Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y - Yêu cầu chung

thuộc tính Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT

Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung (QCVN01-187:2018/BNNPTNT)
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2018/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:14/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thuốc thú y phải đạt yêu cầu về vô khuẩn

Ngày 14/8/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y.

Trong nội dung của Thông tư đã đưa ra các yêu cầu chung đối với các loại thuốc thú y ở các dạng khác nhau như:

- Đối với thuốc thú y tiêm, bột pha tiêm, nhỏ mắt…

+ Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi;

+ Hàm lượng hoạt chất có trong sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

- Đối với thuốc thú y dùng trên da và niêm mạc:

+ Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại không được quá 500 trên 1 g (ml) sản phẩm;

+ Không có nấm và mốc trong 1 g (ml) sản phẩm.

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải công bố hợp quy đối với các sản phẩm thuốc thú y do cơ sở sản xuất, nhập khẩu theo các quy định tại Quy chuẩn đã nêu trong Thông tư.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/02/2019.

Xem chi tiết Thông tư10/2018/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 10/2018/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung (QCVN01-187:2018/BNNPTNT).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2019

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ liên quan;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ liên quan trong Bộ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

 

QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG

National technical regulation on Veterinary Drug - General Requirement

 

Lời nói đầu:

QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 10/2018/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 8 năm 2018.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG

National Technical Regulation on veterinary drug - General Requirement

 

  1. QUY ĐỊNH CHUNG
  2.  

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đối với thuốc thú y.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Thuốc thú y tiêm: là các chế phẩm vô khuẩn, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương, đưa vào cơ thể động vật bằng các đường tiêm khác nhau.

1.3.2. Thuốc thú y bột pha tiêm (bao gồm cả chế phẩm đông khô): là các chế phẩm vô khuẩn có chứa một hay nhiều loại dược chất và tá dược, được pha với thể tích chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng, đưa vào cơ thể động vật theo đường tiêm.

1.3.3. Thuốc thú y nhỏ mắt: là các chế phẩm vô khuẩn gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc ở dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) tan hoặc phân tán vào một dung dịch vô khuẩn thích hợp, dùng để nhỏ mắt cho động vật.

1.3.3. Thuốc thú y nhỏ tai: là các chế phẩm gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương để đưa vào trong hốc tai động vật nhưng không được gây ra áp lực có hại lên màng nhĩ.

1.3.4. Thuốc thú y nhỏ mũi, xịt mũi: là các chế phẩm gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương để nhỏ hoặc bơm xịt vào hốc mũi động vật.

1.3.5. Thuốc thú y bột uống hoặc trộn thức ăn: là các chế phẩm được bào chế ở dạng hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất và có thể thêm các tá dược, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng.

1.3.6. Thuốc thú y cốm: là các chế phẩm được bào chế ở dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng.

1.3.7. Thuốc thú y dạng dung dịch uống: là các chế phẩm dạng lỏng chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan trong một loại dung môi hay hỗn hợp nhiều loại dung môi, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng.

1.3.8. Thuốc thú y dạng hỗn dịch uống: là các chế phẩm dạng lỏng, chứa dược chất rắn không tan được phân tán đều dưới dạng hạt rất nhỏ trong dẫn chất là nước hoặc dầu, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng.

1.3.9. Thuốc thú y dạng nhũ tương uống: là các chế phẩm dạng lỏng hoặc mềm được điều chế bằng cách sử dụng chất nhũ hóa để trộn đều 2 chất lỏng không đồng tan.

1.3.10. Thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc: là các chế phẩm được bào chế ở dạng mềm, đồng nhất gồm: thuốc mỡ, bột nhão, kem, gel dùng để bôi lên da và niêm mạc.

1.3.11. Thuốc thú y viên nén: là các chế phẩm được bào chế ở dạng viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm tá dược, với nhiều định dạng và kích cỡ khác nhau, mỗi viên là một đơn vị phân liều, đưa vào cơ thể động vật theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích điều trị.

1.3.12. Thuốc thú y viên nang: là các chế phẩm được bào chế ở dạng có vỏ bọc chứa bên trong là một hoặc nhiều dược chất có thể có cả tá dược, với nhiều định dạng và kích cỡ khác nhau, mỗi viên là một đơn vị phân liều, đưa vào cơ thể động vật qua đường miệng.

1.3.13. Hóa chất dùng trong thú y: là sản phẩm có nguồn gốc hóa học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

1.4. Tài liệu viện dẫn

1.4.1. QCVN 01-03:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lấy mẫu thuốc thú y.

1.4.2. TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.

1.4.3. Tiêu chuẩn Asean về vắc xin thú y (Asean standards for Animal vaccines).

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

A. THUỐC THÚ Y DƯỢC PHẨM

I. THUỐC THÚ Y TIÊM

 

1. Yêu cầu về cảm quan

1.1. Màu sắc: không màu hoặc có màu của hoạt chất.

1.2. Trạng thái phân tán:

1.2.1. Đối với thuốc thú y tiêm dạng hỗn dịch: hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và giữ được sự đồng nhất trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc.

1.2.2. Đối với thuốc tiêm dạng nhũ tương: chế phẩm phải không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp.

1.3. Độ trong: thuốc thú y tiêm dạng dung dịch phải trong suốt, không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường.

2. Yêu cầu về thể tích:

2.1. Đối với thuốc thú y tiêm có đơn vị đóng chai dưới 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn.

2.2. Đối với thuốc thú y tiêm có đơn vị đóng chai trên 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +5 % so với thể tích ghi trên nhãn.

3. Yêu cầu về vô khuẩn:

Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm.

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

II. THUỐC THÚ Y BỘT PHA TIÊM

 

1. Yêu cầu về cảm quan: bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.

2. Yêu cầu về khối lượng:

2.1. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn.

2.2. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 0,5 g và bằng 1,5 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

2.3. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 1,5 g và bằng 6 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

2.4. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 6 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3. Yêu cầu về vô khuẩn:

Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm

5. Thuốc thú y bột pha tiêm sau khi pha với một thể tích quy định của một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng phải đạt chỉ tiêu về chất lượng với thuốc tiêm quy định tại Quy chuẩn này.

III. THUỐC THÚ Y NHỎ MẮT

 

1. Yêu cầu về cảm quan:

1.1 Đối với dung dịch thuốc nhỏ mắt: dung dịch phải trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.

1.2. Đối với hỗn dịch nhỏ mắt: hỗn dịch có thể lắng nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc.

2. Yêu cầu về thể tích: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn

3. Yêu cầu về vô khuẩn: đạt yêu cầu thử vô khuẩn, cụ thể:

Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90 % đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

IV. THUỐC THÚ Y NHỎ TAI, NHỎ (XỊT) MŨI

 

1. Yêu cầu về cảm quan:

1.1 Đối với thuốc dạng nhũ tương: có thể có hiện tượng tách pha nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc.

1.2. Đối với thuốc dạng hỗn dịch: có thể có hiện tượng lắng cặn xuống đáy lọ nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc để phân chia liều được chính xác.

2. Yêu cầu về thể tích: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn

3. Yêu cầu về giới hạn nhiễm khuẩn:

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 100 trong 1 g (ml) sản phẩm

Không có Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm và mốc trong 1g(ml) sản phẩm.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90 % đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

V. THUỐC THÚ Y BỘT UỐNG HOẶC TRỘN THỨC ĂN

 

1. Yêu cầu về cảm quan: bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.

2. Yêu cầu về độ ẩm: hàm lượng nước trong thuốc bột uống tối đa là 9,0% (trừ thuốc có chứa hoạt chất ngậm nước)

3. Yêu cầu về khối lượng:

3.1. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 100 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.2. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.3. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm.

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm, đối với sản phẩm thuốc thú y có chứa men vi sinh, hàm lượng men vi sinh phải lớn hơn hoặc bằng 90% so với với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

VI. THUỐC THÚ Ý CỐM UỐNG

 

1. Yêu cầu về cảm quan: thuốc thú y cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng hút ẩm, không bị mềm và biến màu.

2. Yêu cầu về độ ẩm: hàm lượng nước trong thuốc thú y cốm tối đa là 5,0 %.

3. Yêu cầu về khối lượng:

3.1. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 100 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.2. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.3. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm.

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

VII. THUỐC THÚ Y DẠNG DUNG DỊCH, HỖN DỊCH, NHŨ TƯƠNG UỐNG

 

1. Yêu cầu về cảm quan:

1.1. Đối với thuốc thú y dung dịch uống: phải trong suốt có màu hoặc không màu.

1.2. Đối với thuốc thú y hỗn dịch uống: khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1 - 2 phút và giữ nguyên trạng thái đó trong vài phút.

1.3. Đối với thuốc thú y nhũ tương uống: nhũ tương đặc phải mịn và đồng nhất giống như kem; còn nhũ tương lỏng phải đục trắng và đồng nhất giống như sữa.

2. Yêu cầu về giới hạn cho phép về thể tích:

2.1. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai nhỏ hơn 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 8% so với thể tích ghi trên nhãn.

2.2. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai lớn hơn 50ml và bằng 150ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +6% so với thể tích ghi trên nhãn.

2.3. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai lớn hơn 150ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 4% so với thể tích ghi trên nhãn.

3. Yêu cầu về độ nhiễm khuẩn:

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 104 trong 1 g (ml) sản phẩm

Tổng số Enterobacteria không quá 500 trong 1 g (ml) sản phẩm

Nấm và nấm mốc không quá 100 trong 1 g (ml) sản phẩm

Không được có Salmonella trong 10 g(ml) sản phẩm

Không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. trong 1g(ml) sản phẩm.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

VIII. THUỐC THÚ Y MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC

 

1. Yêu cầu về khối lượng:

1.1. Đối với thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 50g: khối lượng cho phép chênh lệch + 10% so với khối lượng ghi trên nhãn.

1.2. Đối với thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc có đơn vị đóng gói lớn hơn 50g: khối lượng cho phép chênh lệch + 5% so với khối lượng ghi trên nhãn.

2. Yêu cầu về độ nhiễm khuẩn:

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 500 trong 1 g (ml) sản phẩm

Không có Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm và mốc trong 1g(ml) sản phẩm.

3. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

3.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

3.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

IX. THUỐC THÚ Y VIÊN NÉN

 

1. Yêu cầu về cảm quan: viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và thành viên lành lặn.

2. Yêu cầu về độ rã: thời gian tan rã của thuốc không được quá 15 phút trong môi trường nước đối với viên nén không bao, không được quá 30 phút trong môi trường nước đối với viên nén bao phim, không được quá 60 phút trong môi trường nước đối với viên nén bao dạng khác.

3. Yêu cầu về khối lượng:

3.1. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.2. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói nhỏ lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7,5 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

3.3. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói lớn hơn 250 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn.

4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

X. THUỐC THÚ Y VIÊN NANG

 

1. Yêu cầu về độ rã: thời gian tan rã của thuốc trong vòng 30 phút trong môi trường nước hoặc môi trường acid HCI 0,1 N hoặc dịch dạ dày giả.

2. Yêu cầu về khối lượng:

2.1. Đối với thuốc thú y viên nang có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 300 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

2.2. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói lớn hơn 300 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7,5 % so với khối lượng ghi trên nhãn.

3. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

3.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm.

3.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

B. HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y

 

1. Yêu cầu về giới hạn cho phép:

1.1. Về thể tích:

1.1.1. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai nhỏ hơn 100ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 10% so với thể tích ghi trên nhãn.

1.1.2. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai lớn hơn 100ml và bằng 1000ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 5% so với thể tích ghi trên nhãn.

1.1.3. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai lớn hơn 1000ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 3% so với thể tích ghi trên nhãn.

1.2. Về khối lượng:

1.2.1. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn;

1.2.2. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn

2. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất:

2.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm

2.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm.

C. VẮC XIN THÚ Y

 

1. Độ thuần khiết hoặc độ vô khuẩn.

- Đối với vắc xin vô hoạt: không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên các môi trường nuôi cấy theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.

- Đối với vắc xin vi khuẩn, vi rút nhược độc dùng đường tiêm: vắc xin phải đảm bảo đạt các chỉ tiêu thuần khiết của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.

- Đối với vắc xin vi rút nhược độc dùng đường uống, phun hay ngoài da: không được nhiều hơn 01 khuẩn lạc hiếu khí không dung huyết trong 01 liều sử dụng theo quy định tại Tiêu chuẩn Asean về vắc xin thú y (Asean standards for Animal vaccines).

2. An toàn đối với động vật tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin từ 14 ngày đến 21 ngày, không gây ra bất cứ phản ứng cục bộ hay toàn thân nào cho động vật ở lứa tuổi thấp nhất khi tiêm liều gấp 02 lần với vắc xin vô hoạt và gấp 10 lần với vắc xin nhược độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

3. Hiệu lực.

Xác định hiệu lực của vắc xin bằng 1 trong 2 phương pháp sau: huyết thanh học và phương pháp trọng tài (công cường độc trên bản động vật hoặc động vật thay thế).

3.1. Đối với vắc xin dùng cho động vật trên cạn: vắc xin đạt yêu cầu khi đáp ứng được tiêu chí về hiệu lực quy định tại các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vắc xin quốc gia, khu vực hoặc quốc tế đối với từng loại bệnh.

3.2. Đối với vắc xin thủy sản:

3.2.1. Phương pháp huyết thanh học: vắc xin đạt yêu cầu khi có ít nhất 60% mẫu huyết thanh của lô động vật thủy sản dùng vắc xin có hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ và 80% mẫu huyết thanh của lô động vật thủy sản không dùng vắc xin âm tính.

3.2.2. Phương pháp trọng tài: vắc xin đạt yêu cầu khi lô động vật thủy sản dùng vắc xin được thử thách bằng chủng cường độc tương ứng phải đạt tỷ lệ bảo hộ ≥ 60% và có ít nhất 80% động vật thủy sản của lô không dùng vắc xin được thử thách bằng chủng cường độc tương ứng bị chết hoặc có biểu hiện triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh.

3. LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

 

3.1. Lấy mẫu

Mẫu được lấy để xác định các chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y theo QCVN 01- 03:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng.

3.2. Phương pháp thử

Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương):

3.2.1. Kiểm tra độ thuần khiết của vắc xin theo TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.

3.2.2. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin lở mồm long móng theo TCVN 8685-10:2014 - Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD).

3.2.3. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin dịch tả lợn theo TCVN 8685-8:2011 - Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc.

3.2.4. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc theo TCVN 8685-1:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 1: Vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc.

3.2.5. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt theo TCVN 8685-2:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 2: Vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt.

3.2.6. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin E.Coli của lợn theo TCVN 8685-3:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 3: Vắc xin E.Coli của lợn.

3.2.7. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà theo TCVN 8685-4:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 4: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà.

3.2.8. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin ung khí thán theo TCVN 8685-5:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 5: Vắc xin ung khí thán.

3.2.9. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin Gumboro nhược độc theo TCVN 8685-6:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 6: Vắc xin Gumboro nhược độc.

3.2.10. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhiệt thán vô độc chủng 34 F2 theo TCVN 8685-7:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 7: Vắc xin nhiệt thán vô độc chủng 34 F2.

3.2.11. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1 theo TCVN 8685-9:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1.

3.2.12. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng bệnh phù đầu gà (coryza) theo TCVN 8685-11:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh phù đầu gà (coryza).

3.2.13. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) theo TCVN 8685- 12:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS).

3.2.14. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhược vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) theo TCVN 8685-13:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin nhược vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS).

3.2.15. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng phòng chống bệnh thể kính ở lợn theo TCVN 8685-14:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng phòng chống bệnh thể kính ở lợn.

3.2.16. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida type D gây ra ở lợn theo TCVN 8685-15:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida type D gây ra ở lợn.

3.2.17. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn theo TCVN 8685-16:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn.

3.2.18. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm màng phổi ở lợn theo TCVN 8685-17:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm màng phổi ở lợn

3.2.19. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Newcastle theo TCVN 8685-18:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Newcastle.

3.2.20. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Gumboro theo TCVN 8685-19:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Gumboro.

3.2.21. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin dịch tả vịt nhược độc dạng đông khô theo TCVN 3298:2010: Vắc xin dịch tả vịt nhược độc dạng đông khô - Yêu cầu kỹ thuật.

3.2.22. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của các loại vắc xin theo TCVN về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin hiện hành.

3.2.23. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin theo Asean standards for Animal vaccines.

3.2.24. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 8686-3:2011: Thuốc thú y - Phần 3: Enrofloxacin 10% dạng tiêm.

3.2.25. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 8686-4:2011 Thuốc thú y - Phần 4: Lincomycin 10% dạng tiêm.

3.2.26. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-5:2011: Thuốc thú y - Phần 5: Nofloxacin 10% dạng tiêm.

3.2.27. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-6:2011: Thuốc thú y - Phần 6: Paracetamol và axit ascorbic dạng bột.

3.2.28. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-7:2011: Thuốc thú Phần 7: Tiamulin 10% dạng tiêm

3.2.29. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin theo hướng dẫn của OIE (Manual of Diagnostic Test and Vaccines for Terrestrial Animals).

3.2.30. Kiểm tra các chỉ tiêu về độ ẩm, vô khuẩn, giới hạn nhiễm khuẩn, thể tích, khối lượng, định tính, hàm lượng hoạt chất, độ rã của thuốc thú y theo phương pháp tại Dược điển Việt Nam.

3.2.31. Kiểm tra chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y theo các phương pháp khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

 

4.1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải công bố hợp quy đối với các sản phẩm thuốc thú y do cơ sở sản xuất, nhập khẩu theo các quy định tại Quy chuẩn này.

4.2. Việc công bố hợp quy thuốc thú y được thực hiện như sau:

4.2.1. Đối với thuốc thú y là dược phẩm và hóa chất sản xuất trong nước, cơ sở sản xuất công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:

4.2.1.1. Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của cơ sở đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất đã được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y.

4.2.1.2. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

4.2.1.3. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

4.2.2. Đối với thuốc thú y là dược phẩm và hóa chất nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:

4.2.2.1. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

4.2.2.2. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

4.2.3. Đối với vắc xin thú y, cơ sở sản xuất trong nước, cơ sở nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

4.3. Trình tự công bố hợp và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

4.4. Việc ghi nhãn các sản phẩm thuốc thú y theo đúng quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về ghi nhãn hàng hóa của Chính phủ.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

5.1. Tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này, thực hiện công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Cục Thú y.

5.2. Cục Thú y, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

6.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

6.2. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THEMINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

CircularNo. 10/2018/TT-BNNPTNT dated August 14, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development onpromulgationof national technical regulation on veterinary drug - general requirements

Pursuant to the Law on Technical regulations and standards dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on veterinary medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government s Decree No. 15/2017/NĐ-CP on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the request of the Director of the Department of Science, Technology, and Environment and Director of Department of Animal Health,

The Minister of Agriculture and Rural development promulgates a National Technical Regulation on veterinary medicines.

Article 1. The National Technical Regulation on veterinary drug - General requirements (QCVN01-187:2018/BNNPTNT) is promulgated together with this Circular.

Article 2. Effect

This Circulartakes effect onFebruary 14, 2019.

Article 3. Implementation

Chief of the Ministry Office, Director of Science, Technology and Environment Department, Director of Department of Animal Health heads of relevant organizations and relevant individuals are responsible for the implementation of this Circular./. 

For theMinister

Deputy Minister

Vu Van Tam 


QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON VETERINARY DRUG - GENERAL REQUIREMENT

Preamble:

QCVN 01-187:2018/BNNPTNT is drafted by Department of Animal Health, submitted by Department of Science, Technology and Environment and promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development under Circular No. 10/2018/TT-BNNPTNT dated August 14, 2018.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON VETERINARY DRUG - GENERAL REQUIREMENT

1.GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope of regulation

This document provides for veterinary drug qualitative specifications.

1.2. Subjects of application

This document applies to organizations and individuals involved in manufacture, trade and/or import of veterinary drugs.

1.3. Definition

For the purpose of this document, the terms below are construed as follows:

1.3.1. Injectable drugs: sterile preparation in the form of solution or suspension or emulsion, administered through various injection routes.

1.3.2. Powder for injectable reconstitution (including freeze-dried preparations): sterile preparation that contains one or several active ingredients and excipients, can be mixed with a sterile solution before use for injection.

1.3.3. Eye drops: sterile preparation that contains one or several active ingredients, in the form of solution, suspension or dried medication (powder, freeze-dried powder, tablet) and that can be dissolved in a suitable sterile solution for use as eye drops for animals.

1.3.3. Ear drops: preparation that contains one or several active ingredients, in the form of solution, suspension or emulsion for use ad ear drops for animal without applying harmful pressure on the ear drum.

1.3.4. Nose drops, nasal spray: preparation that contains one or several active ingredients, in the form of solution, suspension or emulsion for dropping or spraying into the animal s nose.

1.3.5. Powder for oral administration: preparation in the form of small grains with certain smoothness, contains one or several active ingredients and excipients, for oral use.

1.3.6. Granules: preparation in the form of small soft granules or pellets for oral use.

1.3.7. Solution for oral administration: preparation in the form of liquid that contains one or several active ingredients in a solvent or a mixture of solvents, for oral use.

1.3.8. Suspension for oral administration: preparation in the form of liquid that contains insoluble active ingredients uniformly dispersed in the form of very small particles in water or oil, for oral use.

1.3.9. Emulsion for oral administration: a liquid or semisolid, prepared by using emulsifier to mix 2 insoluble liquids.

1.3.10. Semisolid drugs for topical administration: preparations in the form of ointment, paste, cream, gel for application to the skin and mucous membrane.

1.3.11. Tablets: preparations in the form of tablets that contain one or several active ingredients, may include excipients, in many shapes and sizes; each tablet is a dosage unit, administered in various ways according to treatment purposes.

1.3.12. Capsules: preparations in the form of a capsule that contain one or several active ingredients, may include excipients, in many shapes and sizes; each tablet is a dosage unit, for oral administration.

1.3.13. Veterinary chemicals: chemically obtained products used for prevention, treatment or diagnosis of diseases, sterilization in husbandry, aquaculture, slaughtering, preparation and processing of animals and animal products.

1.4. References

1.4.1. QCVN 01-03:2009/BNNPTNT on veterinary drug sampling.

1.4.2. TCVN 8684:2011 - Veterinary vaccines and biological products – Purity test.

1.4.3. ASEAN Standards for Animal Vaccines.

2.TECHNICAL PROVISIONS

A. VETERINARY PHARMACEUTICALS

I. INJECTABLE DRUGS

1. Appearance

1.1. Color: No color or color of the active ingredient.

1.2. Dispersion:

1.2.1. For injectable suspension: the suspension may sediment but has to uniformly disperse on shaking and the dispersion is maintained long enough to obtain the dose.

1.2.2. For injectable emulsion: no sign of layering.

1.3. Transparency: the injectable solution must be transparent without insoluble particles during visual inspection.

2. Volume:

2.1. Tolerance for bottles under 50 ml: +10% of declared volume.

2.2. Tolerance for bottles over 50 ml: +5% of declared volume.

3.Sterility:

No bacteria or molds and fungi in the culture environment for 14 days of monitoring.

4.Active ingredient content

4.1. Qualitative requirement:contains theactive ingredient(s) written on the label.

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

II. POWDER FOR RECONSTITUTION

1. Appearance:the powder must be dry, moisture-free, and has uniform color.

2.Weight:

2.1. Tolerance for a packaging unit not exceeding 0,5 g: ±10% of declared weight.

2.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 0,5 g but not exceeding 1,5 g: ±7% of declared weight;

2.3. Tolerance for a packaging unit exceeding 1,5 g but not exceeding 6 g: ±5% of declared weight;

2.4. Tolerance for a packaging unit exceeding 6 g: ±3% of declared weight;

3.Sterility:

No bacteria or molds and fungi in the culture environment for 14 days of monitoring.

4.Active ingredient content:

4.1. Qualitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

5.The reconstituted drug shall meet the quality requirements for injectable drugs specified in this document.

III.EYE DROPS

1.Appearance:

1.1. For eye drop solution: the solution must be transparent without observable particles.

1.2. For suspension: the suspension may sediment but has to uniformly disperse on shaking.

2. Volume tolerance:± 10% of declared volume.

3. Sterility:No bacteria or molds and fungi in the culture environment for 14 days of monitoring.

4.Active ingredient content:

4.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

IV.EAR DROPS, NOSE DROPS (SPRAYS)

1.Appearance:

1.1 For emulsion: the suspension may be layered but has to uniformly disperse on shaking.

1.2. For suspension: the suspension may sediment but has to uniformly disperse on shaking to ensure accurate dosing.

2. Volume tolerance:± 10% of declared volume

3.Bacterial contamination limit:

Total aerobic revivable bacteria does not exceed 100 in 1 g (ml) of drug.

Does not contain Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, mold and fungi in 1 g(ml) or drug.

4.Active ingredient content:

4.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

V. POWDER FOR ORAL ADMINISTRATION

1. Appearance:the powder must be dry, moisture-free, and has uniform color.

2. Humidity: water content in the powder does not exceed 9,0% (except drugs that containhydratedactive ingredient)

3.Weight:

3.1. Tolerance for a packaging unit smaller than 100 g: ±10% of declared weight;

3.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 100 g but not exceeding 1000 g: ±5% of declared weight;

3.3. Tolerance for a packaging unit exceeding 1000 g: ±3% of declared weight.

4.Active ingredient content:

4.1. Qualitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label.

4.2.Quantitative requirement:Active ingredient content is 90% - 110% of declared content. For drugs that contain probiotics, the probiotics contents must be equal to or greater than 90% of declared content.

VI.GRANULES FOR ORAL ADMINISTRATION

1. Appearance:The granules must be dry, has uniform size, does not absorb moist, soften or changes in color.

2. Humidity:water content in the granules does not exceed 5,0%

3.Weight:

3.1. Tolerance for a packaging unit smaller than 100 g: ±10% of declared weight;

3.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 100 g but not exceeding 1000 g: ±5% of declared weight;

3.3. Tolerance for a packaging unit exceeding 1000 g: ±3% of declared weight;

4.Active ingredient content:

4.1. Qualitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label.

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

VII.SOLUTIONS, SUSPENSIONS AND EMULSIONS FOR ORAL ADMINISTRATION

1.Appearance:

1.1. For solutions: transparent, with or without color.

1.2. For suspension: the solid may be layered while remaining still but has to uniformly disperse on shaking for 1 – 2 minutes and remain so for a few minutes.

1.3. For emulsion: the condense emulsion must be as smooth and uniform as cream; the liquid emulsion must be opaque, white and uniform as milk.

2.Volume:

2.1. Tolerance for a bottle smaller than 50 ml: +8% of declared volume.

2.2. Tolerance for a bottle exceeding 50 ml but not exceeding 150 ml: +6% of declared volume.

2.3. Tolerance for a bottle exceeding 150 ml: +4% of declared volume.

3.Bacterial contamination:

Total aerobic revivable bacteria does not exceed 104in 1 g (ml) of drug.

Total Enterobacteria does not exceed 500 in 1 g (ml) of drug.

Total mold and fungi do not exceed 100 in 1 g (ml) of drug.

Does not contain Salmonella in 10 g of drug.

Does not contain Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus in 1 g(ml) or drug.

4.Active ingredient content:

4.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

VIII.SEMISOLID DRUGS FOR TOPICAL ADMINISTRATION

1.Weight:

1.1. Tolerance for a packaging unit not exceeding 50 g: ±10% of declared weight.

1.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 50 g: ±5% of declared weight.

2.Bacterial contamination:

Total aerobic revivable bacteria does not exceed 500 in 1g (ml) of drug.

Does not contain Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, mold and fungi in 1 g(ml) or drug.

3.Active ingredient content:

3.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

3.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

IX.TABLETS

1. Appearance:solid, both sides are smooth; surface may have an indentation, text or symbol; sides and edges are intact.

2. Disintegration:Disintegrates in water within 15 minutes for uncoated tablets, 30 minutes for film-coated tablets, 60 minutes for otherwise coated tablets.

3.Weight:

3.1. Tolerance for a packaging unit not exceeding 80 mg: ±10% of declared weight;

3.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 80 mg but smaller than 250 mg: ±7,5% of declared weight;

3.3. Tolerance for a packaging unit exceeding 250 mg: ±5% of declared weight.

4.Active ingredient content:

4.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

4.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

X. CAPSULES

1. Disintegration:Disintegrates within 30 minutes in water or HCI 0,1 N or simulated gastric fluid.

2.Weight:

2.1. Tolerance for a packaging unit smaller than 300 mg: ±10% of declared weight;

2.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 300 mg: ±7,5% of declared weight.

3.Active ingredient content:

3.1. Qualitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label.

3.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

B. VETERINARY CHEMICALS

1.Permissible limits:

1.1. Volume:

1.1.1. Tolerance for a bottle smaller than 100 ml: +10% of declared volume.

1.1.2.Tolerance for a bottle exceeding 100 ml but not exceeding 1000 ml: +5% of declared volume.

1.1.3.Tolerance for a bottle exceeding 1000 ml: +3% of declared volume.

1.2. Weight:

1.2.1. Tolerance for a packaging unit exceeding 100 g but not exceeding 1000 g: ±5% of declared weight;

1.2.2. Tolerance for a packaging unit exceeding 1000 g: ±3% of declared weight.

2.Active ingredient content:

2.1. Quantitative requirement:contains the active ingredient(s) written on the label

2.2. Quantitative requirement:90% - 110% of declared content.

C. VETERINARY VACCINES

1.Purity or sterility.

- For inactivated vaccines: does not contain bacteria or molds and fungi in the culture environment according to TCVN 8684:2011 - Veterinary vaccines and biological products – Purity test.

- For injectable bacterial vaccines and attenuated vaccines: satisfies purity requirements specified TCVN 8684:2011 - Veterinary vaccines and biological products – Purity test.

- For attenuated vaccines for oral administration, topical administration or spray: not more than 01 aerobic colony in 01 dose according to ASEAN standards for Animal vaccines.

2.Safety for vaccinated animals

No local or systemic effect on the youngest animal for 14 – 21 days after injection of 02 doses for inactivated vaccines and 10 doses for attenuated vaccines according to the manufacturer’s instructions on the label.

3.Efficacy.

Efficacy of the vaccine shall be determined using one of the following methods: serology-based method and virulent challenge.

3.1. A vaccine for terrestrial animals passes when it satisfies the efficacy requirements specified in national, regional or international vaccine testing standards depending on the disease.

3.2. Vaccines for aquatic animals:

3.2.1. Serology-based method: the vaccine passes when the antibody titer of at least 60% of the serum samples taken from the vaccinated animals reaches 80% and that of the serum samples taken from the unvaccinated animals is negative.

3.2.2. Virulent challenge: The vaccine passes when the vaccinated animals that are administered the challenged is ≥ 60% and at least 80% of animals that are not administered the challenge vaccine die or shows typical symptoms of the disease.

3.SAMPLING AND TEST METHODS

3.1. Sampling

Vaccine samples shall be taken for testing in accordance with QCVN 01-03:2009/BNNPTNT.

3.2. Test methods

The specifications mentioned in this document shall be tested using the following methods (or those with equivalent accuracy):

3.2.1. Vaccine purity shall be tested in accordance with TCVN 8684:2011 - Veterinary vaccines and biological products – Purity test.

3.2.2. Safety and efficacy of FMD vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-10:2014 - Vaccine testing procedure - Part 10: Foot and mouth disease vaccine, inactivated.

3.2.2. Safety and efficacy of swine fever vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-8:2011 - Vaccine testing procedure – Part 8: Swine fever vaccine, live.

3.2.4. Safety and efficacy of porcine salmonella vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-1:2011- Vaccine testing procedure – Part 1: Porcine salmonella vaccine, attenuated.

3.2.5. Safety and efficacy of duck hepatitis virus vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-2:2011 - Vaccine testing procedure – Part 2: Duck hepatitis virus vaccine.

3.2.6. Safety and efficacy of porcine E.Coli vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-3:2011- Vaccine testing procedure – Part 3: porcine E.Coli vaccine.

3.2.7. Safety and efficacy of egg drop syndrome vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-4:2011- Vaccine testing procedures – Part 4: Egg drop syndrome vaccine, inactivated.

3.2.8. Safety and efficacy of blackleg vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-5:2011- Vaccine testing procedure – Part 5: Blackleg vaccine.

3.2.9. Safety and efficacy of infectious bursal disease vaccine, live shall be tested in accordance with TCVN 8685-6:2011- Vaccine testing procedure – Part 6: Infectious bursal disease vaccine, live.

3.2.10. Safety and efficacy of Anthrax Spore Vaccine, 34 F2 strain shall be tested in accordance with TCVN 8685-7:2011- Vaccine testing procedure – Part 7: Anthrax Spore Vaccine, 34 F2 strain.

3.2.11. Safety and efficacy of avian influenza A/H5N1 vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-9:2014- Vaccine testing procedures: Avian influenza A/H5N1 vaccine.

3.2.12. Safety and efficacy of inactivated haemophilus paragallinarum (coryza) vaccine shall be tested in accordance with TCVN 8685-11:2014 - Vaccine testing procedures: Haemophilus paragallinarum vaccine.

3.2.13. Safety and efficacy of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) vaccine, living shall be tested in accordance with TCVN 8685- 12:2014 - Vaccine testing procedure: Porcine reproductive and respiratory syndrome vaccine, living.

3.2.14. Safety and efficacy of PRRS vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-13:2014 - Vaccine testing procedure: Porcine reproductive and respiratory syndrome vaccine, inactivated.

3.2.15. Safety and efficacy of haemophillusparasuis vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-14:2017- Vaccine testing procedures: Haemophillusparasuis vaccine, inactivated.

3.2.16. Safety and efficacy of pasteurella multociada type D vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-15:2017- Vaccine testing procedures: Pasteurella multociada type D vaccine, inactivated.

3.2.17. Safety and efficacy of bordetella bronchiseptica vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-16:2017- Vaccine testing procedures - Bordetella bronchiseptica vaccine, inactivated.

3.2.18. Safety and efficacy of actinobacillus pleuropneumoniae vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-17:2017 - Vaccine testing procedures - Actinobacillus pleuropneumoniae vaccine, inactivated.

3.2.19. Safety and efficacy of newcastle disease vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-18:2017 - Vaccine testing procedures - Newcastle disease vaccine, inactivated.

3.2.20. Safety and efficacy of infectious bursal disease vaccine, inactivated shall be tested in accordance with TCVN 8685-19:2017 - Vaccine testing procedures - Infectious bursal disease vaccine, inactivated.

3.2.21. Safety and efficacy of duck plague vaccine, live shall be tested in accordance with TCVN 3298:2010 - Duck plague vaccine, live - Technical requirements.

3.2.22. Safety and efficacy of vaccines shall be tested under the applicable Vietnam’s Standard on vaccine testing procedures.

3.2.23. Safety and efficacy of vaccines shall be tested under ASEAN Standards for Animal Vaccines.

3.2.24. Veterinary drugs shall undergo quality inspection in accordance with TCVN 8686-3:2011: Veterinary drugs - Part 3: Injectable enrofloxacin 10%.

3.2.25. Veterinary drugs shall undergo quality inspection in accordance with TCVN 8686-4:2011: Veterinary drugs - Part 4: Injectable lincomycin 10%.

3.2.26. Veterinary drugs shall undergo quality inspection in accordance with TCVN 8686-5:2011: Veterinary drugs - Part 5: Injectable nofloxacin 10%.

3.2.27. Veterinary drugs shall undergo quality inspection in accordance with TCVN 8686-6:2011: Veterinary drugs - Part 6: Powder paracetamol and acid ascorbic.

3.2.28. Veterinary drugs shall undergo quality inspection in accordance with TCVN 86860-7:2011: Veterinary drugs - Part 7: Injectable tiamulin 10%.

3.2.29. Safety and efficacy of vaccines shall be tested under OIE’s Manual of Diagnostic Test and Vaccines for Terrestrial Animals.

3.2.30. Humidity, sterility, bacterial contamination, volume, weight, quantity, active ingredient content and decay of veterinary drugs shall be tested in accordance with Vietnam’s pharmacopoeia.

3.2.31. Quality specifications of veterinary drugs shall be tested under other methods approved by competent authorities.

4.MANAGEMENT

4.1. Manufacturers and importers of veterinary drugs shall submit the declaration of conformity of the veterinary drugs they produce or import in accordance with this document.

4.2. Preparation of declarations of conformity of veterinary drugs:

4.2.1. For veterinary drugs that are domestically produced pharmaceuticals and chemicals: the manufacturer shall prepare the declaration of conformity based on either:

4.2.1.1. Result of conformity assessment by the manufacturer that has been granted the GMP for veterinary drugs by Department of Animal Health.

4.2.1.2. The certification result given by a registered or recognized certification body as prescribed by law.

4.2.1.3. The certification result given by an appointed certification body as prescribed by law.

4.2.2. For veterinary drugs that are imported pharmaceuticals and chemicals: the importer shall prepare the declaration of conformity based on either:

4.2.2.1. The result given by a registered or recognized certification body as prescribed by law.

4.2.2.2. The certification result given by an appointed certification body as prescribed by law.

4.2.3. Domestic manufacturers and importers of veterinary vaccines shall prepare their declaration of conformity based on the certification result given by appointed certification bodies as prescribed by law.

4.3. Procedures for registration of the declaration of conformity are specified in Clause 3 and Clause 4 Article 1 of Circular No. 02/2017/TT-BKHCN, which amends Circular No. 28/2012/TT-BKHCN.

4.4. Veterinary drugs shall be labeled in accordance with the Government s Decree No. 43/2017/NĐ-CP on goods labeling.

5.RESPONSIBILITY OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

5.1. The organizations and individuals mentioned in 1.2 of this document shall comply with provisions of this document, prepare and register declarations of conformity in accordance with regulations of Department of Animal Health.

5.2. Department of Animal Health, Provincial Departments of Agriculture and Rural development shall inspect implementation of this document as authorized by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

6.IMPLEMENTATION

6.1. Department of Animal Health has the responsibility to disseminate, provide instructions, carry out inspections, and cooperate with relevant authorities in organizing the implementation of this document.

6.2. In cases where any of the regulations of this document is amended or superseded, the newest document shall apply.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/2018/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất