Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT về tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác được hưởng hỗ trợ

thuộc tính Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT

Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:54/2014/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:30/12/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chí đánh giá thực hành nông nghiệp khác trong lĩnh vực thủy sản

Ngày 30/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong đó, đáng chú ý là quy định hướng dẫn về 07 tiêu chí đánh giá GAP khác trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm: Địa điểm sản xuất nuôi trồng thủy sản; Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản; Giống thủy sản; Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường; Quản lý sức khỏe thủy sản; Xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và Hồ sơ. Theo đó, để được công nhận GAP khác, cơ sở nuôi thủy sản phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương; ở nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm; nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể; giống phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng; không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định... Đồng thời, cơ sở nuôi phải lập, duy trì và có sẵn hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình nuôi trồng thủy sản; hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản cũng phải được lưu trữ tối thiểu 24 tháng sau thu hoạch.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Thông tư quy định, để được công nhận GAP khác, cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng một số tiêu chí như: Chuồng trại chăn nuôi phải cách biệt, khu chăn nuôi thông thoáng; con giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng thức ăn, nước uống đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y; phải có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp; đặc biệt, phải có hồ sơ, sổ sách ghi chép sản xuất theo quy định của pháp luật...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2015.

Xem chi tiết Thông tư54/2014/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

Số: 54/2014/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN CÁC TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT KHÁC CHO ÁP DỤNG ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.Thông tư này quy định điều kiện, trình tự công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây viết tắt là Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg).
2. Đối với tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác mà Việt Nam là thành viên không phải thực hiện trình tự công nhận theo quy định tại Thông tư này; tổ chức, cá nhân khi áp dụng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hành nông nghiệp tốt là tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, khu vực ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo vệ môi trường; sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động (sau đây viết tắt là GAP - Good Agricultural Practices);
2. Công nhận GAP khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ (sau đây viết tắt là công nhận GAP khác) là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, xác nhận GAP khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 của Thông tư này; tổ chức, cá nhân khi áp dụng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Điều 4. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác
1. Tổng cục Thủy sản là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực thủy sản.
2. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Cục Trồng trọt là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực trồng trọt.
4. Cục Chăn nuôi là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực chăn nuôi.
Chương II
CÔNG NHẬN GAP KHÁC
Điều 5. Điều kiện công nhận GAP khác
GAP khác được công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Do tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế, quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam ban hành (sau đây viết tắt là Tổ chức ban hành GAP khác).
2. Có các tiêu chí theo quy định tại Phụ lục I đối với lĩnh vực thủy sản, Phụ lục II đối với lĩnh vực lâm nghiệp và trồng trọt, Phụ lục III đối với lĩnh vực chăn nuôi.
3. Có quy định về chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo GAP khác đó.
Điều 6. Đăng ký công nhận GAP khác
Một trong các tổ chức, cá nhân dưới đây có quyền gửi hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác:
1. Tổ chức ban hành GAP khác.
2. Tổ chức đại diện tại Việt Nam của tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân được tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này ủy quyền.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác tới Tổng cục, Cục chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký công nhận GAP khác theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy ủy quyền đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
c) Bản sao chứng thực văn bản ban hành GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;
d) Bản sao chứng thực phiên bản mới nhất của GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;
đ) Bản sao chứng thực quy định về chứng nhận GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;
e) Danh sách các tổ chức chứng nhận GAP khác đang hoạt động tại Việt Nam gồm tên gọi, địa chỉ, điện thoại, fax, email kèm theo bản sao Giấy ủy quyền hoặc công nhận được hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
Điều 8. Trình tự, thời gian giải quyết
1. Trường hợp nộp trực tiếp, Tổng cục, Cục chuyên ngành trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục, Cục chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác chỉnh sửa hoặc bổ sung.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục, Cục chuyên ngành thành lập Hội đồng đánh giá từ 3 đến 5 người, có đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiến hành đánh giá hồ sơ đăng ký.
Hội đồng đánh giá sự phù hợp giữa các tiêu chí của GAP khác so với các quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp Hội đồng đánh giá kết luận chưa đủ điều kiện công nhận, trong vòng 03 ngày làm việc sau khi có Biên bản họp của Hội đồng đánh giá, Tổng cục, Cục chuyên ngành xem xét, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp Hội đồng đánh giá kết luận đủ điều kiện công nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục, Cục chuyên ngành xem xét, gửi hồ sơ đề nghị công nhận GAP khác tới Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để thẩm tra trước khi trình Bộ trưởng, hồ sơ bao gồm:
a) Dự thảo tờ trình Bộ trưởng, trong đó nêu rõ: sự cần thiết, quá trình thực hiện, tóm tắt kết quả đánh giá, đề nghị công nhận GAP khác;
b) Báo cáo thẩm định của Tổng cục, Cục chuyên ngành;
c) Hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
d) Dự thảo Quyết định công nhận GAP khác.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có văn bản thẩm tra gửi Tổng cục, Cục chuyên ngành.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản thẩm tra của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục, Cục chuyên ngành trình Bộ trưởng xem xét, công nhận GAP khác. Trường hợp không công nhận, Tổng cục, Cục chuyên ngành có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định công nhận, Tổng cục, Cục chuyên ngành thông báo công khai trên Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Website của đơn vị mình và thông báo tới các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo lĩnh vực được phân công có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, đánh giá hồ sơ, trình Bộ trưởng ký Quyết định công nhận cho áp dụng GAP khác để được hưởng chính sách hỗ trợ khi đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Tổng hợp tình hình áp dụng, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các GAP khác; tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận GAP khác của Tổng cục, Cục chuyên ngành.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cập nhật các GAP khác được công nhận cho áp dụng tại Việt Nam để làm căn cứ hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng GAP khác tại địa phương.
4. Tổ chức ban hành GAP khác hoặc tổ chức, cá nhân là đại diện GAP khác tại Việt Nam:
a) Thực hiện các quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo Tổng cục, Cục chuyên ngành mọi thay đổi về nội dung của GAP khác; quy định chứng nhận GAP khác; danh sách các tổ chức chứng nhận GAP khác hoạt động tại Việt Nam;
c) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg cho Tổng cục, Cục chuyên ngành.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2015.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi) để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Tổng cục Thủy sản;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Vụ KHCN&MT; Vụ PC; Cục Chăn nuôi;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN & PTNT;
- Lưu VT, Cục Trồng trọt.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

PHỤ LỤC I

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Văn bản quy định

1.

Địa điểm sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.

- Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương

- Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính Phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT Quy chuẩn cơ sở nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.

2.

Chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản.

Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN số 38/2011/BTNMT.

- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT: Quy chuẩn cơ sở nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.

- Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản (Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT).

3.

Giống thuỷ sản.

Giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo QCVN, TCVN tương ứng.

 

- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/05/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản lý giống thủy sản,

- Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 -15 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.

4.

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

- Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thức ăn đảm bảo theo TCVN.

- Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

 

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-14 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi

- Pháp lệnh Thú y năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (Nghị định số 33/2005/NĐ-CP).

- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

5.

Quản lý sức khoẻ thuỷ sản.

- Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài

- Khi xảy ra bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

- Pháp lệnh Thú y năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

- Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi.

6.

Xử lý rác thải, bảo vệ môi trường

- Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

- Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện hành

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT Quy chuẩn cơ sở nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.

7.

Hồ sơ

- Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.

- Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch

- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản

- Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/ 01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.

PHỤ LỤC II

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ TRỒNG TRỌT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Văn bản quy định

1

Địa điểm sản xuất

Phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

 

- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT)

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

2

Đất canh tác

Đáp ứng yêu cầu về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất nông nghiệp

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2008/BTNMT

3

Nước tưới

Đáp ứng yêu cầu về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới đối với sản xuất trồng trọt

Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT

4

Giống cây trồng

Sử dụng giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004

5

Phân bón

Sử dụng phân bón đã được công bố hợp quy

- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công thương

6

Thuốc Bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng; phải tuân thủ thời gian cách ly; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc

Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013

Sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013

7

Xử lý chất thải

Thu gom chất thải, rác thải từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT

Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

8

Hồ sơ

Ghi chép và lưu giữ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc về giống, gốc ghép; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 132:2013/BNNPTNT

PHỤ LỤC III

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Văn bản quy định

Lợn

Gia cầm

Vật nuôi khác

1

Địa điểm

Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa hương hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

2

Cơ sở vật chất chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi phải cách biệt và bố trí các khu chăn nuôi đảm bảo thông thoáng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

3

Con giống vật nuôi

Con giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

4

Thức ăn và nước uống

Thức ăn, nước uống được cấp đầy đủ cho gia súc, gia cầm. Chất lượng phải đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi

5

Chăm sóc nuôi dưỡng

Có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

6

Vệ sinh thú y, phòng bệnh

- Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi.

- Đáp ứng yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi theo quy định

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

7

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Thu gom và xử lý chất thải theo quy định

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

8

Hồ sơ, ghi chép

Có hồ sơ, sổ sách ghi chép sản xuất

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN GAP KHÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

……, ngày ... tháng … năm 20…

GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN GAP KHÁC

Kính gửi: (Tổng cục Thủy sản/ Tổng cục Lâm nghiệp/Cục Trồng trọt/Cục Chăn nuôi)

- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

+ Địa chỉ liên lạc:

+ Điện thoại:                              Fax:                              E-mail:

- Tên GAP khác đề nghị công nhận:

- Tổ chức ban hành GAP khác:

+ Tên tổ chức ban hành GAP khác:

+ Địa chỉ liên lạc:

+ Điện thoại:                              Fax:                              E-mail:

Sau khi nghiên cứu Thông tư số /2014/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về công nhận các tiêu chuẩn GAP khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, (tổ chức, cá nhân đăng ký) đề nghị (Tổng cục Thủy sản/Tổng cục Lâm nghiệp/Cục Trồng trọt/Cục Chăn nuôi) công nhận (tên GAP khác) trong lĩnh vực (trồng trọt, lâm nghiệp/chăn nuôi/thủy sản) để được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.

Hồ sơ kèm theo gồm:

- ........

- ........

Chúng tôi xin cam kết các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký là đúng sự thật./.

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký

(Ký tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MISNISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Circular No.54/2014/TT-BNNPTNT dated December 30, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development recognizingother good agricultural practices eligible for incentives for agriculture, forestry and aquaculture

Pursuant to Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;

Pursuant to the Law on Food safety;

Pursuant to Decision No.01/2012/QD-TTg dated January 09, 2012 by the Prime Minister on policies supporting the application of good agricultural production procedure in agriculture, forestry and aquaculture;

At the request of the General Director of Directorate of Fisheries, General Director of Directorate of Forestry, Directors of Department of Crop Production and Department of Livestock Production.

The Minister of Agriculture and Rural development issues the regulations on the recognition of other good agricultural practices (GAPs) eligible for incentives for agriculture, forestry and aquaculture.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

1. This Decree deals with the conditions and procedures for the recognition of other good agricultural practice (hereinafter referred to as other GAP) that may be applied to agriculture, forestry and aquaculture to enjoy the incentives prescribed in Decision No. 01/2012/QD-TTg dated 09/01/2012 by the Prime Minister on policies supporting the application of good agricultural production procedure in agriculture, forestry and aquaculture (hereinafter referred to as Decision No. 01/2012/QD-TTg).

2. With regard to the other GAPs of which Vietnam is the member who does not compelled to follow the procedures for recognition prescribed in this Circular, organizations and individuals who apply such other GAPs may enjoy the incentives according to regulations in Decision No. 01/2012/QD-TTg.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations and individuals whose activities are related to other GAP recognitions eligible for incentives to agriculture, forestry and aquaculture.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, these terms below can be construed as follows:

1. Good agricultural practice(GAP)is the standard, process and norm including the criteria that the organizations, nations and regions issue and provide guideline for the manufacturers in order to assure the quality and food safety; trace and recall the origin of product; protect the environment, health, social security for the employees;

2. Other GAP recognition eligible for incentives (hereinafter referred to as other GAP recognition)is the evaluation and confirmation of the Ministry of Agriculture and Rural development that the other GAP satisfies the conditions regulated in Article 5 of this Circular; organizations and individuals applying the conformable other GAP may enjoy the incentives as prescribe in Decision No. 01/2012/QD-TTg.

Article 4. Agencies receiving and handling the applications for other GAP recognition

1. The Directorate of Fisheries is the agency receiving and processing applications for other GAP recognition applied to aquaculture.

2. The Directorate of Forestry is the agency receiving and processing applications for other GAP recognition applied to forestry.

3. The Department of Crop Production is the agency receiving and processing applications for other GAP recognition applied to crop production.

4. The Department of Livestock production is the agency receiving and processing applications for other GAP recognition applied to livestock production.

Chapter II

OTHER GAP RECOGNITION

Article 5. Conditions for other GAP recognition

Other GAP shall be recognized if it meets these following conditions:

1. The other GAP is promulgated by a Vietnamese organization, international organization, country, area or a region outside of Vietnam (hereinafter referred to as organization promulgating other GAP)

2. The other GAP satisfies the criteria prescribed in Appendix I regarding aquaculture, Appendix II regarding forestry or Appendix III regarding crop and livestock production.

3. There are regulations for the recognition of the products produced by using such other GAP.

Article 6. Registration for other GAP recognition

Any of the following organizations and individuals may apply for other GAP:

1. Organizations promulgating other GAP.

2. Representative organizations of the organizations defined in Clause 1 of this Article.

3. Organizations and individuals authorized by the organizations defined in Clause 1 of this Article.

Article 7. Application for other GAP recognition

1. Organizations and individuals defined in Article 6 of this Circular shall submit directly or send by post an application for other GAP to a specialized agency affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural development as defined in Article 4 of this Circular (hereinafter referred to as receiving body).

2. The application shall include:

a) The application form for other GAP according to the form showed in Appendix IV enclosed herewith;

b) A letter of attorney in case of authorization prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular;

c) Authenticated copy of the other GAP promulgation document or the copy enclosed with the original for comparison; if the original document is in a foreign language, it shall be enclosed with a certified Vietnamese translation;

d) Authenticated copy of the newest version of other GAP or the copy document enclosed with the original document for comparison; if the original document is in a foreign language, it shall be enclosed with a certified Vietnamese translation;

dd) Authenticated copy of the regulation on other GAP recognition or the copy enclosed with the original copy for comparison; if the original copy is in a foreign language, it shall be enclosed with a certified Vietnamese translation;

e) The list of other GAP recognition bodies in Vietnam including their names, addresses, phones, faxes, email addresses enclosed with the copies of letters of attorney or licenses to provide recognition services in Vietnam.

Article 8. Procedures and time

1. If the application is submitted directly, the receiving body shall promptly notify the applicant of the validity of the application. If the application that is sent by post is invalid, the receiving body shall send a written notification to the applicant within 3 working days to request the applicant to complete the application.

2. Within 20 days from the day on which the valid application is received, the receiving body shall establish an Evaluation Boards with 3-5 members, including the representatives of Department of Science, Technology and Environment under the Ministry of Agriculture and Rural development to evaluate the registering document.

The Evaluation Board shall assess the conformity between the criteria of other GAP and the regulations in Appendix I, II, or III enclosed with this Circular, which is corresponding to the fields.

If the Evaluation Board concludes that the conditions for recognition are not fully satisfied, the receiving body shall consider, respond by writing, and provide explanation within 3 working days after getting the meeting minutes.

3. If the Evaluation Board concludes that the conditions for recognition are fully satisfied, within 5 working days, the receiving body shall consider and request the Department of Science, Technology and Environment to carry out an inspection before submitting documents to the Minister. The documents submitted to the Minister are:

a) A draft of the statement to the Minister specifying the necessity, the process and the summary of the evaluation result and the proposal for other GAP recognition;

b) The evaluation report of the receiving body;

c) The application for other GAP according to the regulations in Clause 2 Article 7 of this Circular;

d) The draft of the decision on other GAP recognition.

4. Within 5 working days from the day on which the valid application is received, the Department of Science, Technology and Environment shall submit the evaluation document to a receiving body.

5. Within 3 working days from the day the evaluation document is received, receiving body shall request the Minister to consider and recognize the other GAP. In case the other GAP is refused, the receiving body shall make a response in writing which contains explanation.

6. Within 3 working days from the day on which the Minister of Agriculture and Rural development signs the recognition decision, the receiving body shall post the decision on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development and on their own website then notify the Services of Agriculture and Rural development.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 9. Responsibilities of organizations and individual

1. Directorate of Fisheries, Directorate of Forestry, Department of Crop Production, Department of Livestock production are responsible for:

a) Receiving, evaluating the application, requesting the Minister to sign the Decision allowing the entities to apply other GAP when the conditions prescribed in Article 5 of this Circular are satisfied so that the applicant can enjoy the incentives.

b) Making report on the application and implementation of the policy on the incentives for other GAP and submit to the Ministry.

2. The Department of Science, Technology and Environment is responsible for evaluating the applications for other GAP recognition transferred by the receiving body.

3. Service of Agriculture and Rural development is responsible for updating the other GAPs that is permitted in Vietnam as the basis for supporting the manufacturers applying other GAP in their provinces.

4. Organizations promulgating other GAP or organizations and individuals being representatives of other GAP in Vietnam are responsible for:

a) Implementing the regulations prescribed in this Circular and other relevant regulations of law;

b) Making reports on the change of other GAP contents, the regulation on other GAP recognition, the list of other GAP recognition bodies in Vietnam and submit to the specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural development.

c) Submitting annual reports on result of other GAP application and the implementation of the policy on the incentives as prescribed in Decision No. 01/2012/QD-TTg to a receiving body before December 15.

Article 10. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on February 12, 2015

2. All difficulties arising on the course of implementation shall be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Directorate of Fisheries, Directorate of Forestry, Department of Crop Production, Department of Livestock production) for considering, study, suggesting for amending and supplementing.

The Minister

Cao Duc Phat

 

* All appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 54/2014/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất