Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

thuộc tính Thông tư 05/2013/TT-BKHCN

Thông tư 05/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2013/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:20/02/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý

Ngày 20/02/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011.
Thông tư này bổ sung quy định về tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Theo đó, địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp như: Dùng cho đặc sản của địa phương; dùng cho cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ cây trồng, vật nuôi của địa phương; dùng cho sản phẩm khai thác nguyên liệu thiên nhiên…
Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp: Đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi; Địa phương tương ứng không thể là nơi sảm phẩm được sản xuất. Những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường, không cần có sự cho phép của chính quyền địa phương.
Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương thuộc kiến thức địa lý phổ thông được nhiều người biết đến, dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương, được nhiều chủ thể kinh doanh ở địa phương sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình, có ý nghĩa mô tả địa điểm sản xuất, sẽ là đối tượng không được bảo hộ. Nhưng những địa danh, dấu hiệu biểu trưng này vẫn có thể được sử dụng làm một yếu tố phụ cấu thành nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân ở địa phương tương ứng, với điều kiện địa danh đó bị loại trừ khỏi phạm vu bảo hộ và không phải xin phép chính quyền địa phương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/04/2013.

Xem chi tiết Thông tư05/2013/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------
----

Số: 05/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN NGÀY 14/02/2007 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2006/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO THÔNG TƯ SỐ 13/2010/TT-BKHCN NGÀY 30/7/2010 VÀ THÔNG TƯ SỐ 18/2011/TT-BKHCN NGÀY 22/7/2011

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 (sau đây gọi là "Luật Sở hữu trí tuệ”);

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 (sau đây gọi là “Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
1. Sửa đổi điểm 1.1 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“1.1 Các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh hoặc được xác lập dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP và theo quy định cụ thể tại điểm này.”
2. Sửa đổi điểm 7.1.b (iii) và bổ sung điểm 7.1.b (iv) của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“(iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
(iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm 13.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“13.8 Thời hạn thẩm định hình thức đơn
a) Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.
b) Trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo theo điểm 13.6.a của Thông tư này, thì khoảng thời gian để người nộp đơn phản hồi thông báo không tính vào thời hạn thẩm định hình thức. Khoảng thời gian này được hiểu là:
(i) Thời gian từ ngày ra thông báo đến ngày người nộp đơn phản hồi thông báo; hoặc
(ii) Thời hạn ấn định trong thông báo (kể cả được kéo dài theo quy định), trong trường hợp người nộp đơn không phản hồi thông báo.
c) Trong trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ nêu tại điểm 13.6.a của Thông tư này, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.
d) Trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại các điểm 13.8.a, 13.8.b hoặc 13.8.c trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ phải thẩm định xong về hình thức đơn và thông báo kết quả cho người nộp đơn theo quy định tại điểm 13.6 hoặc điểm 13.7 của Thông tư này.”
4. Sửa đổi điểm 15.6.d, bổ sung các điểm 15.6.đ và 15.6.e của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“d) Trước khi ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo quy định tại các điểm 25.7, 35.9 và 39.10 của Thông tư này.
đ) Thông báo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này được thực hiện đối với các đơn sau đây:
(i) Đơn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(ii) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký sáng chế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(iii) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(iv) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(v) Đơn theo thỏa thuận quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ.
e) Đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này được xử lý như sau:
(i) Bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nếu đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc
(ii) Được coi là đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất và được xử lý theo quy định tại điểm 15.6.đ trên đây, nếu tất cả các đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc bị rút bỏ, bị coi như rút bỏ.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm 15.7.a (iii) của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“(iii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn quy định tại các điểm 15.7.a (i) và (ii) trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó:
- Đối với đơn thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất đối với sáng chế. Người nộp đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn trên theo quy định tại điểm 9.2 của Thông tư này.
- Đối với đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này: Thông báo tiếp tục xử lý đơn theo điểm 15.6.e của Thông tư này.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm 15.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“15.8 Thời hạn thẩm định nội dung đơn
a) Thời hạn thẩm định nội dung đơn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.
b) Trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo theo điểm 15.7.a (i) và (ii) Thông tư này, thì khoảng thời gian để người nộp đơn phản hồi thông báo không tính vào thời hạn thẩm định hình thức. Khoảng thời gian này được hiểu là:
(i) Thời gian từ ngày ra thông báo đến ngày người nộp đơn phản hồi thông báo; hoặc
(ii) Thời hạn ấn định trong thông báo (kể cả được kéo dài theo quy định), trong trường hợp người nộp đơn không phản hồi thông báo.
c) Trong trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ nêu tại điểm 15.7.a (i) và (ii) của Thông tư này, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc giải trình của người nộp đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
(i) Đối với sáng chế, không quá 06 tháng;
(ii) Đối với nhãn hiệu, không quá 03 tháng;
(iii) Đối với kiểu dáng công nghiệp, không quá 02 tháng và 10 ngày;
(iv) Đối với chỉ dẫn địa lý, không quá 02 tháng.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm 25.7 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“25.7 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với sáng chế
Đối với những đơn đăng ký sáng chế đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:
a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, ít nhất phải tiến hành tra cứu thông tin trong các nguồn bắt buộc sau đây (nhưng không chỉ giới hạn việc tra cứu ở nguồn tối thiểu đó): Tất cả các đơn đăng ký sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận (tính đến thời điểm kiểm tra) có cùng Chỉ số phân loại với Chỉ số phân loại của đối tượng nêu trong đơn đang được thẩm định - tính đến Chỉ số phân lớp (Chỉ số hạng thứ ba) và có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) mà chưa được công bố hoặc có ngày công bố muộn hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) của đơn đang được thẩm định.
b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 25.1.b trên đây thì Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có thể được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 25.7.b trên đây, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có thể được cấp cho sáng chế của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm 35.9 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“35.9 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với kiểu dáng công nghiệp
Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:
a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc quy định tại điểm 35.4.b (iv) của Thông tư này.
b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b trên đây thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm 37.7 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“37.7 Yêu cầu về văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam
a) Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
(i) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc một địa phương);
(ii) Tất cả các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc nhiều địa phương).
b) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý đó và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm 37.7.a trên đây.”
10. Bổ sung điểm 37.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“37.8 Tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm
a) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là dấu hiệu dùng cho sản phẩm của địa phương và có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm (chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương đó).
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm thường là địa danh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biểu trưng của địa phương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ, cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương...), hoặc cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào khác.
Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọi trong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lý (xác định theo địa giới hành chính hay các phương thức địa lý học).
b) Một địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương sử dụng cho sản phẩm thông thường (không phải là đặc sản) có thể có hoặc không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm, tùy thuộc vào sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương.
c) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:
(i) Dùng cho đặc sản của địa phương (sản phẩm đặc biệt, có danh tiếng nhờ những đặc trưng nhất định, được sản xuất tại địa phương);
(ii) Dùng cho cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ cây trồng, vật nuôi của địa phương;
(iii) Dùng cho sản phẩm khai thác nguyên liệu thiên nhiên (than, sắt, thép, nhôm, xi măng, đá, muối, gỗ...) ở địa phương;
(iv) Dùng cho những sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp phát triển ở địa phương;
(v) Các trường hợp khác được xác định theo sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương cho sản phẩm.
d) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:
(i) Đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi, tức là đạt được ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc thương mại (khả năng phân biệt) và mất ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn;
(ii) Địa phương tương ứng không thể là nơi sản phẩm được sản xuất, ví dụ: thuốc lá Bắc Cực...
Những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương mà không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường, không cần sự cho phép của chính quyền địa phương.
đ) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương thuộc kiến thức địa lý phổ thông được nhiều người biết đến (ví dụ: tên các tỉnh, thành phố, các danh lam, thắng cảnh) dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương (kể cả sản phẩm mà địa phương có lợi thế kinh doanh nhưng chưa có danh tiếng, đặc trưng về chất lượng), được nhiều chủ thể kinh doanh ở địa phương sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình có ý nghĩa mô tả địa điểm sản xuất (nhưng không có đủ căn cứ để xếp vào loại (c) và (d) trên đây), sẽ là đối tượng không được bảo hộ.
Tuy nhiên, những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương như vậy vẫn có thể được sử dụng làm một yếu tố phụ cấu thành nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân ở địa phương tương ứng, với điều kiện địa danh đó bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ (không bảo hộ riêng) và không phải xin phép chính quyền địa phương.”
11. Sửa đổi, bổ sung điểm 39.10 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:
“39.10 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với nhãn hiệu
Đối với những đơn đăng ký nhãn hiệu đã được kết luận là đáp ứng điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định sau đây:
a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận (tính đến thời điểm kiểm tra) có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) của đơn đang được thẩm định.
b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau, hoặc có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau; và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 39.10.b trên đây thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 39.10.b trên đây, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho nhãn hiệu của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
Điều 2. Hiệu Iực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.

 Nơi nhận:
- Thtướng và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, SHTT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Circular No. 05/2013/TT-BKHCN dated February 20, 2013 of the Ministry of Science and Technology amending the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN dated February 14, 2007 of the Ministry of Science and Technology guiding the implementation of the Government s Decree no. 103/2006/ ND-CP dated September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on intellectual property regarding industrial property, amended in accordance with the Circular No. 13/2010/TT-BKHCN dated July 30, 2012 and the Circular No. 18/2011/TT-BKHCN dated July 22, 2011

Pursuant to the Decree No. 28/2008/ND-CP dated March 14, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

Pursuant to the Law on Intellectual property dated November 29, 2005 and the Law No. 36/2009/QH12 dated July 19, 2009 on the amendment of the Law on Intellectual property (hereinafter referred to as the Law on Intellectual property);

Pursuant to the Decree No. 103/2006/ND-CP dated September 22, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on intellectual property regarding industrial property, and  the Decree No. 122/2010/ND-CP dated December 31, 2010 of the Government amending and supplementing a number of articles of the government s Decree No. 103/ 2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Law on Intellectual property regarding industrial property;

The Ministry of Science and Technology Circular No. 01/2007/TT-BKHCN dated February 14, 2007 of the Ministry of Science and Technology guiding the implementation of the Government s Decree no. 103/2006/ ND-CP dated September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on intellectual property regarding industrial property, amended in accordance with the Circular No. 13/2010/TT-BKHCN dated July 30, 2012 and the Circular No. 18/2011/TT-BKHCN dated July 22, 2011) as follows:

Article 1.Amending some regulations of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN

1. To amend point 1.1. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“1.1. The industrial property rights arising or established on the bases prescribed in Clause 3 Article 6 of the Law on Intellectual property, Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 6 of the Decree No.  103/2006/ND-CP, elaborating a number of articles of the Law on Intellectual property applicable to industrial property amended in the Decree No. 122/2010/ND-CP and specific provisions in this Point.”

2. To amend point 7.1.b (iii), and supplement Point 7.1.b (iv) to the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“(iii) Geographical maps (if the registered trademark is to prove the geographical origin of products, or a collective mark or certification mark that contains the geographical name or other signs indicating the geographical origin of to local specialties);

(iv) The written approval for the trademark registration issued by the provincial People’s Committee as prescribed in Point 37.7.a of this Circular (if the registered trademark is a collective mark or certification mark that contains the geographical name or other signs indicating the geographical origin of to local specialties).”

3. To amend point 13.8. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“13.8. Deadline for examining the sufficiency of the application

a) The sufficiency of the application shall be examined within 01 month from the day on which the application is submitted as prescribed in Clause 1 Article 119 of the Law on Intellectual property.

b) Where the National Office of Intellectual Property issues a notice as prescribed in Point 13.6.a of this Circular, the period for the applicant to reply to that notice is not included in the time limit for sufficiency examination. This period is:

(i) The period from the date of issue of the notice to the day on which the applicant replies to the notice; or

(ii) The time limit written in the notice (including the extension), in case the applicant does not replay to the notice.

c) Where the applicant actively request the revision of the application, or reply to the notice issued by National Office of Intellectual Property as prescribed in Point 13.6.a of this Circular, the deadline for sufficiency examination shall be extended to more 10 days as prescribed in Clause 4 Article 119 of the Law on Intellectual property.

d) Before the deadline prescribed in Point 13.8.a, 13.8.b or 13.8.c above, National Office of Intellectual Property must finish examining the sufficiency of the application, and notify the applicant of the result as prescribed in Point 13.6 or 13.7 of this Circular.”

4. To amend point 15.6.d, Points 15.6.D and supplement 15.6.e to the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“d) Before issuing the notice of the intention to grant the patent as prescribed in Point 15.7.a (iii) of this Circular, the National Office of Intellectual Property shall check whether the application is the first to file as prescribed in Points 25.7, 35.9 and 39.10 of this Circular.

dd) The notification prescribed in Point 15.7.a (iii) shall be in the following cases:

(i) The application does not fall into the cases prescribed in Article 90 of the Law on Intellectual property;

(ii) The filing date or the priority date of the application is earliest among the patent applications in the cases prescribed in Clause 1 Article 90 of the Law on Intellectual property;

(iii) The filing date or the priority date of the application is earliest among the industrial design applications in the cases prescribed in Clause 1 Article 90 of the Law on Intellectual property;

(iv) The filing date or the priority date of the application is earliest among the trademark applications in the cases prescribed in Clause 2 Article 90 of the Law on Intellectual property;

(v) The application is made under an agreement as prescribed in Clause 3 Article 90 of the Law on Intellectual property.

e) The applications not falling in the cases prescribed in Point 15.6.dd of this Circular shall be dealt with as follows:

(i) The issuance of the patent is refused because the application is not the first to file; if the filing date or priority date is earliest, the patent shall be granted; or

(ii) The application is considered the first to file, and dealt with as prescribed in Point 15.6.dd; if the issuance of the patent to the applications of which the earlier filing date or priority date is refused or withdrawn, such applications are considered withdrawn.”

5. To amend point 15.7.a (iii). of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“(iii) If the objects in the application satisfy the protection conditions, or errors are rectified, or acceptable explanation is provided by the deadline prescribed in Points 15.7.a (i) and (ii) above, the National Office of Intellectual Property shall issue a notice of substantive examination, in particular:

- For the applications in the cases prescribed in Point 15.6.dd of this Circular: notify the intention to grant the patent and give the applicant 01 month from the notifying date to pay the fee for patent grant, fee for announcing the decision to grant the patent, fee for registration, and fee for invention validity maintenance in the first year. The applicant may request the extension of this deadline as prescribed in Point 9.2 of this Circular.

- The applications not falling into the cases in Point 15.6.dd of this Circular shall be dealt with in accordance with Point 15.6.e of this Circular.”

6. To amend point 15.8. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“15.8. Time limit for substantive examination

a) The time limit for substantive examination is specified in Clause 2 Article 119 of the Law on Intellectual property.

b) Where the National Office of Intellectual Property issues a notice as prescribed in Point 15.7.a (i) and (ii) of this Circular, the period for the applicant to reply to the notice is not included in the time limit for substantive examination. This period is:

(i) The period from the date of issue of the notice to the day on which the applicant replies to the notice; or

(ii) The time limit written in the notice (including the extension), in case the applicant does not replay to the notice.

c) Where the applicant actively request the revision of the application, or reply to the notice issued by National Office of Intellectual Property as prescribed in Points 15.7.a (i) and (ii) of this Circular, the deadline for substantive examination shall be extended to match the deadline for request for application revision or explanation of the applicant as prescribed in Clause 4 Article 119 of the Law on Intellectual property, in particular:

(i) Within 06 months, applicable to inventions;

(ii) Within 03 months, applicable to trademarks;

(iii) Within 02 months and 10 days, applicable to industrial designs;

(iv) Within 02 months, applicable to geographical indications.”

7. To amend point 25.7. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN  as follows:

“25.7. Inspecting the conformity to the first-to-file rule of inventions

For the patent applications that satisfy the protection conditions, before issuing the notice of intention to grant the invention patent or utility patent as prescribed in Point 15.7.a (iii) of this Circular, National Office of Intellectual Property shall inspect the conformity to the first-to-file rule as prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 90 of the Law on Intellectual property, in accordance with the following provisions:

a) To inspect the conformity to first-to-file rule, it is required to seek information in the following sources (not restricted to only these sources): all invention applications received by the National Office of Intellectual Property (up to the date of inspection) that have the same classification code as that of the objects in the examined application - up to the third level – and have earlier filing dates or priority dates (if the application is entitled to priority) than that of the examined application that have not been announced, or the announcement date is later than the filing date or the priority date (if the application is entitled to priority) of the examined application.

b) The information collection is to identify the case in which many applications (including the examined application) register the same or similar inventions, and identify the application which has the earliest filing date or priority date.

c) If there are many applications falling in the case prescribed in Point 25.1.b above, the invention patent or utility solution patent is only granted to the application that has the earliest filing date of priority date among the patentable applications.

d) Among the applications prescribed in Point 25.7.b above, if there are many applications that have the same filing date of priority date, the invention patent or utility patent is granted to the invention of only one application among them under the agreement of all applicants; if an agreement cannot be reached, all applications shall be rejected.”

8. To amend point 35.9. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN  as follows:

“35.9. Inspecting the conformity to the first-to-file rule of industrial designs

For the industrial design applications that satisfy the protection conditions, before issuing the notice of intention to grant the industrial design patent as prescribed in Point 15.7.a (iii) of this Circular, National Office of Intellectual Property shall inspect the conformity to the first-to-file rule as prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 90 of the Law on Intellectual property, in accordance with the following provisions:

a) To inspect the conformity to the first-to-file rule, it is required to seek information from the sources prescribed in Point 35.4.b (iv) of this Circular.

b) The information collection is to identify the case in which many applications (including the examined application) register the same or similar industrial design of a part or a product, and identify the application which has the earliest filing date or priority date.

c) If there are many applications falling in the case prescribed in Point 35.9.b above, the industrial design patent is only granted to the application that has the earliest filing date of priority date among the patentable applications.

c) Among the applications prescribed in Point 35.9.b, if there are many applications that have the same filing date of priority date, the industrial design patent is granted to the industrial design of only one application among them under the agreement of all applicants; if an agreement cannot be reached, all applications shall be rejected.

9. To amend point 37.7. of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“37.7. Requirements of written permission for the registration of collective marks and certification marks that contain geographical names or other indicators of geographical origins of Vietnam’s local specialties

a) The written permission for the registration of collective marks and certification marks that contain geographical names or other indicators of geographical origins of local specialties shall be issued by the following agencies:

(i) The provincial People’s Committee in charge of the geographical area corresponding to the geographical name or indicator of geographical origin of local specialties (if the geographical area is under the management of one local government);

(ii) All provincial People’s Committees in charge of the geographical area corresponding to the geographical names or indicators of geographical origins of local specialties (if the geographical area is under the management of multiple local governments).

b) The geographical map corresponding to the geographical name or indicator of geographical origin local specialties must sufficient information to identify that geographical area, and be certified by the competent agency stated in Point 37.7.a above.”

10. To supplement Point 37.8. is to the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“37.8. Criteria for identifying geographical names and indicators of geographical origins of products

a) The indicators of geographical origins of products are the indicators used for local products that meant to indicate the geographical origins of the products (indicate that the products are originated from some locality).

The indicator of geographical origin of a product is usually a geographical name, but might be a symbol of the locality (images of typical objects of the locality such as a symbol, a map, a flag, a badge, an attraction, a distinctive construction, etc.) or any other sign.

A geographical name might be a current name or a past name, an official name or traditional name of a geographical area (according to the administrative boundary or geographical methods).

b) A geographical name, a local symbol used for a usual product (not a specialty) may or may not indicate its geographical origin, depending on the product and the use of geographical name and local symbol.

c) Geographical names or local symbols are meant to indicate the geographical origin products in the following cases:

(i) They are used for local specialties (special and well-known products because of certain characteristics, which are produced locally);

(ii) They are used for local plants, animals, and products thereof;

(iii) They are used for local products of mineral extraction (coal, iron, steel, aluminum, cement, stone, salt, timber, etc.);

(iv) They are used for the products from local develop industries;

(v) Other cases depend on the products and the use of geographical names and local symbols.

d) Geographical names and local symbols are not meant to indicate the geographical origin of products in the following cases:

(i) They are used as a usual trademark and widely recognized, which means they are considered to only indicate commercial origin, and does not indicate a geographical origin, e.g. Hanoi Beer, Sai Gon Beer;

(ii) The corresponding geographical area is not the place where the products are made, e.g. Arctic Cigarette, etc.

The geographical names and local symbols that are not meant to indicate geographical origin of products may be protected as a usual trademark without permission of local governments.

dd) The common geographical names and local symbols (such as names of provinces, cities, attractions) used for ordinary products of a locality (including the products of which the manufacture is at an advantage, but does not have a reputation or distinctive quality), used by local traders for their goods and services, and meant to indicate the origin (but are not eligible for being classified in to type (c) and type (d) above) shall not be protected.

However, a geographical name or local symbol may be used as a secondary constituent of an ordinary trademark of a corresponding local trader, as long as such geographical name is removed from protection, and exempt from obtaining permission of the local government.

11. To amend point 39.10 of the Circular No. 01/2007/TT-BKHCN as follows:

“39.10. Inspecting the conformity to the first-to-file rule of trademarks

For the industrial design applications that satisfy the protection conditions, before issuing the notice of intention to grant the Certificate of trademark registration prescribed in Point 15.7.a (iii) of this Circular, National Office of Intellectual Property shall inspect the conformity to the first-to-file rule as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 90 of the Law on Intellectual property, in accordance with the following provisions:

a) To inspect the conformity to the first-to-file rule, it is required to check all applications for trademark registration received by the National Office of Intellectual Property (up to the date of inspection) that have earlier filing dates or priority dates (if the application is entitled to priority) than that of the examined application.

b) The information collection is to identify the case in which many applications (including the examined application) register the same or confusingly similar trademark of the same or similar products or services, or many applications made by the same applicant register identical trademark of identical products or services; and identify the earliest filing date of priority date.

c) If there are many applications falling in the case prescribed in Point 39.10.b above, the Certificate of trademark registration is only granted to the trademark is the application that has the earliest filing date or priority date among the patentable applications.

d) Among the applications prescribed in Point 39.10.b above, if there are many applications that have the same filing date of priority date, the Certificate of trademark registration shall be granted to the trademark of only one application among them under the agreement of all applicants; if an agreement cannot be reached, all applications shall be rejected.”

Article 2. Effect

This Circular takes effect after 45 days from the signing date./.

The Minister

Nguyen Quan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 05/2013/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất