Chỉ thị 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng

thuộc tính Chỉ thị 03/CT-NHNN

Chỉ thị 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/CT-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Văn Bình
Ngày ban hành:24/03/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

S: 03/CT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2015

 

 

CHỈ THỊ

VỀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG XANH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

 

 

Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện các nhiệm vụ sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT

1. Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, ngay từ năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh theo định hướng, mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt; đầu mối tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho hoạt động tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội; hướng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

3. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế rà soát, nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

III. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp thực hiện công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.

2. Chủ động thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức tín dụng về tăng trưởng xanh trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng.

IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Căn cứ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và các chương trình, kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình. Cụ thể:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội: nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, triển khai các chương trình tín dụng có các chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.

b) Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện tăng trưởng xanh.

c) Tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

2. Nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể:

a) Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường xã hội và quản lý tín dụng.

b) Căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét, đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội (như lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức tái định cư) tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.

c) Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.

3. Triển khai tích cực công tác thông tin, truyền thông về quản lý rủi ro môi trường và xã hội và chính sách tín dụng xanh của tổ chức tín dụng để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận, doanh nghiệp đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh của tổ chức tín dụng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

4. Thực hiện báo cáo định kỳ hằng quý theo Biểu báo cáo đính kèm Chỉ thị này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉ thị này./.

 

 Nơi nhận:
- Như điểm 3 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TD (5).

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Bình

 

Tên TCTD …….

BÁO CÁO

VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG XANH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO MT VÀ XH TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
(Theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015)
Quý …… năm …….

 

 

Đơn vị: Tỷ đồng, giá trị đơn vị

STT

Chỉ tiêu

Cấp tín dụng ngắn hạn

Cấp tín dụng trung, dài hạn

S món

S tin

S món

S tin

1

Các đề nghị cấp tín dụng.

 

 

 

 

2

Các đề nghị cấp tín dụng bị từ chối sau khi đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

3

Các đề nghị được phê duyệt cấp tín dụng đã thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

4

Dư nợ cấp tín dụng đã thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

5

Dư nợ cấp tín dụng bị tạm dừng vì có rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

6

Doanh số cấp tín dụng xanh.

 

 

 

 

7

Dư nợ cấp tín dụng xanh.

 

 

 

 

8

Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư cấp tín dụng.

 

 

 

 

 


Lập bảng


Kiểm soát

Ngày …. tháng …. năm ….
Lãnh đạo

Ghi chú:

- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 16 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý báo cáo.

- Hình thức gửi báo cáo: Gửi bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế), đồng gửi bản mềm về địa chỉ: huong.nguyenthu7@sbv.gov.vn.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

No. 03/CT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, March 24, 2015


DIRECTIVE

Promoting green credit growth and environmental-social risk management in credit extension

 

To implement the National Action Plan on Green Growth for the 2014-2020 period in the Prime Minister’s Decision No. 403/QD-TTg dated March 20, 2014, the Governor of the State Bank of Vietnam requests units of the State Bank of Vietnam and commercial banks, financial companies, financial leasing companies, cooperative banks, foreign bank branches operating in Vietnam (hereinafter referred to as credit institutions) to perform the following tasks:

I. GENERAL OBJECTIVES AND TASKS

1. To implement the National Action Plan on Green Growth, as from 2015, credit extension activities of the banking sector should focus on environmental protection, improving the efficiency of resource and energy use; improving environmental quality and protecting human health, ensuring sustainable development.

2. To review, adjust and complete credit institutions in accordance with green growth objectives; focus resources to provide credits to production and business projects and plans that are environmentally and socially friendly, contributing to supporting enterprises to implement green growth, thereby achieving the green growth and sustainable economic development goals.

II. FOR UNITS AT THE HEAD OFFICE OF THE STATE BANK OF VIETNAM

1. Based on the functions and tasks, advise the Governor of the State Bank of Vietnam to effectively implement the National Action Plan on Green Growth in the 2014-2020 period.

2. The Department of Credit for Economic Sectors shall assume the prime responsibility for, and coordinate with units of the State Bank of Vietnam in, formulating and implementing solutions to promote green credit growth in the direction and objectives of the approved National Strategy for Green Growth; focal point for organizing training courses to strengthen capacity for green credit activities and environmental and social risk management; guide credit institutions to build and implement environmental and social risk management systems.

3. Based on functions and tasks, units shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Department of Credit for Economic Sectors in, reviewing, researching and formulating regulations on environmental and social risk management in credit extension of credit institutions to customers.

III. FOR STATE BANK BRANCHES IN PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

1. To proactively grasp the socio-economic situation and banking activities in the area, propose to the Governor of the State Bank of Vietnam solutions to implement environmental and social risk management in credit extension and promote green credit growth in accordance with actual conditions in the area.

2. To actively communicate and improve awareness of credit institutions about green growth in credit activities, manage environmental and social risks in credit activities.

IV. FOR CREDIT INSTITUTIONS

1. Pursuant to the approved National Strategy on Green Growth and programs and action plans of ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and cities proactively develop green credit programs and policies to gradually increase the proportion of green credit in the structure of their credit portfolios. Details are as follows:

a) To develop and implement solutions to promote green credit growth to encourage environmentally and socially friendly business activities: research and develop green credit products, implement credit programs with incentive policies for production and business projects and plans with green growth goals.

b) To improve service quality, create favorable conditions for green credit growth, pay attention to financing production and business projects and plans to implement green growth.

c) To focus on prioritizing green credit extension for economic sectors to conserve, develop and effectively use natural resources; use advanced scientific and technological achievements; use energy economically and efficiently; develop clean and renewable energy; use environmentally friendly technologies and equipment, produce environmentally friendly products.

2. To research, develop and implement solutions to manage environmental and social risks in credit extension. To be specific:

a) To proactively research and develop environmental and social risk management systems in credit extension activities through the improvement of credit extension policies, resources, processes and procedures to enhance coordination in social environmental protection and credit management.

b) Based on the environmental and social regulations of the ministries and branches to consider and assess environmental and social risks (such as abuse of resources and energy, pollution of the natural environment, imbalance of ecosystems, climate change, damage to cultural heritage, threats to safety, security and human health and communities, unequal labor and forced resettlement) affecting the efficiency of capital use and the ability to repay debts of customers when appraising credit to customers.

c) To perform regular and periodic inspection and supervision of environmental and social risk management in credit extension to customers, ensuring that environmental and social risk management activities in credit extension become regular, continuous and highly effective tasks.

3. To actively implement information and communication on environmental and social risk management and green credit policies of credit institutions to create consensus and support of public opinion and enterprises for the objective of green credit growth of credit institutions in particular and the banking industry in general.

4. To make quarterly periodic reports in accordance with the Report Form attached to this Directive.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Directive takes effect on the date of its signing.

2. The Department of Credit for Economic Sectors shall assume the prime responsibility for, and coordinate with units of the State Bank of Vietnam in, monitoring the implementation of this Directive and summarizing and reporting to the Governor of the State Bank of Vietnam.

3. The Chief of Office, the Director of the Department of Credit for Economic Sectors and the Heads of units of the State Bank of Vietnam, Directors of the State Bank of Vietnam's branches in provinces and centrally-run cities, Chairpersons of the Boards of Directors, Chairpersons of the Members' Councils and the General Directors (Directors) of credit institutions and foreign bank branches shall implement this Directive./.

 

 

 THE GOVERNOR

 

 

Nguyen Van Binh

 

 

Name of CI: ………

REPORT

On green credit growth and environmental and social risk management in credit extension

(Issued together with Directive No. 03/CT-NHNN dated March 24, 2015)

Quarter…. Year…..

Unit: VND billion, value of unit

No.

Criteria

Short-term credits

Medium and long-term credits

Quantity

Value

Quantity

Value

1

Requests for credit extension.

 

 

 

 

2

Requests for credit extension declined after environmental and social risk assessment.

 

 

 

 

3

Requests for credit extension approved after environmental and social risk assessment.

 

 

 

 

4

Credit balances already assessed for environmental and social risks.

 

 

 

 

5

Credit balance suspended because of environmental and social risks.

 

 

 

 

6

Green credit sales.

 

 

 

 

7

Green credit balances.

 

 

 

 

8

Proportion of green credit balance to total credit balances.

 

 

 

 

 

 

Maker

 

Controller

Day…month...year …

Head of credit institution

 

Note:

- Deadline for sending report: No later than the 16th of the first month of the quarter following the reporting quarter.

- Form of sending report: written reports shall be sent to the State Bank (Department of Credit for Economic Sectors), the electronic files of such reports shall be sent to the email address: huong.nguyenthu7@sbv.gov.vn.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Directive 03/CT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Directive 03/CT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất