Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist

thuộc tính Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT

Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/2012/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành:07/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------------

Số: 57/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

  Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm
thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi

-------------------------

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, thú y có quyền quyết định áp dụng hình thức xử lý, mức xử phạt các hành vi vi phạm về chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Chủ các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm:
a) Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc, gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
b) Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
c) Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra.
Chương II
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 4. Đối tượng kiểm tra
1. Tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y: thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y.
2. Tại cơ sở chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, nước uống của gia súc, gia cầm; thuốc thú y; nước tiểu hoặc máu của gia súc, gia cầm.
3. Tại cơ sở giết mổ: nước tiểu của gia súc; mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
4. Tại cở sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm: mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
Điều 5. Trình tự kiểm tra
1. Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành phân tích, đánh giá.
Điều 6. Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả phân tích
1. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra bằng việc đánh giá sự tồn tại của các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi, nước uống, thuốc thú y, nước tiểu, mẫu máu và các sản phẩm của gia súc, gia cầm theo một trong hai cách sau:
a) Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của kit thử nhanh và kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2ppb. Nếu kết quả âm tính thì kết thúc quá trình kiểm tra.
Nếu kết quả dương tính phải tiếp tục phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định mẫu có thực sự dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist hay không.
b) Cách thứ hai:
Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
2. Xử lý kết quả phân tích
a) Nếu kết quả âm tính bằng các phương pháp phân tích trên thì khẳng định mẫu không vi phạm (hay mẫu âm tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist).
b) Kết quả dương tính bằng phân tích định lượng là cơ sở để xử lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm (hay mẫu dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist). Căn cứ để khẳng định mẫu dương tính được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Xử lý vi phạm
Trong trường hợp mẫu kiểm tra có kết quả dương tính bằng phân tích định lượng với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành các bước sau:
1. Thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân có mẫu xét nghiệm dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist biết.
2. Xử lý các hành vi vi phạm theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm còn buộc phải áp dụng các biện pháp sau:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi: phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính thì mới được xuất bán. Cơ sở chăn nuôi phải chịu mọi chi phí kiểm tra.
b) Đối với cơ sở giết mổ: buộc tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc buộc cở sở giết mổ tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi vi phạm với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y đến khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ. Cơ sở giết mổ phải chịu mọi chi phí tiêu hủy, nuôi nhốt và chi phí kiểm tra.
Thời gian tiếp tục nuôi nhốt đàn gia súc, gia cầm có dương tính với các chất cấm nêu trên để kiểm tra, có thể kéo dài từ 3-15 ngày, tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng, thời gian sử dụng và loại chất cấm đã sử dụng.
c) Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm: buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm gia súc, gia cầm. Cơ sở kinh doanh chịu mọi chi phí liên quan đến thu hồi, tiêu hủy và chi phí kiểm tra.
d) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y: buộc thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm bị phát hiện dương tính. Cơ sở kinh doanh chịu mọi chi phí liên quan đến thu hồi, tiêu hủy và chi phí kiểm tra.
4. Thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
 1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm việc sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn tỉnh, thành phố.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi.
2. Duy trì điều kiện sản xuất, kinh doanh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Không dung túng, bao che; phải chủ động phát giác, tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 12 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 54/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cục Chăn nuôi và Cục Thú y hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này cho các đối tượng thuộc phạm vị quản lý.
2. Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:        

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Sở NN-PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW;

- Website Chính phủ; Công báo Chính phủ;    

- Cổng thông tin điện tử Bộ NN-PTNT;          

- Lưu: VT, CN.  

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Diệp Kỉnh Tần

Phụ lục I

QUY TRÌNH LẤY MẪU VÀ QUẢN LÝ MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Mẫu thức ăn chăn nuôi được lấy tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 4325:2007).

Mỗi mẫu thức ăn cần kiểm tra, lấy 01 mẫu chia làm 03 phần, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng.

2. Mẫu thuốc thú y được lấy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và cơ sở chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo Quy chuẩn Việt nam (QCVN 01-03:2009). Số lượng mẫu, khối lượng mẫu và niêm phong mẫu thực hiện tương tự như mẫu thức ăn.

Mỗi mẫu thuốc thú y cần kiểm tra được chia làm 03 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng.

3. Mẫu nước uống được lấy tại cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm từ
các nguồn nước uống khác nhau trong cơ sở (bể cấp, vòi uống trực tiếp,
máng uống).

Mỗi mẫu nước uống cần kiểm tra được chia làm 03 phần có giá trị như nhau, mỗi phần (200 ml) được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng.

4. Mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu được lấy trực tiếp (tối thiểu 150 ml đối với mẫu nước tiểu và 15 ml đối với mẫu máu) từ gia súc, gia cầm nuôi tại cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ. Mẫu sau khi lấy được bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 40C.

Số lượng mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu cần lấy phụ thuộc vào quy mô cơ sở chăn nuôi và quy mô cơ sở giết mổ gia súc. Quy định số lượng mẫu cụ thể theo quy mô của cơ sở chăn nuôi đối với từng nhóm gia súc như sau:

Quy mô dưới 10 con: Lấy ít nhất 2 mẫu của 2 con

Quy mô từ 11 đến 50 con: Lấy ít nhất 3 mẫu của 3 con

Quy mô từ 51 đến 100 con: Lấy ít nhất 4 mẫu của 4 con

Quy mô từ 100 con trở lên lấy ít nhất 5 mẫu của 5 con

Việc lấy mẫu nước tiểu có thể thực hiện bằng cách lấy trực tiếp nước tiểu từ dòng chảy khi gia súc đang bài tiết, hoặc bằng cách sử dụng túi ni lông gắn vào cơ quan bài tiết nước tiểu của gia súc đực hoặc sử dụng ống thông niệu đạo đối với gia súc cái.

Mỗi mẫu nước tiểu, mẫu máu lấy để kiểm tra được chia làm 3 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tương tự như mẫu thức ăn), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng. Mẫu nước tiểu, mẫu máu luôn luôn được bảo quản lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 40C.

5. Mẫu thịt và các sản phẩm thịt (sản phẩm động vật) được lấy tại cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4833-1:2002).

6. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong, có chữ ký của đại diện cơ quan lấy mẫu, người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký, niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý.

7. Tất cả các mẫu lưu phải được lưu cho đến khi có kết luận cuối cùng của đoàn thanh tra, kiểm tra.

8. Lập biên bản lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

Phụ lục II

QUY ĐỊNH MẪU DƯƠNG TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu được coi là dương tính khi có kết quả phân tích định lượng cao hơn hoặc bằng một trong các giá trị (tính bằng ppb) nêu tại bảng dưới đây:

Loại mẫu

Clenbuterol

Salbutamol

Ractopamine

Thức ăn chăn nuôi

50,0

50,0

50,0

Thuốc thú y

50,0

50,0

50,0

Nước uống

5,0

5,0

5,0

Nước tiểu

2,0

2,0

2,0

Thịt

0,2

5,0

1,0

Thận

0,2

5,0

1,0

Gan

0,2

5,0

1,0

Máu

0,2

5,0

1,0

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này được sửa đổi theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT (Khoản 5 Điều 1)nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

No. 57/2012/TT-BNNPTNT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, November 07, 2012

 

CIRCULAR

ON THE INSPECTION, SUPERVISION, AND PENALTIES FOR THE USE OF SUBSTANCES IN THE GROUP OF BETA-AGONIST THAT ARE BANNED FROM BREEDING

Pursuant to the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03rd2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development; the Government s Decree No. 75/2009/ND-CP dated September 10th2009, amending Article 3 of the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03rd2008;

Pursuant to the Law of Food safety 2010;

Pursuant to the Ordinance on Livestock breed No. 16/2004/PL-UBTVQH11 dated March 24thof the Standing committee of the National Assembly;

Pursuant to the Ordinance on Veterinary medicine No. 16/2004/PL-UBTVQH11 dated March 14thof the Standing committee of the National Assembly;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05th2010 on the management of animal feed;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2011/ND-CP dated January 25th2011 on the administrative penalties for violations of animal feed;

At the proposal of the Director of the Department of Livestock Production,

The Ministry of Agriculture and Rural development promulgates a Circular on the inspection, supervision, and penalties for the use of substances in the group of Beta-agonist that are banned from breeding

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular deals with the inspection, supervision, and penalties for the use of substances in the group of Beta-agonist (Clenbuterol, Salbutamol and Ractopamine) that are banned from breeding.

Article 2. Subjects of application

This Circular is applicable to organizations and individuals in Vietnam and overseas that are related to the production and trade of animal feed, veterinary medicines; breeding premises; slaughterhouses, premises that process and trade products of livestock and poultry in Vietnam.

Article 3. The rules for inspection and supervision

1. Competent agencies in charge of the State management of the agriculture and rural development, when carrying out inspection and supervision of food safety in breeding and veterinary medicine, are entitled to impose penalties for the use of substances in the group of beta-agonist that are banned from breeding, and provide information to the press as prescribed by law.

2. The owners of breeding premises and premises that produce, trade animal feed and veterinary medicines; slaughterhouses, premises that process and trade products of livestock and poultry must:

a) Actively control the production and trade, avoid the existence of prohibited substances in the group of Beta-agonist in their breeding supplies and breeding products by signing commitments with their partners when trading breeding supplies, veterinary medicines, and products of livestock and poultry; or commitments with the local authority not to produce and use substances banned from breeding.

b) Actively take samples or hire other people to take samples in order to test for the prohibited substances in their breeding supplies and products.

c) Not Sell the supplies, products, and animals being the subjects of inspection without the conclusion and permission of the inspecting agency.

Chapter II

THE INSPECTION AND SUPERVISION

Article 4. Subjects of inspection

1. At premises that produce or trade animal feed and veterinary medicines: animal feed and veterinary medicines.

2. At breeding premises: animal feed, drinking water for livestock and poultry; veterinary medicines; urine or blood of livestock and poultry.

3. At slaughterhouses: urine of livestock; meat samples; organ samples.

4. At premises that trade livestock products: urine of livestock; meat samples; organ samples.

Article 5. The inspection order

1. Step 1: Take samples of animal feed, veterinary medicines, drinking water, and products of animals using the method provided in Annex I promulgated together with this Circular, and other relevant laws.

2. Step 2: Choose a method of inspection provided in Clause 1 Article 6 of this Circular to carry out the analysis and assessment.

Article 6. The method of inspection and handling the analysis results

1. Method of inspection: finding the existence of Clenbuterol, Salbutamol and Ractopamine in the group of Beta-Agonist in animal feed, drinking water, veterinary medicines, urine, blood samples, and other products of livestock and poultry using one of the following two methods:

a) Method 1 (used for quick results):

Perform the qualitative analysis using the quick test kit, or perform the semi-qualitative analysis using the ELISA kit for the group of Beta-agonies, or separately for Clenbuterol, Salbutamol and Ractopamine The limit of detection of the quick test kit and ELISA kit must be lower than 0.2 ppb. The test will end if it proves negative.

If the test proves positive, carry out the quantitative analysis using chromatography techniques to confirm that the sample really tests positive for the prohibited substances in the Beta-agonist group.

b) Method 2:

Immediately carry out the quantitative analysis of Clenbuterol, Salbutamol and Ractopamine using chromatography techniques

2. Handling the analysis results

a) The sample is considered not violating (or the sample tests negative for the prohibited substances in the group of Beta-agonist) if the test proves negative after carrying out the analysis techniques above.

a) The quantitative analysis that proves positive (or the sample that tests positive for the prohibited substances in the group of Beta-agonist) is the basis for handle the violation and announce the violating sample. The bases for confirming that the sample tests positive are provided in Annex II promulgated together with this Circular.

Article 7. Handling the violations

If the sample tests positive for the prohibited substances in the group of Beta-agonist in the quantitative analysis, the competent State management agencies shall:

1. Notify the result to the organization or individual that have the sample that test positive for the prohibited substances in the group of Beta-agonist.

2. Handle the violations in accordance with relevant laws.

3. Apart from the administrative penalties, the organization or individual that commits the violations is also compelled to take the following measures:

a) The breeding premises must immediately stop using the factors that make the test prove positive for the prohibited substances, and keep raising the livestock and poultry without selling them until the next test proves negative. The breeding premises must incur the inspection cost.

b) The slaughterhouses must destroy all the livestock and poultry, or may keep raising them as long as the requirements for veterinary hygiene are satisfied until the test proves negative for the prohibited substances. Then they may be slaughtered and sold to the market. The slaughterhouse must incur the cost of the destruction, imparkment, and inspection.

The period of imparking the livestock and poultry that test positive for the prohibited substances may last for 3 – 15 days, depending on the dose, the length, and the kind of prohibited substances being used.

c) The premises that trade products of livestock and poultry must recall and destroy all the products of livestock and poultry. The trading premises must incur the cost of the recall, destruction, and inspection.

d) The premises that produce or trade animal feed and veterinary medicines must recall and destruct the consignments that test positive. The premises must incur the cost of the recall, destruction, and inspection.

4. The violating organizations and individuals shall be announced on the mass media.

Chapter III

RESPONSIBILITY AND AUTHORITY

Article 8. Responsibility of the Department of Livestock production

1. Unify and organize the inspection, supervision, and penalties for the use of Beta-agonist substances banned from breeding at breeding premises and premises that produce and trade animal feed.

2. Direct and cooperate with local specialized inspecting agencies and organize in inspecting and supervising the use of substances banned from breeding at breeding premises and premises that produce and trade animal feed.

3. Provide instruction, dissemination, and training about the knowledge of food safety and hygiene for the subjects under their management.

Article 9. Responsibility of the Department Of Animal Health

1. Unify and organize the inspection, supervision, and penalties for the use of Beta-agonist substances banned from breeding at premises that produce and trade veterinary medicines; slaughterhouses, premises that produce and trade products of livestock and poultry.

2. Direct and cooperate with local specialized inspecting agencies and organize in inspecting and supervising the use of substances banned from breeding at premises that produce and trade veterinary medicines; slaughterhouses, premises that produce and trade products of livestock and poultry.

3. Provide instruction, dissemination, and training about the knowledge of food safety and hygiene for the subjects under their management.

Article 10. Responsibility of Services of Agriculture and Rural development

1. Organize the inspection, supervision, and penalties for the use of Beta-agonist substances banned from breeding at local breeding premises; premises that produce and trade animal feed; premises that produce and trade veterinary medicines; slaughterhouses, premises that produce and trade products of livestock and poultry.

2. Guide and inspect the implementation of this Circular within their provinces or cities.

3. Provide instruction, dissemination, and training about the knowledge of food safety and hygiene for the subjects under their management.

Article 11. Responsibility of breeding premises; slaughterhouses, premises that process and trade products of livestock and poultry premises that trade products of livestock and poultry; premises that produce and trade animal feed and veterinary medicines

1. Comply with the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural development on the prohibition against the use of Beta-agonist in breeding.

2. Maintain the production and trading conditions, ensuring the food safety and hygiene as prescribed by law.

3. Actively detect and report the production, trade, and use of substances banned from breeding without tolerating them.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12. Effects

1. This Circular takes effect on December 22nd2012.

2. This Circular supersedes the Circular No. 54/2010/TT-BNNPTNT dated September 15th2010 of the Ministry of Agriculture and Rural development, on inspecting and supervising the use of the substances in the group of Beta-agonist in breeding.

Article 13. Implementation organization

1. The Department of Livestock production and the Department Of Animal Health shall guide, monitor, and inspect the implementation of this Circular of the subjects under their management.

2. Heads of relevant organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular.

Organizations and individuals are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural development for amendment and supplementation./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Diep Kinh Tan

 

ANNEX I

THE PROCESS OF TAKING AND MANAGING SAMPLES
(Promulgated together with the Circular No. 57/2012/TT-BNNPTNT dated November 07th2010 of the Ministry of Agriculture and Rural development)

1. Samples taken at premises that produce and trade animal feed, breeding premises. The sampling process is provided in the Vietnam’s Standards TCVN 4325:2007.

A food sample is separated into 03 parts, each part is sealed and stored in appropriate sample containers that bear relevant information (sample name, sampling time, sample address, sample taker, sample status). One of them shall be tested, 01 part is stored at the sampled premises, and 01 part is kept at the sampling agency for comparison.

2. The veterinary medicine samples are taken at premises that produce or trade animal feed and veterinary medicines, and breeding premises. The sampling method is provided in the Vietnam’s Regulation (QCVN 01-03:2009). The sample quantity and sample seal are similar to that of food samples.

A veterinary medicine sample is separated into 03 parts, each part is sealed and stored in appropriate sample containers that bear relevant information (sample name, sampling time, sample address, sample taker, sample status). One of them shall be tested, 01 part is stored at the sampled premises, and 01 part is kept at the sampling agency for comparison.

3. The drinking water sample is taken at breeding premises from various water sources in the premises (the pool, direct faucet, drinking trough).

A water sample is separated into 03 equal parts, each part (200 ml) is sealed and stored in appropriate sample containers that bear relevant information (sample name, sampling time, sample address, sample taker, sample status). One of them shall be tested, 01 part is stored at the sampled premises, and 01 part is kept at the sampling agency for comparison.

4. The urine samples or blood samples shall be taken directly (at least 150 ml of urine and 15 ml of blood) from the livestock and poultry at the breeding premises and slaughterhouses. That samples taken shall be preserved at 40C or lower.

The amount of urine or blood samples being taken depends on the scale of the breeding premises and the slaughterhouse. The specific amount of samples according to the scale of the breeding premises:

Fewer than 10 head: take at least 2 samples from 2 animals.

11 - 50 head: take at least 3 samples from 3 animals.

51 - 100 head: take at least 4 samples from 4 animals.

More than 100 head: take at least 5 samples from 5 animals.

The urine samples may be taken directly when the animals are excreting, or using a nylon bag attached to the urinary organ of the male, or a urinary catheter on a female.

A urine sample or blood sample is separated into 3 equal parts, each part (01 ml) is sealed and stored in appropriate sample containers that bear relevant information (similarly to that of food samples). One of them shall be tested, 01 part is stored at the sampled premises, and 01 part is kept at the sampling agency for comparison. That urine and blood samples taken must always be preserved at 40C or lower.

5. The samples of meat and meat products (animal products) are taken at slaughterhouse, premises that process and trade meat. The sampling process is provided in the Vietnam’s Standards TCVN 4833-1:2002.

6. The samples taken must be sealed and signed by the representative of the sampling agency, the sample taker, and the representative of the sampled premises. If the representative of the sampled premises refuses to sign, the seal bearing the signature of the sample taker is still legitimate.

7. All samples taken must be kept until the final conclusion of the Inspectorate is given.

8. Make the sampling record, preserve the samples, and send them to a laboratory appointed by the Ministry of Agriculture and Rural development.

 

ANNEX II

THE IDENTITY OF SAMPLES THAT TEST POSITIVE ACCORDING TO THE QUANTITATIVE METHOD
(Promulgated together with the Circular No. 57/2012/TT-BNNPTNT dated November 07th 2010 of the Ministry of Agriculture and Rural development)

A sample is considered to test positive when the result of the quantitative analysis is higher or equal to one of the value (in ppb) in the table below:

Kind of sample

Clenbuterol

Salbutamol

Ractopamine

Animal feed

50.0

50.0

50.0

Veterinary medicine

50.0

50.0

50.0

Drinking water

5.0

5.0

5.0

Urine

2.0

2.0

2.0

Meat

0.2

5.0

1.0

Kidney

0.2

5.0

1.0

Liver

0.2

5.0

1.0

Blood

0.2

5.0

1.0

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 57/2012/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất