Trả lời:
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về tiêu chí phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
"Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này
[…]”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP về tiêu chí tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
"[…]
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự
[…]”.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với công dân sức khỏe loại 3 thì không tuyển công dân có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Việc chấm điểm về cân nặng khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ căn cứ tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì chỉ số BMI của con trai bạn > 36.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục IV của Phụ lục I nói trên thì con trai bạn không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự do có chỉ số BMI lớn hơn 30.
Xem thêm: Gầy quá hoặc béo quá có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Béo phì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!