Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2014/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/03/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí xác định vùng đệm khu bảo tồn biển
Ngày 26/03/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển.
Trong đó, vùng đệm khu bảo tồn biển được xác định với 02 tiêu chí: Có độ rộng tối đa không quá 1.000 mét tính từ ranh giới khu bảo tồn biển trở ra, có các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, bến đậu tàu thuyền, điểm du lịch và các hoạt động khác của người dân tác động trực tiếp đến công tác bảo tồn của khu bảo tồn biển; các khu bảo tồn biển tiếp giáp với đất liền, hải đảo vùng đệm còn bao gồm khu vực đất, mặt nước ven biển có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống.
Tiêu chí xác định vùng đệm bên trong (vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng) gồm: Khu vực đang có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của các hộ sinh sống, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rằng đặc dụng, nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng diện tích khu rừng đặc dụng.
Tiêu chí xác định vùng đệm bên ngoài (vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển) gồm: Khu vực có cộng đồng dân cư thôn sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/05/2014.
Xem chi tiết Thông tư10/2014/TT-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 10/2014/TT-BNNPTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÙNG ĐỆM CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ VÀNH ĐAI BẢO VỆ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Theo đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển (sau đây viết chung là vùng đệm) trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
1. Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh theo quy định của pháp luật về thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc xác định vùng đệm.
Điều 3. Mục đích xác lập vùng đệm
1. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước, vùng đất ven biển và hải đảo, khu vực biển nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên trong và vùng đệm bên ngoài.
a) Vùng đệm bên trong là vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng.
b) Vùng đệm bên ngoài là vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển.
2. Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng đệm.
Điều 4. Tiêu chí xác định vùng đệm
1. Tiêu chí xác định vùng đệm bên trong
Việc xác lập vùng đệm bên trong phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Khu vực đang có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng;
b) Diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của các hộ sinh sống, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng diện tích khu rừng đặc dụng.
2. Tiêu chí xác định vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng
Việc xác lập vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Khu vực có cộng đồng dân cư thôn sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống;
b) Khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng.
3. Tiêu chí xác định vùng đệm khu bảo tồn biển.
a) Vùng đệm khu bảo tồn biển có độ rộng tối đa không quá 1.000 (một nghìn) mét tính từ ranh giới khu bảo tồn biển trở ra, có các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, bến đậu tàu thuyền, điểm du lịch và các hoạt động khác của người dân tác động trực tiếp đến công tác bảo tồn của khu bảo tồn biển;
b) Các khu bảo tồn biển tiếp giáp với đất liền, hải đảo vùng đệm còn bao gồm khu vực đất, mặt nước ven biển có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống.
4. Khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định vùng đệm bên ngoài đối với phần tiếp giáp đó.
Điều 5. Trách nhiệm xác lập vùng đệm
Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan quốc phòng và cộng đồng dân cư thôn có liên quan lập Báo cáo xác định vùng đệm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Nội dung Báo cáo xác định vùng đệm
1. Tên báo cáo: Xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn biển.
2. Cơ sở pháp lý xác định vùng đệm.
3. Mục tiêu xác định vùng đệm: phù hợp với các mục tiêu quy hoạch của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển hoặc trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Phương pháp xác định vùng đệm: bao gồm thu thập tài liệu hiện có, khảo sát hiện trường, tham vấn cộng đồng dân cư vùng đệm, xây dựng bản đồ xác định vùng đệm, viết báo cáo xác định vùng đệm.
5. Báo cáo xác định vùng đệm phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
a) Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các thôn, cụm dân cư dự kiến thuộc vùng đệm;
b) Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước, mặt biển và các mối đe dọa tới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển của các thôn, cụm dân cư dự kiến thuộc vùng đệm;
c) Chương trình, dự án đầu tư vùng đệm có liên quan đến khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển;
d) Danh mục đề xuất các thôn, cụm dân cư thuộc vùng đệm theo tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này.
6. Kết luận, kiến nghị.
Điều 7. Hồ sơ, trình tự thẩm định, phê duyệt Báo cáo xác định vùng đệm
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo xác định vùng đệm bao gồm:
a) Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển (bản chính);
b) Báo cáo xác định vùng đệm quy định tại Điều 6 của Thông tư này (bản chính);
c) Bản đồ vùng đệm có thể hiện các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo hệ quy chiếu VN 2000;
d) Ban quản lý nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý; đến Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý; đến Tổng cục Thủy sản đối với khu bảo tồn biển thuộc Trung ương quản lý.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định báo cáo xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt.
Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện các Sở, ngành liên quan của tỉnh, các cơ quan khoa học và đơn vị liên quan. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.
b) Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thẩm định báo cáo xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, Tổng cục Thủy sản chủ trì thẩm định báo cáo xác định vùng đệm của khu bảo tồn biển thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt.
Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Tổng cục Thủy sản và các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện một số cơ quan khoa học và Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn biển. Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Tổng cục Thủy sản là Chủ tịch Hội đồng.
d) Thời gian thẩm định hồ sơ, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm
Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, các cơ quan kể trên phải thông báo cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển biết để hoàn thiện.
Thời gian hoàn thành việc phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
đ) Công bố Báo cáo xác định vùng đệm: Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển có trách nhiệm công bố báo cáo xác định vùng đệm cùng với bản đồ vùng đệm sau khi được phê duyệt và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã vùng đệm và các bên liên quan khác.
e) Phạm vi, ranh giới vùng đệm bên trong và bên ngoài khu rừng đặc dụng, vùng đệm bên ngoài khu bảo tồn biển được thể hiện bằng tọa độ trên bản đồ và cắm mốc trên thực địa, thả phao trên biển; trường hợp chưa tổ chức cắm mốc, thả phao thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển thống nhất với các bên liên quan về ranh giới vùng đệm để quản lý.
3. Đối với khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển mới thành lập, việc xác lập vùng đệm thực hiện đồng thời với việc lập dự án thành lập khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển.
Điều 8. Điều chỉnh ranh giới vùng đệm
1. Vùng đệm được xác định, xem xét điều chỉnh đồng thời với việc lập, điều chỉnh quy hoạch khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh ranh giới vùng đệm của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 5 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn |
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Circular No. 10/2014/TT-BNNPTNT dated March 26, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on criteria for defining buffer zones of special-use forests and protection belt of marine protected areas
Pursuant to Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decree No. 57/2008/ND-CP dated May 02, 2008 of the Government promulgating the Regulation on management of Vietnam’s marine protected areas with national and international important;
Pursuant to Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010 of the Government on management organization of special-use forest system;
At the request of General Director of Vietnam Administration of Forestry and Vietnam Directorate of Fisheries;
Minister of Agriculture and Rural Development hereby issues Circular on criteria for defining buffer zones of special-use forests and protection belt of marine protected areas;
Article 1. Scope of regulation
This Circular stipulates the criteria for defining buffer zones of special-use forests and protection belt of marine protected areas (hereafter referred to as buffer zones) in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
1. National parks, nature reserves, habitat/species management areas, landscape protection areas under the regulations of law on forest protection and development;
2. National parks, habitat/species management areas, aquatic nature reserves as prescribed by law on fisheries;
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to domestic agencies, organizations, hamlet communities, households and individual and foreign organizations and individuals that are related to the definition of buffer zones.
Article 3. Purpose of definition of buffer zone
1. Buffer zones are forest, land, wetland, coastal-island land and marine areas adjacent to special use forests and/or marine protected areas located within the boundaries of the special-use forests or adjacent to the boundaries of special-use forests or marine protected areas. Buffer zones include external and internal buffer zone;
a) Internal buffer zone is within the boundaries of special-use forests;
b) External buffer zone is adjacent to the outside boundaries of special-use forests and marine protected areas;
2. Buffer zones can prevent or mitigate the harmful impacts on special-use forests and marine protected areas; attract people to participate in the activities of special-use forests and marine protected areas under co-management method to gradually improve and stabilize the lives of people in the buffer zones.
Article 4. Criteria for defining buffer zones
1. Criteria for defining internal buffer zones
The definition of internal buffer zones must meet the following criteria:
a) Areas with hamlet communities and residential groups stably living before establishment of special-use forests; having no conditions for immigrant resettlement out of special-use forests; having long-term plan for stabilizing inhabitants in place in accordance with planning of special-use forest;
b) The area inside the buffer zone shall be determined on the basis of the current state of land and water surface actually used of the households stably living and cultivating before establishment of special-use forest, but not exceeding a maximum of 10% of total area ofspecial-use forests.
2. Criteria for defining the external buffer zone of special-use forest
The definition of external buffer zone of special-use forest must meet the following criteria:
a) Areas with hamlet communities living and operating their business and production and traditional living activities;
b) Area of hamlets adjacent to the external boundaries of special-use forest;
3. Criteria for defining buffer zone of marine protected area;
a) The buffer zone of marine protected area has the width not exceeding 1,000 m (one thousand) from the boundaries of marine protected area outwards with the activities of fishery, aquaculture, boat docks, tourist attractions and other activities of the people directly affected the conservation of marine protected areas;
b) The marine protected areas adjacent to land, islands, the buffer zones also include the area of land, coastal water with hamlet communities and residential groups living and operating their business and production and traditional living activities;
4. Special-use forests and marine protected areas with boundaries adjacent to national border, protection forests, other protected areas or national defense areas shall not have to be determined their external buffer zones for those adjacent parts;
Article 5. Responsibility for definition of buffer zone
The Board of management of special-use forests and marine protected areas shall preside over and coordinate with district and communal People’s Committee and hamlet communities concerned to make a Report on definition of buffer zones and submit it to the competent authority for approval;
Article 6. Contents of definition report of buffer zones
1. Name of report: Definition of buffer zones or special-use forests or marine protected areas;
2. Legal grounds for definition of buffer zones;
3. Objectives of definition of buffer zone: in accordance with planning objectives of special-use forests, marine protected areas or in the technical-economic feasibility study.
4. Method of definition of buffer zone: including the collection of existing documents, field survey, consultation with communities of buffer zones, mapping for definition of buffer zones and written report on definition of buffer zones;
5. Report on definition of buffer zones must meet the following basic requirements:
a) Natural, social and economic current state at hamlets and residential groups expectedly located in the buffer zones;
b) Current use of land, water surface, sea surface and the threats to the special-use forests and marine protected areas of the hamlets, residential groups clusters expectedly located in the buffer zones;
c) Programs and investment projects of buffer zones related to the special-use forests and marine protected areas;
d) Proposed list of hamlets and residential groups in the buffer zone according to the criteria specified in Article 4 of this Circular.
6. Conclusion and proposal;
Article 7. Documents and order of assessment and approval for report on definition of buffer zones
1. Documents for assessment of Report on definition of buffer zones:
a) Report of Director of Board of management of special-use forests and marine protected areas (the original);
b) Report on definition of buffer zones specified in Article 6 of this Circular (the original);
c) Map of buffer zones shows functional sub-areas of special-use forests and marine protected areas under reference frame Vietnam 2000;
d) The Board of management shall submit 01 set of document directly or by post to the Service of Agriculture and Rural Development for the special-use forests and marine protected areas under local management; to the Vietnam Administration of Forestry for special-use forests under the management of Central government; to the Vietnam Directorate of Fisheries for marine protected areas under the management of Central government;
2. Order and procedures for assessment and approval for definition of buffer zones
a) Service of Agriculture and Rural Development shall preside over the assessment of Report on definition of buffer zones of special-use forests and marine protected areas under local management and then submit it to the provincial People’s Committee for decision and approval;
The Board of assessment consists of: representatives of Services and sectors concerned of provinces, the scientific agencies and units concerned. The leader of Service of Agriculture and Rural Development is the Chairman of the Board;
b) The Vietnam Administration of Forestry shall preside over the assessment of Report on definition of buffer zones of special-use forests under the management of the Central government, the Vietnam Directorate of Fisheries shall preside over the assessment of Report on definition of buffer zones of marine protected areas under the management of the Central government and these Reports shall be submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development for decision and approval.
The Board of assessment consists of: representatives of Vietnam Administration of Forestry or Vietnam Directorate of Fisheries and the agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development; representatives of scientific agencies and Board of management of special-use forests or marine protected areas. Leader of Vietnam Administration of Forestry or Vietnam Directorate of Fisheries is the Chairman of the Board;
d) Time for assessment of documents and approval for Report on definition of buffer zones
The time for completion of assessment shall not exceed twenty (20) working days from the date the Service of Agriculture and Rural Development, the Vietnam Administration of Forestry or the Vietnam Directorate of Fisheries receives valid documents. In case of invalid documents, within three (03) working days, the agencies mentioned above shall notify to the Board of management of special-use forests or marine protected areas for completion;
The time for completion of Report on definition of buffer zones of special-use forests or marine protected areas and return of result is within fifteen (15) working days from the date of receiving the result of assessment;
dd) Announcement of Report on definition of buffer zones: The Board of management of special-use forests or marine protected areas shall announce the Report on definition of buffer zones together with the map of buffer zones after its approval and send them to district and communal People’s Committee of buffer zones and other parties concerned;
e) The scope and boundaries of the buffer zones inside and outside of special use forests, the buffer zones outside the marine protected areas are reflected by coordinates on the map and by landmarks on the sites, or buoys on the sea; if the landmarks are not set up or the buoys are not placed, the Board of management of special-use forests or marine protected areas shall get unanimous consent with the parties concerned on the boundaries of buffer zones for management;
3. With respect to the newly-established special-use forests and marine protected areas, the definition of buffer zones shall be conducted simultaneously with the formulation of a project of establishment of special use forests or marine protected areas;
Article 8. Adjustment of boundaries of buffer zones
1. Buffer zones are defined, considered for adjustment simultaneously with the formulation and adjustment of special-use forests and marine protected areas;
2. The state agencies having the authority to approve the Report of definition of buffer zones of special-use forests and marine protected areas are the agencies having the authority to adjust the boundaries of special-use forests and marine protected areas as prescribed by law;
Article 9. Effect
1. This Circular takes effect on May 12, 2014;
2. Any difficulty arising during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for amendment and addition accordingly./.
For the Minister
Deputy Minister
Ha Cong Tuan
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây