import-export enterprises to take home the majority of the imports right in the first months of the year in order to meet in time the need of production and balance the supply and demand of commodities in the country; to improve the import and export activities through the reorganization of the import and export agencies in a rational way, especially in the export of rice. To organize the orderly purchase of goods for export and avoid the state of competition in this purchase which results in hiking the prices. To study the creation of a fund in support of import and export in order to have the necessary fund for handling the risks in business.
d/ In order to prevent right from the outset signs leading to the sudden fluctuation of prices, the Government Pricing Commission must closely follow the evolution of the market prices, and get in time the necessary information about the situation of production, import and export, and circulation of commodities and currencies on the market in order to propose to the Prime Minister necessary measures to stabilize prices in the whole year and to help the Ministries and the branches managing production and business to set specific price levels along the direction of the State.
To prevent the usual price hikes in the early months of the year, the Ministries and branches should seriously carry out the requests of the Prime Minister in Directive No.855-TTg of December 29, 1995 on the preparation of the forces and the organization of the goods circulation and the stabilization of prices during the Binh Ty Lunar New Year Festival (1996). The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall preside over and coordinate with the concerned Ministries and services (the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Government Pricing Commission...) to organize a survey on wages, labor productivity, production and circulation cost, and the formation of prices in a number of production and business units typical of the national economy in order to propose the appropriate policy and measures to settle the question of wages in its relations with the labor productivity in the production and business sector.
5. On the guidance of implementation:
a/ The Ministry of Planning and Investment shall preside over and coordinate with the Ministry of Finance, the State Bank, the Ministry of Trade, the Government Pricing Commission, the General Customs Department, the General Department of Statistics... to organize monthly briefings in order to have a firm grasp of the evolution of the movement of the commodities, currencies, market and the goods-money balance through which to detect the weak points in the directional work and propose timely remedial measures to the Government.
b/ The Price Consultancy Group headed by the Head of the Government Pricing Commission should be supplied with the necessary information on the evolution of prices in the whole country as well as abroad and discover problems in the regulation of commodities and report the situation to the concerned Ministries and services for timely settlement.
c/ The business Corporations, especially those dealing in important and essential goods must periodically report on the situation of production and consumption of products turned out by their Corporations to the managing agency of the higher level as well as to the specialized managing agencies and shall take responsibility before the specialized managing Ministry for the situation of the prices of the commodities under their management. The specialized managing Ministry shall take responsibility before the Government for any sudden rise of the prices of the commodities under their management.
On the basis of the responsibilities and tasks assigned above, the Ministers, the Heads of the ministerial level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall direct the units to seriously implement this Directive.

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




phan van khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 43/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất