Thông tư 10/2011/TT-BNNPTNT sửa Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật

thuộc tính Thông tư 10/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 10/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/07/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2011/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:11/03/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thêm 328 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam 
Ngày 11/03/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 và Thông tư 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 
Theo đó, Thông tư sửa đổi tên tổ chức xin đăng ký, sửa đổi tên thuốc, dạng thuốc, đối tượng phòng trừ, cách ghi hàm lượng; Đăng ký chính thức 7 trường hợp (gồm 05 loại thuốc trừ sâu, 01 loại thuốc trừ bệnh, 01 loại thuốc trừ cỏ) và Đăng ký bổ sung 328 trường hợp (gồm 164 loại thuốc trừ sâu, 116 loại thuốc trừ bệnh, 26 loại thuốc trừ cỏ, 13 loại thuốc điều hòa sinh trưởng, 08 loại thuốc trừ ốc, 01 loại thuốc trừ chuột) vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. 
07 loại thuốc đăng ký chính thức là các thuốc để diệt bọ xít trên vải của Lionchem Co., Ltd, Công ty TNHH An Nông; Thán thư trên vải của Lionchem Co., Ltd; Nhện đỏ trên cam do Công ty TNHH Alfa (SaiGon) xin đăng ký; sâu cuốn lá lúa của Công ty TNHH TM - SX Ngọc Yến; sâu vẽ bùa trên cam của Sundat (S) PTe Ltd và thuốc diệt cỏ trên sân golf do VPĐD Công ty Syngenta Asia Pacific Pte Ltd tại Đồng Nai xin đăng ký. 
Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2011.

Xem chi tiết Thông tư10/2011/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------------------

Số: 10/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

Hà Nội, ngày  11 tháng  03 năm 2011

 

 

THÔNG TƯ

Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

-------------------------------------------

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;

Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 và Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010như sau:

Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam gồm:

1. Sửa đổi tên tổ chức xin đăng ký, sửa đổi tên thuốc, dạng thuốc, đối tượng phòng trừ, cách ghi hàm lượng (Phụ lục 1 kèm theo).

2. Đăng ký chính thức: 7 trường hợp (gồm 05 loại thuốc trừ sâu, 01 loại thuốc trừ bệnh, 01 loại thuốc trừ cỏ) vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Phụ lục 2 kèm theo).

3. Đăng ký bổ sung:  328 trường hợp (gồm 164 loại thuốc trừ sâu, 116 loại thuốc trừ bệnh, 26 loại thuốc trừ cỏ, 13 loại thuốc điều hòa sinh trưởng, 08 loại thuốc trừ ốc, 01 loại thuốc trừ chuột) vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Phụ lục 3 kèm theo).

Điều 2.Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Điều 3.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4.Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

-Như Điều 4;

- Văn phòng Chính phủ;

- Công báo Chính phủ;

- Website Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;

- Chi cục BVTV các tỉnh, TP;

- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;

- Vụ Pháp chế Bộ NN và PTNT;

- Vụ KHCN Bộ NN và PTNT;

- Lưu VT, Cục BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Bùi Bá Bổng

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường