Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014

thuộc tính Chỉ thị 25/CT-TTg

Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/08/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 31/10, hủy bỏ kinh phí mua sắm chưa được phê duyệt dự toán

Ngày 13/08/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014, yêu cầu các Bộ, ngành và đơn vị liên quan chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện đối với các khoản chi mua sắm để thay thế trang thiết bị, xe ô tô... tuy đã đến thời hạn thanh lý, thải loại nhưng vẫn có thể sử dụng được. Sau ngày 31/10/2014, sẽ ngừng thực hiện và hủy bỏ kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán của các đơn vị nhưng đến thời điểm đó vẫn chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu.
Đồng thời, khẳng định không được kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2014, các khoản ứng trước ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, các khoản bổ sung kế hoạch sang năm 2015,  trừ một số trường hợp được cấp thẩm quyền cho phép kéo dài. Đặc biệt, phải hạn chế tối đa việc ứng vốn từ ngân sách Nhà nước cho các công trình, dự án trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo và phải cân đối bố trí được nguồn để hoàn trả vốn ứng trước...; phấn đấu đạt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2014 khoảng 8 - 10%.
Bộ Tài chính cũng được yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong thực hiện quyền và trách nhiệm đối với Nhà nước song song với theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường giá cả, kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật để can thiệp thị trường nhằm bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát trên địa bàn từng địa phương và trong phạm vi cả nước, nhất là trong các dịp lễ, tết.

Xem chi tiết Chỉ thị25/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 25/CT-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2014
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
 NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2014
 
 
Trong 7 tháng đầu năm 2014, các Bộ ngành, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, khó tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng thấp; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Đặc biệt, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có thu, chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc khắc phục những tồn tại trong điều hành ngân sách nhà nước (phân bố, bố trí vốn ngân sách phân tán, lãng phí, kém hiệu quả...) tuy đã đạt một số kết quả bước đầu, nhưng tiến độ còn chậm.
Để giải quyết các khó khăn, thách thức, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014, chủ động đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết phát sinh về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển Đông trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, cơ quan), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục bám sát các nội dung Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thực hiện đầy đủ, có kết quả các giải pháp đã nêu, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1. Điều hành đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, chủ động nắm tình hình, dự báo những khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước trong thời gian tới, chuẩn bị tốt các giải pháp ứng phó với các tình huống phát sinh. Trên cơ sở đó, phấn đấu đạt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 khoảng 8-10%.
a) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện các giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp; tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh; giảm dần số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.
- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ (tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ đào tạo...) nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực gia nhập thị trường, xuất nhập khẩu, tiếp cận nguồn vốn, tín dụng, thuế và hải quan, đất đai, bất động sản, đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động... tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp hoạt động.
b) Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận doanh nghiệp để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; khuyến khích áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm để tăng cường khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương:
- Khẩn trương hoàn thiện việc hướng dẫn về ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng giải pháp hỗ trợ thuế hoặc cơ chế thanh toán bù trừ đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn do nguyên nhân tồn kho, chưa được thanh quyết toán, giảm mức phạt chậm nộp thuế.
- Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong thực hiện quyền và trách nhiệm đối với nhà nước.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường giá cả, kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật để can thiệp thị trường nhằm bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát trên địa bàn từng địa phương và trong phạm vi cả nước, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Tiếp tục điều hành giá các mặt hàng thiết yếu (xăng, dầu, điện, than, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá dịch vụ sự nghiệp...) theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại.
2. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế:
Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương:
a) Rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước.
b) Đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời số thuế và thu ngân sách được gia hạn trong năm 2013 đến hạn phải nộp vào ngân sách. Tổ chức thực hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo kết quả Kiểm toán, Thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm.
c) Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra thuế và phối hợp giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. Đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới.
3. Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả:
a) Các Bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với số vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2014 đã giao trong dự toán đầu năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2014 chưa phân bổ cho các dự án, hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện các công việc của dự án theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kinh phí thường xuyên đã giao dự toán cho các đơn vị nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 vẫn chưa phân bổ hết (trừ một số khoản được phép để lại phân bổ sau theo quy định).
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA; đẩy mạnh việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và số 14/CT-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Trong đó chú ý:
- Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2014, các khoản ứng trước ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, các khoản bổ sung kế hoạch sang năm 2015 (trừ một số trường hợp được cấp thẩm quyền cho phép kéo dài).
- Hạn chế tối đa việc ứng vốn từ ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo và phải cân đối bố trí được nguồn để hoàn trả vốn ứng trước.
b) Rà soát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành về an sinh xã hội, dân tộc và miền núi. Bảo đảm nguồn chi trả và thanh toán kịp thời, đúng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định.
c) Nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi thường xuyên; chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Trong đó:
- Chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện đối với các khoản chi mua sắm để thay thế trang thiết bị, xe ô tô... tuy đã đến thời hạn thanh lý, thải loại nhưng vẫn có thể sử dụng được. Sau ngày 31 tháng 10 năm 2014, sẽ ngừng thực hiện và hủy bỏ kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán của các đơn vị nhưng đến thời điểm đó vẫn chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu.
- Hạn chế tối đa việc tổ chức các lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khởi công, lễ khánh thành; kiên quyết cắt giảm, không tổ chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực. Thực hiện lồng ghép các nội dung, vấn đề, công việc cần xử lý và kết hợp hợp lý các loại cuộc họp, tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên quan... qua đó tiết giảm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiếp khách, đi công tác trong nước; dừng các đoàn đi công tác nước ngoài bằng kinh phí ngân sách không thực sự cần thiết.
Không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới, hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách nhà nước mà chưa xác định được nguồn đảm bảo.
d) Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.
4. Điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp:
Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo:
a) Quản lý chặt chẽ việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí dự toán ở các cấp ngân sách.
Dự phòng ngân sách trung ương đã tập trung đáp ứng các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các địa phương cần chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để ứng phó với thiên tai, bão lũ và các nhu cầu đột xuất, cấp thiết phát sinh. Ngân sách trung ương chỉ xem xét, hỗ trợ địa phương trong trường hợp các nhu cầu chi phát sinh nêu trên vượt quá khả năng của địa phương.
b) Căn cứ khả năng thu ngân sách, chủ động sắp xếp, điều hành các nhiệm vụ chi và áp dụng giải pháp phù hợp để bảo đảm cân đối ngân sách các cấp.
Trường hợp thu cân đối ngân sách địa phương giảm so với dự toán, cần rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, trong đó phải bảo đảm nguồn thanh toán các khoản chi về tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi thường xuyên để bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quan trọng; đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương để bù đắp số hụt thu cân đối ngân sách địa phương còn lại. Các địa phương không được vay thương mại để chi ngân sách địa phương (kể cả chi đầu tư xây dựng cơ bản); việc huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, cấp thiết trên địa bàn thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước và phải bảo đảm được nguồn trả nợ trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
d) Đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Khẩn trương ban hành và triển khai các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để Luật sớm đi vào cuộc sống.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định của Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới, các đơn vị trực thuộc để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật liên quan đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai Chỉ thị; tổng hợp, báo cáo tình hình ngân sách nhà nước tại phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Directive No. 25/CT-TTg dated August 13, 2014 of the Prime Minister on superintending to perform financial tasks – Budget 2014

In the first seven months of 2014, ministries, sectors and localities have actively implemented the Resolutions of the Party, National Assembly and Government on superintending to perform the socioeconomic development plan and estimation for state budget 2014. With these efforts, the socioeconomic status has achieved positive results in most fields. However, our economy still faces many difficulties and challenges. The recovery of business production is slow. Enterprises face many difficulties; the number of bankruptcy enterprises is high; the enterprises also find hard to be access to credit capital; the growth of credit capital is low; natural disasters, epidemics, climate change happen seriously. Especially, China’s illegal installation of the oil rig HD 981 in Viet Nam s exclusive economic zone and continental shelf in recent times violated the international laws, breaks the declaration on conduct of parties in the South China Sea (DOC) and agreements between senior leaders of the two countries and causes bad influences on Vietnam economy, including revenue and expenditure of state budget. Besides, correction of existing weakness in managing the state budget (distribution, allocation, waste, inefficiency…) has achieved some positive results, but it is still slow.

In order to deal with these difficulties and challenges and contribute to fulfill the financial – budget tasks 2014, actively meet urgent requirements, tasks on national defense, security and protection of the East Sea, the Prime Minister requests ministers, heads of ministerial-level agencies, governmental agencies, other agencies at the Central (hereinafter referred as ministries, agencies), the chairpersons of the People’s Committee in municipal cities and provinces, under assigned functions, tasks, on initiative, follow closely the contents stated under the Resolutions of the National Assembly, the Government, directions of the Prime Minister, be active in directing for synchronous, drastic and effective implementation of mentioned tasks, solutions, of which, concentrating on carrying out the main contents as follows:

1. To conduct the synchronous and effective implementation of fiscal and monetary policies to support for business production, restrain inflation, stabilize the macro-economy and ensure the social security. Being active in understanding the situation and make predictions about bad influences on the plan on the development of the socioeconomic status, revenues, and expenditures of the state budget in the long run; preparing measures to deal with arising problems. Striving to achieve the target of economic growth and state budget estimation 2014 that is about 8 – 10%;

a) Ministries, agencies, localities under assigned functions, tasks shall:

- Implement measures to remove difficulties and recommendations of the enterprises; focus on supporting the enterprises to recover damages and be ready for production; decreasing the number of bankruptcy enterprises.

- Urgently implement Resolutions of the Government on some policies on developing the aquaculture sector; implement timely and effectively policies on the offshore fishing (credit, insurance, training…) to encourage the development of the aquaculture sector.

- Strengthen the administrative procedures, especially on the field of market entrance, export, import, capital access, credit, tax and customs, land, real estate, investment, construction, environmental resources, labor… to create conditions for enterprises.

b) The State Bank shall assume the prime responsibility for and coordinate with ministries, central agencies and localities to implement measures to manage credit in accordance with the macro-economic situation, the target of restraining inflation and economic growth, speeding up to the handling of bad debts; directing credit institutions to be active to work with the enterprises to make consultations on loans, effective production measures; encourage the application of credit assessment methods for unsecured loan, restructure the loans with high interest.

c) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, agencies and localities:

- Promptly complete the guidelines on preferences, exemption, reduction of enterprise income tax as stipulated by the law amending, supplementing a number of articles of the law on enterprises income tax; building measures for tax support or compensatory payment mechanism for enterprises that meet difficulties in capital due to inventory, haven’t been paid, reducing the rate for late tax payment.

- Enhance the simplicity and modernization in administrative procedures in the field of tax and customs to create favorable conditions for tax-payers in fulfilling their rights and obligations towards the state.

- Supervise the fluctuation of price, and promptly propose the suitable measures to intervene the market with a view to stabilizing price, restraining inflation in each locality and nationwide, especially on Tet, holidays. To continue to adjust the price of some necessary goods (petrol, electricity, coal, power milk for under 6 year old children…) according to the market mechanism. To speed up activities to fight against smuggle and the commercial fraud, pricing transfer.

2) To promote the management of collecting, preventing the tax loss and handling the tax arrears

The Ministry of Finance, Ministries, agencies, localities under the assigned tasks shall:

a) To review the subjects, funding source in the area; To control the tax declaration, tax finalization of the enterprises, organizations, individuals to ensure to the timely collection of tax items, charge and fee amount and other items to submit to state budget;

b) Manage the timely collection of tax items and budget items extended in 2013 that are due to submit to state budget. To implement timely and effectively collection items to the conclusions and recommendations of the State Audit, Inspection agencies and other legal protection agencies. To manage strictly the tax refund, ensure the right subject and in accordance with the regulated regime. To detect and promptly handle with violations;

c) Frequently perform the tax inspection and cooperate closely with collection agencies, financial agencies and performing forces in the management of collection, and preventing the loss and handling bad debts. To speed up the fighting against the commercial fraud, pricing transfer, import price fraud and smuggle through border.

3) To promote the management and use of fund from the state budget

Ministries, agencies, localities under the assigned tasks shall:

- Revoke to supplement the contingency of the central budget and local budget for investment capital under the plan 2014 that are allocated in the state budget estimation of Ministries, Central agencies and local agencies but until June 30, 2014 they are not still allocated for projects or allocated but not in accordance with the regulations on management of investment capital in basic construction; constant expenditures are allocated for agencies but until June 30, 2014 they still remain (except for some items are allowed to retain for next allocation as stipulated).

- Focus on speeding up the schedule and disburse the investment capital, especially the investment capital from the state budget, government bonds, national target programs and ODA; Continuing to speed up the handling of the unsolved debts of basic construction according to the Directive No.   27/CT-TTg dated October 10, 2012 of the Government on the key solution to overcome the unsolved basic construction debts at the local level and Directive No. 14/CT-TTg dated August 26, 2013 on enhancing the investment management and handling of unsolved debts of basic construction from state budget, Government bonds. Of which,

- Avoid lengthening the time of implementing investment capital under the plan 2014, advances of state budget and government bonds the plan 2014 to the plan 2015 (except some cases permitted by competent agencies).

- Avoid the prepayment of capital from state budget for works, projects except for cases that are really necessary and urgent to ensure the national defense, security, territory protection and must balance and allocate the source to refund the prepayment.

b) Review and examine the implementation of policies and regimes that are promulgated on social security, security in ethnic minorities and mountainous areas to ensure the source for payment as stipulated.

c) Implement the saving and avoid waste in management of constant payment; actively review and arrange to cut down on or put off the implementation of payment tasks that are not really necessary and urgent, of which:

- Actively cut down on or put off the implementation of payment tasks for purchasing equipment, cars… that are out of date but still be usable. After October 31, 2014, expenditures for purchasing and repairing that are allocated in the estimation of units shall be stopped and cancelled but at that time, the estimation has not been approved yet, and the auction is not held yet.

- Avoid organizing festivals, ceremonies, grand opening; cut down on the organization of conferences, meetings that are unnecessary. To combine contents, issues, works that need to be solved and combine meetings, organize online meetings in directing and handling related works… to reduce expenses for electricity, water, telephone,  stationery, petrol, domestic business trips; stop unnecessary business trip abroad using the state budget;

Avoid supplementing the scheme, promulgating new policies or increasing the level to increase the payment rate for state budget without determining the secured source.

d) Review, perform tight management of brought forward expenditures, expenditures for bring forward when necessary in accordance with the law. To avoid bring forward for late implementation of agencies, organizations using state budget.

4. To manage the state budget positively and actively, ensuring the balance of budget among levels:

The Ministry of Finance, the People’s Committee in municipal cities and provinces focus on directing:

a) Tight management of contingency as allocated according to the estimation at each level;

Central contingency focused on meeting urgent tasks on national defense, security, sea territories. Localities should actively use the contingency to handle in case of emergency such as prevention against natural disasters, flood and urgent demands. The central budget only considers and support if mentioned arising payment exceeds the locality’s ability.

b) Based on the budget’s collection, being active to arrange and manage payment and apply suitable measures to ensure the balance of budget of all levels.

In case the balance of budget reduces compared with the estimation, payment tasks should be reviewed and arranged in order of priority; cut down on or stretch the time of performance when it’s not really necessary, of which it must ensure payment source for expenses for salary and allowances, current expenditures to ensure the normal operation of agencies, expenses for social security, expenses for basic construction of important works; actively use financial resources of localities to compensate for losses of remaining balance (including expenses for basic construction); the capital mobilization to invest in urgent and important infrastructure shall be followed in accordance with Clause 3 Article 8 of the law on State Budget and must ensure the payment source in the annual local budget estimation.

c) Enhance the supervision, inspection for expenditures in the scope of its management and under the assigned tasks; ensure that the budget is used in accordance with purposes, regime.

d) Strengthening the saving at agencies, units and localities. To promptly promulgate and implement documents that detail the implementation of the law amending, supplementing a number of articles of the law on thrift practice and waste combat to put it into use soon.

5. Organization for implementation:

a) Based on this Directive, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of municipal cities and provinces shall, under functions and tasks assigned, guide, organize implementation and inspect and supervise the implementation at lower level to strive to complete the task of collecting and paying 2014 state budget at the levels. At the same time, it shall review responsibility and seriously handle with violations as stipulated for violated organizations, individuals under its management

b) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and ministries, agencies, localities to inspect, supervise the implementation and result of implementation; report to the Government on the situation of using state budget at monthly Government sessions./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Directive 25/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất