Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT sửa quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi

thuộc tính Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT

Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:50/2014/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:24/12/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất

Ngày 24/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, khẳng định thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sẽ phải được kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích từ ngày 07/02/2015.
Riêng đối với thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất; thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu; thức ăn chăn nuôi gửi kho ngoại quan; thức ăn chăn nuôi là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm, mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm và thức ăn chăn nuôi là mẫu để khảo nghiệm sẽ được miễn kiểm tra chất lượng.
Đối với các lô hàng là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm trong thời gian không quá 12 tháng trước đó sẽ không phải kiểm tra cảm quan và lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng. Trong thời hạn miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn này, cơ quan kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm; trường hợp phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng, chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn sẽ chấm dứt tại thời điểm đó.
Với các lô hàng là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cơ sở sản xuất của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó hoặc đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi... sẽ được áp dụng chế độ kiểm tra giảm trong 12 tháng; chỉ phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật thèm theo, độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/02/2015.

Xem chi tiết Thông tư50/2014/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
Số: 50/2014/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014
 
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 66/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2011 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2010/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
 
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
 
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT) như sau:
1. Bổ sung Điều 2a:
“Điều 2a. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lô sản xuất: là sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nội dung ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm giống nhau, bao gồm: tên sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần chất lượng, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng, ký hiệu lô sản xuất (nếu có).
2. Lô hàng: là hàng hóa thức ăn chăn nuôi cùng một loại của một hoặc nhiều lô sản xuất do cùng một cơ sở sản xuất, cùng một tổ chức nhập khẩu, được nhập khẩu cùng một chuyến hàng và có cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
3. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi: là chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm, cụ thể:
a) Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm và thủy sản là protein thô và lysine tổng số;
b) Chất chính trong các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi khác là các chỉ tiêu quyết định bản chất, công dụng của sản phẩm do nhà sản xuất công bố và được ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo.”
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
1. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
2. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
c) Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);
Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá.
3. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định). Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh. Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
b) Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
4. Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất), bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
c) Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
5. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả đăng ký lại):
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.
c) Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A kèm theo Thông tư này) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, bao gồm: thay đổi tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại), dạng, kích cỡ, màu của sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng, mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
c) Bản chính giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu);
d) Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).
Nếu chấp thuận cho phép thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 5A ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Thức ăn chăn nuôi dùng chung cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm:
a) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc điều chỉnh, bổ sung các thông tin có liên quan, gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi.
b) Trình tự thủ tục và nội dung đăng ký thức ăn chăn nuôi dùng chung trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam áp dụng tương tự như quy định đối với thức ăn chăn nuôi khác trong Thông tư này.”
3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Đối với thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
2. Đối với thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT. Việc công nhận chất lượng thông qua một trong hai hình thức sau:
a) Công nhận chất lượng thông qua thẩm định hồ sơ.
b) Công nhận chất lượng thông qua khảo nghiệm (đối với các loại thức ăn chăn nuôi mới) được quy định tại Khoản 7 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP và Chương IV Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa được phép lưu hành tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
c) Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng gồm:
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Nhãn của sản phẩm;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
b) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT);
- Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
c) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 7A ban hành kèm theo Thông tư này);
- Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 7B ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận cho nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất: Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT);
- Hợp đồng thực hiện giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng gia công, tái xuất.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho phép nhập khẩu. Trong trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.”
4. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
a) Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng:
Việc kiểm tra thường xuyên về chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi mỗi năm không quá 02 lần và có thông báo bằng văn bản trước khi kiểm tra;
Việc kiểm tra đột xuất về chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi chỉ được tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.
b) Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu, bị triệu hồi hoặc trả về.
c) Các chỉ tiêu, phương pháp phân tích và độ dao động sai số cho phép sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục 19 và Phụ lục 19A ban hành kèm theo Thông tư này.”
5. Điểm a Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Bản sao chụp văn bản của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).”
6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Cơ quan kiểm tra và Tổ chức chứng nhận sự phù hợp
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 8 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là Tổ chức được chỉ định) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT).
b) Có quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định.
3. Trình tự và thủ tục chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
c) Quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do Tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi đã có báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định.
4. Hiệu lực của quyết định chỉ định
a) Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu là 02 (hai) năm.
b) Trong vòng 03 tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, Tổ chức được chỉ định gửi hồ sơ đăng ký về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi để được chỉ định lại, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu của Tổ chức được chỉ định trong thời gian trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá lại năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong trường hợp từ chối việc chỉ định lại, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định lại.
5. Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức được chỉ định
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 2 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT;
b) Thông báo kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời gian quy định (theo mẫu tại Phụ lục 10 và Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT);
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chỉ định về kết quả kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan chỉ định theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu. Thời gian nộp báo cáo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng;
đ) Lưu mẫu và bảo quản mẫu trong thời gian ít nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra;
e) Lưu hồ sơ kiểm tra trong thời gian ít nhất 02 năm;
g) Chịu sự kiểm tra giám sát định kỳ của cơ quan chỉ định tối đa 02 lần/năm và kiểm tra đột xuất;
h) Chấp hành các quy định về xử phạt các vi phạm theo quy định tại Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
i) Được thu phí và lệ phí kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định.”
7. Điểm a Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Thực hiện theo phương pháp phân tích đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cho các phòng thử nghiệm. Trường hợp phép thử chưa được chỉ định thì áp dụng theo phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc theo phương pháp khác do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi quyết định”.
8. Bổ sung Điều 21a:
“Điều 21a. Chế độ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất;
b) Thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu;
c) Thức ăn chăn nuôi gửi kho ngoại quan;
d) Thức ăn chăn nuôi là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm;
đ) Thức ăn chăn nuôi là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm;
e) Thức ăn chăn nuôi là mẫu để khảo nghiệm.
2. Kiểm tra thông thường
a) Hình thức kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích từ 02 đến 05 chỉ tiêu an toàn, từ 02 đến 05 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đảm bảo cho việc đánh giá được độ an toàn và chất lượng của sản phẩm kiểm tra. Cơ quan kiểm tra, Tổ chức được chỉ định xác định chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5 Điều này.
3. Miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn
a) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra cảm quan và không lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
c) Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì chấm dứt việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó.
d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu trên gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có thời hạn (theo mẫu tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (theo mẫu tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này); trong trường hợp không được áp dụng Chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực Thông báo miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến Tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này) làm điều kiện để thông quan hàng hóa.
4. Kiểm tra giảm có thời hạn
a) Hình thức kiểm tra: kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo; độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm là 12 tháng. Chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với chế độ kiểm tra này trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hồ sơ, có dấu hiệu mất an toàn và không đảm bảo chất lượng như mốc, ẩm ướt, bao bì không còn nguyên vẹn, dạng, màu sắc khác với mô tả, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của lô hàng.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;
- Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; hoặc của Phòng thử nghiệm được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi đánh giá và thừa nhận.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu kiểm tra giảm gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm (theo mẫu tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, hoặc của Phòng thử nghiệm nước ngoài được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thừa nhận.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm (theo mẫu tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này); trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực Thông báo giảm kiểm tra chất lượng đến Tổ chức được chỉ định để tiến hành kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
5. Kiểm tra chặt
a) Hình thức kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô sản xuất để phân tích tối thiểu 50 % các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50 % các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc các trường hợp sau:
- Lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục thức ăn chăn nuôi có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có xuất xứ từ những nơi đang có những nguy cơ cao gây mất an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cảnh báo;
- Có văn bản của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi yêu cầu kiểm tra chặt khi phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm tra không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc có văn bản cảnh báo về các yếu tố không an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.”
9. Bãi bỏ nội dung quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 Khoản 1 Điều 27.
10. Điểm a Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo:
Hàng tháng định kỳ vào ngày mùng 05 hoặc khi có yêu cầu phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi của đơn vị mình về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính (theo mẫu tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);
Hàng quý định kỳ vào ngày mùng 05 của tháng đầu tiên trong mỗi quý hoặc khi có yêu cầu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải báo cáo về chủng loại, số lượng, nguồn gốc và giá các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi (theo mẫu tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này).”
11. Khoản 5 Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thẩm định và công nhận thức ăn thủy sản đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam”.
12. Khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thẩm định và công nhận thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam”.
13. Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi Phụ lục số 1, 2A, 2B, 3, 4, 5, 9, 19, 20, 21 theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bổ sung Phụ lục 4A, 5A, 7A, 7B, 19A, 22, 23, 24, 25, 26 theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hồ sơ đề nghị công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và hồ sơ đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiếp nhận trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì giải quyết theo quy định tại Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2015.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ thuộc CP;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- UBND các tỉnh, tp. trực thuộc TW;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, tp. trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Lưu: VT, TCTS, CN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Circular No.50/2014/TT-BNNPTNT dated December 24, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT dated October 10, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development detailing a number of articles of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated November 26, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2010/NĐ-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feeds;

At the proposal of General Director of Directorate of Fisheries, Director of the Department of Livestock Production,

The Minister of Agriculture and Rural Development has promulgated the Circular amending and supplementing some articles of the Circular No.66/2011/TT-BNNTPNT dated October 10, 2011 detailing some articles of the Government s Decree No. 08/2010/NĐ-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feeds;

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT dated October 10, 2011 detailing some articles of the Government’s Decree No. 08/2010/NĐ-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feeds (hereinafter referred to as the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT) as follows:

1. To add Article 2a after Article 2:

“Article 2a. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. A batch means a group of animal feed products with the same information being written on labels or the same attached materials including name of product, brand, ingredients, name and address of production facility, date of manufacture, expiry date and production batch sign (if any).

2. A shipment means a group of animal feed products of the same type with one or more production batches being manufactured by the same production facility, or imported by the same importer in the same shipment and the same import document set.

3. Key ingredients of animal feeds mean substances that decide function and nature of the product, particularly:

a) Key ingredients of total mixed ration and concentrate feed for livestock, poultry and aquatic product mean crude protein and total lysine;

b) Key ingredients of raw material types and other animal feeds mean criteria that decide nature, function of the product announced by the manufacturer and written on label or attached materials.”

2. To amend and supplement the Article 5 as follows:

“Article 5. Permission for sale of animal feeds in Vietnam

1. Animal feeds allowed for sale in Vietnam are animal feeds certified by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production as having met conditions for being sold in Vietnam after the Minister of Agriculture and Rural Development grants an approval. On a monthly basis, Directorate of Fisheries and the Department of Livestock production shall publish a list of animal feeds allowed for sale in Vietnam on the portal of Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production and the Ministry of Agriculture and Rural development for relevant organizations, individuals to get access to and execution.

2. Animal feeds allowed for sale in Vietnam must meet the following conditions:

a) For animal feed without national technical regulation, it is required that applied standards are published and its quality conforms to such standards.

b) For animal feed with national technical regulation, in addition to fulfillment of the provisions set out in Point a, Clause 2 of this Article, the declaration of conformity must be completed according to the provisions.

c) Results of experiments on domestic animals must be available:

For total mixed ration, experiment results shall be assessed by the internal assessment council (organizations and individuals shall carry out experiments themselves and assess the results according to experiment procedures established by the Ministry of Agriculture and Rural Development);

For new animal feeds, experiment results shall be assessed by the professional council of science established by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

3. Registration documents for animal feeds allowed for sale in Vietnam comprise:

a) Domestically manufactured animal feeds:

- Registration form for animal feeds allowed for sale in Vietnam (according to the Form defined in Appendix 3 enclosed herewith);

- Certificate of Business Registration or Investment Certificate (Authenticated copy, and submitted for the first time only);

- Applied standards (original or copy bearing the manufacturer’s confirmation);

- Experiment results (original or authenticated copy), product quality and hygiene safety norms defined in the applied standards or in respective national technical regulation granted by laboratories accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development (for norms without designated method of test). Experiment results of total mixed ration Certificate of standards or Certificate of conformity, or Decision about recognition of new animal feeds according to the law;

- Specimen product label (bearing the manufacturer’s seal).

b) For imported animal feeds, refer to the provisions set out in Article 6 of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT.

4. Documents of repeat registration for the sale of animal feeds in Vietnam comprise:

a) The application form for repeated registration of animal feeds allowed for sale in Vietnam (according to the Form defined in Appendix 4 enclosed herewith);

b) The applied standards (original or copy with confirmations given by the manufacturer), the declaration of standards and conformity according to the provisions of law or recognition of new animal feeds;

c) Specimen product label (affixed with seal by the manufacturer).

5. Procedures for handling of the registration documents for the sale of animal feeds in Vietnam (including repeat registration):

a) Organizations, individuals registering for the sale of animal feeds in Vietnam shall establish 01 set of documents and make submission of it by post to Directorate of Fisheries (for aquatic products) or the Department of Livestock production (for cattle feed and poultry).

b) Within 03 working days since receipt of the registration documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for inspecting the document components and make a written notice to registrants for supplements if their documents are found unsatisfactory. Time limit for inspection of document components shall not exceed 05 working days if more than 10 products are registered.

c) If the documents are found satisfactory and the registered products meet quality requirements, within 12 working days, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue permission for the sale of such products in Vietnam (according to the Form as defined in Appendix 4A enclosed herewith) after approval is issued by the Minister of Agriculture and Rural Development. If more than 10 products are registered, the time limit shall increase by one day for each excessive product. In case permission is not issued, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production must make a reply in writing and state the reasons.

6. Modification of information of animal feeds allowed for sale in Vietnam:

Organizations and individuals shall be allowed to modify information about animal feed product allowed for sale in Vietnam provided that such modification does not change product quality, including change of product name, production facility address, phone and facsimile number, number of the applied standards, trademark, shape, size and color of products.

Organizations, individuals who request for modification of information of animal feed product must send one (01) document set to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production, the documents comprise:

a) Registration form for modification of information of animal feed product (according to the Form defined in Appendix 5 enclosed herewith);

Applicable standards (original or copy with confirmations given by the manufacturer);

c) Original of confirmation on modified information by the manufacturer (with respect to imported animal feeds);

d) Authenticated copy of Certificate of Business registration, Investment certificate or confirmation by competent authorities (in case changes are made to name of product facility, trade marks of imported animal feeds).

If the modification of information of animal feed product is approved, within 15 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue recognition of modified information of such product (according to the Form as defined in Appendix 5A enclosed herewith). In case the modification is not approved, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a reply in writing and state the reasons.

7. Animal feeds commonly used for aquaculture and livestock and poultry farming:

a) Organizations, individuals registering for the sale of animal feeds in Vietnam or revising, supplementing related information shall send one (01) set of documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

b) Procedures and information of registration for the sale of animal feeds commonly used in aquaculture and livestock and poultry farming in Vietnam shall be applied in the same as the provisions of other animal feeds set out hereof.”

3. To amend and supplement  Article 6 as follows:

“Article 6. Import of animal feeds

1. For the import of animal feeds that are allowed for sale in Vietnam, importers must carry out procedures at customs agency and conduct quality inspection as stipulated in Chapter III of the Circular No. 66/2011/Circular-BNNPTNT.

2. For the import of animal feeds that are not yet allowed for sale in Vietnam, organizations, individuals must be granted the permission for the sale of such animal feeds in Vietnam by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production and must conduct quality inspection as stipulated in Chapter III of the Circular No. 66/2011/Circular-BNNPTNT. Issuance of certificate of quality must pass either of the followings:

a) Appraisal of documents

b) Experiments (for new animal feeds) as stipulated in Clause 7, Article 3 and Clause 1, Article 12 of the Government s Decree No. 08/2010/NĐ-CP and the Circular No. 66/2011/Circular-BNNPTNT.

Organizations, individuals requesting for the certificate of quality of animal feeds that are not yet allowed for sale in Vietnam must send one (01) set of documents and make submission of it to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

c) Request documents:

- Request form (according to the Form as defined in Appendix 6 enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT);

- Certificate of free sale or any document of equivalent value for imported animal feeds granted by competent agencies of the country of origin according to the provision as set out in the Prime Minister’s Decision No. 10/2010/QĐ-TTg dated February 10, 2010 regulating certificate of free sale with respect to imported and exported products and commodities;

- Product information sheet provided by the manufacturer must include name of raw materials, product quality and hygiene safety norms, uses and instructions for use;

- Product label;

- Applied standards given by organizations, individuals who request for certificate of quality; product’s sub-label written in Vietnamese as regulated;

- Experiment results of animal feed product quality and hygiene safety norms of the manufacturer who has been granted such certificates as GMP, HACCP and ISO or equivalent certificates. In case the manufacturer does not have either of GMP, HACCP and ISO or equivalent certificates, experiment results must be provided by laboratories appointed by competent agencies of the country of origin or by laboratories accredited by international organizations or regional organizations, or appointed by Directorate of Fisheries, the Department of Livestock production;

- Authenticated copy of Certificate of Business Registration or Investment Certificate by organizations, individuals who request for the certificate of quality (to be submitted only once)

- Power of attorney by the manufacturer to organizations, individuals for registration

Documents must be originals or authenticated copy enclosed with Vietnamese translation confirmed by organizations, individuals registering for the import. If original is non-English, the Vietnamese translation must be authenticated.

dd) Within 03 working days since receipt of the documents requesting for the certificate of quality, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for inspecting the document components and make a written notice to organizations, individuals as registrants for supplements and completion if their documents are found unsatisfactory. Time limit for inspection of document components shall not exceed 05 working days if more than 10 products are registered.

If the documents are found satisfactory and the registered products meet quality requirements, within 12 working days, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue permission for the sale of such products in Vietnam (according to the Form as defined in Appendix 4A enclosed herewith) after approval by the Minister of Agriculture and Rural Development. If more than 10 products are registered, the time limit for handling of one excessive product shall be added with 01 working day. In case permission is not issued, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production must make a reply in writing and state the reasons.

3. Importing animal feeds that are not yet allowed for sale in Vietnam for introduction at trade fairs and exhibitions or for analysis of sample at laboratories:

a) Organizations, individuals who need to import animal feeds for introduction at trade fairs and exhibitions or for sampling analysis at laboratories must make a submission of one set of documents to Directorate of Fisheries (for aquatic products) or to the Department of Livestock production (for cattle feed and poultry).

b) Request documents for the import of products used for introduction at trade fairs and exhibitions comprise:

- Request form (according to the Form as defined in Appendix 7 enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT);

- Confirmation about organization or participation in trade fairs and exhibitions in Vietnam

c) Request documents for the import of products used for sampling analysis at laboratories comprise:

- Request form (according to the Form as defined in Appendix 7A enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT);

- An agreement for use of analysis services between domestic laboratories and laboratories, enterprises or regulatory agencies on animal feeds from the country of origin under which the imported product is jointly undertaken as non-commercial.

d) Within 05 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall issue a written approval to the import (according to the Form as defined in Appendix 7B enclosed herewith). In case the import is not approved, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a reply in writing and state the reasons.

4. Organizations, individuals importing animal feeds that are not yet allowed for sale in Vietnam for production and processing for re-export under the contract executed with a foreign partner must submit one (01) set of documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production. The set of documents comprises:

- Request form (according to the Form as defined in Appendix 8 enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT);

- A contract entered into by the parties in accordance with the provisions of law in Vietnam on import of commodities for processing and re-export.

Within 07 working days since receipt of the request documents for the import of animal feeds for production, processing and re-export under the contract executed with a foreign partner, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a written approval or disapproval to the import. In case of disapproval, reasons must be specified.”

4. To amend and supplement Clause 2, Article 7 as follows:

“2. Quality inspection of animal feeds

a) Inspect quality of animal feeds in production, business and use:

Regular inspection of quality of animal feeds at production, trading and consumption facilities must be done at most 02 times annually and a written notice should be issued before inspection;

Unexpected inspection of quality of animal feeds at production facilities, business establishments and consumption facilities shall be done only if a decision from head of competent agencies is issued without prior notice;

b) Inspect quality of animal feeds exported, imported, recalled or returned.

c) Norms, method of analysis and permissible tolerance for inspection and assessment of the quality of animal feeds as stipulated in Appendices 19 and 19A enclosed herewith."

5. To amend and supplement Point a, Clause 1, Article 10 as follows:

“a) With regard to import of animal feeds:

- Registration form for inspection and confirmation on quality (03 copies) (according to the Form defined in Appendix 9 enclosed herewith);

- Copies with confirmations made by importers of the following papers: purchase contract, packing list, invoices, certificate of analysis, applied standards by importers; permit for the sale of animal feed product in Vietnam;

- Copy of a document issued by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production regarding temporary exemption from quality inspection or alleviated inspection (if any).”

6. To amend and supplement Article 12 as follows:

“Article 12. Quality inspection agency and certifying body

1. A quality inspection agency for animal feeds comprises:

a) Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be responsible for inspecting quality of animal feeds according to the provisions set out in Article 8 of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT.

b) The Services of Agriculture and Rural development shall be responsible for inspecting quality of animal feeds at production, trading and consumption facilities within the administrative division according to the provisions of law.

2.Certifying body

A certifying body appointed by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production to certify quality conformity of imported, exported animal feed products (hereinafter referred to as the appointed certifying body) must :

a) Be appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development as an organization that certifies quality conformity of animal feed products as stipulated in the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT dated October 31, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as the Circular No. 55/2012/Circular-BNNPTNT).

b) Have the procedures for inspecting and certifying quality conformity of exported, imported animal feed products appropriate for respective types of feed and such process has been appraised by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

3. Procedures of appointing a certifying body

Any certifying body that wants to take part in the inspection and certification of conformity of imported, exported animal feeds should make a submission of a set of documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production. The set of documents comprises:

a) Request form (according to the Form as defined in Appendix 22 enclosed herewith);

b) Authenticated copy of the decision on appointment of a certifying body for animal feeds.

c) Process of inspecting and certifying quality conformity of exported, imported animal feeds appropriate for respective types of feed issued by an organization that registers for inspection and certification of conformity of imported, exported animal feeds.

Within 15 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct appraisal of the documents and re-assess real capabilities of facilities (if necessary) and promulgate the decision about appointment of a certifying body (according to the Form as defined in Appendix 23 enclosed herewith) after some consultation is made with the Minister of Agriculture and Rural Development. In case appointment is rejected, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production must make a reply in writing and state the reasons to the organization proposed for appointment.

4. Effect of appointment decision

a) Effective period of the decision about appointment of a certifying body is two (02) years.

b) Within 03 months before the appointment decision becomes invalid, the appointed certifying body must send a set of documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production for re-appointment if it has a demand. The set of documents comprises:

- Request form for participating in the inspection and certification of quality of imported, exported animal feeds (according to the Form as defined in Appendix 22 enclosed herewith);

- Results of previous performance of the appointed certifying body (according to the Form as defined in the Appendix 24 enclosed herewith).

Within 07 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall conduct appraisal of the documents and re-assess real capabilities of facilities (if necessary) and promulgate the decision about re-appointment of a certifying body for (according to the Form as defined in Appendix 23 enclosed herewith). In case re-appointment is refused, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production must make a reply in writing and state the reasons to the certifying body proposed for re-appointment.

5. Rights and responsibilities of the appointed certifying body

a) Receive registration documents for inspection and certification of quality submitted by importers as stipulated in Article 2 of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT;

b) Notify results of inspection to importers within a period of time as regulated (according to the Form as defined in the Appendix 11 enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT);

c) Take responsibility to the Law and the appointing agency for results of inspection, certification of quality of imported, exported animal feeds;

d) Report results of inspection, certification of quality of imported, exported animal feeds to the appointing agency on a monthly basis or on request. Reports to be submitted on 25thof months

dd) Store and preserve samples for at least 90 days since results of inspection are notified to registrants;

e) Store inspection documents for at least 02 years;

g) Facilitate periodic inspections at most two times per year by the appointing agency and unexpected inspection;

h) Comply with the regulations on punishment for violations as stipulated in the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT and other provisions of relevant law;

i) Have the rights to collection of fees and charges for the inspection and certification of quality of animal feeds according to the provisions of law.”

7. To amend and supplement Point a, Clause 2, Article 14 as follows:

“a) Implement the method of analysis assigned to laboratories by the Ministry of Agriculture and Rural Development in case testing is not yet assigned, methods stipulated in the international standards or Vietnam’s Standards (TCVN), or others decided by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall be used".

8. Article 21a is added after Article 21:

“Article 21a. Types of inspection of quality of imported animal feeds

1. Quality inspection of imported animal feeds shall be exempted in the following cases:

a) Temporary import of animal feeds for re-export;

b) Animal feeds in transit;

c) Animal feeds sent to bonded warehouses;

d) Animal feeds as samples for introduction at trade fairs and exhibitions;

dd) Animal feeds as samples for analysis at laboratories;

e) Animal feeds as samples for experiments

2. Normal inspection

a) Manner of inspection: inspection shall be conducted on documents and by organoleptic method, sample is taken for analyzing from two to five safety norms, from two to five quality norms in applied standards or in the national technical regulations, ensuring safety and quality of the product subject to inspection. The inspecting body and appointed agency shall determine specific norms and take responsibility for results of inspection and assessment of quality, safety of animal feeds.

b) This type of inspection applies to shipments of imported animal feeds not defined in Clauses 1, 3, 4, 5 of this Article.

3. Temporary exemption from quality inspection

a) Conduct inspection of documents, no inspection of organoleptic and do not take sample for analysis for six months.

b) This inspection applies to import shipments that meet all the following conditions: imported animal feeds are the same type, the same production facility and importer and issued to the Certificate of quality (according to the Form as defined in the Appendix 10 of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT) of the five consecutive shipments under normal inspection or three consecutive shipments under alleviated inspection for 12 months previously.

c) During the period of temporary exemption from quality inspection, the inspecting body may conduct unexpected inspection upon detection of any sign of violation of product quality. Upon detection of any non-conformance of the product, exemption from quality inspection shall be terminated immediately at such time.

d) Organizations, individuals as importers who have met the aforesaid requirements for animal feeds must send documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production. The documents comprise:

- Request form for exemption from quality inspection with time limit (according to the Form as defined in Appendix 25 enclosed herewith);

- A copy with confirmations by the importer of the registration documents for inspection of quality and Certificate of quality for five consecutive shipments under normal inspection or Certificate of quality for three consecutive shipments under alleviated inspection.

Within 05 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a written reply to importers regarding approval for temporary exemption from quality inspection (according to Form as defined in Appendix 26 enclosed herewith); in case exemption from quality inspection with time limit is not approved, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a written reply and state the reasons.

Organizations, individuals as importers shall be responsible for sending an authenticated copy of the approval for temporary exemption from quality inspection to the appointed certifying body for confirmation on the registration documents for certification of quality on each shipment (according to the Form as defined in the Appendix 9 enclosed herewith) serving as the basis for customs clearance.

4. Temporary alleviated inspection

a) Manner of inspection: Inspection shall be conducted on documents and by organoleptic method for assessment of conformity of information recorded in the documents with information written on labels or attached technical materials such as status quo, shape and color of commodities. Period of alleviated inspection is 12 months. This inspection shall be taken only if non-conformity or any sign of loss of safety and quality of commodities is detected such as moulds, moisture, damaged packaging, shape and color that is different from the description and may impose negative effects on quality of the shipment.

b) This type of inspection applies to any shipment that meets one of the following conditions:

- It is an imported animal feed product of the same type, production facility and importer and issued to the Certificate of quality (according to the Form as defined in the Appendix 10 of the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT) of the three consecutive shipments under normal inspection for a period of 12 months previously.

- It is confirmed as having met requirements for quality and safety by competent agencies from a contracting country to the Agreement on Mutual Recognition with Vietnam in inspection of quality of animal feed; or by the laboratories accredited by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

c) Organizations and individuals importing animal feeds that have met aforesaid requirements must send a set of documents to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production. The documents comprise:

- Request form (according to the Form as defined in Appendix 25 enclosed herewith);

- A copy with confirmations by importers of the registration documents for inspection of quality and Certificate of quality for three consecutive shipments under normal inspection or Certificate of quality and safety granted by competent agencies from a contracting country to the Agreement on Mutual Recognition with Vietnam in inspection of quality of animal feed, or by foreign laboratories accredited by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production.

Within 05 working days since receipt of eligible documents, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a written reply to importers regarding approval for alleviated inspection (according to the Form as defined in Appendix 26 enclosed herewith); in case alleviated inspection is not approved, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production shall make a written reply and state the reasons.

Organizations, individuals as importers shall be responsible for submitting an authenticated copy of the approval for alleviated inspection to the appointed certifying body for inspection according to the provisions set out in Point a, Clause 4 of this Article.

5. Tight inspection

a) Manner of inspection: Inspection shall be conducted on documents and by organoleptic method, samples of all the batches shall be taken for analyzing at least 50 per cent of safety norms as regulated in the national technical standard and at least 50 per cent of quality norms as regulated in the applied standards and other norms (if any) as requested in writting by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;

b) This type of inspection applies to any shipment that falls within the cases as below:

- Previous import fails to meet requirements for quality and safety according to the provisions;

- Imported commodities of animal feed type that pose high risk of food safety issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or originates from places posing high risk of food safety to humans, domestic animals and environmental warned by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production;

- As ordered for tight inspection by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production when the product currently sold in the market is shows signs of non-conformity or poses high risk of food safety to humans, domestic animals and environment as warned in writing by relevant organizations, individuals at home and abroad.”

9. Abrogate provisions set out at the third dash of Clause 1, Article 27.

10. Point a, Clause 1, Article 30 to be amended and supplemented as follows:

“a) Organizations and individuals manufacturing and trading animal feed must comply strictly with reporting regulations:

On a monthly basis (the fifth of month) or upon request, production and business facilities must report production and business of animal feed to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production and the Service of Agriculture and Rural Development where headoffice is situated (according to the Form as defined in the Appendix 20 enclosed herewith);

On a quarterly basis (the fifth of the first month of quarter) or upon request, production and business facilities must report types, quantity, origin and prices of raw materials and imported, exported animal feeds to Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production (according to the Form as defined in the Appendix 21 enclosed herewith).”

11. To amend and supplement Clause 5, Article 34 as follows:

“5. Appraising and certifying sale of aquatic feed in Vietnam”.

12. To amend and supplement Clause 5, Article 35 as follows:

“5. Appraising and certifying sale of livestock and poultry feed in Vietnam”.

13. To amend and supplement Appendices enclosed together with the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT as follows:

a) Appendices 1, 2A, 2B, 3, 4, 5, 9, 19, 20, 21 are amended according to the appendices enclosed herewith.

b) Appendices 4A, 5A, 7A, 7B, 19A, 22, 23, 24, 25, 26 are added and enclosed herewith.

Article 2. Transitional provision

Any registration document for permission for sale of animal feed in Vietnam and request document for modification of animal feed related information received by Directorate of Fisheries or the Department of Livestock production before the effective date of this Circular shall be handled according to the provisions set out in the Circular No. 66/2011/TT-BNNPTNT.

Article 3. Implementation effect

This Circular shall take effects on February 07, 2015.

Article 4. Implementation organization and responsibilities

The Chief of the Ministry Office, General Director of Directorate of Fisheries, the Director of the Department of Livestock Production, Director of the Services of Agriculture and Rural Development of central-affiliated provinces, cities, heads of organizations affiliated to the Ministry, relevant organizations, individuals shall be responsible for executing this Circular./.

For the Minister

The Deputy Minister

Vu Van Tam

*All appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 50/2014/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường