Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2016/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 10/05/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/05/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; trong đó yêu cầu chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh; chết nhiều không rõ nguyên nhân hoặc chết do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, có thể báo cáo vượt cấp lên chính quyền và Chi cục Thú y, Cục Thú y để kịp thời tổ chức chống dịch.
Với ổ dịch bệnh động vật thủy sản, chủ cơ sở nuôi có thể xử lý bằng một trong các hình thức: Thu hoạch động vật thủy sản; Chữa bệnh động vật thủy sản; Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh. Trong đó, khi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thông báo với Trạm thú y về mục đích sử dụng; không sử dụng để làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác; chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến và không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.
Khi chữa bệnh cho động vật thủy sản, phải đảm bảo nguyên tắc: Chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ điều trị, động vật thủy sản bị bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh; chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh, phải được thực hiện bởi Tổ tiêu hủy gồm đại diện Trạm Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp huyện, UBND cấp xã và chủ cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
Xem chi tiết Thông tư04/2016/TT-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
---------------------
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Hằng năm, Chi cục Thú y chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch) theo các bước sau:
PHÒNG BỆNH
Căn cứ thực tiễn sản xuất, mục đích và nhu cầu quan trắc theo từng giai đoạn, Tổng cục Thủy sản quyết định và hướng dẫn lựa chọn thông số, tần suất quan trắc quy định tại khoản này.
Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản phải đảm bảo những nội dung sau:
CHỐNG DỊCH BỆNH
Chủ cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG (Đã ký)
Vũ Văn Tám |
Phụ lục I
DANH MỤC BỆNH ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN PHẢI CÔNG BỐ DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên bệnh (tên tiếng Anh) |
Tác nhân gây bệnh |
Một số động vật thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh |
---|---|---|---|
1 |
Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) |
White spot syndrome virus (WSSV) |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm hùm (Panulirus sp.), cua biển (Scylla serrata) |
2 |
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) |
Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). |
3 |
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Disease) |
Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). |
4 |
Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) |
Yellow head virus (YHV) |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) |
5 |
Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease) |
Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) |
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) |
6 |
Hội chứng Taura (Taura Syndrome) |
Taura syndrome virus (TSV) |
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) |
7 |
Bệnh sữa trên tôm hùm (Milky Haemolymph Disease of Spiny Lobsters - MHDSL) |
Rickettsia-like |
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus), Tôm hùm đá (P. homarus), Tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), Tôm hùm đỏ (P. longipes), Tôm hùm tre (P. polyphagus), Tôm hùm sen (P. versicolor). |
8 |
Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp) |
Spring viraemia of carp virus (SVCV) |
Cá chép (Cyprinus carpio); Cá koi (Cyprinus carpio koi); Cá vàng (Carassius auratus) Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) |
9 |
Bệnh do KHV (Koi Herpesvirus Disease) |
Koi Herpesvirus (KHV) |
Cá chép (Cyprinus carpio) Cá koi (Cyprinus carpio koi) |
10 |
Bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) |
Betanodavirus |
Cá song/cá mú (Epinephelus spp.) Cá vược/cá chẽm (Lates calcarifer) Cá giò/cá bớp (Rachycentron canadum) |
11 |
Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn (Enteric Septicaemia of Catfish) |
Edwardsiella ictaluri |
Cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá ba sa (Pangasius bocourti), Cá bông lau (Pangasius krempfi). |
12 |
Bệnh do Perkinsus |
Perkinsus marinus, P. olseni |
Tu hài (Lutraria philipinarum), hàu cửa sông (Crasostrea rivularis), Nghêu, Ngao (Meretrix sp.) |
Phụ lục II
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH
ĐỐM TRẮNG DO VI RÚT Ở TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
--------------------
1. Thông tin chung về bệnh
a) Tên bệnh: Bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi nước lợ (tên tiếng Anh: White Spot Disease - WSD).
b) Tác nhân gây bệnh:
Vi rút gây bệnh đốm trắng thuộc giống Whispovirus, họ Nimaviridae có cấu trúc nhân dsADN (mạch đôi). Vi rút có thể sống bên ngoài vật chủ trong thời gian 30 ngày trong nước biển được giữ ở 30oC ở điều kiện phòng thí nghiệm và trong nước ao khoảng 3-4 ngày. Vi rút bị bất hoạt ở nhiệt độ 50oC trong thời gian khoảng 120 phút và 60oC trong thời gian khoảng 1 phút.
c) Một số đặc điểm dịch tễ:
- Loài tôm cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm nương (P. chinensis), tôm he Nhật bản (P. japonicus), tôm bạc (P. merguiensis), tôm thẻ (P. semisulcatus), tôm rảo (Metapenaeus ensis).
- Vật mang mầm bệnh gồm: Một số loài giáp xác 10 chân (decapoda), giun nhiều tơ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, mực.
- Lứa tuổi mắc bệnh: Tôm bị bệnh ở mọi giai đoạn, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn 40 - 45 và 60 - 65 ngày sau khi thả. Bệnh có khả năng gây chết đến 90% trong vòng 3 - 7 ngày.
- Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào thời điểm giao mùa (cuối mùa xuân - đầu hè, và cuối mùa thu - đầu đông, mùa mưa – mùa khô), khi thời tiết có nhiều biến động (nhiệt độ nước dưới 26 °C), môi trường không thuận lợi cho tôm, sức đề kháng giảm.
- Phương thức truyền lây:
+ Bệnh truyền theo chiều ngang: Từ tôm bệnh, vật chủ trung gian, thức ăn tươi sống nhiễm vi rút,…. sang tôm khỏe mạnh.
+ Bệnh truyền theo chiều dọc: Từ tôm bố mẹ sang tôm con.
d) Triệu chứng, bệnh tích:
- Tôm yếu bỏ ăn, bơi lờ đờ, táp mé (bơi dạt bờ), đỏ thân.” Thành “Tôm ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, yếu, bơi lờ đờ, tấp mé (bơi dạt bờ), đỏ thân rồi chết.
- Quan sát tôm bị bệnh có dấu hiệu điển hình: Dưới vỏ vùng giáp đầu ngực, vỏ thân, đuôi có nhiều đốm trắng, đường kính 0,5 – 2mm. Các đốm trắng nằm bên trong vỏ nên khi cọ rửa, chà xát hoặc xử lý nhiệt không bị mất đi.
- Bệnh tích vi thể: Các tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày, tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan lympho có nhân sưng to và bị huỷ hoại.
2. Chẩn đoán bệnh
a) Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của tôm bị bệnh đã được mô tả ở trên.
b) Lấy mẫu để chẩn đoán xét nghiệm bệnh:
Tôm được thu làm mẫu xét nghiệm phải còn sống hoặc đang trong tình trạng bệnh sắp chết.
- Tôm sống được thu có thể được bảo quản ở 4oC trong thời gian 24h.
- Bảo quản trong dung dịch cồn:
+ Đối với tôm ấu trùng hoặc tôm postlavare (hậu ấu trùng): Thu lấy khoảng 30 con/mẫu. Sau đó cố định trong cồn 900 ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ mẫu và dung dịch cố định là 1/10;
+ Đối với tôm lớn: Thu lấy khoảng 3-5gr/mẫu. Sau đó cố định trong cồn 90oC ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ mẫu và dung dịch cố định là 1/10.
c) Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
- Xét nghiệm bằng phương pháp PCR, Real-time PCR hoặc theo hướng dẫn của Cục Thú y.
- Phương pháp kiểm tra mô bệnh học: Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 lần, những tế bào trong mô mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tạo máu có nhân phình to.
3. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống
a) Hồ sơ quản lý cơ sở:
Có hệ thống sổ theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong quá trình sản xuất.
b) Phòng bệnh:
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, bao gồm:
- Tôm bố, mẹ có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, xét nghiệm không nhiễm các bệnh nguy hiểm trong Danh mục các bệnh động vật thuỷ sản phải công bố dịch, đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
- Sử dụng con giống đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lần tham gia sinh sản theo quy định.
- Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, bảo hộ lao động và người vào trại phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không dùng chung dụng cụ giữa các hồ/bể. Dụng cụ chứa tôm và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất cần được vệ sinh, khử trùng kỹ trước và sau khi dùng.
- Người làm việc trong khu vực sản xuất giống phải có bảo hộ, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng khi ra, vào cơ sở.
- Sử dụng nguồn thức ăn có chất lượng tốt, không mang mầm bệnh; các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến phải được bảo quản tốt, không bị nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cho ăn.
- Nguồn nước trước và sau khi sử dụng phải được xử lý, tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hóa chất được phép sử dụng hoặc có thể sử dụng phương pháp sinh học khác để tiêu diệt hoặc kìm hãm tác nhân gây bệnh.
- Lấy mẫu xét nghiệm:
+ Đối với cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh: Định kỳ, 1 lần/2 tháng/cơ sở lấy mẫu nước, tôm bố mẹ, tôm post để xét nghiệm xác định mầm bệnh;
+ Đối với cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh: Lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi ngờ.
c) Xử lý dịch bệnh:
- Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
- Tiến hành tiêu hủy tôm bố, mẹ, ấu trùng và hậu ấu bị bệnh có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản.
- Xử lý môi trường nước, bể, dụng cụ khu vực sản xuất giống... bằng các loại hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi thương phẩm
a) Hồ sơ quản lý cơ sở: Có hệ thống sổ theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong quá trình nuôi.
b) Phòng bệnh:
Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản; đồng thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong quá trình nuôi như sau:
- Cơ sở nuôi phải đảm bảo có đường nước cấp, thoát nước riêng biệt; có ao lắng, ao xử lý chất thải.
- Sử dụng con giống đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
- Nếu sử dụng thức ăn tươi sống: Đảm bảo không ôi thiu, phải được xử lý đảm bảo không mang mầm bệnh, lượng thức ăn hợp lý tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi.
- Sau 01 tháng thả nuôi, định kỳ 1-2 tuần diệt khuẩn ao nuôi 01 lần. Bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa nâng cao sức đề kháng cho tôm.
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
- Kiểm soát, loại bỏ vật chủ trung gian truyền bệnh trong quá trình nuôi.
- Không sử dụng chung dụng cụ giữa các ao nuôi, phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng.
- Hạn chế người, động vật vào khu vực nuôi.
- Kiểm tra sức khỏe tôm hằng ngày như: khả năng hoạt động, màu sắc tôm, vỏ tôm, khối gan tụy, ruột, bộ phụ, lượng thức ăn.
- Kiểm tra màu nước, chỉ tiêu môi trường hằng ngày.
- Chủ cơ sở nuôi lấy mẫu gửi xét nghiệm: Lấy mẫu vào tháng thứ 2 sau khi thả nuôi, bao gồm: mẫu nước, giác xác, tôm để gửi xét nghiệm xác định mầm bệnh.
- Chủ cơ sở nuôi cần theo dõi nắm thông tin về tình hình dịch bệnh xảy ra trong khu vực/vùng, tình hình dự báo thời tiết và cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh dịch bệnh.
- Đối với các cơ sở nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm – lúa: tùy điều kiện cụ thể có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp theo hướng dẫn tại mục này của văn bản sao cho phù hợp, khả thi với điều kiện nuôi thực tế.
c) Chống dịch:
- Bệnh không có biện pháp điều trị.
- Khi phát hiện tôm bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, chủ cơ sở khai báo cho thú y cơ sở hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y thủy sản.
- Thông báo cho các cơ sở nuôi xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng.
- Tôm bệnh nếu đạt kích cỡ thương phẩm, thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác).
- Nêu tôm bệnh chưa đạt kích cỡ thu hoạch: Không vứt tôm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường; tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh, thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Nước ao tôm bệnh: Phải được xử lý bằng Chlorine 30ppm hoặc hóa chất có công dụng tương đương có trong Danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Sau 5 ngày mới được xả ra ngoài môi trường.
- Bùn đáy ao phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh.
- Bờ ao, công cụ dụng cụ, phương tiện chứa đựng tôm bệnh phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
- Các ao không bị bệnh: Tiến hành theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu môi trường, sức khỏe tôm, tăng cường chế độ chăm sóc quản lý nâng cao sức đề kháng cho tôm, thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
- Có biện pháp hạn chế đối tượng chim, động vật trung gian truyền lây mầm bệnh từ ao bị bệnh và khu vực khác chưa có bệnh.
- Căn cứ vào tình hình thực tế và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương để quyết định nuôi tiếp hay tạm dừng. Nếu nuôi tiếp, áp dụng Quy trình nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
5. Người nuôi tôm: Cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống như hướng dẫn ở trên, đồng thời có kế hoạch dự trữ thuốc, hóa chất tiêu độc, khử trùng, xử lý ao trước khi thả nuôi, trong quá trình thả nuôi và sau khi thu hoạch./.
Phụ lục III
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG
BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH Ở TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Thông tin chung về bệnh
a) Tên bệnh: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (tên tiếng Anh: Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”.
b) Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực.
c) Một số đặc điểm dịch tễ:
- Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định các loài động vật thủy sản khác có mắc bệnh AHPND hay không.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Tại Việt Nam, bệnh xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhiều từ tháng 3 - 8 hằng năm (trùng với thời điểm chính của vụ thả nuôi tôm ở nhiều địa phương).
- Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trọng điểm về nuôi tôm nước lợ trên phạm vi cả nước.
- Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ tôm bệnh sang tôm khỏe. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho tôm khỏe. Hiện nay chưa rõ cơ chế lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con (truyền dọc) hoặc các vật chủ trung gian khác.
- Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện bệnh.
d) Triệu chứng, bệnh tích:
+ Triệu chứng, bệnh tích đại thể: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi. Ở giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tượng mềm vỏ, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm, dễ vỡ, sưng to, đổi màu và chết. Tôm bị bệnh lâu ngày có gan tụy teo, dai, nhạt màu, ruột trống không chứa thức ăn;
+ Bệnh tích vi thể: Tổ chức gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính. Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế bào có nguồn gốc từ mô phôi (tế bào E: Embyonalzellen). Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R: Restzenllen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng. Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn, tế bào máu tập trung nhiều và bị viêm nhẹ. Ở giai đoạn cuối của bệnh tổ chức gan tụy bị thoái hóa, hoại tử nặng, có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.
2. Chẩn đoán bệnh
a) Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của tôm bị bệnh đã được mô tả ở trên.
b) Lấy mẫu để chẩn đoán xét nghiệm bệnh:
Do việc lấy mẫu giữ lạnh chuyển về phòng thí nghiệm không đáp ứng được cho kỹ thuật mô bệnh học. Chính vì vậy, mẫu thu phải được cố định tại chỗ hoặc có điều kiện thì vận chuyển mẫu sống về phòng thí nghiệm rồi tiến hành lấy mẫu. Cơ quan tiêu hoá chủ yếu của tôm (gan tụy) rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhưng lại bị phân huỷ rất nhanh ngay sau khi tôm chết. Ðối với tôm đã chết hoặc đã được bảo quản trong đá (hoặc đông lạnh) thì cũng không dùng để cố định mẫu tiếp tục. Để đảm bảo chất lượng tiêu bản và tránh trường hợp chẩn đoán sai thì việc lấy mẫu phải tiến hành nhanh và phải đảm bảo dung dịch cố định ngấm tốt vào mẫu vật. Vì vậy, mẫu vật phải được ngâm hoặc tiêm dung dịch cố định ngay khi vẫn còn sống.
- Lấy mẫu nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn.
+ Tốt nhất là chuyển mẫu tôm còn sống được chứa trong túi nylon có nước và bơm ôxy về phòng thí nghiệm. Trong trường hợp không thể vận chuyển tôm sống thì thực hiện như sau:
+ Vô trùng bề ngoài của tôm bằng cồn 70%, giữ trong điều kiện lạnh (2-8°C) và vận chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt nhưng không quá 12 giờ (có thể tách riêng phần gan tụy cho vào ống eppendorf vô trùng để chuyển về phòng thí nghiệm) hoặc dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu gan tụy hoặc máu cấy vào môi trường chuyên chở (do phòng thí nghiệm cung cấp) rồi giữ ở điều kiện lạnh (2-8°C) vận chuyển về phòng thí nghiệm trong thời gian không quá 12 giờ.
- Cách lấy mẫu phết trên lam kính xem sự hiện diện của vi khuẩn
+ Khử trùng bên ngoài tôm bằng cồn 70% rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý vô trùng. Tách phần vỏ giáp đầu ngực, lấy một mẩu nhỏ mô gan tụy phết lên lam kính. Trường hợp tôm trên 5 gram có thể lấy một lượng nhỏ máu từ tim hoặc từ mạch máu phết trên lam kính;
+ Nhuộm Gram hoặc Giemsa, quan sát sự hiện diện của vi khuẩn.
- Cách lấy mẫu cấy trên môi trường phân lập vi khuẩn: Khử trùng bên ngoài tôm bằng cồn 70% rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý vô trùng. Tách phần vỏ giáp đầu ngực, dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng lấy mẫu gạn tụy (hoặc máu) cấy trực tiếp lên môi trường TSA hoặc TCBS (trong trường hợp cần phân lập nhóm Vibrio). Đối với mẫu đã cấy vào môi trường vận chuyển mang về phòng thí nghiệm cũng làm động tác tương tự.
- Lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp mô bệnh học
+ Đối với mẫu ấu trùng (larvae) và hậu ấu trùng (postlarvae-PL): Ngâm trực tiếp vào dung dịch cố định mẫu với tỷ lệ tối thiểu là 10 thể tích dung dịch cố định so với 1 thể tích mô tôm nhằm đảm bảo lượng dung dịch cố định ngấm tốt vào mẫu cần cố định;
+ Ðối với PL có chiều dài lớn hơn 20mm: Dùng kéo hoặc dao rạch một đường ở phần đầu (đường giữa, mặt bụng) để dung dịch cố định dễ dàng ngấm vào khối gan tụy;
+ Ðối với các mẫu tôm từ 2 gr trở lên: Tiêm dung dịch cố định trực tiếp vào phần đầu ngực và phần bụng. Kích cỡ xi-lanh, kim tiêm, số chỗ và liều lượng tiêm tuỳ thuộc vào kích cỡ tôm nhưng phải đảm bảo toàn bộ cơ ngấm đều với dung dịch cố định. Thể tích dung dịch cố định mẫu cần tiêm khoảng 5-10% khối lượng mẫu. Quan sát thấy màu sắc cơ thay đổi từ trắng trong sang màu vàng cam và cơ thể tôm cứng lại sau khi tiêm đủ lượng dung dịch cố định.
Cố định trong dung dịch Davidson, sau 24 -72 giờ chuyển sang cồn 70 để bảo quản và phân tích mẫu.
Lưu ý: Vì dung dịch cố định Davidson’s AFA là hóa chất có tính độc hại nên khi cố định mẫu cần thực hiện ở nơi thoáng khí và tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da, mắt (đeo gang tay và kính bảo hộ).
- Lấy mẫu cho phương pháp PCR: Các mẫu cần lấy để xét nghiệm, bao gồm: Mẫu tôm tươi, mẫu nước, mẫu bùn. Các mẫu này được lấy ngẫu nhiên tại ít nhất 5 vị trí khác nhau trong ao, gộp lại thành một mẫu xét nghiệm; đối với mẫu nước, mẫu bùn lấy ở tầng đáy của ao. Sau khi thu thập, mẫu được bảo quản trong thùng lạnh 2-8oC và đưa đến phòng xét nghiệm càng nhanh càng tốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm (tốt nhất là không quá 24 giờ, kể từ khi hoàn thành việc lấy mẫu).
c) Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
- Phương pháp kiểm tra mô học: Sử dụng gan tụy của từng cá thể tôm bệnh đã được cố định bằng dung dịch Davidson‘s AFA. Sau 24 - 72 giờ cố định tùy thuộc theo kích thước tôm, tiến hành xử lý mô, đúc khối parafin. Cắt tiêu bản bằng máy cắt lát mỏng (microtome) với lát cắt dày 4 -5 µm, sấy lam và nhuộm bằng thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin. Dán lam và đọc kết quả chẩn đoán AHPND dựa trên các dấu hiệu bệnh tích vi thể đã được mô tả ở trên.
- Kỹ thuật PCR: Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y; trong đó sử dụng cặp mồi AP3 (AHPND primer set 3) để xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.
- Giải trình tự gen vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus để xác định gen độc lực để khẳng định tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi.
3. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống
a) Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp theo mục 3b phụ lục 2 Thông tư này và một số quy định sau:
- Trước khi xuất bán con giống ra ngoài tỉnh phải đăng ký kiểm dịch đảm bảo không nhiễm mầm bệnh đặc biệt là không nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen độc lực gây bệnh.
- Định kỳ 02 tháng/lần lấy mẫu nước, chất cặn đáy bể vả thức ăn tươi sống để xét nghiệm bệnh AHPND.
- Có sổ theo dõi sức khỏe, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và thức ăn trong quá trình sản xuất; sổ xuất, nhập tôm bố mẹ, tôm giống.
b) Xử lý dịch bệnh
- Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
- Ngừng sản xuất trên lô tôm bố, mẹ bị bệnh.
- Tiến hành thu hoạch lô tôm bố, mẹ, ấu trùng và hậu ấu trùng bị bệnh để tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản.
- Theo dõi các lô tôm bố, mẹ khác và lấy mẫu nước, chất cặn đáy bể xét nghiệm nếu nghi ngờ.
- Xử lý môi trường nước, ao, bể, dụng cụ khu vực sản xuất giống ...bằng các loại hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam trước khi xả ra môi trường để tránh lây lan.
4) Phòng chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi tôm thương phẩm:
a) Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong quá trình nuôi theo mục 4b phụ lục 2 Thông tư này và trong 6 tuần đầu tiên sau khi thả, các cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh tiến hành lấy mẫu tôm, nước, bùn định kỳ 02 tuần/lần để đếm Vibrio tổng số đồng thời phát hiện Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh.
b) Chống dịch
- Thực hiện khai báo theo điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
- Thông báo cho các cơ sở nuôi xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng.
- Nếu kiểm tra mẫu nước hoặc bùn ao nuôi phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số vượt quá giới hạn cho phép (≥ 103 CFU/ml), cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh, làm giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong ao như sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại hóa chất diệt khuẩn trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Nếu phát hiện Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh AHPND nhưng tôm không chết thì phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tăng cường sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn sự phát tán tôm, môi trường sang các ao nuôi khác. Đặc biệt, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi trong ngưỡng thích hợp, không để biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi”.
- Nếu phát hiện Vibrio parahaemolyticus mang gen độc lực gây bệnh AHPND và tôm chết thì phải áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
+ Không tự chữa trị, không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường;
+ Tôm bệnh nếu đạt kích cỡ thương phẩm, thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ động vật thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác);
+ Nếu tôm bệnh không đạt kích cỡ thu hoạch: Không vứt tôm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường; tiêu hủy thủy sản mắc bệnh, thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Chỉ được phép vận chuyển tôm ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y;
+ Không vứt tôm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường;
+ Xử lý nước ao nuôi, nước thải, khử trùng các dụng cụ, ao bể, nền đáy, diệt giáp xác bằng các loại hóa chất được phép sử dụng, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường;
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương để quyết định nuôi tiếp hay tạm dừng. Nếu nuôi tiếp, áp dụng Quy trình nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
5. Điều trị bệnh
- Tôm bị bệnh ngưng cho ăn và quan sát tình hình ao tôm nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của bệnh, nên việc điều trị ít có hiệu quả và không khả thi.
- Cần xét nghiệm xác định chính xác tác nhân và thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác dẫn đến hiện tượng kháng thuốc; và phải ngừng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Người nuôi tôm: Cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống như hướng dẫn ở trên, đồng thời có kế hoạch dự trữ thuốc, hóa chất tiêu độc, khử trùng, xử lý ao trước khi thả nuôi, trong quá trình thả nuôi và sau khi thu hoạch./.
Phụ lục IV
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG
BỆNH GAN THẬN MỦ, BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH
1. Bệnh gan thận mủ trên cá tra
a) Tên bệnh: Bệnh gan thận mủ trên cá tra.
b) Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thuộc họ Enterobacteriaceace.
c) Một số đặc điểm dịch tễ:
- Loài cảm nhiễm: Các loài cá da trơn như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Giai đoạn nhiễm bệnh: Cá bị bệnh ở tất cả các giai đoạn nuôi nhưng mẫn cảm nhất là giai đoạn cá giống.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện quanh năm trên cá tra và tập trung vào 03 tháng đầu mới thả nuôi; cao điểm bệnh xuất hiện là vào mùa mưa lũ nhất là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Bệnh có thể xuất hiện từ 3 - 5 lần trong một vụ nuôi và có thể gây chết đến trên 50%.
- Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng ương giống và nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao, từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác; mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc có mang mầm bệnh (như thau, vợt, lưới,…).
d) Dấu hiệu bệnh lý:
Thể cấp tính: Cá chết nhanh sau vài ngày.
Thể mãn tính: Cá chết rải rác trong vài tuần hoặc kéo dài hơn.
Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Cá bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, ít phản ứng với những tác động xung quanh. Giai đoạn tiếp theo, cá bệnh có hiện tượng da nhợt nhạt; mặc dù bên ngoài không có những biểu hiện bệnh rõ ràng nhưng bên trong nội tạng xuất hiện nhiều đốm trắng (ổ mủ) trên gan, thận và lách.
2. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra
a) Lịch sử bệnh:
- Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Mỹ trên cá hồi (nước ngọt) vào năm 1979, sau đó bệnh xuất hiện tại một số nước Châu Á.
- Tại Việt Nam, bệnh được ghi nhận trước năm 1993. Hiện nay, bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
b) Tên bệnh: Bệnh xuất huyết hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila ở cá.
c) Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila thuộc họ Aeromonadaceae.
d) Một số đặc điểm dịch tễ:
- Loài cảm nhiễm: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá basa (Pansianodon bocourti) và một số loài cá nước ngọt.
- Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh xảy ra trên cá ở tất cả các giai đoạn nuôi. Bệnh lây lan nhanh, cao (có thể đến 90%) trong trường hợp bệnh nặng.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Ở Việt Nam, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila xảy ra quanh năm, tập trung vào đầu mùa khô, đặc biệt là khi cá bị stress như sau khi trời mưa.
- Vùng xuất hiện bệnh: Ở nước ta bệnh xuất hiện ở hầu hết các loài cá nuôi lồng, bè và ao hồ nước ngọt.
- Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao nuôi. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc nhiễm bệnh (như thau, vợt, lưới,…). Mầm bệnh có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường nước ao nuôi và lây từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.
đ) Dấu hiệu bệnh lý:
- Triệu chứng:
+ Giai đoạn đầu sau khi nhiễm bệnh cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt. Ở giai đoạn tiếp theo, xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt và hậu môn;
+ Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, quanh hốc mắt bị sưng tấy, mất nhớt; hậu môn viêm xuất huyết; bụng trướng to, các vây xơ rách.
- Bệnh tích: Ruột có thể chứa đầy hơi, gan thận thường bị hoại tử. Xoang bụng xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, xuất huyết.
- Trường hợp cấp tính, khi mổ cá thấy nhiều dịch đỏ lẫn máu ở xoang bụng, xuất huyết nội tạng, cá chết nhiều trong thời gian ngắn.
II. CHẨN ĐOÁN BỆNH
1. Chẩn đoán lâm sàng: Phù đầu, xuất huyết nặng dưới da, gốc vây, quanh miệng và hậu môn.
2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Lấy mẫu theo hướng dẫn;
+ Gửi mẫu cá bệnh đến Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc Cơ quan Thú y vùng tương ứng để xét nghiệm (Danh sách Phòng thử nghiệm được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục Thú y: http://www.cucthuy.gov.vn).
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
1. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất cá giống
a) Cá bố mẹ:
- Ao nuôi vỗ phải có bờ được kè chắc chắn, không rò rỉ.
- Nguồn nước cấp vào ao cho qua lưới lọc hai lớp (kích cỡ mắt lưới 40µm). Nước phải đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Mật độ nuôi: theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
- Cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, đạt yêu cầu về chất lượng, khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
- Thức ăn: Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, không mang mầm bệnh, đủ lượng đạm theo nhu cầu ở từng giai đoạn phát triển của cá. Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến phải được bảo quản tốt, tránh để nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống phải được xử lý tốt, đảm bảo không mang mầm bệnh khi cho cá ăn.
b) Trại sản xuất giống:
- Ao được bao lưới xung quanh, bờ ao được kè chắc chắn, không rò rỉ. Cải tạo ao và xử lý môi trường theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý đảm bảo chất lượng (như cho qua lưới lọc hai lớp, kích cỡ mắt lưới 40µm).
- Mật độ thả: Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản. Chọn cá bột và cá hương khỏe mạnh, không dị hình, có kích cỡ đồng đều.
- Thức ăn:
+ Giai đoạn đầu (sau khi thả cá bột): tạo nguồn thức ăn tự nhiên (luân trùng, Moina,…) và kiểm tra thường xuyên để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp;
+ Giai đoạn tiếp theo: sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột, dạng mảnh hay dạng viên có kích thước phù hợp với cỡ miệng cá; hàm lượng đạm và thành phần cần thiết khác phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho từng giai đoạn phát triển của cá. Quản lý tốt lượng thức ăn cho cá, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi;
+ Thức ăn phải đảm bảo không mang mầm bệnh: các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần bảo quản tốt, tránh bị nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống cần phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cho ăn.
- Quản lý sức khỏe cá:
+ Bổ sung các loại vitamin, khoáng,… để tăng sức đề kháng cho cá trước và trong thời kỳ bệnh thường xảy ra;
+ Kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương: hàm lượng oxy hòa tan (DO) (hàng ngày); pH, độ kiềm (02 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần) để có biện pháp xử lý thích hợp khi có dấu hiệu bất thường;
+ Có chế độ thay nước phù hợp ở ao ương mỗi ngày để cải thiện chất lượng nước, đảm bảo môi trường sống tốt cho cá;
+ Khi cá có dấu hiệu bất thường (như bỏ ăn hay bơi lội mất định hướng) phải thông báo ngay cho cơ quan thú y để kịp thời xác định tác nhân gây bệnh.
- Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Việc xử lý cá bệnh, cá chết phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản.
- Con giống trước khi xuất bán phải đăng ký kiểm dịch, đảm bảo không nhiễm mầm bệnh.
2. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi cá tra thương phẩm
- Tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 02 - 20: 2014/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014.
* Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số nội dung sau:
a) Xử lý nước, chất thải
- Nước xả, chất thải từ ao đang nuôi phải được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y bằng vôi bột, hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Trường hợp ao xảy ra bệnh ở vụ trước, cơ sở nuôi phải xử lý nước đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi xả thải.
b) Chọn và thả giống:
- Cá tra giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
- Mật độ thả nuôi: Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
c) Quản lý chăm sóc:
- Thức ăn: Sử dụng thức ăn có các thành phần, kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá; không mang mầm bệnh.
- Sử dụng vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y có thẩm quyền. Chỉ được sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y thủy sản; Ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Hàng ngày, theo dõi sức khỏe cá như: màu sắc, khả năng hoạt động, lượng thức ăn tiêu thụ; kiểm tra màu nước, các chỉ tiêu môi trường, sự xuất hiện của các yếu tố địch hại.
- Chủ cơ sở nuôi cần theo dõi nắm thông tin về tình hình dịch bệnh xảy ra trong khu vực/vùng, tình hình dự báo thời tiết và cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh dịch bệnh.
- Khi cá có dấu hiệu bất thường, chủ cơ sở nuôi phải thông báo ngay cho cơ quan thú y để xác định kịp thời tác nhân gây bệnh.
d) Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
- Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi: DO (hàng ngày); pH, độ kiềm (02 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần).
- Dụng cụ: Không dùng chung dụng cụ giữa các ao, lồng, bể. Dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng.
- Người làm việc tại cơ sở nuôi phải thực hiện vệ sinh, khử trùng khi ra, vào cơ sở.
- Cá bệnh, cá chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom và xử lý kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ thú y, cơ quan quản lý thú y thủy sản.
đ) Giám sát dịch bệnh:
* Giám sát bị động:
- Khi phát hiện cá bị bệnh, chết bất thường chủ cơ sở phải khai báo cho thú y cơ sở hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y thủy sản.
- Chủ cơ sở chủ động phối hợp với cán bộ thú y kiểm tra, lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
* Giám sát chủ động:
- Chủ cơ sở nuôi chủ động lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y thủy sản.
- Kiểm tra định kỳ: Lấy mẫu cá để xét nghiệm xác định mầm bệnh định kỳ ít nhất 1 lần/tháng/ao đối với cá nuôi thương phẩm; 2 lần/tháng/ao đối với cá ở giai đoạn ương giống.
* Xử lý kết quả dương tính:
- Chủ cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ sở nuôi cá xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng.
- Cá chết, cá sắp chết phải được vớt ra ngay khỏi ao nuôi và tiến hành xử lý theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; không được vứt cá mắc bệnh, cá chết ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh.
- Thu hoạch nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Chỉ được phép vận chuyển cá ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.
- Trường hợp cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm:
+ Nếu mẫu cá cho kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh nhưng cá không có biểu hiện bệnh lý và vẫn hoạt động bình thường thì tăng cường các biện pháp chăm sóc, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và quản lý tốt chất lượng nước;
+ Trường hợp mẫu cá cho kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh, cá có biểu hiện bệnh lý thì làm kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh điều trị phù hợp thuộc Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Cách sử dụng kháng sinh phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành;
+ Trường hợp cá chết nhiều ở thể cấp tính với tỷ lệ chết trên 50% trong vài ngày thì cơ sở cần báo ngay cho cơ quan quản lý để có hướng dẫn xử lý kịp thời; đồng thời dừng cho cá ăn, không sử dụng thuốc, hóa chất, không xả nước ao ra ngoài cho đến khi có hướng dẫn của cơ quan chức năng;
+ Chỉ được phép vận chuyển cá ra khỏi ao bị bệnh khi đã xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản.
- Nước và bùn đáy ao phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh.
- Bờ ao, công cụ, dụng cụ, phương tiện chứa đựng cá bệnh phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
- Các ao không bị bệnh: Theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu môi trường, sức khỏe cá; tăng cường chế độ chăm sóc quản lý nâng cao sức đề kháng cho cá; thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế người qua lại giữa các ao.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát sức khỏe cá nuôi, chủ cơ sở tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu về giám sát dịch bệnh.
e) Hồ sơ quản lý của cơ sở nuôi cá tra:
- Cơ sở nuôi cá tra phải có hệ thống sổ theo dõi sức khỏe cá, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong suốt quá trình sản xuất. Hồ sơ phải được lưu giữ cẩn thận để xuất trình khi có yêu cầu.
- Sổ theo dõi ao nuôi phải có xác nhận của cơ quan thú y có thẩm quyền để phục vụ yêu cầu kiểm tra, truy xuất nguồn gốc khi nước nhập khẩu yêu cầu.
3. Yêu cầu về thu hoạch sản phẩm
- Cơ sở nuôi cá tra phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo dư lượng thuốc, hóa chất trong giới hạn cho phép về an toàn thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng.
- Trước khi thu hoạch cơ sở chế biến phối hợp với cơ sở nuôi tiến hành lấy mẫu cá để phân tích các chỉ tiêu cần thiết (theo yêu cầu khách hàng), bảo đảm không để xảy ra hiện tượng tồn dư kháng sinh, hóa chất cấm, chất độc hại và chịu trách nhiệm về việc này.
- Cá được vận chuyển đến cơ sở chế biến trong các dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. Dụng cụ sau khi vận chuyển cá phải được vệ sinh khử trùng sạch sẽ bằng các biện pháp cơ học và hóa học phù hợp.
4. Cơ sở nuôi cá: Cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống như hướng dẫn ở trên, đồng thời có kế hoạch dự trữ thuốc, hóa chất tiêu độc, khử trùng, xử lý ao trước khi thả nuôi, trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch./.
Phụ lục V
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG
BỆNH SỮA TRÊN TÔM HÙM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH
1. Tên bệnh: Bệnh sữa trên tôm hùm; tên địa phương: Bệnh tôm sữa, bệnh đục thân; tên tiếng Anh: Milky hemolymph disease of spiny lobsters.
2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia (Rickettsia like bacteria – RLB) gây ra.
3. Đặc điểm dịch tễ:
+ Loài cảm nhiễm: Các loài tôm hùm được nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ thuộc Họ tôm hùm gai Palinuridae, Giống Panulirus gồm một số loài: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P.homarus), tôm hùm tre (P.polyphagus);
+ Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 4, bùng phát vào giữa mùa mưa (tháng 9 - 10);
+ Đường lây truyền theo chiều ngang: từ thức ăn bị ôi thiu, có mang mầm bệnh; từ tôm bị bệnh lây truyền sang tôm khỏe trong cùng một lồng hoặc gián tiếp qua môi trường nhiễm bệnh; từ lồng, bè có tôm bệnh sang lồng, bè khác trong vùng nuôi.
4. Đặc điểm bệnh lý:
+ Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh;
+ Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
+ Sau 3-5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ “trắng trong” sang “trắng đục”;
+ Mô cơ ở phần bụng chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục, nhão, có mùi hôi;
+ Dịch tiết của cơ thể (bao gồm cả máu) có màu trắng đục như sữa, số lượng tế bào máu giảm nhiều so với tôm bình thường, máu khó đông;
+ Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt và có trường hợp bị hoại tử;
+ Ở mô liên kết gan tụy và trong máu tôm bị bệnh có từng đám dày đặc vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia;
+ Tôm chết sau khoảng thời gian trung bình 9–12 ngày kể khi nhiễm tác nhân gây bệnh.
5. Chẩn đoán bệnh:
- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của tôm bệnh.
- Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp nhuộm mẫu tươi:
+ Dùng xi lanh 1ml thu 0,1 – 0,2 ml máu từ tim của tôm bằng cách chọc mũi kim qua gốc của chân ngực số 5;
+ Nhỏ mẫu máu tôm thu được lên lam kính rồi dàn mỏng bằng lamen;
+ Để khô mẫu tự nhiên, hoặc hơ nhẹ lam kính lên ngọn lửa đèn cồn;
+ Cố định mẫu bằng cách nhúng lam kính 2 lần vào dung dịch methanol;
+ Nhuộm mẫu bằng dung dịch Giemsa trong 10 phút;
+ Rửa mẫu bằng dung dịch đệm Sorensen (pH = 6,8) trong 3-5 phút;
+ Quan sát mẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi với độ phóng đại 400-1000x để phát hiện vi khuẩn giống như Rickettsia dạng hình que cong trong mẫu.
- Phương pháp mô bệnh học:
+ Trên mẫu tôm còn sống tiến hành giải phẫu để thu các mô đích: Gan tụy, mang, dạ dày;
+ Cố định trong Davidson với tỷ lệ thể tích 1/10, nếu khối mô lớn cần tiêm thuốc cố định vào trước khi ngâm trong thuốc cố định;
+ Giữ trong dung dịch cố định từ 36 - 48 giờ, bảo quản trong cồn 70%;
+ Sau đó tiến hành cắt mẫu và nhuộm bằng Haematoxylin và Eosin theo phương pháp của tác giả Lightner (1996);
+ Quan sát mẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi với độ phóng đại 400-1000x để phát hiện vi khuẩn tựa Rickettsia (RLB) dạng hình que cong trong mẫu.
- Phương pháp sinh học phân tử - PCR: Bệnh sữa trên tôm hùm có thể chẩn đoán bằng phương pháp sinh học phân tử (tham khảo quy trình của tác giả Lightner, 2008 và của Tổ chức Thú y thế giới - OIE).
6. Phòng chống dịch bệnh:
a) Địa điểm nuôi
- Chỉ nuôi trong vùng qui hoạch của địa phương.
- Cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm, có các chất độc hại.
- Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 - 8m (đối với nuôi lồng nổi).
- Khoảng cách giữa các lồng nuôi tôm trong cùng một bè phải đảm bảo tối thiểu 01 (một) mét; khoảng cách giữa các bè nuôi tôm phải đảm bảo tối thiểu 50 (năm mươi) mét.
b) Con giống
- Lựa chọn tôm hùm giống đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh; thời gian lưu giữ tôm giống từ thời điểm kết thúc khai thác ở biển đến thời điểm thả ương nuôi không quá 48 (bốn mươi tám) giờ.
- Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, độ mặn.
c) Phòng bệnh
- Thức ăn tươi, được bảo quản tốt, được sát trùng (có thể ngâm thuốc tím nồng độ 3 – 5 mg/l) trước khi cho tôm ăn.
- Bổ sung premix (các loại vitamin trong đó có vitamin C, axit amin, khoáng chất), men tiêu hóa, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.
- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm cục bộ nền đáy và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ. Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới.
- Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
- Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm. Nếu để tôm bị tổn thương, các vi sinh vật gây bệnh sẵn có trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vùng tổn thương này.
7. Điều trị bệnh
a) Nguyên tắc điều trị: Chỉ điều trị tôm hùm bị bệnh nhẹ, khi dịch bệnh mới xuất hiện để hạn chế lây lan.
b) Phác đồ điều trị: Tùy điều kiện cụ thể, có thể tham khảo áp dụng các phác đồ điều trị sau.
II. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ 1
Khi phát hiện tôm bị bệnh, tiến hành tiêm thuốc cho toàn bộ tôm trong lồng nuôi:
- Oxytetracyline 20% dạng tiêm có chứa LA.
- Nước cất dùng để pha Oxytetracyline.
1. Cách pha thuốc, liều lượng tiêm
Căn cứ vào trọng lượng của tôm, tiến hành pha thuốc như sau:
a) Tôm hùm có kích cỡ dưới 500g/con:
- Pha thuốc: 1ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 9 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (1 phần thuốc pha với 9 phần nước), lắc đều.
- Liều tiêm: 0,1 ml thuốc đã pha/100 gam khối lượng tôm hùm.
b) Tôm hùm có kích cỡ trên 500g/con:
- Pha thuốc: 2ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 8 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (2 phần thuốc pha với 8 phần nước), lắc đều
- Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100 gam khối lượng tôm hùm.
c) Dụng cụ dùng pha thuốc:
- Dùng xi lanh có dung tích 10ml đến 30ml để pha thuốc tùy vào số lượng tôm tại cơ sở mà chọn loại dung tích tích hợp
- Dùng xi lanh có dung tích 1ml để tiêm tôm.
2. Kỹ thuật tiêm tôm hùm
Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiêm
- Dụng cụ: Vợt bắt tôm, thau, chậu bắt giữ tôm, găng tay sợi (loại ôm khít tay), khay đựng kim tiêm, thuốc; túi đựng rác; kim tiêm.
- Hút thuốc vào 10 – 15 xi lanh một lần (tùy số lượng tôm cần tiêm), đảm bảo trong xi lanh không có bọt khí, nếu có - cần loại bỏ không khí trong xi lanh trước khi tiến hành bắt tôm và tiêm
Bước 2: Bắt tôm:
- Dùng vợt bắt tôm cho vào chậu hoặc để nguyên trong vợt. Bắt từ 1-3 con/lần. Người tiêm tôm đi găng tay sợi bên tay không thuận để bắt tôm. Khi bắt tôm cần lưu ý giữ tôm nhẹ nhàng, lực vừa phải, nếu tôm giẫy (cựa) hay bật mạnh thì nên thả tôm ra và bắt lại. Khi giữ tôm cầm ở phần đầu giáp lưng, sao cho tay ôm được các chân tôm và đảm bảo các chân tôm nằm đúng vị trí tự nhiên.
- Ép nhẹ bụng tôm vào bên hông đùi bằng cách dùng bụng tay để ép lưng tôm sao cho tay và toàn bộ thân tôm tạo thành một đường thẳng.
Bước 3: Thao tác tiêm tôm
- Dùng miệng (mồm) để mở và giữ nắp kim tiêm.
- Tay cầm tôm có thể giữ nguyên hoặc hơi nghiêng nhẹ để lộ đốt bụng 1 của tôm. Chỉ tiến hành tiêm tôm khi tôm không giẫy bật.
- Tiêm vào vị trí cơ bụng đốt 1, tuyệt đối không tiêm vào giữa bụng (đường tiêu hóa của tôm) sẽ làm tôm chết.
- Đưa kim tiêm nhanh, dứt khoát, mũi kim dọc theo chiều dọc của tôm, độ sâu của kim tùy vào kích cỡ tôm.
- Bơm thuốc với tốc độ vừa phải, sau khi đủ lượng tiêm giữ yên kim trong thời gian khoảng 1 giây để tránh thuốc trào ngược trước khi rút kim.
- Sau khi tiêm hết thuốc hoặc xong, tiến hành đậy nắp kim tiêm và cho vào túi đựng rác, không vứt kim, nắp kim tiêm bừa bãi.
Bước 4: Thả tôm vào lồng nhẹ nhàng, không vứt mạnh hay tung cao tránh tôm bị sốc.
* Lưu ý: Tiêm 1 mũi duy nhất cho toàn bộ tôm khi trong lồng có tôm hùm bị bệnh sữa.
3. Chăm sóc tôm
Hàng ngày cho tôm ăn thức ăn trộn thuốc bổ trợ (men tiêu hóa và premix theo hướng dẫn tại mục 5). Thời điểm cho ăn vào chiều mát khi trời bắt đầu tối.
Sau khi tiêm thuốc tiến hành ghi chép và theo dõi (2 lần/ngày) khả năng bắt mồi cùng với dấu hiệu lâm sàng của bệnh sữa trong đàn tôm.
Ngày điều trị thứ |
Nội dung thực hiện |
Lưu ý |
1 |
|
- Thực hiện đúng kỹ thuật tiêm tôm - Lượng thức ăn giảm đi một nửa so với những ngày bình thường không điều trị. |
2-6 |
|
Từ ngày thứ 2 trở đi, căn cứ vào lượng thức ăn dư thừa, điều chỉnh lượng thức ăn (tăng hoặc giảm) cho phù hợp với nhu cầu của tôm |
7 |
+ Dấu hiệu sữa giảm, số lượng tôm bị bệnh sữa giảm: Tiếp tục điều trị. + Dấu hiệu sữa tăng, số lượng tôm bị bệnh sữa tăng: Tiến hành điều trị lại từ đầu |
|
8 - 14 |
Cho ăn thức ăn trộn premix và men tiêu hóa |
- Sau khi điều trị, tiến hành kiểm tra toàn bộ tôm được điều trị:
+ Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng xem tôm còn dấu hiệu bệnh hay không;
+ Nếu có điều kiện tiến hành thu, gửi mẫu xét nghiệm bệnh sữa tại các phòng thử nghiệm;
+ Trường hợp sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh không khỏi, hoặc có những biến đổi bất thường, cơ sở báo cơ quan quản lý thú y thủy sản tại địa phương để hướng dẫn giải quyết.
III. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ 2
- Treo túi thuốc khử trùng, có thể sử dụng Chlorine Dioxide (thành phần chính là Natri Chlorite, NaClO2), mỗi lồng 02 túi, mỗi túi 10 viên (10g thuốc), 1 lần/ngày.
- Dùng Doxycyclin 10% trộn thức ăn với lượng 7g (khoảng 2 muỗng cafe)/kg thức ăn (lựa chọn loại thức ăn tôm hùm ưa thích, kích cỡ thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng tôm, sau khi trộn thuốc phải có thời gian để thuốc ngấm), áp dụng 1 lần/ngày và thực hiện trong 7 ngày liên tục.
- Lượng thức ăn trộn thuốc nên sử dụng với lượng ít hơn bình thường để tôm sử dụng hết thức ăn, sau đó điều chỉnh tăng dần cho phù hợp.
- Bổ sung Premix (vitamin, axit amin, khoáng chất): Trộn thức ăn trong toàn bộ quá trình điều trị.
- Thời gian điều trị: 10 ngày.
- Sau 10 ngày thì dừng thuốc hoàn toàn, nếu không khỏi chuyển sang phác đồ tiêm.
- Kỹ thuật trộn thức ăn, cho ăn theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý thú y hoặc Chi cục Thủy sản.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
1. Trộn thuốc bổ trợ vào thức ăn trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị nhằm tăng cường sức khỏe cho tôm hùm cần bổ sung một số men, vitamin và thức ăn; liều lượng thuốc bổ trợ: Theo hướng dẫn của cơ quan có quản lý thú y hoặc của nhà sản xuất, bác sỹ thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
Cách trộn: Sau khi tính toán được lượng thức ăn cho tôm, tiến hành trộn đều thuốc bổ trợ với thức ăn, để khoảng 30 phút sau đó tiến hành cho chất bọc thuốc và trộn đều lại lần nữa trước khi cho ăn.
Cách cho ăn: Cho thức ăn vào túi hoặc vợt thả xuống đáy lồng sau đó rải thức ăn ra đáy lồng cho tôm ăn. Cho ăn vào buổi chiều tối.
2. Yêu cầu đối với thuốc và hóa chất trong điều trị
- Sử dụng thuốc, hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Không dùng thuốc trôi nổi trên thị trường, thuốc nguyên liệu, không nhãn mác, không có các thông số kỹ thuật, thành phần, liều lượng sử dụng.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi cũng như trong điều trị bệnh.
- Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, kiểm tra, theo dõi, giám sát sức khỏe tôm trong quá trình nuôi.
- Trong quá trình tiêm tôm, tiến hành lọc và tách riêng những con tôm bị bệnh sữa ra một lồng riêng.
- Thuốc sau khi pha được sử dụng hết trong ngày (bảo quản nơi mát, trong hộp hoặc túi tối màu, tránh ánh nắng mặt trời).
- Trong quá trình điều trị phải thực hiện theo đúng quy trình./.
Phụ lục VI
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT THỦY SẢN MẮC BỆNH, CHẾT VÌ BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bước 1: Yêu cầu khu cách ly và hố xử lý động vật thủy sản
- Khu cách ly phải được đặt ở vị trí khô ráo, cách xa khu vực nuôi, nguồn nước cấp, nhà ở và nguồn nước sinh hoạt tối thiểu 50m.
- Yêu cầu về hố xử lý:
+ Có hình vuông hoặc hình chữ nhật, sâu tối thiểu 1m; tùy theo số lượng động vật thủy sản cần tiêu hủy mà thiết kế hố xử lý có kích thước phù hợp;
Ví dụ nếu cần chôn 1 tấn cá thì hố xử lý cần có kích thước là 1,5 - 2m (sâu) x 1,5- 2 m (rộng) x 1,5 - 2 m (dài).
+ Có thể làm theo kiểu bể xi măng; nếu là hố đất thì xung quanh và đáy hố xử lý phải được lót kín bằng các vật liệu không thấm nước (như bạt nilon); trên miệng hố phải có nắp đậy kín và có hàng rào để ngăn chặn động vật xâm nhập và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy. Vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý.
Bước 3: Tiêu hủy bằng hóa chất
- Loại hóa chất và liều lượng: sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu độc khử trùng mạnh thuộc Danh mục hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam như: Chlorine, formol, thuốc tím, vôi bột.
- Cách tiêu hủy: rải một lớp vôi bột xuống đáy hố (1 kg/m2), đổ động vật thủy sản vào, phun thuốc sát trùng (ví dụ Chlorine) hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất; phải đảm bảo lớp đất phủ lên động vật thủy sản phải dày ít nhất là 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp./.
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ---------------- No. 04/2016/TT-BNNPTNT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------------Hanoi, May 10, 2016 |
CIRCULAR
On prevention and control of aquatic animal diseases
---------------------
Pursuant to the Law on Animal Health dated June 19, 2015;
Pursuant to Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013, of the Government, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the request of the Director of the Department of Animal Health,
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on prevention and control of aquatic animal diseases.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Circular provides for the prevention and control of diseases of farmed aquatic animals.
2. This Circular applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals involved in the prevention and control of aquatic animal diseases in the territory of Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Aquaculture establishment means a place where aquatic animals are raised and kept, including any or several ponds, lagoons, lakes, farming cages, rafts and other types of farming conducted by any organization or individual.
2. New disease means any new aquatic animal disease in Vietnam, not yet specified on the List of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement, capable of spreading rapidly on a large scale and killing many aquatic animals.
3. Diseased aquatic animals mean aquatic animals that are infected with pathogens confirmed by test results and show typical symptoms and lesions of the disease.
4. Aquatic animals showing signs of disease mean aquatic animals with typical symptoms and lesions of the disease but have not been tested to identify pathogens.
5. Infected aquatic animals mean aquatic animals that are infected with pathogens confirmed by test results but do not show typical symptoms and lesions of the disease.
6. Aquatic animals at risk of infection mean susceptible aquatic animals in the same waterbody with diseased aquatic animals, infected aquatic animals or aquatic animals showing signs of disease.
7. Aquacultural environment monitoring authority means the Directorate of Fisheries at the Central level; or any Sub-Department of Fisheries in its respective province or municipality (hereinafter referred to as provincial level).
8. Aquacultural environment monitoring unit means any organization or individual that is eligible for engaging in aquaculture environment monitoring and warning, and designated by the Directorate of Fisheries to perform environmental monitoring tasks.
9. Environmental monitoring bulletin includes results of aquacultural environment monitoring and remedial recommendations.
Article 3. List of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement
1. The list of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement includes diseases specified in Appendix I issued together with this Circular.
2. The list of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement shall be reviewed, adjusted and supplemented when new diseases appear and when there is any scientific basis and production practice requirement indicate the need for adjustment and supplementation.
Article 4. Principles of prevention, control and reporting of aquatic animal diseases
1. Disease prevention is the key, including proactive surveillance of pathogens, environmental monitoring, collection of information on diseases and aquaculture activities in combination with popularization, dissemination and guidance for owners of aquaculture establishment to proactively prevent and control diseases.
2. Activities to prevent and control aquatic animal diseases must be proactive, active, timely and effective.
3. Prevention and control of aquatic animal diseases is the responsibility of organizations, owners of aquaculture establishments, traders, persons involved in the transportation, preliminary processing and processing of aquatic products; State governance authorities are responsible for organizing and guiding the implementation of timely and effective measures to prevent and control the diseases.
4. Information and data on aquatic animal diseases must be recorded, managed, analyzed and reported in a timely, accurate and complete manner under the guidance of the Department of Animal Health; information and data on farming of aquatic animals and environmental monitoring shall comply with the guidance of the Directorate of Fisheries.
Article 5. Reporting of aquatic animal diseases
1. Unexpected outbreak report:
a) Owners of aquaculture establishments, aquatic veterinary practitioners, and persons who detect that aquatic animals are sick, die in large quantities or show signs of disease or abnormality must report this to the veterinary staff of the respective commune, ward or township (hereinafter referred to as commune veterinary staff) and the nearest commune-level People's Committee or specialized aquatic animal health authority;
b) Commune veterinary staff, upon receiving the reports, are responsible for going to places where aquatic animals are infected, dead or show signs of disease to check information and report to the station under the district-level Sub-Department that is in charge of animal health management (hereinafter referred to as Veterinary Station) and commune-level People's Committee;
c) The Veterinary Station shall conduct disease investigation and verification at the establishments and report the disease verification results to the provincial-level Sub-Department that is in charge of animal health management (hereinafter referred to as the Sub-Department of Animal Health) and the district-level People’s Committee;
d) The Sub-Department of Animal Health shall report the disease situation to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health;
dd) The Regional Animal Health Agency shall summarize the situation of aquatic animal diseases of localities in the region and report the information to the Department of Animal Health;
e) The Department of Animal Health shall report to the Minister of Agriculture and Rural Development; report to international organizations to which Vietnam is a member or committed to;
g) Reports on outbreaks or new diseases as prescribed at Points a, b, c, d, dd of this Clause must be made within 48 hours for communes in deltas or 72 hours for communes in outlying or remote areas, since detecting or receiving information about infected aquatic animals, or aquatic animals showing signs of disease;
h) Reports can be made via phone calls, in person, in writing or by email to specialized animal health management authorities.
2. Outbreak update report:
a) Before 12:00 every day, the commune veterinary staff shall report to the Veterinary Station and the commune-level People's Committee on the outbreak situation which has been confirmed by the Veterinary Station or the Sub-Department of Animal Health;
b) Before 16:00 every day, the Veterinary Station shall report to the Sub-Department of Animal Health and the district-level People's Committee;
c) Before 15:00 every Friday, the Sub-Department of Animal Health shall summarize disease developments during the week and report it to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health;
d) Outbreak update reports shall be made until the end of the outbreak, including holidays, New Year days and non-working days.
3. End of outbreak report: Within 07 days from the end of the outbreak as specified by the law, the Sub-Department of Animal Health is responsible for reporting the summary of the outbreak and assessing the results of disease prevention and control.
4. Outbreak investigation report:
a) The outbreak investigation report shall be made in case the outbreak has been identified by a specialized aquatic animal health management authority as a disease on the List of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement or a new disease;
b) The Sub-Department of Animal Health is responsible for reporting the results of outbreak investigation to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health as soon as possible after the end of the outbreak investigation.
5. New disease report:
a) The Sub-Department of Animal Health shall report to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health on the epidemic spread;
b) The Department of Animal Health shall report to the Minister of Agriculture and Rural Development on the epidemic situation.
6. Periodic reports:
a) Monthly report: Aggregate data for reporting shall be collected from the first to the last day of the month. The report must be made in writing and into an electronic file, specifically as follows: The Veterinary Station shall report to the Sub-Department of Animal Health before the 10th day of the following month; the Sub-Department of Animal Health shall report to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health before the 15th day of the following month;
b) Report of the first 06 (six) months of the year shall be made before July 15; Aggregate data for reporting shall be collected from January 1 to June 30;
c) Annual reports shall be made before January 15 of the following year; Aggregate data for reporting shall be collected from January 1 to December 31;
7. Report on disease surveillance results:
a) The Sub-Department of Animal Health shall report to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Veterinary Agency and the Department of Animal Health the results of disease surveillance and forecast, and measures for disease prevention in the locality;
b) The Department of Animal Health shall report to the Minister of Agriculture and Rural Development the results of disease surveillance and forecast and measures for disease prevention nationwide;
c) Time to report the results of disease surveillance is 10 (ten) days from the end of the surveillance program.
8. The Department of Animal Health shall guide the contents and forms of disease reports as mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.
Article 6. Development and implementation of plans for prevention and control of aquatic animal diseases
Annually, the Sub-Department of Animal Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, formulating and submitting to competent authorities for approval, and organizing the implementation of the Plan for prevention and control of aquatic animal diseases (hereinafter referred to as the Plan) following these steps:
1. Summarizing, analyzing and evaluating the results and specifying the causes of problems, shortcomings and inadequacies in the implementation of the plan of the current year; proposing contents to be adjusted and supplemented for the next year's plan.
2. Specifically assessing the role, importance, current status and trends of aquaculture development in the locality; summarizing and analyzing data on the farming area of key aquatic animals in the locality.
3. Summarizing, analyzing and evaluating the results of environmental monitoring and warning; main water sources for farming areas; current situation of waste discharge in farming areas; results of surveillance of aquatic animal diseases, epidemic situation (described in detail in terms of space, time and infected aquatic animals); risk factors related to the emergence and spread of aquatic animal diseases in the locality; epidemiological indicators and related indicators needed to be tested in order to determine the level of arising risks and forecast the possibility of aquatic animal diseases emerging and spreading in the locality.
4. Identifying necessary resources, including: Human, material and financial resources to implement measures in order to prevent, control and support the owners of the aquaculture establishments, monitor the environment and the disease, even when the disease breaks out but it is not yet eligible for epidemic announcement and when the epidemic is declared.
5. Based on Vietnamese technical regulations and standards and guiding documents on disease surveillance and investigation, environmental sanitation conditions for aquaculture, the quantity of breeding and breed trading establishments, and the aquacultural area, proposing the indicators, frequency, sampling locations, quantity of samples of aquatic animals and the environment.
6. Formulating the Plan including the contents specified in Article 7 of this Circular.
7. Reporting to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development for the Department to submit to the provincial-level People's Committee for approval of the plan and cost estimate before November 30 every year.
8. Sending the approved Plan to the Regional Veterinary Authority and the Department of Animal Health to coordinate in directing, guiding and supervising the implementation thereof.
9. Organizing the implementation of the Plan.
10. In the case where the Plan needs adjustment, the Sub-Department of Animal Health shall send the adjusted Plan that has been approved to the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health.
Article 7. Content of plans for prevention and control of aquatic animal diseases
1. To supervise aquatic animal diseases as specified in Clauses 2 and 3, Article 10 of this Circular.
2. To investigate outbreaks and take measures to handle outbreaks and fight epidemics.
3. To estimate materials, chemicals, funds and human resources to implement measures to prevent, control and support owners of aquaculture establishments when the epidemic is declared and even when the disease break out but it is not yet eligible for epidemic announcement.
4. To estimate equipment that needs to be invested, replenished and adjusted to serve the diagnostics, testing, surveillance, outbreak investigation, epidemiological mapping and data analysis.
5. To quarantine breeds; inspect veterinary hygiene; inspect the management, trading and use of feed, biological products, environmental treatment and improvement substances, veterinary drugs, vaccines and chemicals in the locality.
6. To popularize and disseminate information and training aquaculture farmers, commune veterinary staff, civil servants and officials in charge of aquatic animal health about law provisions on aquaculture, disease prevention, product quality requirements, and technical guidance documents of specialized aquatic animal health agencies.
7. To assign specific responsibilities to relevant agencies and units in order to implement the Plan.
8. To hold preliminary meetings to summarize, analyze and assess the disease situation; evaluate the implemented disease prevention and treatment measures and make appropriate and effective adjustments.
Chapter II
DISEASE PREVENTION
Article 8. Disease prevention for establishments that breed, collect, raise, nurse, trade and farm aquatic animals
1. Article 14, Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 15 of the Law on Animal Health and other relevant laws shall prevail.
2. The design of an aquaculture establishment shall ensure that cleaning, disinfection, zoning and epidemic control can be conducted in a convenient and effective manner when any disease breaks out.
3. Water sources must be treated to kill pathogens, control environmental factors and ensure hygienic conditions before being used for aquaculture; wastewater and waste must be treated to meet the prescribed requirements before being discharged.
4. Aquatic breeds:
a) Must have a clear origin, be healthy and safe against diseases, and meet the National Technical Regulations on aquatic breeds;
b) Aquatic breeds from breading establishments outside the province or imported breeds must have a Certificate of Quarantine and undergo quality control as prescribed.
5. In case of using homemade food or fresh food, veterinary hygiene, disease safety and environmental protection must be ensured.
6. Conducting the supervision as specified in Clause 1, Article 10 of this Circular.
7. Applying technical measures on aquaculture, disease prevention, and environmental management under the guidance of specialized animal health and aquaculture agencies during the operation of the establishment. The use of vaccines authorized for marketing is encouraged in the prevention of aquatic animal diseases.
8. Applying technical measures to prevent and control several dangerous aquatic animal diseases (Appendices II, III, IV and V issued together with this Circular).
Article 9. Aquacultural environment monitoring and warning
1. Principles of aquacultural environment monitoring and warning:
a) Aquacultural environment monitoring and warning must be carried out regularly, continuously and systematically in order to detect factors that are likely to have adverse impacts on the aquacultural environment, promptly notify the authorities in charge of fisheries management and animal health; warn and guide aquaculture farmers to take necessary preventive and remedial measures;
b) The Directorate of Fisheries shall guide the Sub-Departments of Fisheries and relevant units on the criteria for selecting areas, points, parameters, frequency, methods and environmental monitoring bulletins; providing information and data on aquacultural environment monitoring and warning as specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.
2. Develop a plan for aquacultural environment monitoring and warning:
a) The Directorate of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Department of Animal Health and relevant agencies in, developing a master plan for aquacultural environment monitoring and warning nationwide for the next 05 (five) years and every year, then submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and allocation of funds for implementation;
b) The Sub-Department of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinates with the Sub-Department of Animal Health and relevant agencies to develop a local aquaculture environment monitoring and warning plan, report it to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development for the Department to submit it to the Provincial People's Committee for approval and allocation of funds for implementation;
c) The aquaculture environment monitoring and warning plan covers mainly the following: Determining the demand for monitoring and objectives of monitoring; identifying monitoring areas, points and subjects; determining parameters, frequency, time and monitoring methods; identifying organizations and individuals to cooperate with in the implementation thereof; determining the demand for funds, funding sources and resources for implementation.
3. Criteria for determining environmental monitoring areas, points and subjects must fully satisfy the following conditions:
a) Environmental monitoring area includes: Concentrated aquaculture areas sharing the same water source, determined according to administrative boundaries and in accordance with the local aquaculture development plan; places where diseases often break out or there is a risk of environmental pollution; the farming area of 10 ha or more for intensive and semi-intensive aquaculture, from 200 ha or more for other forms of aquaculture, from 1000 m3 or more for aquaculture on farming cages and rafts;
b) Monitoring points: Stable and representative of the whole region; coordinates are determined and marked on the map;
c) Subjects of monitoring are farmed aquatic animals with large output and high commercial value, which is concentratedly raised in the aquaculture development area of the locality.
4. Monitoring parameters and frequency
a) Common environmental parameters: Hydrometeorological factors: air temperature, barometric pressure, humidity, wind, wave, flow, precipitation; temperature, turbidity, total suspended solids (TSS), salinity, pH, DO, BOD5, COD, SO42- , H2S;
b) Nutrients: NO2-, NO3-, NH4+(NH3), PO43-, SiO32-, total N (Nts), total P (Pts);
c) Heavy metals and toxic chemicals: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Ni, Mn and total Fe (Fets);
d) Plant protection chemicals: Organochlorine group, organophosphate group, carbamate group, pyrethroid group, neonicotinoid group, avermectin group, herbicides and total radioactivity a, b;
dd) Total phytoplankton, toxic algae species;
e) Total bacteria, Coliforms, Vibrio spp., Aeromonas spp. and pathogens in farmed aquatic animals (on the basis of agreement with the animal health authorities on the scope and location of sampling for testing);
g) Contaminating organic substances: Surfactants, oils, greases, phenols.
Based on production practices, purposes and demand for monitoring in each period, the Directorate of Fisheries shall decide and guide the selection of monitoring parameters and frequency specified in this Clause.
5. The environmental monitoring unit shall:
a) Collect information on aquaculture, the situation of aquatic animal diseases and environmental monitoring results from other departments to evaluate, summarize and supplement the results of aquacultural environment monitoring;
b) Measure, analyze, summarize, process data, report on monitoring results, and compile monitoring bulletins under the environmental monitoring plan;
c) Within 03 (three) days from the date the samples are collected, the environmental monitoring unit must send the environmental monitoring report and bulletin to the Sub-Department of Fisheries.
6. The Sub-Departments of Fisheries shall: Provide information on aquaculture activities, guide and inspect the implementation of environmental monitoring units; within 01 (one) day after receiving the monitoring results, send a report on the results to the Directorate of Fisheries, the district-level fisheries management authority, the commune-level People's Committee of the monitoring area and relevant units.
7. Monitoring results report:
a) The Directorate of Fisheries, the Department of Animal Health, the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development shall receive: Periodic reports as prescribed in Clause 6 of this Article and irregular reports on aquatic environment monitoring results from the Sub-Departments of Fisheries;
b) Relevant units, organizations and individuals: Provide environmental information for environmental monitoring units, the Directorate of Fisheries, and the Department of Animal Health after relevant investigations, surveys and research activities;
c) When detecting adverse changes in the environment or risks to aquaculture in a locality, the environmental monitoring unit shall immediately report to the Sub-Department of Fisheries to issue a warning and timely take response measures; at the same time, report to the Directorate of Fisheries, notify the Department of Animal Health, the Sub-Department of Animal Health and relevant units to coordinate in handling the problems;
d) When detecting that the environment has adverse changes or poses risks to aquacultural production and aquaculture of two or more localities (provinces/municipalities), the Directorate of Fisheries shall advise the Ministry of Agriculture and Rural Development to warn and direct response measures in a timely manner, notify the Department of Animal Health, provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development, Sub-Departments of Animal Health and relevant units to coordinate in handling the problems.
8. Organization of aquacultural environment monitoring activities
a) The Directorate of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, the management of aquaculture environment monitoring activities nationwide; designate environmental monitoring units; guide, train and improve monitoring capacity for the localities; develop and guide the use of database management software, share monitoring data with central and local monitoring agencies, specialized fisheries and animal health management agencies;
b) The Sub-department of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units and environmental monitoring units in, implementing the approved environmental monitoring plan; guide, inspect, implement remedial measures, report to the Directorate of Fisheries and related units on the results of environmental monitoring in the locality;
c) The owner of the aquaculture establishment shall monitor and supervise the environment at his/her aquaculture establishment; fully record information, collect data, and take measures to deal with the excess of the allowable environmental threshold under the guidance of the fisheries management authority and the monitoring unit; provide information and data on environmental monitoring and prevention of diseases on farmed aquatic animals at the request of competent State authorities; support organizations, individuals and management agencies in implementing environmental monitoring activities in a timely and effective manner.
Article 10. Surveillance of aquatic animal diseases
1. The owner of an aquaculture establishment shall carry out clinical surveillance for disease detection as follows:
a) Daily monitor to promptly detect sick or dead aquatic animals and handle them as specified Clause 2, Article 15 and Appendix VI issued together with this Circular;
b) When a disease breaks out or when the environment changes abnormally, take samples of the disease or samples of the environment for testing to detect pathogens; and at the same time make reports as prescribed at Point a, Clause 1, Article 5 of this Circular.
2. The proactive aquatic animal disease surveillance plan (collectively referred to as the surveillance plan) shall cover:
a) Aquatic animals undergoing surveillance, place, time, frequency of sampling, type of aquatic animal, environment, and feed samples, quantity of samples, other relevant information and pathogens to be identified;
b) Estimated materials, chemicals, equipment, sampling tools, testing procedures, and human resources to implement the surveillance plan;
c) Detailed funding to implement the surveillance plan, including remunerations for taking, purchasing, handling and testing samples; collecting information and data, summarizing, managing, analyzing and report on surveillance results; organizing training courses on implementation thereof, seminars and meetings to review and conclude the monitoring plan;
d) Collection, summary, management and analysis of monitoring information and data;
dd) Measures to handle diseased aquatic animals and those showing signs of disease or infected animals;
e) Assignment of specific responsibilities to relevant agencies, units and individuals to implement the surveillance plan.
3. Processing surveillance results:
a) In the case where the surveillance results show that aquatic animals are diseased, show signs of disease and are infected: The provisions of Article 15 and Article 19 of this Circular shall prevail;
b) In the case where the results show that there are no aquatic animals being diseased, infected or showing signs of disease at the establishments participating in the surveillance: The establishments will be updated by the Sub-Department of Animal Health and the Department of Animal Health to the registry of breeding and aquaculture establishments that have been recognized as disease-free or under disease surveillance to prioritize quarantine when they transport animals or products out of the province in accordance with the regulations.
4. The breeding establishment owner shall:
a) Comply with the provisions of Clause 1 of this Article;
b) In the case where the establishment owner registers for quarantine under Clause 2, Article 55 of the Law on Animal Health, he/she must develop and organize the implementation of a monitoring plan with the contents as specified in Clause 2 of this Article;
c) Create all favorable conditions and assist the specialized aquatic animal health management authority in taking samples under the monitoring plan as specified in Clause 2 of this Article.
5. The commune veterinary staff shall perform the tasks assigned to them in the monitoring plan.
6. The Veterinary Station shall:
a) Guide the commune veterinary staff and coordinate with relevant units to implement the surveillance plan, including the sampling of aquatic animals and the environment;
c) For environmental indicators and diseases with undetermined causes, the Veterinary Station shall take samples, preserves them and send them to the testing laboratory of the Sub-Department of Animal Health;
d) Guide establishments to take measures to prevent the diseases;
dd) Report the surveillance results to the Sub-Department of Animal Health.
7. The Sub-Departments of Animal Health shall:
a) Comply with the provisions of Clause 5, Article 16 of the Law on Animal Health;
b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, formulating and submitting to the local competent authorities for approval and allocation of funds for implementation of the local aquatic animal disease surveillance plan with the content as specified in Clause 2 of this Article; organize the implementation of the surveillance plan after it is approved;
c) Direct the Veterinary Station and the commune veterinary staff to coordinate with relevant units in implementing the surveillance plan;
d) Cooperate with the Sub-Department of Fisheries and relevant units to collect information on the results of inspection of environmental criteria of the aquaculture establishment;
dd) For indicators that it is not yet capable of testing, the Sub-Department of Animal Health shall send samples to a laboratory under the Department of Animal Health or a laboratory accredited by a competent authority (hereinafter referred to as accredited laboratory);
e) After receiving the results of analysis and testing, the Sub-Department of Animal Health shall notify the results together with specific instructions on preventive measures to the Veterinary Station to guide the owners of the aquaculture establishments;
g) Report the surveillance results to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Regional Animal Health Agency and the Department of Animal Health as prescribed in Clause 7, Article 5 of this Circular for analysis and orientation in aquatic animal disease prevention.
8. The Department of Animal Health shall:
a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, formulating and submitting to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval, and allocating funds for the implementation of the plan for surveillance of aquatic animal diseases nationwide; organize the implementation thereof after it is approved;
b) Direct, guide, inspect and urge the implementation of surveillance plans by localities;
c) Develop and guide the use of the national database on surveillance of aquatic animal diseases;
d) Organize training courses and capacity building programs for staff in charge of disease prevention, control and surveillance of central and local agencies;
dd) Periodically review and replenish basic equipment for central agencies performing disease surveillance.
Article 11. Popularization and dissemination of information, and training on prevention and control of aquatic animal diseases
The popularization and dissemination of information, and training on prevention and control of aquatic animal diseases must ensure the following contents:
1. Those implementing and participating in the information dissemination and training: Organizations and individuals engaged in activities related to environmental monitoring and warning, breeding, collection, nursing, farming, trading, transportation, preliminary processing and processing of aquatic products, and disease prevention.
2. Content: Guidelines, policies, law provisions, guiding documents and measures for disease prevention and control of agencies specialized in aquatic animal health.
3. Forms: In one form or various forms (flyers, newspapers, seminars, training courses, etc.) but it must be done regularly, quickly and effectively.
4. Time: Must be done before the farming season, before the time when many diseases arise and when there is an outbreak of disease.
5. Responsibilities:
a) The Department of Animal Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Directorate of Fisheries in, formulating and guiding the implementation of programs and plans on nationwide popularization, dissemination and training on the prevention and control of aquatic animal diseases;
b) The Sub-Departments of Animal Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Sub-Departments of Fisheries in, formulating and implementing programs and plans on popularization, dissemination and training on the prevention and control of aquatic animal in their respective localities.
Chapter III
AQUATIC ANIMAL DISEASE COMBAT
Article 12. Aquatic animal disease declaration
1. The aquaculture establishment owner or person who detects aquatic animals infected with diseases, showing signs of contracting diseases, dying of diseases or dying in large quantities of unknown causes, or dying of the environment or weather shall be responsible for making notifications to competent agencies as prescribed at Point a, Clause 1, Article 5 of this Circular.
2. In the case where a disease spreads rapidly on a large scale, causing mass mortality to aquatic animals, the aquaculture establishment owner or person who detects aquatic animals infected with the disease or showing signs of contracting the disease, commune veterinary staff and the veterinary station may make the report direct to authorities and the Sub-Department of Animal Health and the Department of Animal Health to promptly organize the combat against the epidemic.
Article 13. Outbreak investigation
1. Principles of outbreak investigation:
a) Outbreak investigation shall be only carried out for newly-emerging outbreak; outbreak on the list of diseases subject to epidemic announcement occurred on a large scale, causing mass mortality to aquatic animals; or at the request of competent authorities or aquaculture establishment owners;
b) Outbreak investigation must be carried out within 01 (one) day for lowland areas and 02 (two) days for deep-lying and remote areas from the time of detecting or receiving information that aquatic animals die or show signs of contracting disease;
c) Information on outbreak must be collected in a detailed, complete, accurate and timely manner;
d) Before the investigation, the following information must be sufficiently collected, including information on the environment and disease; raw materials, tools, facilities and chemicals necessary for the outbreak investigation; sample collection, storage and transport tools; applicable regulations on disease prevention and combat; necessary human, material and financial resources and protective equipment; forms and tools for information collection.
2. Subject matters of outbreak investigation:
a) Collect initial information about environmental monitoring parameters before and during the outbreak; outbreak, identify basic epidemiological characteristics and existence of the outbreak; retrieve origin of the outbreak;
b) Investigate and update information on outbreak at establishments having diseased aquatic animals, including checking and making comparison against previously reported information; environmental parameters and changes (if any); clinic tests, quantity, species, age group, date of detection of disease; area (or quantity) of aquatic animals infected with the disease, depth of water level, area (or quantity) of stocking; used food, drugs, chemicals; form of rearing and monitoring the epidemic developments at affected areas; origin of breeders, results of testing and quarantine before stocking;
c) Describe developments of outbreak over time, location, aquatic animals contracting disease or showing signs of contracting disease; evaluation of causes of the outbreak;
d) Propose to conduct research on risky factors; take samples for testing when necessary to identify pathogens;
dd) Carry out summary, analysis, assessment and diagnosis to identify the outbreak, epidemic and its modes of spread;
e) Make report on investigation results, judgement and predictions about epidemic situation in the following period, propose epidemic prevention and combating measures.
3. Responsibilities for outbreak investigation:
a) Commune veterinary staff must be present at the aquaculture establishments that have aquatic animals contracting disease or showing signs of contracting disease to verify information and report according to the prescribed forms; and at the same time report on the epidemic situation as prescribed in Article 5 of this Circular; assist in taking samples for testing to identify pathogens;
b) The veterinary station shall send staff to the aquaculture establishment that has aquatic animals contracting disease or showing signs of contracting disease to guide the handling of the outbreak, take samples for testing, verify the origin of disease and report the epidemic situation as prescribed in Article 5 of this Circular. In the case where the epidemic develops complicatedly, beyond the local veterinary station's capacity, the station must immediately report it to the Sub-Department of Animal Health;
c) The Sub-Department of Animal Health shall conduct the investigation according to the principles and contents specified in Clauses 1 and 2 of this Article; organize sampling for testing according to the provisions of Article 14 and report on the epidemic situation according to the provisions of Article 5 of this Circular. In the case where the epidemic develops complicatedly, beyond the Sub-Department's capacity, they shall immediately report to the regional veterinary agency and the Department of Animal Health;
d) The regional veterinary agency shall guide and support the Sub-Department of Animal Health in the outbreak investigation;
dd) The Department of Animal Health shall direct, inspect and supervise the outbreak investigation by the Sub-Department of Animal Health. In the case where the Sub-Department of Animal Health provides unclear information or implements unsatisfactory steps to investigate the outbreak or the outbreak has complicated developments, the Department of Animal Health shall conduct the outbreak investigation.
Article 14. Sampling, diagnosis and testing for identification of pathogens
1. The Sub-Department of Animal Health shall direct the organization of sampling for testing and identification of pathogens. Specimens must be sent to an accredited laboratory within 01 (one) day from the end of the sample collection.
2. Upon receipt of samples, the appointed laboratory shall be responsible for testing and reporting the results to the agency that sends the specimens within the following time limit:
a) With regard to diseases caused by viruses and parasites, the time limit is 02 (two) days;
b) With regard to bacterial and fungal diseases, the time limit is 04 (four) days;
c) With regard to diagnosis and testing for the agent, the time limit is 07 (seven) days.
3. In the case where the pathogen is not yet diagnosed, the appointed laboratory shall notify the agency that sends the specimens and coordinate with other laboratories to implement or report to the Department of Animal Health for direction and guidance on diagnosis of pathogens.
4. In the case where a pathology specimen is found unsatisfactory in terms of quantity and quality, the appointed laboratory shall carry out itself or ask relevant agencies to carry out re-collection of specimens, additional specimen for diagnosis.
5. In the same commune, ward, town, or in the same aquaculture zone with the same water supply and in the same epidemic phase, when the test results for the first outbreaks are available, it is not necessary to take samples in subsequent outbreaks. Conclusions about the next outbreaks are based on clinical signs of diseased aquatic animals and water environment. In cases where the subsequent outbreaks have diseased aquatic animals with symptoms and clinical lesions that are not similar to those of the identified diseases, samples shall be continued for testing to identify pathogens.
Article 15. Handling of aquatic animal outbreaks
1. The handling of aquatic animal outbreaks shall comply with the provisions of Article 33 of the Law on Animal Health; apply technical measures to prevent and control a number of dangerous aquatic animal diseases (Appendices II, III, IV and V issued together with this Circular).
2. An aquaculture establishment owner shall handle diseased aquatic animals in one of the following forms:
a) Harvesting diseased aquatic animals in accordance with Article 16 of this Circular for aquatic animals of commercial size, which can be used as food, animal feed or other purposes;
b) Treating aquatic animal diseases in accordance with Article 17 of this Circular for diseased aquatic animals that are determined to be treatable by a specialized aquatic animal health agency and when the aquaculture establishment owner wishes to treat the diseased aquatic animals;
c) Destroying diseased aquatic animals in accordance with Article 18 of this Circular for diseased aquatic animals other than those specified at Points a and b of this Clause.
Article 16. Harvesting aquatic animals in outbreaks
1. In cases of harvesting aquatic animals in outbreaks, an aquaculture establishment owner must fulfill the following requirements:
a) Notifying the local veterinary station of the purpose of use, volume, treatment measures, implementation plan and method of monitoring the use of diseased aquatic animals;
b) Not using diseased aquatic animals as breeding or fresh food for other aquatic animals;
c) Only transporting aquatic animals to the establishment that collects, buys, sells, preliminarily processes and processes (hereinafter referred to as the receiving establishment) and ensuring not to spread disease during transportation.
2. After receiving the above-mentioned notifications, the local veterinary station shall be responsible for:
a) Assigning staff to guide and supervise the harvesting, preservation and transportation of diseased aquatic animals by the aquaculture establishment;
b) Notifying the name and address of the receiving establishment to the provincial-level agro-forestry-fishery quality control agency where the receiving establishment is located for supervision;
c) Reporting the results of implementation to the Sub-Department of Animal Health.
3. The receiving establishment must ensure and take responsibility for disease safety during preliminary processing and processing.
Article 17. Treatment of aquatic animal diseases
1. Principles of treatment of aquatic animal diseases:
a) Treatment of aquatic animal diseases only applies to cases when treatment regimens are available, diseased aquatic animals are likely to be cured and the disease has been identified;
b) In cases where diseased aquatic animals do not recover or die in the course of treatment, the provisions of Articles 16, 18 and 19 of this Circular shall be applied; Not using aquatic animals that fail to meet the regulations on the end of the withdrawal interval of veterinary drug before harvesting for use as food.
2. Responsibilities of the aquaculture establishment owner:
a) Taking the initiative in treating diseased aquatic animals under the guidance of specialized veterinary management agencies;
b) Only using veterinary drugs, chemicals and biological products on the List of veterinary drugs used in aquatic veterinary medicine permitted for circulation in Vietnam, and at the same time using the correct dosage of the drug according to the instructions of manufacturers, specialized aquatic animal health agencies; recording the use of these products.
3. Responsibilities of commune and private veterinary staff:
a) Treating aquatic animal diseases under the guidance of the Sub-Department of Animal Health and the Department of Animal Health;
b) Only using veterinary drugs, chemicals and biological products on the List of veterinary drugs used in aquatic veterinary medicine permitted for circulation in Vietnam.
4. Responsibilities of the veterinary station:
a) Participating in guiding the implementation of treatment regimens for diseased aquatic animals for commune or private veterinary staff and aquaculture farmers;
b) Reporting the effectiveness of application of treatment regimens to the Sub-Department of Animal Health.
5. Responsibilities of the Sub-Department of Animal Health:
a) Guiding and disseminating treatment regimens for diseased aquatic animals to commune or private veterinary staff and aquaculture farmers;
b) Coordinating with the Sub-Department of Fisheries, aquaculture establishments, organizations and individuals in testing treatment regimens;
c) Reporting to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development and the Department of Animal Health on the effectiveness of application of treatment regimens; proposing to conduct trials and promulgate new more effective treatment regimens.
6. Responsibilities of the Department of Animal Health:
a) Issuing treatment regimens for a number of dangerous and treatable aquatic animal diseases;
b) Organizing the examination and evaluation of treatment regimens; the use of drugs, chemicals and biological products to treat diseases.
Article 18. Destruction of diseased aquatic animals
1. Order of destruction:
a) The Sub-Departments of Animal Health shall report to the Department of Agriculture and Rural Development and send a written request to the Chairperson of the district-level People's Committee to issue a decision on destruction of diseased aquatic animals and a decision on establishment of a destruction team;
b) A destruction team shall include representatives of the local veterinary station, district-level aquaculture agency, commune-level People's Committee and the aquaculture establishment owner that has diseased aquatic animals subject to destruction;
c) Within 24 hours from the date of issuance of the Decision on establishment, the destruction team shall be responsible for zoning the outbreak identified in the destruction decision; make a record certified by the aquaculture establishment owner that has diseased aquatic animals subject to destruction.
2. Chemicals used for destruction and sterilization are exported from the National Reserve Fund, the local reserve fund, of the aquaculture establishment owner or chemicals with equivalent uses on the List of veterinary drugs used in aquatic veterinary medicine permitted for circulation in Vietnam.
3. Expenses for destroying diseased aquatic animals, disinfecting and treating diseased ponds and marshes shall be covered by local budgets in accordance with local regulations.
Article 19. Disinfection after harvest and destruction for outbreaks
1. The aquaculture establishment owner shall:
a) Disinfecting water in tanks, ponds, marshes; disinfecting tools, equipment, cages, nets; handling substrate, killing crustacean and vectors by use of permissible chemicals after harvesting or carrying out destruction of aquatic animals, ensuring no pathogens, chemical residues and environmental hygiene;
b) Notifying adjoining aquaculture establishments that share the same water supply and drainage source to apply disease prevention and control measures.
2. Those who participate in the process of handling, destroying aquatic animal must perform personal hygiene to kill and prevent pathogens from spreading into the environment and other aquaculture establishments.
Article 20. Epidemic announcement and aquatic animal disease combat
1. Aquatic animal epidemic announcement must satisfy all conditions and be conducted according to competence in a public, accurate and timely manner
2. Within 24 hours after the receipt of the request for aquatic animal epidemic announcement, the Chairperson of the Provincial-level People's Committee shall decide on aquatic animal epidemic announcement when fully meeting the conditions specified in Clause 2, Article 34 of the Law on Animal Health.
3. When announcing the epidemic, the Chairperson of the provincial-level People's Committee shall direct relevant agencies, departments, branches, organizations and individuals in the locality to implement anti-epidemic measures as prescribed in Article 35 of the Law on Animal Health.
Article 21. Control of transport of aquatic animals in epidemic zones
1. The Sub-Department of Animal Health shall coordinate with local authorities to strengthen control of the transport of aquatic animals as soon as the decision on epidemic announcement takes effect.
2. Aquatic animals shall be permitted to be transported out of epidemic zones after they are properly handled as instructed and issued with a quarantine certificate by the Sub-Department of Animal Health in cases where they are transported out of the province.
3. Restricting the transport of aquatic breeds that are sensitive to the epidemic disease under announcement through the epidemic zone. In the case where the transport of such aquatic breeds through the infected zone must be done, making a written notice and following the instructions by the Sub-Department of Animal Health;
Article 22. Handling measures for disease-free aquaculture establishments in epidemic zones during the epidemic announcement
The aquaculture establishment owner must take the following measures:
1. Applying biological safety measures and regularly cleaning and disinfecting the environment and aquaculture areas.
2. Intensifying care and improve resistance of aquatic animals.
3. Not stocking or releasing additionally aquatic animals that are sensitive to the announced epidemic disease during the epidemic announcement.
4. For ponds and marshes: the water replenishment or change shall be restricted as much as possible during the time when the local epidemic is announced or the surrounding aquaculture has announced the occurrence of the disease.
5. Strengthening proactive surveillance to detect diseased aquatic animals early, reporting to local authorities or commune veterinary staff, and taking timely preventive measures.
Article 23. Announcement of termination of aquatic animal epidemics
1. After at least 15 (fifteen) days after the last outbreak has been treated, there is no new animal outbreak and the measures specified at Points b, c, Clause 1, Article 36 of the Law on Animal Health have been taken, the Sub-Department of Animal Health shall report in writing and request the Department of Animal Health to appraise the conditions for announcing the termination of the epidemic.
2. The Department of Animal Health shall organize directly or authorize the Regional Animal Health Agency to organize the appraisal of the conditions for announcing the termination of the epidemic within 48 hours for communes in the delta or 72 hours for communes in the deep-lying and remote areas since receiving a written request from the Sub-Department of Animal Health.
3. Immediately after completing the appraisal of the conditions for announcing the termination of the epidemic, the Department of Animal Health or the authorized Veterinary Agency shall send a written response to the Sub-Department of Animal Health to summarize the report and request the Chairperson of the provincial-level People's Committee to announce the termination of the epidemic in accordance with Clause 1, Article 36 of the Law on Animal Health; in cases where the conditions for announcing the termination of the epidemic are not satisfied, the Department of Animal Health or the authorized Veterinary Agency shall guide the Sub-Department of Animal Health to take necessary measures to satisfy these conditions.
Chapter IV
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 24. Responsibilities of the Department of Animal Health
1. Formulating and submitting to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval the National Program on disease prevention and control in aquatic animals; the Program on disease surveillance for seafood export; the intensive research program on epidemiology, outbreak investigation and development of epidemiological maps of aquatic animal diseases; guiding and organizing the implementation after approval.
2. Guiding, inspecting and supervising the implementation of aquatic animal disease prevention and control; handling violations in the aquatic animal disease prevention and control.
3. Inspecting and guiding the use of chemicals from the National Reserve Fund for the aquatic animal disease prevention and control.
4. Promulgating and guiding localities to uniformly use reporting forms for aquatic animal diseases.
5. Organizing training on measures to prevent and control aquatic animal diseases for Veterinary Stations, Sub-Departments of Animal Health and units under the Department of Animal Health.
6. Periodically providing data on aquatic animal diseases to the Directorate of Fisheries to serve as a basis for formulating and implementing measures to manage aquaculture.
7. Coordinating with relevant domestic and overseas organizations and individuals to study and take measures to prevent and combat aquatic animal diseases; propagating information on aquatic animal disease prevention and control.
8. Providing information on animal diseases nationwide to the people and press agencies to propagate disease prevention and control.
Article 25. Responsibilities of the Directorate of Fisheries
1. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Department of Animal Health in, formulating and submitting to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval the National Plan on environmental monitoring in aquaculture; guiding and organizing the implementation after approval.
2. Directing, guiding and inspecting the Sub-Department of Fisheries in formulating and implementing the environmental monitoring plan, and guiding the farmers to carry out environmental monitoring in seed production and aquaculture in order to meet the requirements for aquatic animal disease prevention and control; promulgating and guiding the use of recording forms in aquaculture activities.
3. Formulating and submitting to competent authorities for approval, and organizing the implementation of regulations, standards and technical regulations on seed production and aquaculture to meet disease safety requirements.
4. Guiding, inspecting and supervising the use of seeds, feed, chemicals, drugs, biological products, products for environmental remediation; managing the aquaculture environment.
5. Directing, inspecting and monitoring seasonal crops, application of techniques in production of aquatic breeds and marketable aquatic products;
6. Periodically providing aquaculture data to the Department of Animal Health to serve as a basis for formulating and implementing measures to prevent and control epidemics.
7. Coordinating with the Department of Animal Health in aquatic animal disease prevention and control.
Article 26. People's Committees at all levels
1. Directing, inspecting and supervising relevant departments of their locality in formulating and organizing the implementation of plans on aquatic animal disease prevention and control.
2. Allocating funds for activities of preventing and controlling aquatic animal diseases, supporting establishments that have diseased aquatic animals, even when a disease occurs but not yet qualified to make the epidemic announcement, or when the epidemic announcement has been made.
Article 27. Responsibilities of provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development
1. Advising and proposing the provincial-level People's Committees to:
a) Approve the aquaculture development planning, the environmental monitoring and warning plan and the plan on aquatic animal disease prevention and control;
b) Establish a local reserve fund for supplies, chemicals, and funds to implement prevention and control measures, including support for farmers whose aquatic products contract diseases and must be destroyed, even when a disease occurs but not yet qualified to make the epidemic announcement, or when the epidemic announcement has been made;
c) Assign responsibilities to relevant units for formulating and implementing the plan for aquatic animal disease prevention and control and the environmental monitoring plan; organizing the monitoring of aquatic animal diseases and aquaculture environment in the locality;
d) Direct relevant local units to coordinate with the Department of Animal Health in organizing the prevention, control, monitoring and investigation of aquatic animal diseases in the locality;
dd) Designate, direct and supervise the treatment and destruction of aquatic animals infected with diseases or showing signs of contracting diseases, and mobilize forces to participate in the combat against epidemics in the locality at the request of the local veterinary agency. Inspect and guide the use of chemicals from the National Reserve Fund and the local reserve fund according to regulations.
2. Directing specialized agencies to carry out the aquatic animal disease prevention and control in accordance with the provisions of this Circular.
3. Managing disease-free breeding and aquaculture establishments in the locality.
4. Directing specialized agencies to observe the aquaculture environment in the locality as prescribed in this Circular.
Article 28. Responsibilities of Sub-Departments of Animal Health
1. Investigating, conducting field surveys, and developing and proposing competent authorities for approval of the annual plan on aquatic animal disease prevention and control, including annual monitoring and information dissemination on aquatic animal diseases in the locality; organizing the implementation of the plan after its approval.
2. Guiding, inspecting and supervising the implementation of measures to prevent, treat and combat aquatic animal diseases at establishments raising, trading, preserving and transporting aquatic animals.
3. Directing and guiding the Veterinary Stations, commune veterinary staff and aquaculture establishment owners to report aquatic animal diseases according to the form; being responsible for distributing and instructing the Veterinary Stations and persons in charge of commune veterinary work in the use of reporting forms.
4. Training on disease prevention and control for veterinary staff and aquaculture farmers; guiding and directing the Veterinary Stations to coordinate with district-level specialized agencies in organizing training courses for aquaculture establishments in the locality under their management.
5. Coordinating with relevant agencies in taking measures to strengthen quarantine and control the transport of aquatic animals.
6. Instructing, inspecting and directing the Veterinary Stations to organize and supervise the transport of aquatic products harvested from the outbreak to preliminary processing and processing establishments.
7. Coordinating with the Sub-Department of Fisheries and using information on environmental monitoring indicators in formulating and implementing the plan for aquatic animal disease prevention and control.
8. Periodically providing data on aquatic animal diseases to the Sub-Department of Fisheries to serve as a basis for formulating and implementing measures to manage aquaculture.
9. The Sub-Department of Animal Health shall provide information on animal diseases at the locality to the authorities, people and press agencies to propagate disease prevention and control.
Article 29. Responsibilities of Sub-Departments of Fisheries
1. On an annual basis, conducting the investigation and field surveys, and developing and proposing competent authorities for approval of the local environmental monitoring plan; organizing the implementation of the Plan after its approval.
2. Guiding organizations, individuals and aquaculture establishments according to local plannings; restore production after handling the epidemic.
3. Guiding, inspecting and supervising the application of regulations, technical regulations, standards, procedures, recording forms on production of breeding aquatic animals and aquaculture, satisfying requirements disease safety.
4. Carrying out or managing the performance of environmental monitoring tasks in order to meet the requirements of aquatic animal disease prevention and control.
5. Guiding, inspecting and supervising the use of feed, chemicals, drugs, biological products, environmental remediation substances in aquaculture; environmental treatment and improvement; implementation of farming seasons, application of techniques in production of aquatic breeds and marketable aquatic products.
6. Periodically providing data on aquaculture, environmental monitoring and warning to the Sub-Department of Animal Health to serve as a basis for formulating and implementing disease prevention and control measures.
7. Coordinating with the Sub-Department of Animal Health, the Regional Veterinary Agency, the Department of Animal Health, the Directorate of Fisheries in prevention, control and surveillance of aquatic animal diseases.
8. In the case where a province has no Sub-Department of Fisheries, the units assigned to manage aquaculture at the provincial level have the same responsibilities as the Sub-Department of Fisheries in the aquatic animal disease prevention and control.
Article 30. Responsibilities of provincial-level agro-forestry-fishery and aquatic product quality agencies
1. Coordinating with the Sub-Department of Animal Health in supervising the harvesting and transport of diseased aquatic animals for food processing upon request.
2. Supervising the receipt of diseased aquatic animals at aquatic food pre-processing and processing establishments when receiving notifications from the Sub-Department of Animal Health.
3. Sharing information on food insecurity at breeding and aquaculture establishments to the Sub-Department of Animal Health to serve as a basis for investigating the origin of veterinary drugs and giving warnings.
Article 31. Responsibilities of environmental monitoring units
1. Carrying out environmental monitoring according to the approved environmental monitoring plan in accordance with the law provisions.
2. Collecting information related to environmental monitoring activities and promptly providing environmental monitoring results to environmental monitoring management agencies and related units.
3. Guiding and participating in training in aquaculture environment monitoring at the request of aquaculture establishment owners and organizations, individuals or agencies managing monitoring activities.
Article 32. Responsibilities and interests of aquaculture establishment owners
1. Applying measures to prevent and combat epidemics; complying with regulations on quarantine, environmental monitoring, disease reporting, archive of all records related to the operation of establishments such as breeding stock; improving ponds and marshes; caring and managing aquatic animals; treating outbreaks, waste and wastewater under the guidance of the Sub-Department of Animal Health and specialized aquaculture agencies.
2. Cooperating with the Sub-Department of Animal Health and Sub-Department of Fisheries in taking aquatic samples and environmental samples to check environmental parameters, epidemics, collecting information to identify risk factors related to the disease. environment and aquatic animal diseases.
3. Providing information, data and documents on environmental monitoring, surveillance, prevention and control of aquatic animal diseases under the guidance of specialized veterinary management agencies.
4. Only using drugs, vaccines, chemicals and preparations on the List of veterinary drugs used in aquatic veterinary medicine permitted for circulation in Vietnam.
5. Attending training courses on aquatic animal disease prevention and control, aquaculture techniques organized by the Sub-Department of Animal Health, Sub-Department of Fisheries, Agriculture and Fisheries Extension.
6. Enjoying state support for epidemic prevention and control according to current regulations.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 33. Effect
1. This Circular takes effect from July 1, 2016.
2. This Circular replaces the following documents:
a) The Circular No. 38/2012/TT-BNNPTNT dated August 2, 2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, promulgating the List of aquatic animal diseases subject to epidemic announcement;
b) The Circular No. 17/2014/TT-BNNPTNT dated June 20, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, on prevention and control of aquatic animal diseases.
3. Any problems arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and settlement./.
|
FOR THE MINISTER THE DEPUTY MINISTER
Vu Van Tam |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây