Nghị định 26/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam

thuộc tính Nghị định 26/2002/NĐ-CP

Nghị định 26/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2002/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:21/03/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Quốc phòng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 19/8/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ ngày 21/8/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Xem chi tiết Nghị định26/2002/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 26/2002/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 26/2002/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2002

VỀ SĨ QUAN DỰ BỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999,

Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996,

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định việc tuyển chọn, đào tạo, đăng ký, quản lý, huấn luyện, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm, chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị; gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ; chế độ, chính sách, khen thưởng, xử lý vi phạm, kinh phí bảo đảm cho công tác sĩ quan dự bị.
Điều 2.
1. Sĩ quan dự bị là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ ở ngạch dự bị, gồm sĩ quan dự bị hạng 1, sĩ quan dự bị hạng 2 theo hạn tuổi quy đinh tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi là luật Sĩ quan năm 1999).
2. Sĩ quan dự bị được đăng ký, quản lý, huấn luyện, sắp xếp trong đơn vi dự bi động viên, sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ, tăng cường cho lực lượng thường trực khi có nhu cầu.
Điều 3.
1. Đội ngũ sĩ quan dự bị được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; có số lượng và cơ cấu hợp lý; có trình độ, năng lực chỉ huy, quản lý, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Việc xây dựng và huy động đội ngũ sĩ quan dự bị phải bảo đảm đủ chỉ tiêu, đúng đối tượng tiêu chuẩn, đúng thời gian, bảo đảm bí mật an toàn theo quy đinh của pháp luật.
Điều 4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức), các đơn ví vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện những quy định về sĩ quan dự bị trong Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có hên quan.
CHƯƠNG II
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 5.
1. Những đối tượng sau đây thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;
b) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.
2. Những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, có đủ tiêu chuẩn về chính trí phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 6.
1. Căn cứ nhu cầu xây dựng đội ngũ sĩ quan dự bị, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ quyết đình chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ tuyển chọn công dân đi đào tạo sĩ quan dự bị hàng năm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng cụ thể từng loại sĩ quan dự bị cần đào tạo ở các Bộ, tỉnh.
Điều 7. Việc đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện tại các trường trong quân đội. Thời gian đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng đến 6 tháng. Căn cứ vào đối tượng, yêu cầu đào tạo đối với từng loại sĩ quan dự bị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về thời gian, nội dung, chương trình đào tạo.
Điều 8.
1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn các Bộ, tỉnh việc tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn đi đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổ chức tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo đúng chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn và lập hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc gọi đào tạo sĩ quan dự bi.
3. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về gọi đào tạo sĩ quan dự bị việc gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên cư trú tại địa phương;
b) Hiệu trưởng các trường đại học triển khai thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi từng sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị.
c) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ.
Điều 9.
1. Những người được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm thực hiện các quy đinh về tuyển chọn và chấp hành lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Các cơ quan, tổ chức có người được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm cung cấp hồ sơ' bố trí thời gian, bảo đảm quyền lợi cho người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
ĐĂNG KÝ. QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN, CHUYỂN HẠNG,
GIẢI NGẠCH SĨ QUAN DỰ BỊ
MỤC 1
ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 10. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển sang ngạch dự bi;
2. Cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;
3. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1, đã qua đào tạo sĩ quan dự bi, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;
4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên đã qua đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị.
Điều 11.
1. Những đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định này phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị.
2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chưa được đăng ký sĩ quan dự bị nếu:
a) Bị tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;
d) Ra nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
3. Khi không còn thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này, việc đăng ký sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Điều 12. Việc đăng ký sĩ quan dự bi được thực hiện như sau:
1. Sĩ quan dự bi không phải là cán bộ, công chữc nhà nước đăng ký tại Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bi đăng ký hộ khẩu thường trú (sau đây gọi là nơi thường trú);
2. Sĩ quan dự bị là cán bộ, công chức nhà nước đãng ký tại cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.
Điều 13.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ chuyển sang ngạch dự bi hoặc từ khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị về đến nơi thường trú hoặc nơi công tác, sĩ quan dự bị phải mang giấy giới thiệu và thẻ sĩ quan dự bị đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký lần đầu theo quy định tại Điều 12 Nghi định này.
2. Cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đăng ký và cấp giấy giới thiệu sĩ quan dự bị về Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác để đăng ký quản lý.
Điều 14.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi sĩ quan dự bị có sự thay đổi các yếu tố đã đăng ký về bản thân và gia đình phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác để đăng ký bổ sung.
2. Hàng tháng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị tổng hợp đăng ký bổ sung báo cáo cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.
Điều 15.
1. Sĩ quan dự bị trước khi di chuyển nơi thường trú hoặc nơi công tác từ huyện này sang huyện khác phải đến cơ quan quân sự cấp huyện sở tại để làm thủ tục giới thiệu về cơ quan quân sự nơi sẽ đến thường trú hoặc công tác mới.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đến nơi thường trú hoặc công tác mới, sĩ quan dự bị phải đến cơ quan quân sự cấp huyện nơi đến để đăng ký theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Điều 16.
1. Sĩ quan dự bị khi vắng mặt tại nơi thường trú hoặc nơi công tác:
a) Vắng mặt từ 30 ngày trở lên sĩ quan dự bi phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác. Hàng tháng, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị phải báo cáo với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại về số sĩ quan dự bị đang vắng mặt;
b) Sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên vắng mặt từ 3 tháng trở lên, cơ quan quân sự cấp huyện phải thông báo cho đơn vị thường trực trực tiếp nhận sĩ quan dự bị biết.
c) Khi có lệnh tổng động viên, sĩ quan dự bị phải trở về ngay nơi thường trú hoặc nơi công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Sĩ quan dự bị được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc ra nước ngoài vì việc riêng:
a) Thời hạn từ 1 năm trở lên thì chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày sĩ quan dự bị ra nước ngoài, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác cứ đại diện đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký vắng mặt dài hạn và nộp lại thẻ sĩ quan dự bi. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ở nước ngoài về đến nơi thường trú hoặc nơi công tác, sĩ quan dự bị đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký lại theo quy định tại Điều 12 Nghị đinh này;
b) Thời hạn dưới 1 năm thì sĩ quan dự bị gửi lại thẻ sĩ quan dự bị tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày người đó ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài về.
Điều 17.
1. Sĩ quan dự bị thuộc diện được miễn gọi phục vụ tại ngũ trong thời chiến, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày sĩ quan dự bị nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc diện đó, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quân sự cấp huyện sở tại biết để đăng ký vào diện miễn gọi phục vụ tại ngũ trong thời chiến.
2. Sĩ quan dự bi không còn giữ những chức vụ, nghề nghiệp quy đinh tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thôi giữ chức vụ thuộc diện đó, cơ quan, tổ chức nơi công tác của sĩ quan dự bị phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quân sự cấp huyện sở tại biết để đăng ký lại.
Điều 18.
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp thực lúện đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị ở địa phương.
3. Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
4. Cơ quan quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị; có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
5. Các cơ quan, tổ chức chỉ tiếp nhận, bố trí xếp việc làm và giải quyết các quyền lợi cho sĩ quan dự bị khi cơ quan quân sự cấp huyện giới thiệu sĩ quan dự bị đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký và tạo mọi điều kiện để sĩ quan dự bị thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký sĩ quan dự bị.
6. Các đơn vị thường trực, cơ sở đào tạo của quân đội phải làm đầy đủ thủ tục giới thiệu sĩ quan dự bị về đăng ký tại cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác.
7. Các đơn vị thường trực của quân đội nhận sĩ quan dự bị phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra, đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị mình.
Điều 19.
1. Hồ sơ, mẫu biểu đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Thẻ sĩ quan dự bị do Bộ Quốc phòng ban hành, người chỉ huy đơn vi cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng ký và cấp thẻ; trường hợp mất thẻ sĩ quan dự bị phải báo ngay cho cơ quan quân sự cấp huyện biết, việc cấp lại thẻ do cấp có thẩm quyền xem xét cụ thể.
3. Khi sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật dến mức phải khởi tố, cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác tạm thời thu hồi thẻ sĩ quan dự bị nếu phải thi hành án phạt tù thì đề nghị cấp có thẩm quyền chính thức thu hồi thẻ sĩ quan dự bị.
4. Khi sĩ quan dự bị từ trần, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.
Điều 20. Nguyên tắc sắp xếp sĩ quan dự bi vào đơn vi dự bị động viên:
1. Sắp xếp những sĩ quan dự bị có chuyên nghiệp quân sự, chức vụ phù hợp với chức danh biên chế trước, nếu thiếu thì sắp xếp những người có chuyên nghiệp quân sự gần đúng;
2. Sắp xếp sĩ quan dự bị hạng 1 trước, nếu thiếu thì sắp xếp sĩ quan dự bị hạng 2;
3. Sắp xếp sĩ quan dự bị có nơi thường trú hoặc công tác gần nhau vào từng đơn vị dự bị động viên;
4. Việc sắp xếp sĩ quan dự bị cần được điều ehỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.
Điều 21.
1. Sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên, được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 năm một lần; sĩ quan dự bị chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên; kết quả kiểm tra sức khỏe được lưu vào hồ sơ sĩ quan dự bị.
2. Cơ quan y tế cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sức khỏe cho sĩ quan dự bi.
Điều 22.
1. Hàng năm cơ quan quân sự cấp huyện tổ chức phúc tra sĩ quan dự bị ít nhất mỗi năm một lần.
2. Việc tổng phúc tra sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 23.
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị tổ chức sinh hoạt sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bị ít nhất mỗi năm một lần, không kể việc tham gia sinh hoạt đơn vị dự bị động viên theo quy định.
2. Nội dung, hình thức, thời gian sinh hoạt sĩ quan dự bị do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.
Điều 24.
1. Các Bộ có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác sĩ quan dự bị.
2. Trong quân đội từ cơ quan quân sự cấp huyện trở lên, có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.
Điều 25.
1. Hàng quý các cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác có trách nhiệm thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng sĩ quan dự bị với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại trước ngày 15 của tháng cuối quý.
2. Cơ quan quân sự các cấp thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sĩ quan dự bi theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
MỤC 2
HUẤN LUYỆN SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 26.
1. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị gồm: huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi chung là huấn luyện).
2. Thời gian huấn luyện cho từng đối tượng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không quá 1 tháng trong 1 năm.
Điều 27.
1. Chỉ tiêu huấn luyện sĩ quan dự bị hàng năm ở các Bộ, tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức phối hợp với các Bộ, các địa phương về thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận sĩ quan dự bị đi huấn luyện.
3. Các Bộ, các địa phương được giao chỉ tiêu huấn luyện có trách nhiệm huy động đủ số lượng, đúng đối tượng, tập trung sĩ quan dự bị đúng thời gian, địa điểm, bàn giao cho các đơn vị dự bi động viên; tiếp nhận sĩ quan dự bị khi hoàn thành khóa luận luyện về vị trí công tác cũ.
4. Sĩ quan dự bi phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi, chấp hành nghiêm các quy định của quân đội và đơn vị trong thời gian huấn luyện.
5. Đơn vị tổ chức huấn luyện, khi kết thúc đợt huấn luyện phải đánh giá nhận xét từng sĩ quan dự bị và thông báo cho cơ quan quân sự cấp huyện và nơi sĩ quan dự bị công tác.
Điều 28.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng đơn vị dự bị động viên trở xuống và sĩ quan dự bị khác có cấp bậc từ Thiếu tá trở xuống.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Phó Trung đoàn trưởng đơn vị dự bi động viên trở lên và sĩ quan dự bi khác có cấp bậc từ Trung tá trở lên.
3. Bộ trưởng các Bộ gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bị thuộc đơn vị dự bi động viên giao cho Bộ tổ chức xây dựng.
MỤC 3
CHUYỂN HẠNG, GIẢI NGẠCH SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 29. Khi sĩ quan dự bi hết tuổi dự bị hạng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan năm 1999, thì cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển sang dự bị hạng 2 và thông báo cho sĩ quan dự bị biết.
Điều 30. Cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị trong các trường hợp sau đây:
1. Sĩ quan dự bị hết tuổi dự bị hạng 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan năm 1999;
2. Sĩ quan dự bị không đủ tiêu chuẩn sĩ quan, không đủ điều kiện sức khỏe gọi vào phục vụ tại ngũ;
3. Sĩ quan dự bị phải thi hành án phạt tù, ra nước ngoài trái phép, ở lại nước ngoài trái phép.
Điều 31.
1. Thẩm quyền quyết định chuyển hạng và giải ngạch đối với sĩ quan dự bị như sau:
a) Tỉnh đội trưởng, Thành đội trưởng thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bi cấp úy.
b) Tư lệnh quân khu quyết định chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá.
c) Thẩm quyền quyết định chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị các cấp bậc còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Việc xem xét, quyết định chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bi được tiến hành hàng năm do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.
CHƯƠNG IV
BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ, PHONG,
THĂNG QUÂN HÀM, GỌI SĨ QUAN DỰ BỊ VÀO PHỤC VỤ
TẠI NGŨ HOẶC TĂNG CƯỜNG CHO LỰC LƯỢNG
THƯỜNG TRỰC KHI CHƯA ĐẾN MỨC ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ
MỤC 1
BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ, PHONG,
THĂNG QUÂN HÀM SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 32.
1. Sĩ quan dự bi được bổ nhiệm chức vụ theo nhu cầu biên chế của đơn vị dự bị động viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định đối với từng chức vụ đảm nhiệm, quá trình công tác, kết quả huấn luyện sĩ quan dự bị để xét bổ nhiệm.
2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan dự bị được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sĩ quan dự bị hạng 2 đang đảm nhiệm chức vụ đã có sĩ quan dự bị hạng 1 đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm để thay thế,
b) Khi thay đổi đơn vị dự bị động viên không còn nhu cầu biên chế chức vụ sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm;
c) Sĩ quan dự bị không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
d) Khi sĩ quan dự bị có quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
3. Sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng thì bị xử lý kỷ luật giáng chức, cách chức theo quy đinh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 33.
1. Sĩ quan dự bi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:
a) Có phẩm chất chính tri, đạo đức tốt, có trình độ kiên thức năng lực quy định đối với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động;
b) Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bi động viên có nhu cầu cấp quân hàm cao hơn cấp quân hàm hiện tại;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bi quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999.
2. Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, nếu đuợe tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.
3. Sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng thì bị xử lý kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 34.
1. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị thực hiện như sau:
a) Tỉnh đội trưởng, Thành đội trưởng thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Phó Tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;
b) Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đổi với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng đến Trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bi cấp Thiếu tá, Trung tá;
c) Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bi các chức vụ, cấp bậc còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.
2. Trước khi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm, cấp có thẩm quyền quyết đinh phải lấy ý kiến của cấp uỷ, chính quyền cấp xã nơi sĩ quan dự bi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác và trao đổi với các đơn vị nhận sĩ quan dự bị.
3. Việc xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bi được tiến hành hàng năm do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.
MỤC 2
GỌI SĨ QUAN DỰ BỊ VÀO PHỤC VỤ TẠI NGŨ HOẶC TĂNG CƯỜNG
CHO LỰC LƯỢNG THƯỜNG TRỰC KHI CHƯA ĐẾN MỨC
ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ
Điều 35.
1. Trong thời chiến việc gọi sĩ quan dự bi vào phục vụ tại ngũ bổ sung cho lực lượng thường trực, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan năm 1999.
2. Trong thời bình, căn cứ vào chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định gọi sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ vào phục vụ tại ngũ; khi hết thời hạn 2 năm thì quyết định thôi phục vụ tại ngũ và tiếp tục phục vụ tại ngạch dự bi. Trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan dự bi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì xét chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ hoặc cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.
Điều 36. Thẩm quyền gọi sĩ quan dự bi đi làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực khi chưa đến mức động viên cục bộ, thực hiện theo Nghị định số 25/1998/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1998 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 37.
1. Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện lệnh gọi sĩ quan dự bị ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình và bảo đảm mọi điều kiện cho sĩ quan dự bi chấp hành lệnh gọi.
2. Khi nhận được lệnh gọi vào phục vụ tại ngũ hoặc tăng cường cho lực lượng thường trực khi chưa đến mức động viên cục bộ, sĩ quan dự bi phải có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định, mang theo thẻ sĩ quan dự bị.
CHƯƠNG V
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 38.
1. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 và cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày như học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên (sau đây gọi là Nghị định 39/CP).
2. Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày, được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt như với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, hưởng phụ cấp tiêu vặt hàng tháng cấp Thượng sĩ; nếu bị thương, ốm đau hoặc từ trần thì được hưởng chế độ, chính sách như quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 39/CP và các văn bản pháp luật có liên quan; sinh viên khi tốt nghiệp đại học được tham gia thi tuyển công chức khi có giấy báo dự thi và bảo lưu kết quả trong thời gian đào tạo.
3. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, được áp dụng chế độ ăn hàng ngày như họe viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng khoản phụ cấp phục vụ trên hạn định (nếu có) ngoài phụ cấp cơ bản theo quy định hiện hành của mỗi cấp.
Điều 39.
1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999; được hưởng một tháng lương theo cấp bậc quân hàm, được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả khi thi tuyển công chức như đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ.
2. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị ngoài các quyền lợi được hưởng quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng chế độ, ehính sách đối với hạ sĩ quan xuất ngũ.
Điều 40.
1. Sĩ quan dự bi giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bi động viên hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị quy định tại Điều 25 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996.
2. Sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vi dự bị động viên nhưng không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp sĩ quan dự bị bằng hệ số 0,3 so với lương tối thiểu.
3. Sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bi nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bằng hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.
Điều 41. Trong thời gian sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực, tập trung huấn luyện, được hưởng các chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 39/CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 42.
1. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, được mang cấp bậc quân hàm đã có, được bổ nhiệm chức vụ theo nhu cầu biên chế và được hưởng mọi quyền lợi như sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.
2. Sĩ quan dự bị hết hạn phục vụ tại ngũ, nếu không chuyển sang ngạch tại ngũ thì được giải quyết chế độ chính sách như sĩ quan tại ngũ khi thôi phục vụ tại ngũ.
Điều 43.
1. Sĩ quan dự bi trong thời gian phục vụ ở ngạch dự bị hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi giải ngạch được xét khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Sĩ quan dự bị từ trần, cơ quan quân sự cấp huyện, xã có trách nhiệm phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác và gia đình tổ chức tang lễ theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
CHƯƠNG VI
KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 44. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng chi cho công tác sĩ quan dự bị chi theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 39/CP và những nội dung sau:
1. Tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị;
2. Trả phụ cấp trách nhiệm cho sĩ quan dự bi quy định tại Điều 40 Nghị định này;
3. Tổ chức đăng ký, quản lý, sinh hoạt, khen thưởng, thăm viếng sĩ quan dự bị; in ấn sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác sĩ quan dự bị;
4. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác sĩ quan dự bị, nghiên cứu khoa học và các công tác khác có liên quan đến đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
Điều 45. Ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ chi cho công tác sĩ quan dự bị chi theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 39/CP và những nội dung sau:
1. Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị;
2. Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác sĩ quan dự bị.
Điều 46. Ngân sách quốc phòng của tỉnh, huyện chi cho công tác sĩ quan dự bị chi theo quy đinh tại Điều 29, Điều 30 Nghị đinh số 39/CP và những nội dung sau:
1. Trợ cấp cho gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đi đào tạo sĩ quan dự bị;
2. Tuyển chọn công dân đi đào tạo sĩ quan dự bị.
3. Tổ chức khám sức khỏe sĩ quan dự bị;
4. Chi cho các công việc khác có liên quan đến việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
CHƯƠNG VII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 47. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và huy động sĩ quan dự bị được khen thưởng theo quy định của nhà nước.
Điều 48.
1. Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc xây dựng và huy động sĩ quan dự bị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người thiếu trách nhiệm gây thiệt hại trong xây dựng và huy động sĩ quan dự bị; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm những quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghi đinh số 153/HĐBT ngày 08 tháng 9 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 50. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn kiểm tra tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 51. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươn chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 26/2002/ND-CP

Hanoi, March 21, 2002

 

DECREE

ON RESERVE OFFICERS OF THE VIETNAM PEOPLE’S ARMY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Officers of the Vietnam People’s Army of December 21, 1999;

Pursuant to the Ordinance on the Mobilized Reserve Forces of August 27, 1996;

At the proposal of the Minister of Defense,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Decree prescribes the recruitment, training, registration, drill, arrangement, post appointment, dismissal from position, rank bestowal and promotion, class transfer and relieving from reserve officer status; summoning of reserve officers for active service in the army; regimes, policies, commendation, violation handling, and funding for reserve officers- related work.

Article 2.-

1 Reserve officers are officers of the Vietnam People’s Army in the reserve status, including class one- reserve officers and class two- reserve officers according to the age limits prescribed in Clause 1, Article 13 of the Law on Officers of the Vietnam People’s Army of December 21, 1999 (hereinafter called the 1999 Officers Law).

2. Reserve officers are registered, managed, trained and arranged into mobilized reserve units, standing ready for mobilization for active service in the army and for reinforcement of the regular forces when so required.

Article 3.-

1. The contingent of reserve officers is built politically, ideologically and organizationally strong, with rational quantity and structure of reserve officers who have commanding, managerial and technically professional skills and capability, meeting the requirements of building and mobilizing the mobilized reserve forces.

2. The building and mobilization of the contingent of reserve officers must ensure adequate quantity, right subjects, proper criteria, the schedule, confidentiality and safety as provided for by law.

Article 4.-The State agencies, political organizations, socio-political organizations, economic organizations, social organizations, socio-professional organizations (hereinafter called collectively the agencies and organizations), the people’s armed force units and all citizens have the responsibility to implement the provisions on reserve officers in this Decree and other relevant legal documents.

Chapter II

RECRUITMENT AND TRAINING OF RESERVE OFFICERS

Article 5.-

1. The following subjects may be recruited for training to be reserve officers:

a) Professional army men, demobilized non-commissioned officers and class one- reserve non-commissioned officers;

b) Public officials and employees outside the army and persons with university or higher degrees.

2. Subjects prescribed in Clause 1 of this Article, if meeting all political, moral and educational criteria as well as health and age conditions, can be recruited for training to be reserve officers. The specific criteria and conditions for subjects to be recruited for training to be reserve officers shall be stipulated by the Minister of Defense.

Article 6.-

1. Basing himself on the need to build the contingent of reserve officers and at the proposal of the Minister of Defense, the Prime Minister shall decide on the reserve officer- training norms, assign the quotas and task of recruiting citizens for annual training of reserve officers to the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government (hereinafter called collectively the ministries), the provinces and centrally-run cities (hereinafter called collectively the provinces).

2. Basing himself on the Prime Minister’s decision, the Minister of Defense shall decide on the concrete number of each type of reserve officers to be trained at the ministries and provinces.

Article 7.-The training of reserve officers shall be carried out at army schools. The duration for training of reserve officers shall range from 3 to 6 months. Depending on the subjects, and the requirements of training each type of reserve officers, the Minister of Defense shall specify the training duration, contents and programs.

Article 8.-

1. The Defense Ministry shall guide the ministries and provinces in recruiting eligible persons for training to be reserve officers.

2. The provincial-level People’s Committee shall direct and urge the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (hereinafter called collectively the district level) to recruit persons for training to be reserve officers strictly according to the norms, subjects, standards and compile dossiers thereon so that the Minister of Defense shall decide to summon them for training to be reserve officers.

3. Based on the Defense Minister’s decisions to summon people for training to be reserve officers, the summoning of each person for training shall be carried out as follows:

a) The district-level People’s Committees shall summon for reserve officers training the class one- reserve non-commissioned officers, public officials and employees outside the army and persons with university or higher degrees, who reside in their respective localities;

b) The deans of universities shall execute the Defense Minister’s decision, calling up graduate students for training to be reserve officers;

c) Units under the Defense Ministry shall call up professional army men and demobilized non-commissioned officers for training to be reserve officers.

Article 9.-

1. Those who are recruited for training to be reserve officers shall have to abide by the regulations on recruitment and obey the orders calling up for training to be reserve officers.

2. Agencies and organizations, which have persons sent for reserve officers training, shall have to supply dossiers, arrange time and ensure the interests of persons sent for reserve officers training as provided for by law.

Chapter III

REGISTRATION, MANAGEMENT, TRAINING, CLASS TRANSFER AND RELIEVING FROM OF RESERVE OFFICER STATUS

Section 1. REGISTRATION AND MANAGEMENT OF RESERVE OFFICERS

Article 10.-Subjects of registration of reserve officers:

1. Officers who are demobilized and still meet the criteria and conditions for transfer into the reserve status;

2. Cadres being professional army men, who are no longer in active service and still meet all the criteria and conditions, are bestowed the reserve officers grades;

3. Professional army men, demobilized non-commissioned officers and class one- reserve non-commissioned officers, who have gone through reserve officers training and been bestowed the reserve officers grades;

4. Public officials and employees outside the army, persons with university or higher degrees, who have gone through reserve officers training and been bestowed the reserve officers grades.

Article 11.-

1. The subjects prescribed in Article 10 of this Decree are obliged to make registration into the reserve officer status.

2. The subjects prescribed in Clause 1 of this Article shall not be registered as reserve officers, if:

a) They are deprived of the right to service in the people’s armed forces;

b) They are examined for penal liability;

c) They are sentenced to imprisonment or non-custodial reform;

d) They go abroad illegally or stay overseas illegally.

3. When they are no longer subject to the provisions in Clause 2 of this Article, the reserve officers registration shall be considered and decided by competent authorities on the case-by-case basis under the guidance of the Defense Ministry.

Article 12.-The reserve officers registration shall be carried out as follows:

1. Reserve officers who are not State officials and employees shall make their registration at the Military Commands of the communes, wards or district towns (hereinafter called collectively the commune level) or the district-level military offices in the localities where the reserve officers register their permanent residence (hereinafter called the residence place);

2. Reserve officers who are State officials and employees shall make their registration at the agencies or organizations where they work or the local district-level military offices.

Article 13.-

1. Within 15 days as from the time the officers retire from active services and are transferred into the reserve status or from the time the reserve officers return to their residence or working places after graduating from reserve officers training courses, the reserve officers shall have to bring the introductory papers and reserve officers cards to the district-level military offices for the first-time registration as provided for in Article 12 of this Decree.

2. The district-level military offices shall carry out the registration procedures and issue papers introducing reserve officers to the commune-level Military Commands or agencies and organizations, where the reserve officers work for management registration.

Article 14.-

1. Within 15 days as from the time the reserve officers make any changes in the registered elements concerning their personal life and families, they must go to the commune-level Military Commands or the agencies and organizations, where they work, to make additional registration.

2. Monthly, the commune-level Military Commands and the agencies, organizations, which have reserve officers, shall synthesize the additional registrations and report thereon to the local district-level military offices.

Article 15.-

1. Reserve officers, before moving their residence or working places from one district to another district, shall have to go to the local district-level military offices to carry out the procedures for introduction to the military offices of the new localities where they shall reside or work.

2. Within 15 days as from the date they arrive at their new residence or working places, the reserve officers shall have to go to the district-level military offices of the localities they move in to make registrations as provided for in Article 12 of this Decree.

Article 16.-

1. Reserve officers, when being away from their residence or working places:

a) Being away for 30 days or more, the reserve officers shall have to report such to the commune-level Military Commands or the agencies, organizations where they work. Monthly, the commune-level Military Commands and agencies or organizations which have reserve officers shall have to report to the local district-level military offices on the number of reserve officers being absent;

b) When reserve officers who have been arranged into mobilized reserve units are absent for three months or more, the district-level military offices shall have to notify the regular units directly receiving the reserve officers thereof;

c) When there is a general mobilization order, the reserve officers must immediately return to their residence or working places to be ready for new tasks.

2. Reserve officers who are sent abroad for public missions or study or travel abroad for personal business:

a) For a period of one year or longer, within no more than 15 days as from the dates the reserve officers go abroad, the commune Military Commands, agencies or organizations where the reserve officers work shall send their representatives to the district-level military offices for registration of long-term absence and submission of reserve officers cards. Within 15 days as from the dates they return from abroad to their residence or working places, the reserve officers shall go to the district-level military offices for re-registration as provided for in Article 12 of this Decree;

b) For a period of less than one year, the reserve officers shall deposit their reserve officers cards at the commune-level Military Commands or the agencies or organizations where they work. The commune-level Military Commands or the agencies or organizations where the reserve officers work shall have to report there on to the local district-level military offices within 15 days after such persons go abroad or return from overseas.

Article 17.-

1. For reserve officers who are entitled to be exempt from active service during the war time, the agencies or organizations where such reserve officers work shall, within 15 days as from the dates such reserve officers receive the decisions on their appointment to positions entitled to the exemption, have to notify such in writing to the local district-level military offices for registration of their exemption from active service during the war time.

2. For reserve officers who no longer hold positions entitled to active service exemption as provided for in Clause 1 of this Article, the agencies or organizations where the reserve officers work shall, within 15 days as from the dates they are relieved from such positions, shall have to notify such in writing to the local district-level military offices for re-registration.

Article 18.-

1. The Defense Ministry shall direct and guide the registration and management of reserve officers nationwide.

2. The People’s Committees of all levels shall have to direct the military offices of the same levels to effect the registration and management of reserve officers in their respective localities.

3. The Regional Military Commands and the provincial-level Military Commands shall have to direct and guide the agencies and units under their management as well as agencies and organizations in their respective localities to effect the registration and management of reserve officers.

4. The district-level military offices, the commune-level Military Commands as well as the agencies and organizations having reserve officers shall have to directly organize the registration and management of reserve officers.

5. Agencies and organizations shall receive, arrange jobs and settle interests for reserve officers only when the district-level military offices introduce that they have fulfilled their registration obligation, and create all conditions for the reserve officers to fully implement the regulations on registration of reserve officers.

6. The regular units and the army training establishments must carry out all procedures to introduce reserve officers for registration at the district-level military offices of the localities where the reserve officers reside or work.

7. The army’s regular units which receive reserve officers shall have to regularly coordinate with the local military offices of different levels in verification, registration and management of reserve officers already arranged in the mobilized reserve units under their respective management.

Article 19.-

1. The dossiers, forms of reserve officer registration and management shall be stipulated by the Defense Ministry.

2. The reserve officers cards shall be issued by the Defense Ministry, the commanders of the units attached to the Defense Ministry shall sign and grant cards; in case of loss of reserve officers cards, it must be immediately reported to the district-level military offices; the re-granting of cards shall be considered in detail by competent authorities.

3. Where reserve officers break law so seriously that they must be subject to legal action institution, the district-level military offices of the localities where the reserve officers reside or the agencies or organizations where the reserve officers work shall temporarily withdraw the reserve officers cards, or propose the competent authorities to officially withdraw the reserve officers cards if the law-breaking reserve officers are sentenced to imprisonment.

4. When reserve officers pass away, the commune-level People’s Committees, agencies or organizations, where the reserve officers reside or work, shall have to immediately notify the district-level military offices thereof.

Article 20.-Principles for arranging reserve officers into mobilized reserve units:

1. Arranging reserve officers with military professions and positions suitable to staff positions first, then persons with nearly suitable military profession if such reserve officers are not enough;

2. Arranging class one- reserve officers first, if not enough, the class two- reserve officers shall be arranged;

3. Arranging reserve officers with residence or working places being close to one another into the same mobilized reserve units;

4. The arrangement of reserve officers should be adjusted in time in cases of fluctuation or change in the contingent of reserve officers.

Article 21.-

1. The reserve officers already arranged into mobilized reserve units shall have periodical health checks once every two years; reserve officers not yet arranged into mobilized reserve units shall have health checks when there appear mobilization demands; the health check results shall be kept in the reserve officers dossiers.

2. The district-level medical offices shall have to organize health checks for reserve officers.

Article 22.-

1. The district-level military offices shall organize the verification of reserve officers at least once a year.

2. The general verification of reserve officers shall be stipulated by the Defense Ministry.

Article 23.-

1. The district-level People’s Committees shall direct the commune- level People’s Committees as well as agencies and organizations having reserve officers to organize get-togethers for the reserve officers already registered into the reserve status at least once a year, not to mention the participation in activities of mobilized reserve units as prescribed.

2. The contents, forms and time for reserve officers activities shall be guided by the Defense Ministry.

Article 24.-

1. The ministries shall appoint full-time or part-time cadres for the reserve officer-related work.

2. In the army, from the district-level military offices upward, full-time cadres shall be appointed to undertake the reserve officer- related work.

Article 25.-

1. Quarterly, the agencies or organizations where reserve officers work shall have to statistically record and report quantitatively and qualitatively on the reserve officers to the local district-level military offices before the 15th day of the last month of the quarter.

2. The military offices of all levels shall observe the statistical and reporting regimes regarding the reserve officers under the guidance of the Defense Ministry.

Section 2. TRAINING OF RESERVE OFFICERS

Article 26.-

1. The contents of training reserve officers shall cover: training of commanding officers for management, political work, professional operations, training on military status transfer, manoeuvres, mobilization readiness, combat readiness (hereinafter called collectively training).

2. The training duration for each type of subject, stipulated by the Minister of Defense, shall not exceed one month in a year.

Article 27.-

1. The annual reserve officers- training quotas at the ministries and provinces shall be decided by the Prime Minister.

2. Basing itself on the Prime Minister’s decisions, the Defense Ministry shall have to direct and guide their units to organize the coordination with the ministries and localities in defining the time, venues and mode of receiving reserve officers for training.

3. The ministries and localities which are assigned the training quotas shall have to mobilize reserve officers in adequate number and with the right subjects, then rally them on time and at the right places, and hand them over to the mobilized reserve units, and receive the reserve officers back to their former working positions after they have completed the training courses.

4. The reserve officers must be present on time and at the right places, stated in the call-up orders, strictly abide by the regulations of the army and units in the training duration.

5. Units which organize the training, after concluding their training courses, must give evaluation and remarks on each reserve officer and notify such to the district-level military offices and agencies where the reserve officers work.

Article 28.-

1. The presidents of the district-level People’s Committees shall call up for concentrated training the reserve officers with the post of battalion commander of the mobilized reserve unit or lower and other reserve officers of the major or lower rank.

2. The presidents of the provincial-level People’s Committees shall call up for concentrated training the reserve officers with post of deputy regiment commander of the mobilized reserve unit or higher and other reserve officers of the lieutenant colonel or higher rank.

3. The ministers shall call up for concentrated training the reserve officers of the mobilization reserve units which their ministries are assigned to build up.

Section 3. CLASS TRANSFER, RELIEVING FROM RESERVE OFFICER STATUS

Article 29.-When reserve officers pass the age for class one- reserve officers as prescribed in Clause 1, Article 13 of the 1999 Law on Officers, the district-level military offices shall carry out procedures, proposing the competent authorities to issue decisions on transfer to class two- reserve and notify the reserve officers thereof.

Article 30.-The district-level military offices shall carry out the procedures proposing the competent authorities to issue decisions on relieving from reserve officer status in the following cases:

1. The reserve officers who have passed the class two- reserve age as prescribed in Clause 1, Article 13 of the 1999 Law on Officers.

2. The reserve officers who fail to meet the officers criteria, fail to meet the health conditions for active service in the army;

3. The reserve officers who serve imprisonment sentences, go abroad illegally, stay overseas illegally.

Article 31.-

1. The competence to decide on the class transfer and status removal for reserve officers shall be as follows:

a) The commanders of the provincial/municipal Military Commands shall decide on the class transfer and status removal for reserve officers of company rank;

b) The Military Region commanders shall decide on the class transfer and status removal for reserve officers of major and lieutenant colonel ranks;

c) The competence to decide on class transfer and status removal for reserve officers of other ranks shall be decided by the Minister of Defense of competent authorities.

2. The consideration and decision on class transfer and status removal for reserve officers shall be carried out annually under the Defense Ministry’s guidance.

Chapter IV

APPOINTMENT, RELIEVING FROM POSTS, RANK BESTOWAL AND PROMOTION, CALL- UP OF RESERVE OFFICERS FOR ACTIVE SERVICE OR REINFORCEMENT OF REGULAR FORCES UPON THE SUB-PARTIAL MOBILIZATION LEVEL

Section 1. APPOINTMENT AND POST REMOVAL, RANK BESTOWAL AND PROMOTION FOR RESERVE OFFICERS

Article 32.-

1. The reserve officers shall be entitled to post appointment according to the staff demands of the mobilized reserve units. Based on the criteria prescribed for each post, working seniority and reserve officers training results, the appointment shall be considered and decided.

2. The removal from posts of reserve officers shall be effected in the following cases:

a) Where class two- reserve officers are holding posts which can be undertaken by available class one- reserve officers who meet all criteria and conditions for appointment for replacement;

b) Where they change the mobilized reserve units where no longer exists the need to retain the posts being held by the reserve officers;

c) Where the reserve officers no longer meet all the criteria and conditions for holding the current posts;

d) Where the reserve officers receive decisions on status removal, hence automatic removal from posts.

3. Reserve officers who breach laws, army disciplines and/or moral quality of the revolutionary cadres shall be disciplined by demotion or removal from posts under decisions of the Minister of Defense.

Article 33.-

1. Reserve officers who fully meet the following criteria and conditions shall be considered for rank promotion:

a) Having good political and moral qualities, having professional qualifications and capabilities prescribed for the positions they are holding; pending the consideration for rank promotion, strictly observing the regulations on registration, management, training, activities and mobilization orders;

b) The posts they are holding in the mobilized reserve units require ranks higher than the current ones;

c) They are mature for reserve officers rank promotion consideration as prescribed in Clause 4, Article 41 of the 1999 Law on Officers.

2. Reserve officers who have research projects, valuable inventions in service of national defense or record outstanding achievements, have performed courageous deeds in the protection of political security, social order and safety, combat against natural calamities, and are conferred orders, shall be considered for rank promotion ahead of time.

3. Reserve officers who breach laws, army disciplines and/or moral qualities of the revolutionary cadres shall be disciplined with rank demotion or deprivation of reserve officers rank under decisions of the Minister of Defense.

Article 34.-

1. The competence to decide on post appointment, reserve officers rank bestowal and promotion shall be as follows:

a) The commanders of the provincial/municipal Military Commands shall decide on the appointment of reserve officers holding the post of deputy battalion commander or equivalent or lower level and the promotion of reserve officers of company rank;

b) The Military Region commanders shall decide on the appointment of reserve officers holding the posts of from battalion commander to regiment commander and equivalent, and the promotion of reserve officers of major and lieutenant colonel ranks;

c) The competence to decide on the appointment and bestowal and promotion of reserve officers of other posts and ranks shall be decided by the Minister of Defense or competent authorities;

d) The competent authorities shall decide on the appointment, bestowal and promotion of reserve officers of any post, any rank shall have competence to remove from posts, dismiss, deprive the rank or demote the reserve officers holding such post and such rank.

2. Before deciding on the appointment, removal from posts, rank promotion, the competent authorities shall have to gather comments of the Party committees and the administrations of the communes where the reserve officers reside or the agencies or organizations where the reserve officers work and consult with the units which receive the reserve officers.

3. The consideration of and decision on post appointment, removal and rank promotion of reserve officers shall be effected annually under the guidance of the Defense Ministry.

Section 2. CALL-UP OF RESERVE OFFICERS FOR ACTIVE SERVICE OR FOR REINFORCEMENT OF REGULAR FORCES UPON THE SUB-PARTIALMOBILIZATION LEVEL

Article 35.-

1. During the wartime, the call-up of reserve officers for active service and reinforcement of regular forces shall comply with the provisions at Point b, Clause 2, Article 40 of the 1999 Law on Officers.

2. During the peace time, basing himself on the quotas of the Prime Minister, the Minister of Defense shall decide to call up reserve officers who have not yet joined the army for active service; at the end of two-year time limit, decide on the demobilization and the continued service on the reserve status. In case of need by the army, the fully qualified reserve officers shall be considered for transfer into the status of active officers or professional army men, military personnel.

Article 36.-The competence to call up reserve officers for reinforcement of regular forces upon the sub-partial mobilization level shall comply with Decree No.25/1998/ND-CP of May 5, 1998 and relevant legal documents.

Article 37.-

1. The agencies, organizations shall have to abide by the orders on calling up reserve officers in their agencies, units and localities and ensure all conditions for the reserve officers to abide by the call-up orders.

2. Upon receiving the call-up orders for active service or reinforcement for regular forces upon the sub-partial mobilization level, the reserve officers must be present on time and at the prescribed places, carrying with them the reserve officers cards.

Chapter V

REGIMES AND POLICIES FOR RESERVE OFFICERS

Article 38.-

1. Class one- reserve non-commissioned officers and public officials as well as employees enjoying salaries from the State budget shall, during the reserve officer- training duration, enjoy the daily food regime like cadets trained to be officers of section rank; enjoy regimes and policies applicable to reserve officers during the concentrated training period as provided for in Article 23 of Decree No.39/CP of April 28, 1997 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Mobilized Reserve Force (hereinafter called Decree No.39/CP for short).

2. Persons with university or higher degrees and not enjoying salaries from the State budget and students graduating from universities shall, during the reserve officers- training period, be entitled to the daily meal regime, the borrowing of military uniforms or the supply of daily life essentials like cadets trained to be officers of section rank, and the monthly stipends equal to that of the sergeant rank. If getting wounded, sick or passing away, they shall enjoy the regimes and policies applicable to reserve officers during the concentrated training as provided for in Clause 6, Article 23 of Decree No.39/CP and relevant legal documents; students, when graduating from universities, may participate in examinations for recruitment of public employees when getting the examination notices and reserve the examination results during the training period.

3. Demobilized non-commissioned officers shall, during the reserve officers- training period, enjoy the daily meal regime like cadets trained to be officers of section level, enjoy above-limit allowances (if any) outside the basic allowances according to the current regulations of each level.

Article 39.-

1. Cadets graduating from reserve officers training shall be bestowed with the reserve officers ranks prescribed in Article 41 of the 1999 Law on Officers; enjoy one month’s salary according to their ranks and shall be given additional marks to the results of their examinations for public employee recruitment just like the demobilized army officers.

2. Non-commissioned officers who have retired from active service and graduated from reserve officers training shall, apart from the benefits prescribed in Clause 1 of this Article, enjoy the regimes and policies applicable to demobilized non-commissioned officers.

Article 40.-

1. Reserve officers who hold commanding posts of mobilized reserve units shall quarterly enjoy the responsibility allowance amount for unit management under the provisions in Article 25 of the Ordinance on Mobilized Reserve Force of August 27, 1996.

2. Reserve officers who have been arranged into mobilized reserve units but do not fall into subjects prescribed in Clause 1 of this Article shall quarterly enjoy the reserve officersallowance with the coefficient of 0.3 of the minimum salary.

3. Reserve officers who have registered into the reserve status but not yet been arranged into the mobilized reserve units shall quarterly enjoy the responsibility allowance for registration, concentrated activities, inspection of readiness to perform tasks with the coefficient of 0.2 of the minimum salary.

Article 41.-While performing the tasks of reinforcement for regular forces, concentrated training, the reserve officers shall enjoy the regimes and policies applicable to reserve officers prescribed in Articles 23 and 24 of Decree No.39/CP and relevant legal documents.

Article 42.-

1. Reserve officers who are called up for active service shall bear the ranks already bestowed to them and be appointed to posts according to payroll demands and enjoy all interests like active officers of the same ranks.

2. Reserve officers who have finished their active service, if not being transferred into the active service status, shall be entitled to regimes and policies enjoyed by active officers when retiring from the active service.

Article 43.-

1. Reserve officers, while under the reserve service status, who well fulfill their tasks, shall be considered for commendation when being removed from the reserve status under the stipulations of the Minister of Defense.

2. When reserve officers die, the district-and commune-level military offices shall have to coordinate with the localities or agencies, organizations, where the reserve officers reside or work as well as their families in organizing their funerals under the guidance of the Defense Ministry.

Chapter VI

FUNDING FOR RESERVE OFFICER-RELATED WORK

Article 44.-The State budget funding allocated to the Defense Ministry for reserve officer- related work shall be spent according to the provisions in Article 27 of Decree No.39/CP and on the following contents:

1. Organizing the training of reserve officers;

2. Paying responsibility allowances to reserve officers as provided for in Article 40 of this Decree;

3. Organizing the registration, management, activities and commendation of and visits to, reserve officers; printing books, forms and tables, ensuring material supplies in service of the reserve officer- related work;

4. Organizing professional fostering and training on reserve officer- related work, scientific research and other activities related to the registration and management of reserve officers.

Article 45.-The State budget funding allocated to the ministries for reserve officer- related work shall be spent according to the provisions in Article 28 of Decree No. 39/CP and on the following contents:

1. Recruiting public officials and employees as well as university graduates for reserve officerstraining;

2. Organizing registration, management, ensuring material supplies for the reserve officer- related work.

Article 46.-The State budget funding allocated to the provinces and districts for the reserve officer- related work shall be spent according to the provisions in Articles 29 and 30 of Decree No.39/CP and on the following contents:

1. Paying allowances to families of class one- reserve non-commissioned officers who are on the reserve officers training;

2. Recruiting citizens for reserve officers training;

3. Organizing health checks for reserve officers;

4. On other activities related to the registration and management of reserve officers.

Chapter VII

COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING

Article 47.-Organizations and individuals that record achievements in performing the tasks of building and mobilizing reserve officers shall be commended and/or rewarded according to the State’s regulations.

Article 48.-

1. Those who commit acts of evading, obstructing or opposing the building and mobilization of reserve officers shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to the provisions of law.

2. Those who lack responsibility and cause damage to the building and mobilization of reserve officers; abuse their positions and powers to act against regulations or cover up the violators of provisions in this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability, if causing material damage, they must pay compensation therefor according to the provisions of law.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 49.-This Decree takes implementation effect 15 days after its signing and replaces Decree No.153/HDBT of September 8, 1982 of the Council of Ministers on the regime of reserve officers of the Vietnam People’s Army.

Article 50.-The Defense Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in guiding the inspection of the implementation of this Decree.

Article 51.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 26/2002/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất