Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

thuộc tính Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT

Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2015/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:16/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------

Số: 48/2015/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật s 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dịch vụ bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ bảo vệ thực vật là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật (trừ các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật quy định tại khoản 2, Điều 34, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật) theo thỏa thuận với chủ thực vật.
2. Tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động xác định sinh vật gây hại thực vật; dự báo, cung cấp thông tin và hướng dẫn chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động thủ công, cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học được phép theo quy định để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Chương II
CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
XÁC NHẬN DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 4. Chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Người trực tiếp làm dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học; người trực tiếp làm dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Khi thực hiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật phải có sổ ghi chép, theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực hiện và người sử dụng dịch vụ; trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với hoạt động như dụng cụ phát hiện sinh vật gây hại (đối với hoạt động tư vấn phòng chống sinh vật gây hại thực vật) hoặc dụng cụ phun rải thuốc, bẫy bả, dụng cụ bắt, diệt sinh vật gây hại thực vật, bảo hộ lao động (đối với hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật).
3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng để có thể liên hệ khi cần thiết. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cần có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; hợp đồng thuê nhà hợp pháp có thời hạn tối thiểu là 01 năm hoặc sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).
4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ giao dịch.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra ngay khi nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp không hợp lệ.
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Hồ sơ bao gồm
a) 02 (hai) bản đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật (đối với dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật);
c) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ xác định địa chỉ giao dịch:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà ở gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng thuê nhà hợp pháp còn hiệu lực tối thiểu là 01 (một) năm; Sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).
3. Thẩm định hồ sơ và xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý cho tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật vào đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 6. Tập huấn về bảo vệ thực vật
1. Nội dung tập huấn:
a) Quy định hiện hành về bảo vệ thực vật và các quy định tại Thông tư này;
b) Kiến thức cơ bản về sinh vật gây hại thực vật và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; quy định thu gom bao bì sau sử dụng; sử dụng trang thiết bị phòng, chống sinh vật gây hại;
d) Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chương trình tập huấn đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật (chưa có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học).
a) Thời gian một khóa tập huấn là 03 ngày với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức tổ chức tập huấn về bảo vệ thực vật, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận tập huấn. Mẫu Giấy chứng nhận tập huấn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo thỏa thuận hợp đồng ký kết với chủ thực vật hoặc đại diện của chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
d) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
đ) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trong quá trình hoạt động;
b) Chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc bốn đúng; sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái;
c) Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đúng quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
đ) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do tư vấn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật không đúng quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức
1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật giám sát hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa phương; xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về bảo vệ thực vật; chỉ đạo, kiểm tra việc tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xác nhận đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cho tổ chức, cá nhân đề nghị; quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa phương và xử lý các vi phạm theo quy định; thông báo công khai danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Điều 9. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph
;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T
W;
- Chi cục BVTV hoặc Chi cục TT và BVTV các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ NN và PTNT;
- Lưu:
VT, Cục BVTV. (320)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………………………

Tên Tổ chức/cá nhân đăng ký: ……………………………………………………………………….

Người đại diện (đối với tổ chức): ………………………; Chức vụ: ……………………………….

Số CMND …………………….; Ngày cấp: ……………….; Nơi cấp: ………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..

Nơi tạm trú: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại di động: ……………………………; Số điện thoại cố định: ………………………..

Đề nghị xác nhận đăng ký hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật sau đây: (*)

- Dịch vụ tư vn biện pháp phòng, chng sinh vật gây hại thực vật

- Dịch vụ phòng, chng sinh vật gây hại thực vật

Hồ sơ gửi kèm: ……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật./.

Vào ssố… ngày /…. /…

Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn
Nêu rõ tên Tổ chức/cá nhân và loại hình dịch vụ đề nghị xác nhận
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

……., ngày …. tháng ….. năm ……
Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

(* Ghi chú: Gạch bỏ nội dung không đăng ký)

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CHI CC BẢO VỆ THỰC VẬT/
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT …..

TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT/
TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
 ……
-------

Số: ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT/TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
………………………….

Chứng nhận:

Ông/Bà: ……………………………………………………….. Năm sinh: ......................................

Số CMND: ……………………………………… ngày cấp: ………………. Nơi cấp: …………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

Nơi tạm trú: …………………………………………………………………………………………….

Đã hoàn thành chương trình Tập huấn về bảo vệ thực vật.

Thời gian từ ngày: ……………………………….. đến ngày ………………………………….

 

……., ngày... tháng …. năm...
TRẠM TRƯỞNG
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Circular No.48/2015/TT-BNNPTNT datedDecember 16, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development detailing the guidance on conditions for provision of plant protection services

Pursuant to the Decree No.199/2013/ND-CP on functions, responsibilities, the power and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development dated November 26, 2013 of the Government;

Pursuant to the Law No. 41/2013/QH13 on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;

At the request of the Director of the Department of Plant Protection;

The Minister of Agriculture and Rural development issues this Circular providing detailed guidelines on conditions for provision of plant protection services.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides detailed guidelines on conditions for provision of plant protection services.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to entities engaging in plant protection services in Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, terms below shall be construed as follows:

1.Plant protection service means consulting activities and action against pests (except for plant quarantine services regulated in clause 2, Article 34 of the Law on Plant Protection and Quarantine) under the agreement with the plant owner.

2.Consultancy service in preventive and protective measures against pests means activities for determination of pests; prediction and provision of information and instructions on preventive and protective measures against pests.

3.Preventive and protective measures against pest’s means manual, mechanical, physical, chemical and biological measures that are allowed to be deployed to protect plants from pests.

Chapter II

CONDITIONS FOR PROVISION OF PLANT PROTECTION SERVICES AND PROCEDURES FOR CERTIFICATION OF PLANT PROTECTION SERVICES

Article 4. Detailed guidelines on conditions for provision of plant protection services

1.The one directly participating in preventive and protective measure consultancy services must obtain at least one associate degree or higher in one of the following majors: horticulture or plant protection or biology; the one who directly provides preventive and protective measures against pests must achieve at least one associate degree or higher in one of the following majors: horticulture, plant protection or biology, or hold a certificate of completion of a training course training course in plant protection under Article 6 hereof.

2.Plant protection activities shall be recorded including related action of service executives and customers; appropriate equipment and specialized instruments such as pest detectors (for consultancy services) or sprayers, bait, catchers, insect killers and personal protective equipment (for preventive and protective action against pests),

3.Every entity participating in such services must have a registered address. The entity providing plant protection services shall obtain one of the following certificates: a certificate(s) of land use having properties; certificate(s) of house ownership; a legal house lease agreement with the duration of at least 01 year or household registration book ( for individuals)

4.The entity that has obtained the registered address shall submit an application for certification of plant protection services to the People’s Committees of the commune (Annex I hereof).

Article 5. Procedures for certification of plant protection services

1.Application submission:

a) Every entity wishing to provide plant protection services shall directly submit their application to the People’s Committee of the commune where the business is located.

b) In case of a valid application, the People s Committee of the Commune shall examine and evaluate such application; in case of an invalid and incomplete application, the People s Committee of the commune shall send the applicant a written request for completion of such application.

c) The number of application: 01

2.Documents requested in an application:

a) 02 copies of the application form for certification of plant protection services using the form in Annex I hereof;

b) Copies (enclosed with its original for comparison) of the associate degree or higher in horticulture, plant protection, biology or certificates of completion of the training courses in plant protection (for those providing preventive and protective action against pests).

c) Copies of (enclosed with their originals for comparison) of one of the following documents:

A certificate of land use having properties; a Certificate of House Ownership; a legal house lease agreement for at least 01 year or a household registration book ( with respect to individuals)

3.Evaluation of applications and certification of plant protection services:

Within 03 working days from the date of receipt of the valid and complete application, the People’s Committee of the commune shall certify the application for certification of plant protection services as approved;

In case of rejection, The People s Committee of the commune shall send the applicant a written notice in which reasons for rejection shall be specified.

Article 6. Plant protection training

1.Scope of training:

a) Current regulations on plant protection and provisions of this Circular;

b) Background knowledge of pests and preventive and protective measures against pests.

c) Utilization of pesticide; collection of empty pesticide packages or bottles; usage of preventive and preventive tools and equipment;

d) Regulations on administrative penalties for violations against regulations on plant protection and management of pesticide;

dd) The use of pesticides.

2.The plant protection training provided for entities who directly participate in prevention and protection against pests without associate degrees or higher in horticulture, plant protection or biology:

a) The duration of training is 03 days; and scope of training is the same as that in clause 1 of this Articles.

b) Plant Protection Stations and Plant Horticulture and Protection Stations shall provide such entities training courses in plant protection. Any entity passing the examination shall be granted a Certificate of Completion of Plant Protection Training. The form of the Certificate of Completion of Plant Protection Training shall be presented in Annex II of this Circular.

Article 7. Rights and obligations of entities operating in plant protection services

1.Rights:

a) Receive service charges for their services under mutual agreed contracts signed with the plant owner or plant owner’s representative;

b) Participate in plant protection training classes, and improve knowledge about prevention and protection against pests according to particular conditions of each areas;

c) Access information and usage of pesticide;

d) Participate in communication programs and propaganda campaigns for prevention and protection against pests;

dd) Be entitled to complain about conclusions and decisions of inspecting authorities and State regulatory bodies under laws on complaints.

2.Obligations:

a) Satisfy all requirements for plant protection services under Article 4 hereof;

b) Comply with the 4-right rule for utilization of pesticide and the list of pesticides; provide environmental-friendly and effective plant protection measures to ensure the safety of human, food and eco-environment;

c) Preserve pesticides in right manner and collect empty pesticide packages after use

d) Obey provisions of laws on contracts, legislation on labor and other obligations;

dd) Compensate for damage due to failures to provide proper preventive and protective measures against pests or appropriate instructions for applications of pesticide under regulations of laws.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 8. Responsibilities of authorities specializing in plant protection

1.Departments of Plant Protection shall instruct and inspect the implementation of this Circular.

2.Sub-Departments or Sub-Departments of Horticulture and Plant Protection of provinces shall instruct Stations of Horticulture and Plant Protection to supervise plant protection services within their administration; compile curricula for plant protection training courses; inspect such training courses and grant Certificates of Completion of Training Courses in Plant Protection.

3.People’s Committees of communes shall receive and consider certifying the application for certification of plant protection services; manage all plant protection services within their communes; cooperate with authorities specializing in plant protection and quarantine to propagate, instruct and inspect the plant protection services within their communes and impose penalties for violations under regulations of laws; publicize lists of entities eligible for plant protection services within its communes.

Article 9. Effect

This Circular takes effect February 01, 2016.

Any issues or concerns arising in the course of implementation of this Circular shall be promptly reported to Departments of Plant Protection - Ministry of Agriculture and Rural Development ./.

For the Minister

The Deputy Minister

Le Quoc Danh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 48/2015/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 27/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất