Quyết định 1068/QĐ-TTg 2019 Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1068/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1068/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 22/08/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1068/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):
Thứ nhất, số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm.
Thứ hai, số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm.
Thứ ba, số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm, 10 – 12%/năm trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+...
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1068/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1068/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1068/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Chính sách sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực.
3. Hoạt động sở hữu trí tuệ có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.
II. MỤC TIÊU
1. Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.
4. Tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):
a) Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm;
b) Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 - 8%/năm;
c) Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 - 10%/năm;
d) Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%/năm, 10 - 12% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.
5. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao:
a) Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; có ít nhất 1 - 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể;
b) Phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP;
c) Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh;
d) Phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ
a) Tăng cường sự phù hợp của chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ với chính sách, pháp luật của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội;
b) Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực;
c) Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng:
- Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo hộ sáng chế với bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm và nông hóa phẩm; có quy định phù hợp để người dân và xã hội được tiếp cận kịp thời các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng như y tế, dinh dưỡng hoặc trong các tình huống khẩn cấp khác;
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích giữa các nhà cung cấp nguồn tài nguyên sinh học, tạo giống, sản xuất và kinh doanh, chú trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nông dân;
- Tạo cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa các nhóm chủ thể liên quan trong thương mại hóa các quyền sở hữu, sử dụng và hưởng lợi đối với tài sản trí tuệ, đặc biệt là tài sản trí tuệ phát sinh từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Đảm bảo hệ thống các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động có hiệu quả, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể sáng tạo, khuyến khích hoạt động sáng tạo;
- Cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có các đề xuất điều chỉnh pháp luật phù hợp;
- Bảo đảm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ;
- Nghiên cứu, đề xuất chế tài xử lý các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đủ sức răn đe và chú trọng chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
d) Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch tài sản trí tuệ: góp vốn, giao dịch bảo đảm, định giá, kế toán, kiểm toán tài sản trí tuệ; ban hành cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng và các ưu đãi khác để thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
a) Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ theo hướng kiến tạo và hiệu quả; xác định củng cố các đầu mối chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
b) Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, chuyển đổi cơ chế phí trong cung cấp dịch vụ công sang cơ chế giá;
c) Tăng cường quản trị vĩ mô về tài sản trí tuệ thông qua:
- Sử dụng các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ như một công cụ quản lý, đặc biệt là các chỉ số cấu thành về sở hữu trí tuệ của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) và chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI);
- Xây dựng và hoàn thiện các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
- Nghiên cứu, đề xuất đưa các chỉ tiêu về tài sản trí tuệ vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia và ngành, lĩnh vực.
d) Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ;
đ) Nâng cao chất lượng các dịch vụ công về sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác công tư trong cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ;
e) Triển khai toàn diện dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về sở hữu trí tuệ; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
a) Rà soát, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, từng bước tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính;
b) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ;
c) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số;
d) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ;
đ) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ;
e) Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng hình thức trọng tài, hòa giải;
g) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình;
h) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
i) Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ; phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ; thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ
a) Xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ, bản đồ công nghệ cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp; hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hướng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
b) Sử dụng các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các viện nghiên cứu, trường đại học xác định các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cần đạt được đối với các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Các trường khối kỹ thuật, công nghệ tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mới đồng thời với việc công bố bài báo khoa học về các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao;
c) Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học, công nghệ, hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác với doanh nghiệp theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, tạo ra các công nghệ nguồn, công nghệ lõi;
d) Thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo kết hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao;
đ) Triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa;
e) Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.
5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ
a) Hình thành và phát triển mạng lưới trung tâm chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ;
b) Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học. Hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học thành lập doanh nghiệp để khai thác quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh;
c) Đẩy manh thực hiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, tạo ra các sản phẩm có uy tín và chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao;
d) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài;
đ) Phát triển thị trường tài sản trí tuệ lành mạnh theo hướng: mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ trung gian để tăng cường kết nối cung cầu về tài sản trí tuệ; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, định giá tài sản trí tuệ làm cơ sở thực hiện các giao dịch trên thị trường;
e) Tăng cường khai thác, phân tích thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước;
g) Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước;
h) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam;
i) Triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác tài sản trí tuệ.
6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ
a) Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, chú trọng phát triển các trung tâm tư vấn về sở hữu trí tuệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học;
b) Thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng dịch vụ về sở hữu trí tuệ;
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
d) Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan;
đ) Huy động các nguồn lực xã hội vào việc phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ để bổ trợ cho nguồn lực của Nhà nước, khuyến khích các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện một số hoạt động có tính chất sự nghiệp về sở hữu trí tuệ;
e) Xây dựng các tiêu chí để chuẩn hóa hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các dịch vụ trung gian.
7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sở hữu trí tuệ;
b) Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
c) Xây dựng một số cơ sở đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp.
8. Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
a) Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội;
b) Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học.
9. Tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ
a) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ, khai thác tối đa sự hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, bắt kịp với các xu hướng tiến bộ và trình độ quốc tế;
b) Gia nhập các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế;
c) Tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
- Làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xác định các nhiệm vụ, đề án ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo;
- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giống cây trồng mới, nông nghiệp.
4. Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ theo chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan trong Chiến lược.
5. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ theo quy định pháp luật cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Chiến lược.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật, sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Nội dung | Cấp trình | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian trình |
1 | Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, các luật liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành | Cơ quan có thẩm quyền | Bộ Khoa học và Công nghệ | - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Các bộ ngành, địa phương | 2021 |
2 | Gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) và các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả, quyền liên quan | Cơ quan có thẩm quyền | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành liên quan | 2022 |
3 | Đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan và hệ thống phần mềm quản lý, phát hiện vi phạm trên môi trường số, mạng internet | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | - Bộ Thông tin và Truyền thông - Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2022 |
4 | Đề án nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ, quản lý và khai thác quyền đối với giống cây trồng và tài sản trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Bộ Tài chính - Các bộ, ngành liên quan | 2020 |
5 | Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Khoa học và Công nghệ | - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Công Thương - Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 |
6 | Đề án tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ và liên kết với doanh nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và xây dựng, triển khai giảng dạy môn học sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Giáo dục và Đào tạo | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài chính - Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2022 |
7 | Đề án phát triển một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Công Thương | - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế - Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Khoa học và Công nghệ - Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2023 |
8 | Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Công Thương | - Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2022 |
THE PRIME MINISTER | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1068/QD-TTg | Hanoi, August 22, 2019 |
DECISION
Approving the Intellectual Property Strategy through 2030
--------------
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005 and the Law dated June 19, 2009 amending and supplementing a number of articles of the Law on Intellectual Property;
At the proposal of the Minister of Science and Technology;
DECIDES ON:
Article 1. Approving the Intellectual Property Strategy through 2030 (hereinafter referred to as the Strategy) with the following principal contents:
I. GUIDELINES
1. Developing a comprehensive and effective intellectual property system at all stages of creation, establishment, exploitation, protection and enforcement of intellectual property rights, creating an environment to encourage innovation, meeting international integration requirements, making intellectual property become an important instrument to enhance national competitiveness and promote economic, cultural and social development.
2. Intellectual property policies on copyright, related rights, industrial property rights and plant variety rights shall constitute an integral part of economic, cultural and social development strategies and policies of the nation and its branches and domains.
3. Intellectual property ownership shall have the active participation of all stakeholders in society, including research institutes, universities, creative individuals, especially enterprises playing a key role in the creation and exploitation of intellectual property.
II. OBJECTIVES
1. By 2030, Vietnam shall be in the group of leading ASEAN countries in terms of creativity, protection and exploitation of intellectual property rights.
2. The establishment of industrial property rights and plant variety rights shall be fast, transparent and fair, timely meeting the requirements of enterprises and the society.
3. Effective enforcement of law provisions on intellectual property shall be significantly improved and infringement of intellectual property rights shall be significantly reduced.
4. New intellectual property of Vietnamese individuals and organizations shall increase both in quantity and quality, dramatically improving Vietnam s intellectual property indicators in the global innovation index (GII):
a) The number of applications for patent registrations and patent protection certificates shall increase by an average of 16-18% per year;
b) The number of applications for industrial design registrations shall increase by an average of 6-8% per year;
c) The number of applications for trademark registrations shall increase by an average of 8-10% per year;
d) The number of applications for protection of plant varieties shall increase by an average of 12-14% per year, 10 - 12% of which are registered for protection abroad; making Vietnam a center for plant variety protection with the establishment of the ASEAN+ regional plant variety protection agency.
5. The efficiency of using intellectual property shall be improved and the number of products with high intellectual content shall significantly increase:
a) The exploitation and commercialization of intellectual property shall be focused and promoted; The rate of inventions that are exploited commercially shall reach 8 - 10% of inventions granted with protection certificates; there shall be at least 1 to 2 plant varieties exploited abroad; The number of enterprises effectively using intellectual property instruments in their production and business activities shall significantly increase;
b) Developing a number of industries with high levels of intellectual property use, especially those with priority and competitive advantages, significantly increasing their contribution to GDP growth;
c) Geographical indications, genetic resources, traditional knowledge, technical secrets and folklore shall be protected and effectively exploited in production and business activities;
d) Developing cultural industries based on copyright and related rights to create more diversified and high-quality creative products; the revenue of cultural industries based on copyright and related rights shall contribute about 7% of GDP and create more jobs for society by 2030.
III. TASKS AND SOLUTIONS
1. Perfecting policies and law provisions on intellectual property
a) Enhancing the relevance of the policy and law provisions on intellectual property with policies and law provisions of socio-economic branches and domains;
b) Integrating policies and solutions to promote creation, establishment, exploitation and protection of intellectual property rights in strategies and policies for scientific and technological development and innovation as well as national economic, cultural, social development policies of the nation and its branches and domains;
c) Reviewing and improving the legal system of intellectual property and related laws, creating a favorable legal environment for the creation, protection, exploitation and protection of intellectual property rights, ensuring the principle of balancing the interests among social entities, effectively preventing the abuse of intellectual property rights, in which attaching importance to:
- Adequately addressing the relationship between the protection of patents and the protection of public interests, especially in the field of pharmaceuticals and agrochemicals; promulgating rational regulations for people and society to timely get access to essential products and services in the fields related to public health, such as medical and nutrition, or in other emergency situations;
- Reasonably addressing the interests of suppliers of biological resources and breeders, production and business, attaching importance to protecting the legitimate rights and interests of farmers;
- Create a mechanism for equitable benefit sharing among relevant stakeholder groups in the commercialization of ownership, use and benefit rights to intellectual property, especially intellectual property arising from research and technological development using state budget;
- Ensuring the effective and transparent system of collective management on copyrights and related rights, protecting the legitimate interests of creative entities, encouraging creative activities;
- Updating the new issues arising in the field of intellectual property related to the modern scientific and technological trends of the Fourth Industrial Revolution to make recommendations to adjust law provisions accordingly;
- Ensuring measures to protect intellectual property rights in accordance with the civil nature of intellectual property rights;
- Studying and proposing strict sanctions against infringements of intellectual property and focusing on counterfeit intellectual property commodities;
-Create favorable conditions for enterprises export and import activities, encourage foreign investment and technology transfer.
d) Completing law provisions related to intellectual property transactions: capital contribution, security transactions, valuation, accounting and auditing of intellectual property; promulgating mechanisms and policies on finance, credit and other incentives to promote the exploitation of intellectual property generated from scientific research and technological development using State budgets.
2. Improving the efficiency of state management on intellectual property
a) Strengthening the state management system of intellectual property in the direction of creation and efficiency; identifying and strengthening focal units on intellectual property at relevant state management agencies at central and local levels; promoting interdisciplinary coordination mechanism for state management on intellectual property;
b) Renovating the operation mechanism of agencies establishing industrial property rights and plant variety rights in an effective and suitable manner, changing the fee mechanism to the price mechanism in providing public services;
c) Strengthening macro-management of intellectual property through:
- Using indicators of intellectual property as a management instrument, especially the intellectual property constituents of the Global Innovation Index (GII) and theGlobal Competitive Index(GCI);
- Developing and perfecting indicators of intellectual property in socio-economic development strategies and plans as well as in scientific, technological and creative activities;
- Studying and proposing to put intellectual property indicators into the national list of statistical indicators for branches and domains.
d) Simplifying, modernizing, publicizing and transparentizing the administrative procedures on intellectual property;
e) Improving the quality of public services on intellectual property, promoting socialization and public-private partnership in providing services on intellectual property;
f) Comprehensively deploying online public services, digitizing data on intellectual property; increasing infrastructure investment and development, applying new technologies in activities of establishing, exploiting and protecting intellectual property rights;
g) Developing the inter-connected and synchronized system of databases on intellectual property between state management agencies.
3. Focusing on promoting and improving the effectiveness of the enforcement of intellectual property rights
a) Reviewing and clearly defining their functions and tasks, gradually streamlining the focal units of competent agencies in handling infringements of intellectual property rights by administrative measures;
b) Strengthening coordination between state administrative agencies and between state administrative agencies with judicial agencies in protecting intellectual property rights; coordinating to research to strengthen the role of the courts in dealing with intellectual property cases;
c) Strengthening inspection and control as well as strictly handling violations of intellectual property rights, especially infringements of intellectual property rights in the cyberspace;
d) Improving the effectiveness of the implementation of measures to control import and export commodities related to intellectual property;
e) Proactively detecting, preventing and fighting against intellectual property crimes; improving the effectiveness of investigation of criminal cases on intellectual property;
f) Encouraging the settlement of intellectual property disputes by arbitration or conciliation;
g) Encouraging enterprises, organizations and individuals to actively protect their intellectual property rights;
h) Enhancing training and education of intellectual property knowledge and professional skills for the contingent of officials engaged in the protection of intellectual property rights;
j) Expanding socialization while improving the quality of judicial assistance activities on intellectual property; developing intellectual property inspection teams; promoting the development of intellectual property assessment services and legal consultancy services on the protection of intellectual property rights.
4. Promoting intellectual property creation activities
a) Developing and providing intellectual property information instruments and services, technology maps for research institutes, universities and enterprises; establishing organizations providing services of analyzing patent information and forecasting technology development trends, serving as the basis for scientific, technological and innovation activities;
b) Using indicators of intellectual property as a basis for assessing the performance of research institutes, universities and enterprises. Research institutes and universities shall identify the target intellectual property rights that need in their research results using the state budget. The technical institutions shall register for the protection of industrial property rights and new plant variety rights, simultaneously publish scientific articles on the research results with high applicability;
c) Developing and implementing scientific and technological programs, supporting research institutes and universities to cooperate with enterprises in the direction of creating protected research results, thereby enhancing using intellectual property instruments to develop key industries and fields, products and services with competitive advantages, creating source technologies and entry-level technologies;
d) Promoting the establishment of creative innovation centers in combination with venture capital investment to nurture intellectual properties from idea formation, research and development to trial production, testing to start-up establishment; assisting start-ups in perfecting technologies, creating high added value products and services;
e) Effectively implementing mechanisms to encourage individuals to participate in technological innovation and cultural creation;
f) Guiding enterprises to create and efficiently exploit commercial indications for their products and services; supporting the registration for protection of potential geographical indications.
5. Encouraging and improving the efficiency of intellectual property exploitation
a) Establishing and developing a network of centers for technology and intellectual property transfer at research institutes, universities and enterprises in order to promote the creation and exploitation of intellectual property;
b) Establishing an innovative entrepreneurial ecosystem in universities. Supporting research institutes and universities to set up enterprises to exploit intellectual property rights, shortening the process of applying research results to production and business;
c) Promoting the implementation of mechanisms and policies to develop industries with high levels of intellectual property use, creating reputable and high-quality products, promoting the export of goods with high intellectual content;
d) Guiding and supporting enterprises to boost the use of intellectual property instruments in production and business activities; supporting Vietnamese individuals and enterprises to protect and exploit intellectual property rights abroad;
e) Developing the healthy intellectual property market in the direction of expanding and improving the quality of intermediary services to enhance the supply - demand connection of intellectual property; promoting activities of assessing and valuating intellectual properties as a basis for conducting market transactions;
f) Enhancing the exploitation and analysis of patent information for the selection and exploitation of appropriate technologies; encouraging the use of technological with expired protection terms or not protected by intellectual property rights in Vietnam but in line with the production capacity of domestic enterprises;
g) Promoting the exploitation and use of creative products with copyright or related rights which belong to the State or whose protection terms have expired;
h) Strengthening the management and effective use of geographical indications, genetic resources, traditional knowledge, technical know-how and folklore in order to exploit the potentials of Vietnam s advantageous products;
i) Effectively implementing the programs to support small and medium-sized enterprises to exploit intellectual property.
6. Developing intellectual property support activities
a) Expanding and improving the operational quality of professional advisory service organizations, attaching importance to developing intellectual property consultancy centers in research institutes and universities;
b) Promoting the development of support services for intellectual property, improving the quality of intellectual property services;
c) Improving the operational efficiency of associations in supporting and implementing activities of creating, establishing, exploiting and protecting intellectual property rights;
d) Strengthening capacity, investing in material facilities to improve the performance of collective management organizations of copyrights and related rights, timely meeting the needs of the society, ensuring the interests for stakeholders;
e) Mobilizing social resources for the development of the intellectual property system to support the State s resources, encouraging non-State organizations to conduct a number of non-business activities on intellectual property;
f) Developing criteria to standardize intellectual property services; completing the system of managing and supervising intellectual property services, especially intermediary services.
7. Strengthening human resources for intellectual property activities
a) Formulating a master plan on development of human resources for intellectual property, with a focus on training highly qualified human resources; attracting high-quality domestic and foreign human resources to participate in intellectual property activities;
b) Focusing on training professional skills, improving the quality of human resources in state management agencies and agencies in charge of protecting intellectual property rights;
c) Building a number of specialized intellectual property training institutions with training and nurturing programs suitable to each group of subjects, with a focus on training experts in intellectual property management for enterprises.
8. Establishing the intellectual property culture in the society
a) Strengthening information dissemination on mass media to raise awareness about intellectual property, encouraging innovation, building a sense of respect and protection of intellectual property rights, and establishing the intellectual property culture in the society;
b) Developing and implementing intellectual property training programs in education and training institutions, especially higher education institutions.
9. Positively and proactively conducting international co-operation and integration on intellectual property
a) Promoting the international co-operation and integration on intellectual property and utilizing the support in all aspects of foreign intellectual property agencies and international organizations to rapidly improve the capacity of the national intellectual property system, keeping pace with international development trends and qualifications;
b) Participating in the international treaties on intellectual property in accordance with the conditions and requirements for development of Vietnam; participating in the development of intellectual property protection standards within the framework of international treaties;
c) Actively and actively participating in the activities of international organizations in the field of intellectual property.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Science and Technology shall:
- Act as the focal unit to summarize the implementation results of the strategy and annually report to the Prime Minister; organizing preliminary review of the implementation of the Strategy through 2025 and identifying priority tasks and schemes for the next period;
-Perform tasks, solutions and projects related to industrial property.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall implement tasks, solutions and projects related to copyright, related rights and cultural industries.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall implement tasks, solutions and projects related to intellectual property in terms of new plant varieties and agriculture.
4. The Ministry of Industry and Trade and The Ministry of Education and Training, within the scope of their state management functions, powers and duties shall concretize the contents and implement the related tasks, solutions and projects in the Strategy .
5. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall base themselves on law provisions to balance and allocate budget to implement the Strategy.
6. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People s Committees of provinces and municipalities shall promote cooperation in the enforcement of law provisions on intellectual property within the scope of their assigned functions and tasks.
7. Concerned ministries, branches and agencies shall organize the implementation of the Strategy within the scope of their assigned functions and tasks according to current law provisions.
8. People s committees of provinces and municipalities shall take responsibility for implementing the Strategy, ensuring consistency and synchronization with the implementation of local socio-economic development plans. .
Article 3.This Decision takes effect from the date of signing.
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial or municipal People s Committees and concerned organizations and individuals shall take responsibility to implement this Decision./.
| THE PRIME MINISTER (Signed) Nguyen Xuan Phuc |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây