Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT về chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất thủy sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 41/2010/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 05/07/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ----------------------- Số: 41/2010/TT-BNNPTNT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUI ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
------------------------------------
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ qui định điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư qui định về kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện vệ sinh thú y (viết tắt là VSTY) và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2.Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
b. Cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung (thâm canh, bán thâm canh);
c. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản;
Các cơ sở nêu trên sau đây được gọi chung là Cơ sở.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất thủy sản, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp theo qui định tại khoản 2 điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
3. Các cơ sở sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật thủy sản qui định tại khoản 1 Điều 2 Qui chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) không phải đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo qui định tại Thông tư này.
Điều 3.Căn cứ kiểm tra, chứng nhận
Các qui định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Điều 11, 12 Nghị định số 59/2005/ND-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải; QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: cơ sở sản xuất giống thủy sản – điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường (ban hành kèm theo Thông tư số: 82 /2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các qui định, qui chuẩn Việt Nam hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
Điều 4.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y thủy sản
1. Cục Thú y: Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với:
a. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý;
b. Cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia;
c. Cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản;
d. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh: Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với:
a. Các cơ sở sản xuất, ương nuôi con giống; cơ sở thu gom, kinh doanh giống thủy sản; cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc địa bàn cơ quan quản lý;
b. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất, nhập khẩu, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo ủy quyền của Cục Thú y.
Các cơ quan trên gọi chung là Cơ quan kiểm tra.
Điều 5.Các hình thức kiểm tra điều kiện VSTY thủy sản
1. Kiểm tra chứng nhận điều kiện VSTY thủy sản: được áp dụng đối với:
a. Cơ sở đăng ký kiểm tra lần đầu;
b. Cơ sở đã được kiểm tra nhưng chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận;
c. Cơ sở đã được kiểm tra, cấp chứng nhận nhưng thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
d. Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi.
2. Kiểm tra định kỳ: được áp dụng 1năm/lần đối với các Cơ sở đã được chứng nhận và còn hiệu lực giấy chứng nhận nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo VSTY thủy sản.
3. Kiểm tra đột xuất: được áp dụng khi Cơ quan kiểm tra phát hiện Cơ sở có những dấu hiệu vi phạm về VSTY thủy sản.
4. Thẩm tra: do cơ quan cấp trên của cơ quan kiểm tra thực hiện trong trường hợp Cơ sở không nhất trí với kết quả đánh giá của Đoàn kiểm tra hoặc khi phát hiện thấy sai phạm trong quá trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
Điều 6.Phí, lệ phí
Cơ quan thẩm quyền kiểm tra thực hiện việc thu Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và sử dụng theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.
Chương II
TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Điều 7.Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện VSTY
1. Trường hợp đăng ký kiểm tra theo qui định tại điểm a, c khoản 1 Điều 5, chủ cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền theo qui định tại Điều 4, hồ sơ đăng ký bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở;
c. Báo cáo tóm tắt về điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (theo hướng dẫn tại phụ lục 2);
d. Qui trình sản xuất (đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản).
2. Trường hợp đăng ký kiểm tra lại (theo qui định tại điểm b, d khoản 1 Điều 5), chủ cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền theo qui định tại Điều 4, hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Báo cáo khắc phục sai lỗi về VSTY đã ghi trong biên bản kiểm tra.
3. Trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc trước thời gian hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản ít nhất 15 ngày, chủ cơ sở phải gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Báo cáo tóm tắt các thay đổi của cơ sở (nếu có).
Điều 8.Trình tự kiểm tra
1. Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo qui định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn thuộc cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm định hồ sơ và đề xuất Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm tra (sau đây gọi chung là Đoàn kiểm tra) theo qui định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra điều kiện VSTY của Cơ sở.
4. Trường hợp kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất, theo kế hoạch hoặc đề xuất của Phòng chuyên môn, Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra theo qui định tại Điều 9 Thông tư này.
5. Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho chủ cơ sở ít nhất 02 ngày trước khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này).
6. Khi kiểm tra tại cơ sở, Đoàn kiểm tra phải thông báo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cho Cơ sở và thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại Điều 10 Thông tư này.
7. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở và đóng dấu của Cơ sở (nếu có).
a. Biên bản được lập thành 2 (hai) bản: 1 (một) bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 1 (một) bản lưu tại Cơ sở, trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản;
b. Nếu đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình vào cuối biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
Điều 9.Thành lập Đoàn kiểm tra
1. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức và thời gian kiểm tra, thẩm tra;
c) Tên, địa chỉ của Cơ sở được kiểm tra, thẩm tra;
d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của Cơ sở và Đoàn kiểm tra.
2. Số lượng cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tối thiểu 3 người, bao gồm 01 Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện Lãnh đạo Cơ quan kiểm tra hoặc Lãnh đạo Phòng chuyên môn của cơ quan kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra là cán bộ các phòng chuyên môn của Cơ quan kiểm tra hoặc của các đơn vị khác (nếu có).
Điều 10.Nội dung kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
1. Tại cơ sở:
a. Kiểm tra điều kiện vệ sinh cơ sở theo đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y phù hợp với từng đối tượng qui định tại Điều 2 Thông tư này;
b. Kiểm tra cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển;
c. Qui trình hoạt động của cơ sở; năng lực thực tế của cơ sở;
d. Thu mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu về vệ sinh thú y thủy sản.
e. Các giấy tờ khác liên quan đến việc thành lập cơ sở (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; chứng chỉ hoặc bằng cấp chuyên môn của cán bộ kỹ thuật).
2. Trường hợp kiểm tra lại theo qui định tại điểm b, d khoản 1 Điều 5: căn cứ vào kết quả kiểm tra lần đầu, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc khắc phục các sai lỗi tại cơ sở và các nội dung khác theo qui định tại khoản 1 Điều này (nếu cần)
3. Trong thời gian 01 ngày kể từ ngày thu mẫu kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải gửi mẫu kèm theo yêu cầu về các chỉ tiêu cần kiểm tra đến phòng thí nghiệm đủ năng lực. Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận mẫu, phòng thí nghiệm phải trả lời kết quả phân tích cho Đoàn kiểm tra.
Điều 11.Cấp giấy chứng nhận
1. Trong phạm vi 03 ngày (kể từ ngày nhận kết quả phân tích hoặc kể từ ngày kiểm tra – với trường hợp không thu mẫu), căn cứ vào Biên bản kiểm tra và kết quả phân tích (nếu có), cơ quan kiểm tra phải trả lời kết quả:
a. Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (mẫu phụ lục 3) cho cơ sở và Giấy chứng nhận này có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp;
b. Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan kiểm tra phải có công văn gửi cơ sở yêu cầu khắc phục hoặc xử lý theo qui định tại Điều 12 Thông tư này. Trên cơ sở thông báo của cơ quan kiểm tra, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu của lần kiểm tra trước và làm hồ sơ đăng ký kiểm tra lại theo qui định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
c. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về điều kiện vệ sinh thú y theo các qui định hiện hành thì Đoàn kiểm tra lập biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm của Cơ sở.
2. Gia hạn thời gian hiệu lực Giấy chứng nhận (theo quy định tại khoản 3 Điều 7):
a. Đối với cơ sở đã được kiểm tra định kỳ mà thời gian kiểm tra không quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận), trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký gia hạn hợp lệ của cơ sở, căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, cơ quan kiểm tra xem xét cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo qui định tại điểm a khoản 1 điều này;
b. Đối với cơ sở chưa được kiểm tra định kỳ hoặc được kiểm tra định kỳ nhưng thời gian kiểm tra quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận), cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra cơ sở theo qui định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
c. Giấy gia hạn nêu trên có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 12.Đình chỉ hiệu lực chứng nhận
1. Quyết định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSTY sẽ bị xem xét đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau:
a. Kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất điều kiện đảm bảo VSTY đã kết luận cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSTY;
b. Cơ sở từ chối kiểm tra theo quy định trong Quy chế này mà không có lý do chính đáng;
c. Cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm.
2. Đối với các Cơ sở nêu tại Khoản 1, Điều này, Cơ quan kiểm tra ra quyết định đình chỉ hiệu lực chứng nhận. Quyết định đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được gửi cho Cơ sở bị đình chỉ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở và lưu hồ sơ của Cơ quan kiểm tra.
3. Nội dung quyết định đình chỉ hiệu lực chứng nhận bao gồm:
a. Tên địa chỉ của Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực chứng nhận;
b. Lý do đình chỉ hiệu lực chứng nhận;
c. Các vi phạm cần khắc phục và thời hạn hoàn thành.
4. Các Cơ sở chưa đủ điều kiện chứng nhận và các Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực chứng nhận nêu tại Điều này sau khi hoàn thành việc khắc phục sai lỗi hoặc vi phạm phải làm thủ tục đăng ký với Cơ quan kiểm tra theo qui định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13.Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Trình Bộ Nông nghiệp&PTNT ban hành các qui chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y trong sản xuất, kinh doanh thủy sản thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này;
2. Hướng dẫn thống nhất hoạt động kiểm tra, ủy quyền kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và tổ chức kiểm tra, cấp chứng nhận đủ điều kiện VSTY thủy sản cho các cơ sở theo thẩm quyền.
4. Tổ chức tập huấn, đào tạo cho các Cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh về kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
5. Thẩm tra, giám sát việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh.
Điều 14.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở trong địa bàn, phạm vi quản lý.
2. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng nhận cho các cơ sở theo thẩm quyền.
3. Báo cáo hàng quí và đột xuất kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y về Cục Thú y.
4. Tham dự các khóa tập huấn về hướng dẫn kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
5. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở về văn bản pháp qui liên quan đến điều kiện vệ sinh thú y.
Điều 15.Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Chấp hành các qui định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan đến vệ sinh thú y thủy sản.
2. Hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra trong việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
3. Nộp phí, lệ phí theo qui định của Pháp lệnh Thú y.
4. Thông báo với cơ quan kiểm tra theo qui định tại Điều 4 Thông tư này khi cơ sở có thay đổi theo qui định tại điểm c khoản 1 Điều 5 hoặc khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16.Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp&PTNT; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo Chính phủ, Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế, Cục Thú y, Tổng Cục Thủy sản, Cục QLCL NLS&TS-Bộ NN&PTNT; - Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Cục Thú y; - Lưu: VT, PC. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần |
Phụ lục 1. Mẫu đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: ..............……….…........……............................................
Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): .......…………….................……..........
Địa chỉ giao dịch: ...............................................…..........……..............………....
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày…..../…../….….. tại…………..…….
Điện thoại: .............................. Fax: ............................ Email: ..………........……….
Địa điểm đăng ký kiểm tra:
Đối tượng nuôi/ sản xuất/ kinh doanh:
Hình thức kiểm tra : lần đầu lại gia hạn
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở:
……………………………………………………………………………………..
Hồ sơ gửi kèm gồm:
Dự kiến) thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động: ngày.…….../…….../ …..….....
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.
| Đăng ký tại ........................................... Ngày .…...... tháng ....... năm ........... TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu- nếu có )
|
PHỤ LỤC 2. MẪU BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ SỞ.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CỦA CƠ SỞ ......
1. Hình thức hoạt động
2. Vị trí
3. Tóm tắt về điều kiện cơ sở hạ tầng
a. Diện tích mặt bằng (m2) :
b. Diện tích từng khu vực trong cơ sở:
c. Khu cách ly kiểm dịch:
d. Số lượng bể (ao..)
Sơ đồ thiết kế ao/ đầm nuôi hoặc bản mô tả thể hiện độ sâu, bờ ao, chất đất, có lót đáy hay không lót đáy… đảm bảo chống thẩm lậu ra môi trường bên ngoài và nước tràn bờ khi mưa to.
đ. Hệ thống cấp/thoát nước
Biện pháp xử lý chất thải, nước thải đảm bảo chất thải, nước thải được xử lý mầm bệnh không lây nhiễm sang các vùng nuôi khác.
e. Nguồn nước cấp :
4. Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển sử dụng trong quá trình nuôi/sản xuất/kinh doanh
5. Nhân lực :
- Số người : cán bộ kỹ thuật công nhân
- Trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật
- Đã tham dự lớp tập huấn nào về lĩnh vực cơ sở đang thực hiện
6. Các biện pháp bảo vệ người và động vật từ bên ngoài
7. Hệ thống lưu trữ hồ sơ của cơ sở
- Sổ nhật ký ghi chép: có không
+Quá trình chăm sóc, quản lý sức khỏe ĐVTS, kết quả theo dõi môi trường
+ Sử dụng thuốc, hóa chất trong hoạt động NTTS
Chúng tôi xin cam đoan các nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
(Lưu ý, Tùy từng mô hình sản xuất hoặc kinh doanh thủy sản để điều chỉnh nội dung báo cáo cho phù hợp)
Chủ cơ sở
Ký tên, đóng dấu (nếu có)
PHỤ LỤC 3. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------- ........................., ngày tháng năm |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Số: /GCN-TYTS
Tên cơ sở: ……………………………………..……..………....….……………
Địa chỉ: ……………………………………………….…………..…….…......
Địa điểm kiểm tra :
Điện thoại: …………….….. Fax: ………..…….. Email: …..……...….……….
Lĩnh vực hoạt động: …………………………..….……….……….....………..……........................
Đối tượng nuôi/sản xuất/kinh doanh :
Cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để ……………….……………….……..….
……………………………………….……..……..……………..…….………
Giấy chứng nhận vệ sinh thú y có giá trị đến ngày …....../......./………..
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: Giấy này được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan cấp giấy giữ, 01 bản do cơ sở giữ |
|
PHỤ LỤC 4. MẪU GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ........................., ngày tháng năm |
GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Số: /GCN-TYTS
Tên cơ sở: ……………………………………..……..………....….……………
Địa chỉ: ……………………………………………….…………..…….…......
Địa điểm kiểm tra :
Điện thoại: …………….….. Fax: ………..…….. Email: …..……...….……….
Lĩnh vực hoạt động: …………………………..….……….……….....………..……
Đối tượng nuôi/sản xuất/kinh doanh :
Cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để ……………….……………….……..….
……………………………………….……..……..……………..…….………
Giấy Gia hạn có giá trị đến ngày …....../......./………..
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: Giấy này được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan cấp giấy giữ, 01 bản do cơ sở giữ
|
|
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 41/2010/TT-BNNPTNT | Hanoi, July 05, 2010 |
CIRCULAR
PROVIDING FOR VETERINARY HYGIENE INSPECTION AND CERTIFICATION FOR FISHERY PRODUCTION AND TRADING ESTABLISHMENTS
Pursuant to the April 29, 2004 Ordinance on Animal Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3. 200S. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of Decree No. 01/2008/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 33/ 2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Ordinance on Animal Health and Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 33/2005/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 59/ 2005/ND-CP of May 4, 2005, providing for conditions for a number of fishery production and business lines;
The Ministry of Agriculture and Rural Development provides for veterinary hygiene inspection and certification for fishery production and trading establishments as follows:
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the order, procedures and contents of veterinary hygiene inspection and certification for fishery production and trading establishments and responsibilities of concerned organizations and individuals.
Article 2. Subjects of application
1. This Circular applies to Vietnamese as well as foreign organizations and individuals engaged in fishery production and trading activities in the Vietnamese territory, including:
a/ Establishments producing or trading in fishery seeds;
b/ Concentrated (intensive or semi-intensive) aquaculture establishments:
c/ Aquatic animal isolation and quarantine centers:
The above-said establishments are collectively referred to as establishments.
2. This Circular does not apply to fishery production, trading and service households and individuals that have no fixed places of business and earn low incomes as defined in Clause 2, Article 36 of the Government's Decree No. 88/2006/N'D-CP of August 29. 2006. on business registration.
3. Establishments preliminarily processing and preserving aquatic animals and products from aquatic animals defined in Clause 1, Article 2 of the Regulation on food hygiene and safety inspection and certification for fishery production and trading establishments (issued together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 117/2008/QD-BNN of December II. 2008) are not required to register for veterinary hygiene inspection under this Circular.
Article 3. Bases for inspection and certification Clause 2. Article 7 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15. 2005. detailing a number of articles of the Ordinance on Animal Health: Articles 11 and 12 of the Government's Decree No. 59/2005/ND-CP of May 4. 2005. on conditions for a number of fishery production and business lines: Vietnam standard TCVN 5945:2005: Industrial wastewater - discharge standards; QCVN 14: 2008/BTNMT - National technical regulation on domestic wastewater; QCVN 02-15: 2009/ BNNPTNT: Fishery seed production establishments - Conditions for food safely, bio-security and environment (issued together with the Agriculture and Rural Development Ministry's Circular No. 82/2009/TT-BNNPTNT) and current Vietnam's regulations and standards on fishery veterinary hygiene conditions.
Article 4. Agencies competent to inspect and grant fishery veterinary hygiene certificates
1. The Department of Animal Health shall inspect and grant fishery veterinary hygiene certificates to:
a/ Centrally managed concentrated aquaculture establishments;
b/ National fishery seed production establishments;
c/ Aquatic animal raising establishments registering for certification of disease-free safety:
d/ Imported and exported aquatic animal isolation and quarantine centers.
2. Provincial-level fishery veterinary agencies shall inspect and grant fishery veterinary hygiene certificates to:
a/ Aquatic animal breeding establishments, fishery seed-collecting and -trading establishments and local concentrated aquaculture establishments;
b/ Imported and exported aquatic animal isolation and quarantine centers and aquatic animal raising establishments registering for certification of disease-free safety under the authorization of the Department of Animal Health.
The above-mentioned agencies arc collectively referred to as inspection agencies.
Article 5. Forms of fishery veterinary hygiene inspection
1. Inspection for certification of fishery veterinary hygiene, which shall be carried out at:
a/ Establishments registering for inspection for the first time;
b/ Establishments which have been inspected but not yet qualified for the grant of a certificate;
c/ Establishments which have been inspected and granted certificates and now move to other locations;
d/ Establishments which have their certificates invalidated but have completely corrected their errors.
2. Periodical inspection, which shall be carried out once a year at establishments with valid certificates in order to monitor their compliance with fishery veterinary hygiene conditions.
3. Unexpected inspection, which shall be carried out when inspection agencies detect violations of regulations on fishery veterinary hygiene committed by establishments.
4. Verification, which shall be carried out by superior agencies of inspection agencies when inspected establishments disagree with inspection results of inspection teams or upon detecting violations committed in the course of fishery veterinary hygiene inspection.
Article 6. Charges and lees
Inspection agencies shall collect and use charges and fees for fishery veterinary hygiene inspection according to current regulations of the Ministry of Finance.
Chapter II
SEQUENCE OF AND PROCEDURES FOR VETERIARY HYGIENE REGISTRATION AND INSPECTION
Article 7. Dossiers of registration for veterinary hygiene inspection
1. In case of registering for inspection under Point a or c. Clause 1 of Article 5. the establishment's owner shall send a registration dossier to an inspection agency defined in Article 4. Such a dossier comprises:
a/ A registration for veterinary hygiene inspection (made according to the form provided in Appendix I to this Circular - not printed herein):
b/ The establishment's layout plan:
c/ A brief report on the establishment's physical foundations and infrastructure facilities (made under the guidance in Appendix 2 to this Circular - not printed herein):
d/ The production process (for breeding or aquaculture establishments).
2. In case of registering for re-inspection (under Point b or d. Clause 1, Article 5), the establishment's owner shall send a registration dossier to an inspection agency defined in Article 4. Such a dossier comprises:
a/ A registration for veterinary hygiene inspection (made according to the form provided in Appendix I):
b/ A report on correction of errors in preserving veterinary hygiene written in the inspection record.
3. For an establishment which has suspended operation for 6 months or more or at least 15 days before the expiration of the fishery veterinary hygiene certificate, the establishment's owner shall send a registration dossier to a competent inspection agency. Such a dossier comprises:
a/ A registration for veterinary hygiene inspection (made according to the form provided in Appendix 1);
b/ A brief report on the establishment's changes (if any).
Article 8. Sequence of inspection
1. Within 1 day after receiving a registration dossier, the competent inspection agency shall check the validity of the dossier. If the dossier is incomplete or invalid, it shall guide the establishment's owner to supplement the dossier according to Article 7 of this Circular.
2. Within 7 days after receiving a valid dossier, professional sections under the inspection agency shall appraise the dossier and propose the head of the inspection agency to issue a decision to form an inspection and verification team (below referred to as inspection team) under Article 9 of this Circular.
3. Within 10 days after the appraisal of dossier is completed, the inspection team shall inspect the establishment's veterinary hygiene conditions.
4. In case of periodical inspection under plan or unexpected inspection at the request of professional sections, the head of the inspection agency shall issue a decision to form an inspection team under Article 9 of this Circular.
5. The inspection agency shall notify the inspection plan to the establishment's owner at least 2 days before carrying out inspection (except for case of unexpected inspection under Clause 3, Article 5 of this Circular).
6. When carrying out inspection at the establishment, the inspection team shall announce the decision on forming the inspection team to this establishment and carry out inspection in line with the contents prescribed in Article K) of this Circular.
7. Inspection results must be written in an inspection record signed by the head of the inspection team and a competent representative of the establishment and affixed with the establishment's seal (if any).
a/ The record shall be made in 2 (two) copies: one to be kept at the inspection agency and the other to be kept at the establishment. More copies may be made, when necessary.
b/ If the establishment's representative refuses to sign the inspection record, he/she may write his/her recommendations or complaints at the bottom of the record. This record is still valid if it bears signatures of all members of the inspection team.
Article 9. Formation of inspection teams
1. The decision on forming an inspection team must clearly state:
a/ Bases for inspection;
b/ Scope, contents, form and time of inspection and verification;
c/ Name and address of the to-be-inspected and -verified establishment;
d/ Full names and titles of the head and members of the inspection team:
e/ Responsibilities of the establishment and the inspection team.
2. An inspection team shall be composed of at least 3 members, including a head who is a leader of the inspection agency or the head of a professional section under the inspection agency and other members from professional sections of the inspection agency or other units (if any).
Article 10. Contents of veterinary hygiene inspection
1. At establishments:
a/ Inspection of hygiene conditions against veterinary hygiene standards applicable to each type of establishment defined in Article 2 of this Circular;
b/ Inspection of infrastructure facilities, equipment, devices and vehicles;
c/ Inspection of the establishment's operation process and actual capacity;
d/ Collection of samples for testing fishery veterinary hygiene criteria;
e/ Examination of other papers related on the founding of the establishment (the business registration certificate granted by a competent state management agency; certificates or professional diplomas of technical staff members).
2. For case of re-inspection under Point b or d. Clause 1. Article 5: Based on the results of the first-time inspection, the inspection team shall inspect the correction of errors and perform jobs defined in Clause 1 of this Article (when necessary).
3. Within 1 day after taking samples, the inspection team shall send samples, enclosed with requirements on to-be-tested criteria, to a qualified laboratory. The laboratory shall send analysis results to the inspection team within 7 days after receiving samples.
Article 11. Issuance of certificates
1. Within 3 days (after the date of receiving analysis results or the date of inspection - in case no sample is taken), based on the inspection record and analysis results, if any. the inspection agency shall:
a/ In case the establishment satisfies veterinary hygiene conditions and standards, issue a certificate of fishery veterinary hygiene (made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular - not printed herein). This certificate will be valid for 5 years after (he date of its grant;
b/ In case the establishment fails to satisfy veterinary hygiene conditions and standards, send, on a case-by-case basis, an official letter requesting the establishment to correct errors or remedy violations under Article 12 of this Circular. The establishment's owner shall correct errors detected through inspection based on the inspection team's notice and then prepare a dossier of registration for re-inspection under Clause 2. Article 7 of this Circular;
c/ Upon detecting severe violations of current regulations on veterinary hygiene, make a record and report violations to the inspection agency for proposing competent authorities to handle these violations.
2. Extension of the validity duration of certificates (under Clause 3. Article 7):
a/ In case a periodical inspection has been carried out at the establishment within the past 12 months (counting to the expiration date of the establishment's certificate), within 5 days after receiving a valid dossier of registration for extension, the inspection agency shall, based on periodical inspection results, consider and give an extension of the veterinary hygiene certificate according to Point a. Clause 1 of this Article;
b/ In case a periodical inspection has been carried out at the establishment more than 12 months ago (counting to the expiration date of the establishment's certificate), the inspection agency shall carry out inspection at the establishment under Articles 8. 9 and 10 and Clause 1. Article 11 of this Circular;
c/ An extension paper is valid for 5 years after the date of its grant.
Article 12. Invalidation of certificates
1. A veterinary hygiene certificate shall be invalidated in the following cases;
a/ Results of periodical or unexpected veterinary hygiene inspection show that the establishment fails to satisfy veterinary hygiene conditions;
b/ The establishment refuses inspection under this Circular without plausible reasons;
c/ The establishment violates regulations on control and use of banned chemicals or antibiotics.
2. For cases mentioned in Clause 1 of this Article, the inspection agency shall issue a decision to invalidate establishments' certificates. The certificate invalidation decision shall be sent to the establishment concerned and the agency which has granted the establishment's business registration certificate and kept in the inspection agency's files.
3. A certificate invalidation decision contains the following details;
a/ The name of the establishment whose certificate is invalidated;
b/ Reasons for invalidation of the certificate;
c/ Violations which must be remedied and the remedy time limit.
4. After all errors or violations are completely corrected or remedied, establishments unqualified for certification and establishments which have their certificates invalidated mentioned in this Articles shall carry out procedures for registration with inspection agencies under Clause 2. Article 7 of this Circular.
Chapter III
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 13. Responsibilities of the Department of Animal Health
1. To propose the Ministry of Agriculture and Rural Development to issue technical regulations on veterinary hygiene conditions in fishery production and trading activities which arc governed by this Circular.
2. To provide uniform guidance on. and authorize, veterinary hygiene inspection of fishery production and trading establishments.
3. To plan and carry out periodical inspection and issue fishery veterinary hygiene certificates to establishments according to its competence.
4. To organize training courses on veterinary hygiene inspection for provincial-level fishery veterinary agencies.
5. To verify and supervise veterinary hygiene inspection carried out by provincial-level fishery veterinary agencies.
Article 14. Responsibilities of provincial-level fishery veterinary agencies
1. To plan periodical veterinary hygiene inspection of establishments in localities under their management.
2. To inspect and issue certificates to establishments according to their competence.
3. To make quarterly and irregular reports on veterinary hygiene inspection results to the Department of Animal Health.
4. To appoint their staffs to attend training courses on veterinary hygiene inspection.
5. To disseminate and provide guidance on legal documents on veterinary hygiene conditions.
Article 15. Responsibilities of establishments' owners
1. To abide by the law on animal health and other laws on fishery veterinary hygiene.
2. To cooperate with, and create favorable conditions for. inspection teams in carrying out veterinary hygiene inspection.
3. To pay charges and fees according to the Ordinance on Animal Health.
4. To notify inspecting agencies defined in Article 4 of this Circular of changes specified at Point c. Clause 1. Article 5 or Clause 3. Article 7 of this Circular.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
Any difficulties and problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely modification and supplementation.-
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây