Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT về QCKTQG về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

thuộc tính Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:72/2011/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:25/10/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________

Số: 72/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG VẬT NUÔI

________________________

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định cừu giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 71: 2011/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định dê giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 72: 2011/BNNPTNT
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định ngan giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 73: 2011/BNNPTNT
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định tằm giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 74: 2011/BNNPTNT
5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định thỏ giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 75: 2011/BNNPTNT
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định trâu giống.
Ký hiệu: QCVN 01 - 76: 2011/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Chi cục Thú y các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ; Website Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
vLưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 71: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH CỪU GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding sheeps

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 71: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72 /TT-BNNPTNT ngày .25. tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH CỪU GIỐNG

National technical regulation on experiment, testing breeding sheeps

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định cừu giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định cừu giống tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm cừu giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định cừu giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc cừu giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống đó.

1.3.2. Kiểm định cừu giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của cừu giống sau khi đưa ra sản xuất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong toàn đàn giống.

2.1.1. Đối với khảo nghiệm, kiểm định cừu cái giống

a) Khảo nghiệm:

Số lượng cừu cái giống cần cho khảo nghiệm không ít hơn 15 con (trong trường hợp số lượng nhỏ hơn 15 con thì tiến hành khảo nghiệm trên toàn đàn)

b) Kiểm định:

- Số lượng cừu hậu bị (trong đó khoảng 50% cừu đực và 50% cừu cái) cần cho kiểm định không ít hơn 15 con và không lớn hơn 30 con.

- Số lượng cừu (được sinh ra từ đàn cái giống) để mổ khảo sát tối thiểu là 03 con cho mỗi tính biệt, chưa được vỗ béo ở thời điểm 9 tháng tuổi.

2.1.2. Đối với khảo nghiệm, kiểm định cừu đực giống

- Số lượng cừu đực giống, cừu đực hậu bị cần cho khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 03 con.

- Số lượng mẫu tinh nguyên để kiểm tra các chỉ tiêu lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) không ít hơn 05 mẫu đối với mỗi cừu đực giống.

- Số lượng cừu cái sử dụng để phối giống bằng nhảy trực tiếp không ít hơn 10 con đối với mỗi cừu đực giống.

2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

a) Thời gian khảo nghiệm:

- Đối với cừu giống nhập khẩu lần đầu: Tính từ thời điểm nhập khẩu đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Đối với cừu giống tạo ra trong nước: Tính từ khi sơ sinh đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

b) Thời gian kiểm định:

Tính từ khi sơ sinh đến kết thúc các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định cừu giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp cừu giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Định mức các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong bảng 1.

- Đối với khảo nghiệm: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật.

Các giá trị định mức làm căn cứ đánh giá là các giá trị trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả của đơn vị kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

Bảng 1. Quy định định mức các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cừu giống

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Cừu Phan Rang

I

Đối với cừu đực, cái hậu bị

 

 

 

Chỉ tiêu về khối lượng

1

Khối lượng sơ sinh (không nhỏ hơn)

kg

2,0

2

Khối lượng 03 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

11,5

3

Khối lượng 09 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

20,5

4

Khối lượng 12 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

21,0

5

Khối lượng 24 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

27

 

Chỉ tiêu về sản xuất

6

Tỷ lệ thịt xẻ 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

43

7

Tỷ lệ thịt tinh 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

32

II

Đối với cừu cái sinh sản

8

Tuổi phối giống lần đầu (không lớn hơn)

ngày

340

9

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg

19

10

Tuổi đẻ lứa đầu (không lớn hơn)

ngày

500

11

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (không lớn hơn)

ngày

300

12

Số con sơ sinh/lứa (không nhỏ hơn)

con

1,3

III

Đối với cừu đực giống

13

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh (không nhỏ hơn)

tháng

15

14

Lượng xuất tinh (V) (không nhỏ hơn)

ml

1.15

15

Hoạt lực tinh trùng (A) (không nhỏ hơn)

%

80

16

Nồng độ tinh trùng (C) (không nhỏ hơn)

tỷ/ml

3.5

17

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) (không lớn hơn)

%

12

 

2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.5.1. Phương pháp xác định khối lượng

- Khối lượng cơ thể cừu, tính bằng kilogram, khối lượng được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn. Độ chính xác của cân đến 0,1 kg.

- Cân cừu vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn, uống.

- Đối với cừu sơ sinh, cân sau khi đã lau khô lông da và và trước khi cho bú sữa đầu.

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản

a) Đối với cừu cái giống

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi cừu được phối giống lần đầu.

- Khối lượng phối giống lần đầu (kg): xác định tại thời điểm cừu được phối giống lần đầu, phương pháp xác định theo mục 2.5.1.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): tính từ khi cừu sinh ra đến ngày cừu cái đẻ lứa đầu.

- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa sau kế tiếp.

- Số con sơ sinh/lứa (con): Là số con sơ sinh được sinh ra trong một lứa đẻ của một cừu cái.

b) Đối với cừu đực giống

- Tuổi bắt đầu sản xuất tinh: tính từ thời điểm sơ sinh tới khi cừu đực giống bắt đầu được khai thác tinh.

2.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

a) Đối với cừu đực, cái hậu bị

- Phương pháp xác định tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh.

+ Cừu trước khi giết mổ phải để nhịn đói 12h.

+ Cân khối lượng cừu sống ngay trước khi giết mổ.

+ Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể cừu sau khi đã lột da, bỏ đầu (tại xương át lát), phủ tạng (cơ quan tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và tim) và bốn chân (tính từ gối trở xuống).

+ Khối lượng thịt tinh là là tổng khối lượng thịt được tách ra từ thịt xẻ sau khi bỏ xương.

+ Các giá trị khối lượng tính bằng kilogram, được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn, độ chính xác của cân đến ± 0,1 kg.

+ Kết quả để đánh giá chất lượng là giá trị trung bình cộng của tất cả các cừu mổ khảo sát.

- Công thức tính tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh:

- Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

Khối lượng thịt xẻ

x 100

Khối lượng cừu sống

- Tỷ lệ thịt tinh (%) =

Khối lượng thịt tinh

x 100

 

Khối lượng cừu sống

 

b) Đối với cừu đực giống

Lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) xác định theo Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành về đánh giá chất lượng tinh gia súc

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

 3.1.1. Cừu giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cừu giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Cừu giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

 

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 72: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH DÊ GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding goats

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 -72: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72 /TT-BNNPTNT ngày .25..tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH DÊ GIỐNG

National technical regulation on experiment, testing breeding goats

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định dê giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định dê giống tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm dê giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định dê giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc dê giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống đó.

1.3.2. Kiểm định dê giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của dê giống sau khi đưa ra sản xuất.

1.3.3. Dê giống bao gồm dê giống hướng sữa, dê giống hướng thịt và dê giống kiêm dụng.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên trong toàn đàn giống.

2.1.1. Đối với khảo nghiệm, kiểm định dê cái giống hướng thịt

a) Khảo nghiệm:

Số lượng dê cái giống cần cho khảo nghiệm không ít hơn 15 con (trong trường hợp số lượng nhỏ hơn 15 con thì tiến hành khảo nghiệm trên toàn đàn)

b) Kiểm định:

- Số lượng dê hậu bị (trong đó khoảng 50% dê đực và 50% dê cái) cần cho kiểm định không ít hơn 15 con và không lớn hơn 30 con.

- Số lượng dê (được sinh ra từ đàn cái giống) để mổ khảo sát tối thiểu là 03 con cho mỗi tính biệt, chưa được vỗ béo ở thời điểm 9 tháng tuổi.

2.1.2. Đối với khảo nghiệm, kiểm định dê cái giống hướng sữa

a) Khảo nghiệm: Số lượng dê cái giống cần cho khảo nghiệm không ít hơn 15 con (trong trường hợp nhỏ hơn 15 con, tiến hành khảo nghiệm trên toàn đàn)

b) Kiểm định: Số lượng dê hậu bị cần cho kiểm định không ít hơn 15 con và không lớn hơn 30 con.

2.1.3. Đối với khảo nghiệm, kiểm định dê đực giống

- Số lượng dê đực giống, dê đực hậu bị cần cho khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 03 con.

- Số lượng mẫu tinh nguyên để kiểm tra các chỉ tiêu lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) không ít hơn 05 mẫu đối với mỗi dê đực giống.

- Số lượng mẫu tinh đông lạnh dạng cọng rạ để kiểm tra các chỉ tiêu lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) không ít hơn 05 mẫu đối với mỗi dê đực giống.

- Số lượng dê cái sử dụng để phối giống bằng nhảy trực tiếp không ít hơn 10 con đối với mỗi dê đực giống.

- Số lượng dê cái sử dụng để phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ) không ít hơn 10 con đối với mỗi dê đực giống.

2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

a) Thời gian khảo nghiệm:

- Đối với dê giống nhập khẩu lần đầu: Tính từ thời điểm nhập khẩu đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Đối với dê giống tạo ra trong nước: Tính từ thời điểm sơ sinh đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

b) Thời gian kiểm định: Tính từ khi sơ sinh đến kết thúc các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định dê giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp dê giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Định mức các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong bảng 1 và bảng 2.

- Đối với khảo nghiệm: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật.

Các giá trị định mức làm căn cứ đánh giá là các giá trị trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả của đơn vị kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

Bảng 1. Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với dê hướng thịt và dê hướng sữa

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Dê hướng thịt

Dê hướng sữa

Boer

Saanen

Alpine

I.

Đối với dê đực, cái hậu bị

 

Chỉ tiêu về khối lượng

1

Khối lượng sơ sinh (không nhỏ hơn)

kg

2.7

2.6

2.5

2

Khối lượng 3 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

15

12

10

3

Khối lượng 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

23

20

18

4

Khối lượng 12 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

30

25

23

5

Khối lượng 24 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

44

35

32

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

6

Tỷ lệ thịt xẻ 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

45

-

-

7

Tỷ lệ thịt tinh 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

30

-

-

II.

Đối với dê cái sinh sản

 

Chỉ tiêu sinh sản

8

Tuổi phối giống lần đầu (không lớn hơn)

ngày

450

350

360

9

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg

35

24

22

10

Tuổi đẻ lứa đầu (không lớn hơn)

ngày

610

510

520

11

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (không lớn hơn)

ngày

350

380

360

12

Số con sơ sinh/lứa

con

1,85

1,45

1,45

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

12

Sản lượng sữa bình quân lứa 1 và 2 (không nhỏ hơn)

kg

-

400

350

13

Hàm lượng mỡ sữa (không nhỏ hơn)

%

-

3.20

3.00

III.

Đối với dê đực giống

 

Chỉ tiêu sinh sản

 

 

 

 

14

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh (không lớn hơn)

tháng

15

18

18

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

15

Lượng xuất tinh (V) (không nhỏ hơn)

ml

1.2

1.1

0.9

16

Hoạt lực tinh trùng (A) (không nhỏ hơn)

%

77

75

75

17

Nồng độ tinh trùng (C) (không nhỏ hơn)

tỷ/ml

3.1

2.7

3.0

18

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) (không lớn hơn)

%

10.8

11.3

11

 

Bảng 2. Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với dê kiêm dụng

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Dê kiêm dụng

Bách Thảo

Barbari

Jumnapari

Beetal

I

Đối với hậu bị

 

Chỉ tiêu về khối lượng

1

Khối lượng sơ sinh (không nhỏ hơn)

kg

2,5

2,2

3,1

3,0

2

Khối lượng 3 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

10,7

9,2

12,0

11,6

3

Khối lượng 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

23

17

22

24,5

4

Khối lượng 12 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

28

21

30

28

5

Khối lượng 24 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

40,0

28,8

39,0

38,0

6

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ thịt xẻ 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

45

46

44

47,5

7

Tỷ lệ thịt tinh 9 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

%

30

31

30

30,5

II

Đối với cái sinh sản

 

Chỉ tiêu sinh sản

 

 

 

 

 

8

Tuổi phối giống lần đầu (không lớn hơn)

ngày

320

240

340

330

9

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg

20

15

23

23

10

Tuổi đẻ lứa đầu (không lớn hơn)

ngày

430

400

500

490

11

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (không lớn hơn)

kg

260

260

290

300

12

Số con sơ sinh/lứa

con

1,60

1,50

1,40

1,40

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

 

13

Sản lượng sữa bình quân lứa 1 và 2 (không nhỏ hơn)

kg

260

240

250

280

14

Hàm lượng mỡ sữa (không nhỏ hơn)

%

4,7

5,0

4,5

4,8

III

Đối với đực giống

 

Chỉ tiêu sinh sản

 

 

 

 

 

15

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh

tháng

15

15

18

18

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

 

16

Lượng xuất tinh (V) (không nhỏ hơn)

ml

0,8

0,8

1,13

1,0

17

Hoạt lực tinh trùng (A) (không nhỏ hơn)

%

75

75

78

78

18

Nồng độ tinh trùng (C) (không nhỏ hơn)

tỷ/ml

2,7

2,7

3,0

3,0

19

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) (không lớn hơn)

%

10,3

10,3

11,5

10,0

2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.5.1. Phương pháp xác định khối lượng

- Khối lượng cơ thể dê, tính bằng kilogram, khối lượng được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn. Độ chính xác của cân đến ± 0,1 kg.

- Cân dê vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn, uống.

- Đối với dê sơ sinh, cân sau khi đã lau khô lông da và và trước khi cho bú sữa đầu.

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản

a) Đối với dê cái giống

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi dê được phối giống lần đầu.

- Khối lượng phối giống lần đầu (kg): xác định tại thời điểm dê được phối giống lần đầu, phương pháp xác định theo mục 2.5.1

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi dê đẻ lần đầu. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước tới ngày đẻ lứa sau kế tiếp. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

- Số con sơ sinh/lứa (con): là số dê con sinh ra trong một lứa đẻ của dê cái. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

b) Đối với dê đực giống

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh: tính từ thời điểm sơ sinh tới khi dê đực giống bắt đầu được khai thác tinh.

2.5.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

a) Đối với dê đực, cái hậu bị

- Phương pháp xác định tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh.

+ Dê trước khi giết mổ phải để nhịn đói 12h.

+ Cân khối lượng dê sống ngay trước khi giết mổ.

+ Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể dê sau khi đã lột da, bỏ đầu (tại xương át lát), phủ tạng (cơ quan tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và tim) và bốn chân (tính từ gối trở xuống).

+ Khối lượng thịt tinh là là tổng khối lượng thịt được tách ra từ thịt xẻ sau khi bỏ xương.

+ Các giá trị khối lượng tính bằng kilogram, được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn, độ chính xác của cân ± 0,1 kg..

+ Kết quả để đánh giá chất lượng là giá trị trung bình cộng của tất cả các dê mổ khảo sát.

- Công thức tính tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh:

- Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

Khối lượng thịt xẻ

x 100

Khối lượng dê sống

- Tỷ lệ thịt tinh (%) =

Khối lượng thịt tinh

x 100

Khối lượng dê sống

b) Đối với dê cái sinh sản

- Phương pháp xác định sản lượng sữa

+ Sản lượng sữa tính theo chu kỳ vắt sữa 150 ngày, nếu dê có thời gian vắt sữa tự nhiên không đủ 120 ngày thì không được tính là một chu kỳ cho sữa.

+ Sản lượng sữa được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn. Đơn vị tính sản lượng sữa là kg, chính xác tới 0,1 kg.

+ Lượng sữa ngày kiểm tra phải được xác định đảm bảo đủ trong 24 giờ và phải vắt sữa đúng quy trình kỹ thuật.

+ Thời gian giữa các lần kiểm tra sản lượng sữa tiếp theo là 30 ngày.

+ Khối lượng sữa kiểm tra lần thứ nhất của chu kỳ sữa nhân với khoảng thời gian từ ngày đẻ đến ngày kiểm tra là khối lượng sữa tổng số của lần thứ nhất.

+ Từ lần thứ hai trở đi, lấy khối lượng sữa trung bình cộng của khối lượng sữa ngày kiểm tra và khối lượng sữa lần kiểm tra trước nó, nhân với khoảng thời gian giữa 2 lần là khối lượng sữa tổng số của các lần kiểm tra thứ hai trở đi.

+ Khối lượng sữa kiểm tra lần cuối cùng nhân với khoảng cách thời gian từ lần kiểm tra cuối cùng đến ngày thứ 150 của chu kỳ sữa là khối lượng sữa tổng số của lần cuối cùng.

+ Tổng các tổng khối lượng sữa của các lần kiểm tra là sản lượng sữa thực tế của cả chu kỳ.

+ Kết quả đánh giá là trung bình cộng sản lượng sữa của chu kỳ 1 và 2.

- Phương pháp xác định hàm lượng mỡ sữa

Mẫu sữa để phân tích chất lượng là sữa cùng ngày của ngày kiểm tra năng suất sữa. Phải bảo đảm trộn đều toàn bộ lượng sữa của mỗi lần vắt trong ngày. Khối lượng mẫu sữa để phân tích chất lượng phải đảm bảo lấy theo tỷ lệ thuận với sản lượng sữa của các lần vắt trong ngày kiểm tra. Mẫu sữa của mỗi cá thể được chứa trong các lọ riêng và ghi số hiệu.

Xác định hàm lượng mỡ sữa theo một trong các tiêu chuẩn sau đây:

+ TCVN 5504:2010 (ISO 2446:2008/IDF 226:2008), Sữa – Phương pháp xác định hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng).

+ TCVN 6508:2007 (ISO 1211:1999), Sữa – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn).

c) Đối với dê đực giống

Lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) xác định theo Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành về đánh giá chất lượng tinh gia súc

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Giống dê của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dê giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Dê giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 73:2011/BNNPTNT

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH NGAN GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding muscovy duck

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 -73: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72./TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIÊM, KIỂM ĐỊNH NGAN GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding muscovy duck

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định ngan giống ông bà, bố mẹ và ngan thương phẩm R31, R51 và R71.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định ngan giống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm ngan giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định ngan giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc ngan giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của ngan giống đó.

1.3.2. Kiểm định ngan giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của ngan giống sau khi đưa ra sản xuất.

1.3.3. Ngan giống: bao gồm ngan ông bà, ngan bố mẹ và ngan thương phẩm.

1.3.4. TB: trung bình

1.3.5. HB: hậu bị

1.3.6. ĐVT: đơn vị tính

1.3.7. Ngan R71: dòng nhẹ cân, dòng trung bình, dòng nặng cân (siêu nặng)

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

- Tiến hành chọn ngẫu nhiên trong đàn ngan.

- Số lượng ngan giống ông bà, bố mẹ cần khảo nghiệm, kiểm định: Không nhỏ hơn 50 con mái sinh sản và số con trống theo tỷ lệ phù hợp.

- Số lượng ngan thương phẩm cần khảo nghiệm, kiểm định: Không nhỏ hơn 100 con 01 ngày tuổi gồm 50% con trống và 50% con mái.

2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định ngan giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sở cung cấp ngan giống.

2.4. Định mức các chỉ tiêu kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định ngan giống (đối với kiểm định không nhất thiết phải theo dõi tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật như khảo nghiệm mà chỉ theo dõi chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu )

2.4.1. Ngan giống ông bà

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

ĐVT

R31

R51

R71

 

Ngan hậu bị

 

 

 

 

1

Thời gian nuôi hậu bị

tuần

26 - 27

25 - 26

25 - 27

2

Tỷ lệ nuôi sống không thấp hơn

%

90

90

90

3

Khối lượng cơ thể khi kết thúc HB

 

 

 

 

 

 • Đối với ngan trống

g

4.000 -4.300

4.000 -4.200

4.000 -4.500

 

 • Đối với ngan mái

g

2.300 -2.500

2.100 -2.400

2.200 -2.600

 

Ngan mái sinh sản

 

 

 

 

1

Tuổi đẻ 5%

tuần

27 - 28

26 - 27

26 - 27

2

Năng suất trứng/mái/13 tuần đẻ đầu không thấp hơn

quả

38

40

40

3

Khối lượng trứng giống lúc 13 tuần đẻ đầu trong khoảng

g/quả

76 - 86

75 - 85

76 - 87

4

Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống không thấp hơn

%

84

84

84

5

Tỷ lệ ấp nở bình quân/tổng trứng vào ấp không thấp hơn

%

72

72

72

6

Tỷ lệ hao hụt/tháng không cao hơn

%

2

2

2

7

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng không cao hơn

g

5.100

5.000

5.050

8

Số lượng ngan con/mái/13 tuần đẻ đầu không thấp hơn

con

25

26

26

 

2.4.2. Ngan giống bố mẹ

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

ĐVT

R31

R51

R71

 

Ngan hậu bị

 

 

 

 

1

Thời gian nuôi hậu bị

tuần

26 - 27

24 - 25

25 - 26

2

Tỷ lệ nuôi sống không nhỏ hơn

%

90

90

90

3

Khối lượng cơ thể khi kết thúc HB

 

 

 

 

 

 • Đối với ngan trống

g

 4.000 - 4.300

 4.100 -4.200

 4.200 -4.600

 

 • Đối với ngan mái

g

 2.300 -2.500

 2.200 -2.400

 2.300- 2.600

 

Ngan mái sinh sản

 

 

 

 

1

Tuổi đẻ 5%

tuần

27 - 28

26 - 27

27 - 28

2

Năng suất trứng/mái/13 tuần đẻ đầu không thấp hơn

quả

39

42

41

3

Khối lượng trứng giống lúc 13 tuần đẻ đầu trong khoảng

g/quả

76 - 86

75 - 85

76 - 87

4

Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống không thấp hơn

%

84

84

84

5

Tỷ lệ ấp nở bình quân/tổng trứng vào ấp không thấp hơn

%

72

72

72

6

Tỷ lệ hao hụt/tháng không cao hơn

%

2

2

2

7

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng không cao hơn

g

5.100

5.000

5.050

8

Số lượng ngan con/mái/13 tuần đẻ đầu không thấp hơn

con

26

28

27

 

2.4.3. Ngan thương phẩm

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

ĐVT

R31

R51

R71

1

Thời gian nuôi

ngày

84

84

84

2

Tỷ lệ nuôi sống không thấp hơn

%

90

90

90

3

Khối lượng TB lúc xuất bán không thấp hơn

g

3.200

3.100

3.200

4

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng không cao hơn

g

3.000

3.100

3.000

 

2.5. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định ngan giống

2.5.1. Thời gian khảo nghiệm

- Đối với ngan giống ông bà: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi hết các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại mục 2.4.1 của Quy chuẩn này.

- Đối với ngan giống bố mẹ: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi hết các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại mục 2.4.2 của Quy chuẩn này.

- Đối với ngan thương phẩm: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi hết các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại mục 2.4.3 của Quy chuẩn này.

2.5.2. Thời gian kiểm định

- Đối với ngan giống ông bà: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi xong các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm định được quy định tại mục 2.4.1 của Quy chuẩn này.

- Đối với ngan giống bố mẹ: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi xong các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm định được quy định tại mục 2.4.2 của Quy chuẩn này.

- Đối với ngan thương phẩm: Từ 01 ngày tuổi đến khi theo dõi xong các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm định được quy định tại mục 2.4.3 của Quy chuẩn này.

2.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của ngan giống

2.6.1. Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số lượng cuối kỳ (con)

x 100

Số lượng đầu kỳ (con)

2.6.2. Tỷ lệ hao hụt/tháng (%)

Tỷ lệ hao hụt/tháng (%) =

Số lượng hao hụt/tháng (con)

x 100

Số lượng đầu tháng (con)

2.6.3. Khối lượng cơ thể (g)

Là khối lượng được cân vào giờ nhất định của bụổi sáng trước khi cho ăn.

2.6.4. Khối lượng TB trứng giống lúc 13 tuần đẻ đầu (g)

Cân tất cả số lượng trứng thu được ở tuần đẻ thứ 13 rồi tính bình quân (sử dụng cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1 g )

Khối lượng TB trứng giống lúc 13 tuần đẻ đầu (g) =

Tổng khối lượng trứng (g)

Tổng số trứng được cân (quả)

 

2.6.5. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống (%)

Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống (%) =

Tổng số trứng giống (quả)

x 100

Tổng số trứng thu được (quả)

2.6.6. Tỷ lệ ấp nở (%)

Tỷ lệ ấp nở (%) =

Tổng số ngan con nở ra còn sống (con)

x 100

Tổng số trứng ấp (quả)

2.6.7. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (g)

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (g) =

Tổng số thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn đẻ (g)

x 10

Tổng số trứng thu được (quả)

2.6.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (g)

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (g) =

Tổng số thức ăn tiêu thụ (g)

Tổng khối lượng tăng của ngan (kg)

2.6.9. Năng suất trứng (quả/mái)

Năng suất trứng (quả/mái) =

Tổng số trứng thu được (quả)

Số lượng ngan mái bình quân trong kỳ (con)

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

 3.1.1. Ngan giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ngan giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Ngan giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

 

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 -74: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TẰM GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding silkworms

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 74: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72 /TT-BNNPTNT ngày .25. tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TẰM GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding silkworms

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định tằm giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định tằm giống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm tằm giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định tằm giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc tằm giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đó.

1.3.2. Kiểm định tằm giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của tằm giống sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sở công bố chất lượng tằm giống phù hợp tiêu chuẩn.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Số lượng khảo nghiệm, kiểm định

2.1.1. Đối với khảo nghiệm cơ bản

Giống khảo nghiệm được nuôi theo ổ đơn. Số lượng tằm giống cần cho khảo nghiệm là 5 ổ/lứa nuôi.

2.1.2. Đối với khảo nghiệm sản xuất

- Giống khảo nghiệm được nuôi theo vòng trứng, mỗi vòng trứng là 20 ổ.

- Số lượng tằm giống cần cho khảo nghiệm là 10 vòng trứng/lứa nuôi.

2.1.3. Đối với kiểm định

Số lượng tằm giống cần cho kiểm định là 10 vòng trứng.

2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

a) Thời gian khảo nghiệm:

Trong thời gian một năm ở 3 vụ xuân, hè, thu (mỗi vụ 1 lứa).

b) Thời gian kiểm định:

Tính từ khi bắt đầu ấp trứng đến kết thúc các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định tằm giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp tằm giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1:

- Đối với khảo nghiệm cơ bản: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Số quả trứng/ổ (quả); tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%); tỷ lệ tằm sống (%); tỷ lệ nhộng sống (%); tỷ lệ tằm bệnh (%).

- Đối với khảo nghiệm sản xuất: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Năng suất kén/ổ (g), khối lượng toàn kén(g), khối lượng vỏ kén(g), tỷ lệ vỏ kén(%), chiều dài tơ đơn (m), tỷ lệ lên tơ tự nhiên (%), độ mảnh tơ đơn (D).

- Các giá trị định mức làm căn cứ đánh giá là các giá trị trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả của đơn vị kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

Bảng 1 . Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tằm giống

 

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Giống tằm đa hệ

Giống tằm lưỡng hệ

Giống tằm ngoại nhập

Giống tằm thầu dầu lá sắn

1

Số quả trứng/ổ

Quả

≥ 380

≥ 450

≥ 500

≥ 330

2

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

%

 ≥ 90

≥ 90

≥ 90

≥ 92

3

Tỷ lệ tằm sống

%

≥ 90

≥ 90

≥ 85

≥ 85

4

Tỷ lệ nhộng sống

%

≥ 94

≥ 90

≥ 90

≥ 90

5

Năng suất kén/ổ

g

≥ 280

≥ 520

≥ 550

≥ 700

6

Khối lượng toàn kén

g

≥ 0,9

≥ 1,5

≥ 1.6

≥ 3,0

7

Khối lượng vỏ kén

g

≥ 0,13

≥ 0,30

≥ 0.31

≥ 0,35

8

Tỷ lệ vỏ kén

%

≥ 13

≥ 20

≥ 21

≥ 13

9

Chiều dài tơ đơn

m

≥ 310

≥ 800

≥ 850

-

10

Tỷ lệ lên tơ tự nhiên

%

≥ 80

≥ 80

≥ 85

-

11

Tỷ lệ bệnh gai (đối với giống gốc, giống bồi dục cấp 1)

%

≤ 0

≤ 0

≤ 0

≤ 0

12

Tỷ lệ bệnh gai (đối với giống cấp 2)

%

≤ 2

≤ 2

≤ 2

≤ 1,4

2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.5.1. Số quả trứng/ổ (quả)

Đếm tổng số trứng của 1 con ngài đẻ ra gồm trứng thụ tinh và không thụ tinh.

2.5.2. Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

Trứng tằm được ấp trong tủ định ôn có nhiệt độ ổn định 25 – 260C, ẩm độ 85 – 86%. Khi trứng ghim (trứng chuyển sang màu tàn thuốc lá) dùng giấy đen bọc kín, để trong tối 1 ngày. Đến ngày tiếp theo mở giấy ra để trứng nở tự nhiên. Sau khi trứng nở đến 10 giờ trưa ngày đầu nhúng vỏ trứng vào nước sôi để làm chết các quả trứng còn lại chưa nở. Đếm số trứng nở, trứng không thụ tinh của ổ trứng ở từng công thức thí nghiệm.

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) =

Tổng số trứng nở hữu hiệu của 1 ổ

x 100

Tổng số trứng của 1 ổ - Số trứng không thụ tinh

2.5.3. Tỷ lệ tằm sống (%); Tỷ lệ nhộng sống (%)

Sau khi đếm tằm, hàng ngày khi thay phân ghi chép đầy đủ số tằm giảm có liên quan đến sức sống như tằm bị bủng, trong, kẹ. Trừ những con bị bệnh nấm, bị nhặng đốt. Sau khi đã thu kén tiến hành điều tra xác định tổng số kén, số kén có nhộng sống để tính tỷ lệ tằm sống và tỷ lệ nhộng sống

Tỷ lệ tằm sống (%) =

Số kén thu

x 100

Số kén thu + Số tằm giảm liên quan đến sức sống

 

Tỷ lệ kén nhộng sống (%) =

Số kén có nhộng sống

x 100

Tổng số kén thí nghiệm

2.5.4. Tỷ lệ tằm bệnh (%)

Tỷ lệ tằm bệnh (%) =

Số tằm bị bệnh

x 100

Số tằm nuôi – Số tằm giảm ngẫu nhiên

2.5.5. Năng suất kén/ổ (g)

Khi tằm chín, bắt tằm lên né theo từng công thức và từng lần nhắc lại. Khi tằm hóa nhộng được 1 ngày tiến hành gỡ kén và diều tra năng suất kén.

2.5.6. Khối lượng toàn kén (g)

Mỗi lần nhắc lại lấy ra 20 chiếc kén có nhộng đực và 20 chiếc kén có nhộng cái (lấy mẫu theo 5 điểm trên đường chéo) rồi cân khối lượng

Khối lượng toàn kén (g) =

Khối lượng kén (20 đực + 20 cái)

40

2.5.7. Khối lượng vỏ kén (g)

Sau khi cân điều tra khối lượng toàn kén đổ nhộng và xác tằm ra để cân khối lượng vỏ kén

Khối lượng vỏ kén (g) =

Khối lượng vỏ kén (20 đực + 20 cái)

40

2.5.8. Tỷ lệ vỏ kén (%)

Tỷ lệ vỏ kén % =

Khối lượng vỏ kén

x 100

Khối lượng toàn kén

2.5.9. Chiều dài tơ đơn (m)

Ở mỗi lần nhắc lại, lấy ra 35 chiếc kén (lấy mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc), 30 kén để ươm chiều dài tơ đơn và 5 kén để dự phòng. Đem kén sấy khô và tiến hành ươm để tính chiều dài tơ đơn trên guồng quay tơ. Chiều dài tơ đơn được tính theo công thức:

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

2.5.10. Tỷ lệ lên tơ tự nhiên (%)

T0(%) =

Llt

x 100

Ltđ

 

Trong đó: T0: Tỷ lệ lên tơ tự nhiên

Llt: Chiều dài lên tơ bình quân của 1 kén (m)

Ltđ: Chiều dài tơ đơn bình quân của 1 kén (m)

2.5.11. Độ mảnh tơ đơn (D)

D (đen) =

Gtơ

x 9000

L

 

Trong đó:          - Gtơ: Khối lượng tơ ươm được của mẫu (g)

- L: Tổng chiều dài tơ đơn(m)

- 9000: Hệ số chuyển đổi

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

 3.1.1. Tằm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tằm giống quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó./.

 

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 75: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH THỎ GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding rabbits

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 75: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72 /TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH THỎ GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding rabbits

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định thỏ giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định thỏ giống  tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm thỏ giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định thỏ giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc thỏ giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống đó.

1.3.2. Kiểm định thỏ giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của  thỏ giống sau khi đưa ra sản xuất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong toàn đàn giống.

2.1.1. Đối với khảo nghiệm, kiểm định thỏ cái giống

a) Khảo nghiệm:

Số lượng thỏ cái giống cần cho khảo nghiệm không ít hơn 30 con (trong trường hợp số lượng nhỏ hơn 30 con thì tiến hành khảo nghiệm trên toàn đàn)

b) Kiểm định:

- Số lượng thỏ hậu bị (trong đó khoảng 50% thỏ đực và 50% thỏ cái) cần cho kiểm định không ít hơn 30 con và không lớn hơn 60 con.

- Số lượng thỏ (được sinh ra từ đàn cái giống) để mổ khảo sát tối thiểu là 03 con cho mỗi tính biệt, chưa được vỗ béo ở thời điểm 4 tháng tuổi.

2.1.2. Đối với khảo nghiệm, kiểm định thỏ đực giống

- Số lượng thỏ đực giống cần cho khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 10 con

- Số lượng thỏ cái sử dụng để phối giống bằng nhảy trực tiếp không ít hơn 10 con đối với mỗi thỏ đực giống.

2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

a) Thời gian khảo nghiệm:

- Đối với thỏ giống nhập khẩu lần đầu: Tính từ thời điểm nhập khẩu đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Đối với thỏ giống tạo ra trong nước: Tính từ khi sơ sinh đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

b) Thời gian kiểm định:

Tính từ khi sơ sinh đến kết thúc các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định thỏ giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp thỏ giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Đối với khảo nghiệm: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong bảng 1.

- Các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá là các chỉ tiêu trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả của đơn vị kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với thỏ giống

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Thỏ Newzealand

Thỏ Cali

Thỏ Đen

Thỏ Xám

I

Đối với thỏ đực, cái hậu bị

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu về khối lượng

 

 

 

 

 

1

Khối lượng sơ sinh

g

55

50

43

40

2

Khối lượng 1 tháng

g

600

550

420

400

3

Khối lượng 3 tháng

kg

2,2

2,1

1,5

1,5

4

Khối lượng 4 tháng

 

2,5

2,4

1,8

1,8

5

Khối lượng 6 tháng

kg

3,3

3,1

2,4

2,3

6

Khối lượng 12 tháng

kg

4,7

4,5

3,0

2,8

 

Chỉ tiêu về sản xuất

 

 

 

 

 

7

Tỷ lệ thịt móc hàm thời điểm 4 tháng tuổi

%

50

50

40

40

II

Đối với thỏ cái sinh sản

 

 

 

 

 

8

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg/con

3,1

2,9

2,4

2,3

9

Tuổi đẻ lứa đầu (không lớn hơn)

ngày

215

215

185

185

10

Số lứa đẻ/cái/năm (không nhỏ hơn)

lứa

5,5

5,0

5,0

5,0

11

Số con đẻ ra còn sống (không nhỏ hơn)

con/ổ

6,5

6,5

6,0

6,0

12

Số con cai sữa/lứa (không nhỏ hơn)

con

5,0

4,6

4,5

4,5

III

Đối với thỏ đực giống

 

 

 

 

 

13

Tuổi phối giống (không lớn hơn)

ngày

210

210

180

180

14

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg

3.3

3.2

2.4

2.3

15

Tỷ lệ phối giống có chửa (không nhỏ hơn)

%

75

75

75

75

2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.5.1. Phương pháp xác định khối lượng

- Khối lượng cơ thể thỏ, tính bằng kilogram, khối lượng được xác định bằng cân điện tử hoặc cân đồng hồ. Độ chính xác của cân ± 0,01 kg.

- Cân thỏ vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn, uống.

- Đối với thỏ sơ sinh, cân sau khi đã lau khô lông da và sau khi thỏ đẻ 1-2 giờ.

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản

a) Đối với thỏ cái giống

- Khối lượng phối giống lần đầu (kg): xác định tại thời điểm thỏ được phối giống lần đầu, phương pháp xác định theo mục 2.5.1.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi thỏ đẻ lần đầu.

- Số con đẻ ra còn sống (con/lứa): là tổng số con đẻ ra còn sống sau 24 giờ của 1 lứa đẻ/cái sinh sản.

- Số con cai sữa/lứa (con): là tổng số con còn sống sau 30 ngày tuổi của một lứa đẻ.

- Số lứa đẻ/cái/năm (lứa): Là số lứa đẻ của một cái sinh sản trong một năm.

b) Đối với thỏ đực giống

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi thỏ phối giống trực tiếp lần đầu.

- Khối lượng phối giống lần đầu (kg): xác định tại thời điểm thỏ phối giống trực tiếp lần đầu, phương pháp xác định theo mục 2.5.1.

2.5.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

a) Đối với thỏ đực, cái hậu bị

- Phương pháp xác định tỷ lệ thịt móc hàm.

+ Thỏ trước khi giết mổ phải để nhịn đói 12h.

+ Cân khối lượng thỏ sống ngay trước khi giết mổ.

- Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng cơ thể thỏ sau khi đã lọc da, phủ tạng (cơ quan tiêu hóa, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và tim gan) và bốn chân (tính từ gối trở xuống).

+ Các giá trị khối lượng tính bằng kilogram, được xác định bằng cân điện tử hoặc cân đồng hồ, độ chính xác của cân ± 0,01 kg.

+ Kết quả để đánh giá chất lượng là giá trị trung bình cộng của tất cả các thỏ mổ khảo sát.

Công thức tính tỷ lệ thịt móc hàm:

- Tỷ lệ thịt móc hàm (%) =

Khối lượng thịt móc hàm

x 100

Khối lượng thỏ sống

b) Đối với thỏ đực giống

Phương pháp xác định tỷ lệ phối giống có chửa (%):

Mỗi thỏ đực được phối 10 lần trên 10 thỏ cái tương đồng nhau (mỗi lần phối gồm 2 lần phối kép: lần thứ nhất cách lần thứ hai từ 6 - 9 giờ).

Tỷ lệ phối giống có chửa được tính theo công thức:

- Tỷ lệ thụ thai (%) =

Số con có chửa

x 100

Số con được phối

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Giống thỏ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thỏ giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Thỏ giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

 

Thông tư 72/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 76: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TRÂU GIỐNG

National technical regulation on

experiment, testing breeding buffaloes

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 – 76: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số .72./TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TRÂU GIỐNG

National technical regulation on

Experiment, testing breeding buffaloes

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định trâu giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định trâu giống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm trâu giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định trâu giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc trâu giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống đó.

1.3.2. Kiểm định trâu giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của trâu giống sau khi đưa ra sản xuất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

Lấy mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên.

2.1.1. Khảo nghiệm, kiểm định trâu cái giống

Số lượng trâu cái giống, trâu cái hậu bị cần cho khảo nghiệm, kiểm định là 10 con.

2.1.2. Khảo nghiệm, kiểm định trâu đực giống

- Số lượng trâu đực giống, trâu đực hậu bị cần cho khảo nghiệm, kiểm định là 03 con.

- Số lượng mẫu tinh nguyên để kiểm tra các chỉ tiêu lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), mật độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) là 05 mẫu đối với mỗi trâu đực giống.

- Số lượng trâu cái, có chức năng sinh sản bình thường, sử dụng để kiểm tra tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu là 10 con đối với mỗi trâu đực giống.

2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

- Thời gian khảo nghiệm: Tính từ khi trâu được sinh ra đến kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Thời gian kiểm định: Tính từ khi trâu được sinh ra đến kết thúc theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định trâu giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp trâu giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Đối với khảo nghiệm: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1 và Bảng 2.

- Các giá trị định mức làm căn cứ đánh giá là các giá trị trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả đánh giá của đơn vị khảo nghiệm giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với trâu cái giống

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Hướng thịt

Hướng sữa

Trâu Việt Nam

Trâu Murrah

1

Khối lượng sơ sinh (không nhỏ hơn)

kg

22

28

2

Khối lượng 12 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

120

150

3

Khối lượng 24 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

220

250

4

Tuổi phối giống lần đầu (không lớn hơn)

tháng

34

30

5

Khối lượng phối giống lần đầu (không nhỏ hơn)

kg

280

300

6

Tuổi đẻ lứa đầu (không lớn hơn)

tháng

46

40

7

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (không lớn hơn)

tháng

18

16

8

Sản lượng sữa bình quân lứa 1 và 2 (tính theo chu kỳ sữa 305 ngày) (không nhỏ hơn)

kg

-

1.500

9

Hàm lượng chất béo sữa (không nhỏ hơn)

%

-

6,0

Bảng 2. Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với trâu đực giống

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Hướng thịt

Hướng sữa

Trâu Việt Nam

Trâu Murrah

1

Khối lượng sơ sinh (không nhỏ hơn)

kg

24

29

2

Khối lượng 12 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

140

170

3

Khối lượng 24 tháng tuổi (không nhỏ hơn)

kg

240

270

4

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh (không lớn hơn)

tháng

36

30

 

Đối với tinh nguyên

 

 

 

5

Lượng xuất tinh (V) (không nhỏ hơn)

ml

4,0

4,5

6

Hoạt lực tinh trùng (A) (không nhỏ hơn)

%

70

70

7

Mật độ tinh trùng (C) (không nhỏ hơn)

tỷ/ml

0,7

0,7

8

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) (không lớn hơn)

%

15

15

9

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu

%

50

50

2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.5.1. Phương pháp xác định khối lượng

- Khối lượng cơ thể trâu, tính bằng kilogram, được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn. Độ chính xác của cân đến ± 0,5 kg.

- Cân vào buổi sáng trước khi trâu ăn, uống.

- Đối với nghé sơ sinh, cân sau khi đã lau khô lông da và trước khi cho bú sữa đầu.

- Ngoài ra có thể dùng các phương pháp xác định khối lượng tương đương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản

a) Tuổi phối giống lần đầu (tháng): tính từ thời điểm sơ sinh tới khi trâu được phối giống lần đầu. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

b) Khối lượng phối giống lần đầu (kg): xác định tại thời điểm trâu được phối giống lần đầu, phương pháp xác định theo Mục 2.5.1.

c) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng): tính từ thời điểm trâu sơ sinh tới khi trâu đẻ lần đầu. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

d) Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (tháng): là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước tới ngày đẻ lứa sau kế tiếp. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

2.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

a) Phương pháp xác định sản lượng sữa

- Sản lượng sữa tính theo chu kỳ vắt sữa 305 ngày, nếu trâu có thời gian vắt sữa tự nhiên không đủ 180 ngày thì không được tính là một chu kỳ cho sữa.

- Sản lượng sữa được xác định bằng cân điện tử hoặc cân bàn. Đơn vị tính sản lượng sữa là kilogram, độ chính xác của cân tới 0,1 kg.

- Lượng sữa ngày kiểm tra phải được xác định đảm bảo đủ trong 24 h và phải vắt sữa đúng quy trình kỹ thuật.

- Thời gian giữa các lần kiểm tra sản lượng sữa liên tiếp theo là 30 ngày.

- Khối lượng sữa kiểm tra lần thứ nhất của chu kỳ sữa nhân với khoảng thời gian từ ngày đẻ đến ngày kiểm tra là khối lượng sữa tổng số của lần thứ nhất.

- Từ lần thứ hai trở đi, lấy khối lượng sữa trung bình cộng của khối lượng sữa ngày kiểm tra và khối lượng sữa lần kiểm tra trước nó, nhân với khoảng thời gian giữa 2 lần là khối lượng sữa tổng số của các lần kiểm tra thứ hai trở đi.

- Khối lượng sữa kiểm tra lần cuối cùng nhân với khoảng cách thời gian từ lần kiểm tra cuối cùng đến ngày thứ 305 của chu kỳ sữa là khối lượng sữa tổng số của lần cuối cùng.

- Tổng các tổng khối lượng sữa của các lần kiểm tra là sản lượng sữa thực tế của cả chu kỳ.

- Kết quả đánh giá là trung bình cộng sản lượng sữa của chu kỳ sữa 1 và 2.

b) Phương pháp xác định hàm lượng chất béo sữa

- Mẫu sữa để đánh giá hàm lượng mỡ sữa cùng ngày với ngày kiểm tra năng suất sữa. Phải bảo đảm trộn đều toàn bộ mẫu sữa của mỗi lần vắt trong ngày. Khối lượng mẫu sữa để phân tích chất lượng phải đảm bảo lấy theo tỷ lệ thuận với sản lượng sữa của các lần vắt trong ngày kiểm tra. Mẫu sữa của mỗi cá thể được chứa trong các lọ riêng và ghi số hiệu.

- Xác định hàm lượng mỡ sữa theo tiêu chuẩn: TCVN 5504:2010 (ISO 2446:2008/IDF 226:2008), Sữa – Phương pháp xác định hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng).

- Ngoài phương pháp nêu trên, có thể sử dụng các phương pháp khác có độ chính xác tương đương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.

c) Phương pháp xác định tuổi bắt đầu sản xuất tinh: tính từ thời điểm trâu sơ sinh tới khi trâu đực giống bắt đầu được khai thác tinh để sản xuất. Xác định thông qua sổ sách ghi chép.

d) Phương pháp xác định các chỉ tiêu: Lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), mật độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu thực hiện theo Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành.

e) Phương pháp xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu: cho trâu đực giống phối giống trực tiếp với trâu cái được tuyển chọn theo phương thức phối giống một lần duy nhất, mỗi trâu đực phụ trách 10 trâu cái. Công thức xác định như sau:

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) =

Số trâu cái có chửa

x 100%

Tổng số trâu cái đã phối

 

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Trâu giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trâu giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Trâu giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó./.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất