Chỉ thị 02/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 02/CT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/CT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: | 07/04/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị02/CT-NHNN tại đây
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 02/CT-NHNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ NĂM 2010
Thực hiện Nghị quyết số 36/2009/QH12 của Quốc hội ngày 06 tháng 11 năm 2009 về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Nghị quyết số 43/2009/NQ-QH12 của Quốc hội ngày 27 tháng 11 năm 2009 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2010 về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 4 năm 2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010; trong những tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng cơ bản ổn định. Để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính sách tiền tệ và biện pháp đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010 như sau:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ:
1.1. Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 20% và tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.
1.2. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại văn bản số 624/TB-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước về ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2010.
1.3. Tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng tại Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2010 về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 4 năm 2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 (kèm theo Chỉ thị này).
2. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng và nhiệm vụ của mình, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và các biện pháp:
2.1. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế; điều tiết lãi suất thị trường giảm dần để tạo điều kiện phát triển sản xuất – kinh doanh; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thống kê, thông tin và dự báo về kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý các hiện tượng có nguy cơ gây mất ổn định thị trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; ban hành văn bản hướng dẫn và triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức triển khai Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn khi Chính phủ ban hành và sửa đổi các cơ chế liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng.
2.2. Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất, lạm phát, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý ngoại hối và quản lý thị trường ngoại hối theo quy định của pháp luật; phối hợp với các bộ, ngành để nâng cao chất lượng lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế.
2.3. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các thể chế về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật, thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều kiện của nền kinh tế và thị trường tiền tệ nước ta trong giai đoạn hiện nay; trong đó, trọng tâm là hoàn thiện hai dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
2.4. Cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng; giám sát thường xuyên và chặt chẽ chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản và rủi ro hoạt động của các tổ chức tín dụng.
2.5. Xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện biện pháp khả thi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phù hợp Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện cụ thể hiện nay; tiếp tục hoàn thiện thể chế và phát triển công nghệ tin học ngân hàng; triển khai thực hiện Dự án “Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng” (FSMIMS) có hiệu quả và đúng tiến độ.
2.6. Theo dõi và cập nhật tình hình kinh tế và tiền tệ quốc tế để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai các chương trình vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á; hoàn thành tốt công việc tổ chức Hội nghị Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tại Việt Nam trong năm 2010 mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ trì; phối hợp có hiệu quả với các tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các tổ chức quốc tế.
2.7. Cung ứng kịp thời và đủ số lượng tiền mặt theo cơ cấu hợp lý; bảo đảm an toàn kho quỹ, tiền và tài sản do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản.
2.8. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ; làm tốt công tác thông tin và truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng, coi đây là yếu tố quan trọng để chính sách tiền tệ được vận hành có hiệu quả.
2.9. Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam để triển khai có hiệu quả các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng của mình, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và các biện pháp:
3.1. Triển khai kịp thời các chính sách, cơ chế về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; trong đó, triển khai có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật các cơ chế hỗ trợ lãi suất áp dụng trong năm 2010.
3.2. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, xử lý đúng và kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về biện pháp quản lý hoạt động và mạng lưới tổ chức tín dụng, sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.
3.3. Thực hiện các biện pháp phù hợp để tổ chức tín dụng tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí sản xuất – kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Các tổ chức tín dụng bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và thực hiện các biện pháp:
4.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2010 trên cơ sở bám sát và thực hiện chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.
4.2. Mở rộng tín dụng và các hoạt động kinh doanh, trên cơ sở khả năng huy động vốn và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, địa bàn thành thị và nông thôn, kỳ hạn và danh mục khách hàng vay; đơn giản hóa thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất – kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo đúng quy định của pháp luật.
4.3. Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu theo hướng tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu; kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; thực hiện các biện pháp để giám sát việc sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
4.4. Tiếp tục cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, bền vững; xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; tiếp tục hoàn thiện các quy định nghiệp vụ về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.5. Nâng cao năng lực và chất lượng quản trị rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh; kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bổ sung hoàn thiện các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động kiểm tra để thường xuyên đảm bảo an toàn hệ thống.
4.6. Niêm yết công khai các mức lãi suất huy động, cho vay và các loại phí phù hợp với quy định của pháp luật.
4.7. Chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; gắn mục tiêu và hoạt động kinh doanh của chi nhánh để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương, nơi mở chi nhánh.
4.8. Cung cấp đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
5.2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây