Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế diễn ra như thế nào?

Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế khá phức tạp và có nhiều giai đoạn thẩm định, đòi hỏi người nộp đơn phải theo dõi sát sao để xử lý kịp thời.

Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế quy định tại mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thực hiện theo trình tự như sau:

1. Nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:

- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế;

- 02 bản mô tả sáng chế;

- 02 bản tóm tắt sáng chế;

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Giấy tờ khác (nếu có).

Đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc để đối chiếu với bản sao).

Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận đơn hay không:

- Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai;

- Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện). Đối với đơn bị từ chối tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại các tài liệu đơn nhưng phải hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp.

- Trường hợp đơn được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ trao một bản tờ khai cho người nộp đơn trong đó có đóng dấu xác nhận. Tờ khai được trao lại có giá trị thay giấy biên nhận đơn.
quy trinh xu ly don dang ky sang che

2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra về hình thức đối với đơn, từ đó ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối.

Đơn được coi là hợp lệ nếu có đủ hồ sơ tối thiểu và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đơn được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt;

- Trong tờ khai không có đủ thông tin về tác giả;

- Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký;

- Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ;

- Đơn có các thiếu sót như thiếu hồ sơ, chưa nộp lệ phí, thiếu giấy ủy quyền… mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu sửa chữa, người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;

-  Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại các điều 59, 64, 69, 73, 80 Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Công bố đơn đăng ký sáng chế hợp lệ

Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp phí công bố đơn.

Thời hạn công bố đơn:

-  Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

- Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia;

- Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.

- Công bố các đơn khác: Đơn đăng ký thiết kế bố trí, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Kết thúc giai đoạn Công bố đơn, chủ đơn gửi Công văn yêu cầu thẩm định nội dung tới Cục Sở hữu trí tuệ mới được chuyển đơn tới chuyên viên Thẩm định nội dung. Trong trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn coi như bị rút bỏ.

Giai đoạn thẩm định nội dung chuyên viên sẽ thẩm định trực tiếp điều kiện bảo hộ của Sáng chế có đáp ứng được tiêu chuẩn hay không? Thời hạn thẩm định nội dung sáng chế là 12 tháng kể từ ngày yêu cầu thẩm định nội dung (tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ bị xử lý kéo dài hơn).

- Nếu Sáng chế đáp ứng được đủ tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí.

- Nếu Sáng chế không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn thông báo kết quả thẩm định nội dung (nội dung nêu rõ lý do chưa đáp ứng).

Tương tự giống với giai đoạn thẩm định hình thức về cách xử lý nếu không được chấp thuận mà chủ đơn cần xử lý. Tuy nhiên, thời hạn xử lý thiếu sót trong thời gian không quá 03 tháng.\

5. Nộp lệ phí cấp văn bằng, đăng bạ, công bố văn bằng

Khi nhận được Công văn thông báo dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí, chuyên viên sẽ lấy số bằng, in bằng, đăng bạ, công bố quyết định cấp văn bằng.

Trên đây là thông tin về quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0938.36.1919 để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ thường bị nhầm lẫn là một, tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sau đây, LuatVietnam sẽ so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành để bạn đọc có cái nhìn chính xác nhất về các quyền này.

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Những giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết là gì? Nó có phức tạp hay không? Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì kinh doanh online đang trở thành xu hướng được hàng triệu khách hàng ưa chuộng. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp đã phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để bổ sung nhiều loại giấy tờ. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu giúp bạn đơn giản hóa thủ tục khi muốn kinh doanh online?