Quyết định 649/2000/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000

thuộc tính Quyết định 649/2000/QĐ-BTS

Quyết định 649/2000/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:649/2000/QĐ-BTS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành:04/08/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 649/2000/QĐ-BTS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN SỐ 649/2000/QĐ-BTS
NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA
VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN ĐẠT
TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM,
THAY THẾ QUY CHẾ BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 01/2000/QĐ-BTS NGÀY 03/01/2000

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

 

- Căn cứ Nghị định 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;

- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.

- Căn cứ Quyết định số 19/2000/QĐ/TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp;

- Căn cứ Thông tư 02 TT/LB ngày 24/5/1996 của Liên bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ;

- Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thay thế Quy chế ban hành theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

 

Điều 2. Các đối tượng sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này:

a. Cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô hộ gia đình để bán lẻ;

b. Cơ sở bán lẻ thực phẩm thuỷ sản, dịch vụ ăn uống thuỷ sản;

c. Tàu cá có công suất máy chính dưới 90cv;

d. Thuyền đánh cá thủ công;

đ. Bến cá (thủ công);

e. Cơ sở chế biến thuỷ sản không dùng làm thực phẩm.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

 

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Giám đốc Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


QUY CHẾ

KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS
ngày 04/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

 

CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản (dưới đây gọi tắt là cơ sở) đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (dưới đây viết tắt là VSATTP).

2. Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là:

a. Các cơ sở chế biến, cơ sở đóng gói, cơ sở bảo quản thuỷ sản dùng làm thực phẩm theo phương thức công nghiệp.

b. Các cơ sở chế biến/sơ chế thuỷ sản theo phương thức thủ công; các cơ sở thu mua thuỷ sản, cơ sở làm sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; các tàu cá; các cảng cá, các cơ sở nuôi thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp; các chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản; các phương tiện cơ giới chuyên dùng để vận chuyển thuỷ sản.

 

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở chế biến, cơ sở đóng gói, cơ sở bảo quản thuỷ sản theo phương thức công nghiệp: cơ sở sản xuất thuỷ sản, trong đó các thiết bị cơ, nhiệt, điện, lạnh đóng vai trò quyết định trong dây chuyền công nghệ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thuỷ sản.

2. Cơ sở chế biến, cơ sở sơ chế theo phương thức thủ công: cơ sở sản xuất thuỷ sản, tại đó các thiết bị cơ điện chỉ đóng vai trò phụ trợ trong dây chuyền công nghệ chế biến, sơ chế thuỷ sản.

3. Cơ sở nuôi thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp: cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm, sử dụng với mức độ khác nhau giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp và các trang thiết bị cơ điện để thực hiện quá trình công nghệ nuôi thuỷ sản.

4. Cảng cá: công trình xây dựng chuyên dùng, được trang bị phương tiện để tiếp nhận, bốc dỡ, xử lý, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản từ các tàu cá và cung ứng dịch vụ cho tàu cá.

5. Chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản: công trình xây dựng chuyên dùng nhằm mục đích tổ chức bán buôn nguyên liệu thuỷ sản.

6. Tàu cá: phương tiện thuỷ chuyên dùng để khai thác, thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản, có trang bị động cơ.

Điều 3. Căn cứ để kiểm tra, công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP

1. Căn cứ để kiểm tra và công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP là các Tiêu chuẩn Việt Nam. Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản và các quy đinh của Bộ Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo VSATTP, bao gồm cả hệ thống quản lý VSATTP bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình cơ sở.

2. Thời hạn và các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho từng loại hình cơ sở nói tại Khoản 2 Điều 1 do Bộ Thủy sản quy định cho từng thời kỳ, theo Phụ lục 1 của Quy chế này.

3. Đối với các cơ sở chế biến, đóng gói thuỷ sản xuất khẩu sang các nước có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra và công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn và quy định của nước nhập khẩu, được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép áp dụng, hoặc theo thoả ước giữa Việt Nam với các nước nhập khẩu.

 

Điều 4. Cơ quan Kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP

1. Cơ quan kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP (dưới đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra) gồm 2 cấp: Cơ quan kiểm tra Trung ương và Cơ quan kiểm tra địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

2. Cơ quan kiểm tra Trung ương là Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản: chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cho các loại hình cơ sở nêu tại Mục a, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

3. Cơ quan kiểm tra địa phương là Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; ở địa phương không có Chi cục, cơ quan này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản chỉ định, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thuỷ sản: chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cho các cơ sở nói tại Mục b, Khoản 2, Điều 1 Quy chế này.

 

Điều 5. Các hình thức kiểm tra và thẩm tra

1. Kiểm tra lần đầu, áp dụng cho:

a. Cơ sở chưa được kiểm tra và công nhận;

b. Cơ sở đã được công nhận nhưng thay đổi địa điểm sản xuất.

2. Kiểm tra lại, áp dụng cho:

a. Cơ sở đã được kiểm tra, nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận.

b. Cơ sở đã được công nhận, nhưng sau đó đã:

* Bố trí lại hoặc mở rộng mặt bằng sản xuất;

* Thay đổi thiết bị công nghệ chủ yếu;

* Sản xuất sản phẩm khác với nhóm sản phẩm đã đăng ký.

c. Cơ sở bị đình chỉ công nhận, nhưng đã khắc phục xong các sai lỗi.

3. Kiểm tra định kỳ: thực hiện theo kế hoạch của cơ quan kiểm tra nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở.

4. Kiểm tra đột xuất: biện pháp được cơ quan kiểm tra thực hiện khi cần, không báo trước cho cơ sở.

5. Thẩm tra - biện pháp do cơ quan công nhận thực hiện:

a. Khi cơ sở có văn bản khiếu nại về kết luận của cơ quan kiểm tra.

b. Trong những trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản lý.

 

Điều 6. Cơ quan công nhận

1. Cơ quan công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP (dưới đây gọi tắt là cơ quan công nhận) gồm 2 cấp: ở Trung ương là Bộ Thuỷ sản; ở tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản.

2. Bộ Thuỷ sản công nhận cho các cơ sở nêu tại Mục a, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

3. Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản công nhận cho các cơ sở tại địa phương nêu tại Mục b, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

 

Điều 7. Hình thức công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP

1. Theo phạm vi quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 6, cơ quan công nhận ban hành quyết định công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP. Định kỳ hàng quý công bố danh sách các cơ sở nói trên.

2. Trường hợp doanh nghiệp có từ 02 cơ sở (phân xưởng) độc lập trở lên, việc công nhận chỉ có giá trị đối với cơ sở được xác định rõ trong danh sách nói tại Khoản 1 điều này.

3. Mỗi cơ sở được công nhận sẽ được cấp một mã số. Hệ thống mã số do Bộ Thuỷ sản quy định và được áp dụng thống nhất trong cả nước, theo Phụ lục 2 của Quy chế này

 

CHƯƠNG 2
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VSATTP

 

Điều 8. Đăng ký kiểm tra

1. Cơ sở phải đăng ký với cơ quan kiểm tra theo sự phân cấp được nêu tại Điều 4 để được kiểm tra và công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu: Cơ sở nộp 02 (hai) bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:

a. Giấy đăng ký kiểm tra;

b. Báo cáo về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra lại: Cơ sở nộp 02 (hai) bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:

a. Giấy đăng ký kiểm tra lại;

b. Báo cáo thay đổi điều kiện đảm bảo VSATTP

4. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra, kiểm tra lại, mẫu đề cương báo cáo về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở, mẫu đề cương bác cáo thay đổi điều kiện đảm bảo VSATTP do cơ quan Kiểm tra Trung ương quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước.

 

Điều 9. Xác nhận đăng ký và thông báo kiểm tra

Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:

1. Xem xét hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu.

2. Xác nhận đã nhận đủ hồ sơ đăng ký;

3. Thông báo về thời gian kiểm tra (thời gian đó không được muộn hơn 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký).

 

Điều 10. Thành lập Đoàn Kiểm tra/Đoàn Thẩm tra

1. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở kiểm tra lần đầu, kiểm tra lại hoặc kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra định kỳ tiến hành theo kế hoạch của cơ quan kiểm tra, không cần ra quyết định.

2. Thủ trưởng cơ quan công nhận ra quyết định thành lập Đoàn Thẩm tra trong các trường hợp nói tại Khoản 5 Điều 5 .

3. Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra hoặc Đoàn Thẩm tra cần nêu rõ:

a. Phạm vi kiểm tra và trách nhiệm của đoàn;

b. Tên của cơ sở được kiểm tra, thẩm tra;

c. Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn.

4. Thành viên của đoàn kiểm tra, đoàn thẩm tra là cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, có đủ năng lực thực hiện việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP trong lĩnh vục thuỷ sản.

 

Điều 11. Nội dung, phương pháp kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP, tương ứng với từng loại hình cơ sở cần kiểm tra (theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này).

2. Phương pháp kiểm tra, danh mục các nhóm hạng mục cần kiểm tra, phương pháp đánh giá mức độ sai lỗi đối với từng nhóm hạng mục, tiêu chuẩn phân loại áp dụng cho từng loại cơ sở do cơ quan kiểm tra Trung ương xây dựng, trình Bộ Thủy sản ban hành áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

Đoàn kiểm tra phải tiến hành đánh giá tất cả các nội dung và nhóm hạng mục cần kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 của điều này; sau khi kiểm tra phải xếp hạng mức độ đảm bảo VSATTP của cơ sở theo tiêu chuẩn phân loại:

a. Loại A: đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP;

b. Loại B: đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP nhưng còn một số sai lỗi nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến VSATTP của sản phẩm thuỷ sản;

c. Loại C: còn một số sai lỗi nặng, có thể gây ảnh hưởng đến VSATTP của sản phẩm.

d. Loại D: còn nhiều sai lỗi nghiêm trọng, không có khả năng sửa chữa trong thời gian ngắn, nếu tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến VSATTP cho sản phẩm thuỷ sản.

 

Điều 12. Tần suất kiểm tra

1. Tần suất kiểm tra định kỳ cho các cơ sở quy định như sau:

a. Đối với các cơ sở nói tại Mục a, Khoản 2, Điều 1:

- Cơ sở loại A: 06 tháng/lần

- Cơ sở loại B: 03 tháng/lần

- Cơ sở loại C: 01 thánhg/1ần

b. Đối với các cơ sở nói tại Mục b, Khoản 2, Điều 1:

- Cơ sở loại A: 12 tháng/lần

- Cơ sở loại B: 06 tháng/1ần

- Cơ sở loại C: 03 tháng/lần

2. Các cơ sở xuất khẩu vào thị trường EU hoặc thị trường khác, yêu cầu tần suất kiểm tra định kỳ cao hơn quy định tại Khoản 1, sẽ thực hiện theo yêu cầu đó.

 

Điều 13. Biên bản kiểm tra

1. Mẫu biên bản kiểm tra do cơ quan kiểm tra Trung ương xây dựng cho các loại hình cơ sở, trình Bộ Thuỷ sản ban hành, áp dụng thống nhất.

2. Biên bản kiểm tra phải:

a. Được chi theo mẫu quy định, thể hiện đầy đủ và chính xác kết quả kiểm tra, được làm ngay tại cơ sở sau khi kết thúc kiểm tra;

b. Ghi rõ các nội dung cần được sửa chữa của từng hạng mục không đáp ứng tiêu chuẩn và quy định (nếu có);

c. Nêu rõ ý kiến đánh giá tổng hợp của Đoàn Kiểm tra, xếp hạng mức độ đảm bảo VSATTP của cơ sở theo quy định tại Khoản 3, Điều 11;

d. Có chữ ký của trưởng Đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở và đóng dấu của cơ sở được kiểm tra (nếu có);

e. Được lập thành 02 (hai) bản: 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản giao cho cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

3. Nếu không đồng ý với kết luận của Đoàn kiểm tra, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình vào cuối biên bản, trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp cơ sở không ký tên vào biên bản.


CHUƠNG 3
CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO VSATTP

 

Điều 14. Công nhận

1. Đối với cơ sở kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra lại, đạt loại A hoặc loại B như quy định tại Khoản 3, Điều 11, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải gửi hồ sơ cho cơ quan công nhận đề nghị công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:

a. Hồ sơ đăng ký kiểm tra của cơ sở nêu tại Điều 8;

b. Biên bản kiểm tra.

c. Văn bản của thủ trưởng cơ quan kiểm tra đề nghị công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP.

3. Trong thời hạn 07 (bẩy) ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan công nhận phải ra quyết định công nhận và cấp mã số cho cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Quyết định được làm thành 04 (bốn) bản: gửi cơ sở, cơ quan kiểm tra, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở, và lưu hồ sơ.

4. Sau khi công nhận, cơ quan công nhận chuyển bộ hồ sơ đề nghị công nhận về cơ quan kiểm tra cùng cấp để lưu trữ.

 

Điều 15. Các trường hợp chưa đủ điều kiện để được công nhận

Đối với cơ sở kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra lại chưa đạt tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP (loại C và loại D), căn cứ biên bản kiểm tra, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra và cơ quan công nhận phải áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Đối với cơ sở loại C:

a. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi Thông báo chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP cho cơ sở. Thông báo được làm thành 03 (ba) bản: gửi cơ sở, cơ quan công nhận (kèm theo bản sao biên bản kiểm tra) và lưu hồ sơ.

b. Nội dung thông báo:

* Lý do xếp loại C;

* Thời hạn phải hoàn thành việc sửa chữa các hạng mục;

* Thông báo hình thức tăng cường kiểm soát điều kiện đảm bảo VSATTP.

2. Đối với cơ sở loại D

a. Cơ quan kiểm tra gửi văn bản đề nghị không công nhận, kèm theo hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Khoản 2, Mục a và b cho cơ quan công nhận.

b. Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan công nhận xem xét gửi thông báo không công nhận. Thông báo được làm thành 04 (bốn) bản, gửi: cơ sở, cơ quan kiểm tra, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở, và lưu hồ sơ.

c. Nội dung thông báo:

* Lý do xếp loại D, nêu rõ số sai lỗi và mức độ nghiêm trọng của các sai lỗi;

* Quy định các hạng mục cần phải sửa chữa;

* Yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở thông báo đình chỉ có thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

* Yêu cầu cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng không cấp giấy chứng nhận chất lượng cho hàng hoá do cơ sở sản xuất kể từ ngày có thông báo.

 

Điều 16. Đối với các cơ sở đã được công nhận nhưng có vi phạm

1. Đối với cơ sở đã được công nhận, nhưng không duy trì tốt điều kiện đảm bảo VSATTP, khi kiểm tra bị xếp loại C thì áp dụng các biện pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 15.

2. Trong những trường hợp sau đây, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi văn bản kèm theo đầy đủ hồ sơ cho cơ quan công nhận, đề nghị ra quyết định thu hồi quyết định công nhận trước đây đối với:

a. Cơ sở bị xếp loại D.

b. Cơ sở bị xếp loại C quá 12 tháng mà không có biện pháp khắc phục sai lỗi.

c. Cơ sở có quá 02 lô hàng trong 6 tháng bị cơ quan kiểm tra trong và ngoài nước trả về hoặc huỷ bỏ;

d. Cơ sở không thực hiện các khuyến cáo bằng văn bản của cơ quan kiểm tra, vi phạm nghiêm trọng các quy định về sử dụng mã số.

3. Thủ trưởng cơ quan công nhận xem xét ra quyết định thu hồi quyết định công nhận trước đây đối với cơ sở. Quyết định này được làm thành 04 (bốn) bản, gửi: cơ sở, cơ quan kiểm tra, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở và lưu.

 

Điều 17. Công nhận trở lại

1. Sau khi khắc phục sai lỗi, cơ sở nói tại Điều 16 đăng ký kiểm tra lại theo thủ tục quy định tại Khoản 4, Điều 8 của Quy chế này.

2. Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra lại theo quy định tại Chương 2. Nếu cơ sở được xếp loại A hoặc B, cơ quan kiểm tra gửi văn bản đề nghị cơ quan công nhận ra quyết định công nhận cho cơ sở theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 14.

3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và đề nghị của cơ quan kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan công nhận ra quyết định công nhận cho cơ sở theo quy định tại Khoản 3, Điều 14.

 

CHƯƠNG 4
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở

1. Thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 8 Quy chế này;

2. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm tra khi làm việc tại cơ sở;

3 . Duy trì thường xuyên điều kiện đảm bảo VS ATTP đã được công nhận;

4. Thực hiện nghiêm túc việc sửa chữa các sai lỗi đã nêu trong biên bản kiểm tra và các thông báo của cơ quan kiểm tra, cơ quan công nhận.

5. Nộp phí kiểm tra theo quy định.

 

Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra Trung ương

1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở trong phạm vi được phân công tại Khoản 2 Điều 4;

2. Xây dựng trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt các tài liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế này và cập nhật, sửa đổi, bổ sung các tài liệu đó để trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt lại khi cần thiết;

3. Lưu giữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ kiểm tra của các cơ sở; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác về kết quả kiểm tra khi cơ quan công nhận cùng cấp yêu cầu;

4. Giải quyết khiếu nại của cơ sở theo quy định tại Chương 6 Quy chế này trong phạm vi thẩm quyền được phân công;

5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan kiểm tra địa phương, hỗ trợ và phối hợp với cơ quan kiểm tra địa phương trong hoạt động quản lý VSATTP.

6. Định kỳ trước ngày 15/1 và ngày 15/7 hàng năm, tổng hợp các hoạt động quản lý VSATTP của các cơ quan kiểm tra địa phương, cơ sở thuộc phạm vi quản lý, báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thuỷ sản, đề xuất các kiến nghị để cải thiện công tác này.

 

Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra địa phương

1. Thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 19 trong phạm vi quản lý được phân công tại Khoản 3 Điều 4.

2. Định kỳ trước ngày 7/1 và ngày 7/7 hàng năm báo cáo tổng hợp bằng văn bản cho Sở Thuỷ sản (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản) và cơ quan kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đề xuất kiến nghị để cải thiện công tác này;

3. Phối hợp với các cơ quan quản lý hữu quan trên địa bàn, tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục kiến thức và hiểu biết về đảm bảo VSATTP cho nhân dân địa phương và đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

 

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra

1. Kiểm tra, xem xét, đánh giá sự phù hợp của hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuỷ sản so với tiêu chuẩn quy định;

2. Lấy mẫu theo quy định để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở;

3. Yêu cầu được xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến chương trình quản lý VSATTP thuỷ sản, được sao chụp và ghi chép các thông tin cần thiết.

4. Lập biên bản và niêm phong các mẫu vật trong một thời gian cần thiết: nếu có bằng chứng khẳng định việc cơ sở vi phạm Quy chế này và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến đảm bảo VSATTP;

5. Báo cáo thủ trưởng cơ quan kiểm tra xử lý những trường hợp vượt quá thẩm quyền đã quy định;

6. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra, tuân thủ mọi quy định của Pháp luật hiện hành.

 

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản

1. Thống nhất quản lý công tác kiểm tra và công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản trên phạm vi cả nước;

2. Ra quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP theo các quy định của Quy chế này;

3. Phê duyệt các tổ chức thuộc hệ thống các cơ quan kiểm tra ở Trung ương và địa phương;

4. Chỉ đạo thống nhất các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý hoạt động của các cơ quan iểm tra Trung ương, cơ quan kiểm tra địa phương và cơ quan công nhận địa phương;

5. Định kỳ công bố danh sách các cơ sở đã được công nhận

6. Phối hợp các Bộ, Ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo VSATTP của cơ sở trong phạm vi quản lý.

 

Điều 23. Trách nhiệm của Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi quản lý được phân công tại Khoản 3, Điều 6.

2. Ra quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận theo các quy định của Quy chế này trong phạm vi quản lý được phân công.

3. Hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ Thủy sản và các hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan kiểm tra Trung ương.

4. Xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy cán bộ cho cơ quan kiểm tra địa phương đủ năng lực để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản thuộc phạm vi được phân công;

5. Trước ngày 15 tháng 1 và trước ngày 15 tháng 7 hàng năm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thủy sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, danh sách các cơ sở được công nhận trong kỳ; tình hình công nhận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong phạm vi được phân công;

6. Phối hợp với các ngành hữu quan địa phương kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo VSATTP của cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

 

 

CHƯƠNG 5
PHÍ KIỂM TRA

 

Điều 24. Phí kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra được thu phí kiểm tra trong các trường hợp: kiểm tra lần đầu, kiểm tra lại, kiểm tra định kỳ. Mức phí và việc sử dụng thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Nghiêm cấm cơ quan công nhận, cơ quan kiểm tra và các cán bộ kiểm tra thu các khoản lệ phí và phí khác trái với quy định.

 

CHƯƠNG 6
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ PHẠT

 

Điều 25. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Mọi hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại về các hoạt động kiểm tra và công nhận thực hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo được hướng dẫn tại Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ.

 

Điều 26. Xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm Quy chế này từ phía cơ sở, cơ quan kiểm tra, cơ quan ông nhận và các cán bộ kiểm tra, cán bộ thẩm tra sẽ bị xử phạt theo Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.

2. Những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

 

CHƯƠNG 7
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 27. Sửa đổi quy chế

1. Quy chế này thay thế Quy chế được ban hành theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000. Tất cả các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.

2. Mọi bổ sung hoặc sửa đổi của Quy chế này sẽ do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét và quyết định bằng văn bản.

 

 


PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BẮT BUỘC ÁP DỤNG CHO CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN

 

TT

Loại hình cơ sở

Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Thời hạn bắt buộc

1

Cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh

28 TCN 129:1998

28 TCN 130:1998

1/1/2001

2

Cơ sở chế biến đồ hộp thuỷ sản

28 TCN 129:1998

28 TCN 130:1998

28 TCN 137:1999

1/1/2001

3

Cơ sở chế biến nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

28 TCN 129:1998

28 TCN 130:1998

28 TCN 136:1999

1/1/2001

4

Cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

28 TCN 129:1998

28 TCN 130:1998

28 TCN 138:1999

1/1/2001

5

Cơ sở chế biến thuỷ sản khô xuất khẩu

28 TCN 129:1998

28 TCN 130:1998

28 TCN 139:2000

1/1/2001

6

Tàu cá công suất trên 90 CV

28 TCN 135:1999

1/1/2001

 


PHỤ LỤC 2

BẢNG 1. HỆ THỐNG Mà SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC LOẠI HÌNH
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN

 

TT

Loại hình cơ sở

Mã số

Ghi chú

1

Cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh

DL 000

Áp dụng cho các cơ sở quy định tại Điều 1, Khoản 2, mục a của Quy chế, mã số bao gồm:

2

Cơ sở chế biến hàng khô quy mô công nghiệp

HK 000

* Nhóm 2 chữ cái chỉ loại hình doanh nghiệp

3

Cơ sở chế biến nước mắm xuất khẩu

NM 000

* Nhóm 3 chữ số chỉ số thứ tự của doanh nghiệp

4

Cơ sở chế biến đồ hộp

ĐH 000

 

5

Tàu cá có công suất động cơ chính trên 90 cv

Theo quy định hiện hành của Bộ Thủy sản

Áp dụng cho các cơ sở quy định tại Điều 1, Khoản 2, mụa b của Quy chế. Mã số bao gồm:

6

Cơ sở thu mua nguyên liệu, sơ chế thuỷ sản

XXX/000 NL

* Nhóm 2 đến 3 chữ cái tên của tỉnh, thành phố, theo quy định hiện hành của Bộ Tthuỷ sản (theo Bảng 2 Phụ lục này)

7

Cơ sở nuôi trồng

XXX/000 NT

* Gạch chéo

8

Cơ sở chế biến nước mắm thủ công

XXX/000 NM

* Nhóm số 3 hoặc 4 chữ số chỉ số thứ tự của cơ sở

9

Cơ sở chế biến hàng khô thủ công

XXX/000 HK

* Nhóm 2 chữ cái ký hiệu loại hình doanh nghiệp

10

Chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản

XXX/000 CH

 

11

Cảng cá quy mô công nghiệp

XXX/000 CA

 

 


BẢNG 2

QUY ƯỚC VIẾT TẮT TÊN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ BẰNG
CÁC CHỮ CÁI TƯƠNG ỨNG VỚI XXX TRONG Mà SỐ
DOANH NGHIỆP CỦA BẢNG 1

 

 

TT

Tên tỉnh, thành phố

XXX

TT

Tên tỉnh, thành phố

XXX

1

An Giang

AG

31

Kom Tum

KT

2

Bắc Cạn

BC

32

Long An

LA

3

Bình Dương

BD

33

Lai Châu

LC

4

Bình Định

34

Lào Cai

LCa

5

Bắc Giang

BG

35

Lâm Đồng

6

Bạc Liêu

BL

36

Lạng Sơn

LS

7

Bắc Ninh

BN

37

Nghệ An

NA

8

Bình Phước

BP

38

Ninh Bình

NB

9

Bến Tre

BT

39

Nam Định

10

Bình Thuận

BTh

40

Ninh Thuận

NT

11

Bà Rịa - Vũng Tàu

BV

41

Phú Thọ

PT

12

Cao Bằng

CB

42

Phú Yên

PY

13

Cà Mau

CM

43

Quảng Bình

QB

14

Cần Thơ

CT

44

Quảng Ninh

QN

15

Đắc Lắc

ĐL

45

Quảng Nam

QNa

16

Đà Nẵng

ĐNa

46

Quảng Ngãi

QNg

17

Đồng Nai

ĐN

47

Quảng Trị

QT

18

Đồng Tháp

ĐT

48

TP. Hồ Chí Minh

SG

19

Gia Lai

GL

49

Sơn La

SL

20

Hoà Bình

HB

50

Sóc Trăng

ST

21

Hải Dương

HD

51

Thái Bình

TB

22

Hà Giang

HG

52

Tiền Giang

TG

23

Hà Nội

HN

53

Thanh Hoá

TH

24

Hà Nam

HNa

54

Thái Nguyên

TNg

25

Hải Phòng

HP

55

Tây Ninh

TN

26

Hà Tĩnh

HT

56

Tuyên Quang

TQ

27

Hà Tây

HTa

57

Thừa Thiên Huế

TTH

28

Hưng Yên

HY

58

Trà Vinh

TV

29

Kiên Giang

KG

59

Vĩnh Long

VL

30

Khánh Hoà

KH

60

Vĩnh Phúc

VP

 

 

 

61

Yên Bái

YB

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 649/2000/QD-BTS
Hanoi, August 04, 2000
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON INSPECTION AND RECOGNITION OF AQUATIC PRODUCTS MANUFACTURING AND BUSINESS ESTABLISHMENTS MEETING FOOD HYGIENE AND SAFETY STANDARDS, IN REPLACEMENT OF THE REGULATION PROMULGATED TOGETHER WITH DECISION No. 01/2000/QD-BTS OF JANUARY 3, 2000
THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
Pursuant to the Government’s Decree No. 50/CP of June 21, 1994 defining the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Aquatic Resources;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/CP of December 8, 1995 assigning the responsibility for the State management over the goods quality;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 19/2000/QD-TTg of February 3, 2000 disregarding assorted licenses and permits contrary to the provisions of the Enterprise Law;
Pursuant to Joint Circular No. 02/TT/LB of May 24, 1996 of the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Aquatic Resources guiding the implementation of the Government’s Decree No. 86/CP of December 8, 1995;
At the proposal of the director of the Department for Science and Technology,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on Inspection and Recognition of Aquatic Product Manufacturing and Business Establishments Meeting the Food Hygiene and Safety Standards in replacement of the Regulation issued together with Decision No. 01/2000/QD-BTS of January 3, 2000 of the Minister of Aquatic Resources.
Article 2.- The following subjects shall not be governed by this Regulation:
a) Family-based aquatic products processing establishments for retail;
b) Establishments for aquatic product retail, aquatic food catering services;
c) Fishing ships with main engine of under 90 cv;
d) Fishing boats (manual);
e) Fish wharves (manual);
f) Establishments for processing aquatic products not to be used as food.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after the signing for promulgation. The director of the Department for Science and Technology shall have to guide and inspect the execution of this Decision.
Article 4.- The director of the Office, the directors of the Departments, the inspector, and the head of the Department for Aquatic Resources Protection, of the Ministry, the directors of the provincial/municipal Services for Aquatic Resources and of the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services which manage aquatic resources shall have to implement this Decision.
 

 
MINISTER OF AQUATIC RESOURCES




Ta Quang Ngoc
 
REGULATION
ON INSPECTION AND RECOGNITION OF AQUATIC PRODUCTS MANUFACTURING AND BUSINESS ESTABLISHMENTS MEETING FOOD HYGIENE AND SAFETY STANDARDS
(Issued together with Decision No. 649/2000/QD-BTS of August 4, 2000 of the Minister of Aquatic Resources)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Subjects and scope of regulation
1. This Regulation prescribes the order and procedures for recognizing the aquatic product manufacturing and business establishments (hereinafter called establishments for short) meeting the food hygiene and safety (hereinafter abbreviated to FHS) standards.
2. Subjects governed by this Regulation shall include:
a) Establishments for industrial processing, packing or preservation of aquatic products for use as food.
b) Establishments for manual processing/preliminary processing of aquatic products; aquatic product purchasing establishments; bivalve mollusk cleaning establishments; fishing ships, fish ports; semi-intensive, intensive or industrial aquaculture establishments; aquatic raw materials wholesale markets; special-use motorized means for aquatic products transportation.
Article 2.- Term interpretation
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. Establishments for industrial processing, packing or preservation of aquatic products are aquatic products manufacturing establishments where the mechanical, thermal, electrical and refrigerating equipment play the decisive role in the aquatic product processing, packing or preservation technology chains.
2. Manual processing/preliminary processing establishments are aquatic product manufacturing establishments where the mechanical and electrical equipment only play the support role in the aquatic products processing/preliminary processing technology chains.
3. Semi-intensive, intensive or industrial aquaculture establishments are commercial aquaculture establishments, using at various extents artificial breeds, industrial feeds as well as mechanical and electrical equipment to implement the aquaculture technology process.
4. Fish ports are special-use construction works equipped with facilities to receive, load, unload, treat and preserve aquatic resource raw materials from fishing ships and provide services for fishing ships.
5. Aquatic resource raw materials wholesale markets are special-use construction works for the purpose of organizing the aquatic resource raw materials wholesale.
6. Fishing ships are special-use aquatic means for the exploitation, gathering, preservation and transport of aquatic resources raw materials, equipped with engines.
Article 3.- Bases for inspection and recognition of establishments meeting the FHS standards
1. The bases for inspection and recognition of establishments meeting the FHS standards are the Vietnamese standards, the Aquatic Resources Sector’s standards and the Aquatic Resources Ministry�s stipulations on conditions for ensuring the FHS, including the FHS management system, compulsorily applied to each type of establishment.
2. The time limits and standards compulsorily applied to each type of establishment mentioned in Clause 2, Article 1, shall be prescribed by the Ministry of Aquatic Resources for each period, according to Appendix 1 to this Regulation.
3. For establishments which process and pack aquatic products to be exported to countries with requirements and standards different from Vietnamese regulations, the inspection and recognition of conditions on ensuring the FHS shall be based on the standards and regulations of the importing countries, which are recognized and permitted for application by the Ministry of Aquatic Resources, or on the agreements reached between Vietnam and importing countries.
Article 4.- FHS condition inspecting bodies
1. FHS conditions inspecting bodies (hereinafter called the inspecting bodies) are organized at two levels: The central inspecting body and the local inspecting body (provincial and municipal level).
2. The Central Inspecting Body is the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center, which is responsible for inspecting the FHS conditions for types of establishments mentioned in Item a, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
The Local Inspecting Body is the Sub-Department for Aquatic Resources Protection; where there is no such sub-department, the local inspecting body shall be designated by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service which manages aquatic resources, after getting the approval of the Ministry of Aquatic Resources. It is responsible for inspecting the FHS conditions for establishments mentioned in Item b, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
Article 5.- Forms of inspection and verification
1. The first-time inspection, applicable to:
a) Establishments which have not yet been inspected and recognized;
b) Establishments which have already been recognized but changed their production places.
2. Re-inspection, applicable to:
a) Establishments which have already been inspected, but failed to fully meet the conditions for recognition;
b) Establishments which have already been recognized, but later:
- Rearranged or expanded their production grounds;
- Changed the main technological equipment;
- Turned out products different from the groups of products already registered.
c) Establishments which have been suspended from recognition, but have already remedied errors.
3. Periodical inspection: complying with the inspecting bodies’ plans with a view to supervising the maintenance of the establishments’ FHS conditions.
4. Irregular inspection is the measure taken by the inspecting body when necessary, without advance notification to the establishments thereof.
5. Verification is the measure taken by the Recognizing Bodies:
a) When the establishments lodge complaints about the conclusions of the inspecting bodies;
b) In necessary cases to satisfy the management requirements.
Article 6.- Recognizing Bodies
1. The bodies which recognize establishments meeting the FHS conditions (hereinafter called the Recognizing Bodies for short) are organized at two levels: At the central level, it is the Ministry of Aquatic Resources; at the provincial/municipal level, it includes the Aquatic Resource Services or the Agriculture and Rural Development Services which manage aquatic resources.
2. The Ministry of Aquatic Resources shall recognize the establishments mentioned in Item a, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
3. The provincial/municipal Aquatic Resources Services, and the Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources shall recognize establishments in their respective localities, which are mentioned in Item b, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
Article 7.- Forms of recognition of establishments meeting the FHS conditions
1. According to the scope prescribed in Clause 1 or Clause 2 of Article 6, the Recognizing Bodies shall issue decisions to recognize establishments meeting the FHS conditions. Quarterly, the list of the above-mentioned establishments shall be announced.
2. Where an enterprise has 02 or more independent affiliates (workshops), the recognition shall be valid only for establishments clearly defined in the list mentioned in Clause 1, this Article.
3. Each recognized establishment shall be supplied with a code. The system of code shall be stipulated by the Ministry of Aquatic Resources and uniformly applied nationwide, according to Appendix No.2 to this Regulation.
Chapter II
INSPECTION OF FHS CONDITIONS
Article 8.- Inspection registration
1. Establishments shall have to make registration with the Inspecting Bodies according to the responsibility assignment mentioned in Article 4 in order to get the inspection and recognition of FHS conditions.
2. Dossiers of registration for first-time inspection: The establishments shall submit 2(two) sets of dossiers, each of which includes:
a) The inspection registration paper;
b) The establishment’s report on conditions to ensure FHS.
3. Dossiers of registration for re-inspection: The establishments shall submit 2(two) sets, each of which includes:
a) The re-inspection registration paper;
b) The report on change of conditions to ensure FHS.
4. The forms of registration for inspection and re-inspection, the forms of the establishments’ report on FHS conditions and the forms of the report on the change of conditions to ensure FHS shall be prescribed by the Central Inspecting Body and uniformly applied nationwide.
Article 9.- Certification of registration and inspection notices
Upon the receipt of the dossiers of registration for inspection, the Inspecting Bodies shall have to:
1. Consider the dossiers and guide the establishments to add inadequate contents;
2. Certify the full receipt of the dossiers of registration;
3. Notify the time for inspection (such time must not be longer than 30 days after the full receipt of dossiers of registration).
Article 10.- Setting up inspection/verification team
1. The heads of the Inspecting Bodies shall issue decisions to set up teams for inspection of FHS conditions for establishments subject to the first-time inspection, re-inspection or irregular inspection. The periodical inspections shall be conducted according to the Inspecting Bodies’ plans, hence no need to issue decisions thereon.
2. The heads of the Recognizing Bodies shall issue decisions to set up verification teams in cases stated in Clause 5, Article 5.
3. The decision on setting up the inspection team or verification team should clearly state:
a) The scope of inspection and the team’s responsibility;
b) The name of the inspected/ verified establishment;
c) The full names and titles of the team’s leader and members.
4. Members of the inspection teams or verification teams are officials who have been trained in inspection operation and fully capable of conducting the inspection of FHS conditions in the field of aquatic products.
Article 11.- Inspection contents and methods
1. The inspection contents must conform to the regulation on standards of the FHS conditions, corresponding to each type of establishments to be inspected (according to the provisions in Appendix 1 to this Regulation).
2. The inspection methods, lists of groups of items to be inspected, the methods of assessment of the erroneousness of each group of item, the classification standards applicable to each type of establishment shall be worked out by the Central Inspecting Body and submitted to the Ministry of Aquatic Resources for uniform application throughout the country.
3. The inspection teams shall have to make the assessment of all contents and item groups to be inspected according to the provisions in Clause 2 of this Article; and after the inspection, have to rate the establishments for their extents of ensuring the FHS conditions according to the classification standards:
a) Class A: Reaching the FHS standards;
b) Class B: Reaching the FHS standards but still having some minor errors which exert little impacts on FHS of the aquatic products;
c) Class C: Still having some big errors, which may affect the FHS of the products;
d) Class D: Still having many serious errors which are beyond remedy within a short period of time, if the production continues, serious impacts on FHS of the aquatic products shall be exerted.
Article 12.- Inspection frequency
1. The periodical inspection frequency for establishments shall be stipulated as follows:
a) For the establishments stated in Item a, Clause 2, Article 1:
- Class A establishments: Once every 6 months
- Class B establishments: Once every 3 months
- Class C establishments: Once every month
b) For the establishments stated in Items b, Clause 2, Article 1:
- Class A establishments: Once every 12 months
- Class B establishments: Once every 6 months
- Class C establishments: Once every 3 months
2. The establishments which have their products exported into the EU market or other markets, which require the periodical inspection frequencies higher than those prescribed in Clause 1, shall conduct the inspections according to such requirement.
Article 13.- Inspection records
1. The inspection record forms shall be prescribed by the Central Inspecting Body for various types of establishment, submitted to the Ministry of Aquatic Resources for promulgation and uniform application.
2. An inspection record must:
a) Be inscribed according to set form, fully and accurately reflecting the inspection results, and be made right at the establishments upon the conclusion of the inspection;
b) Clearly inscribe the to be-remedied contents of each items which fail to meet the standards and regulations (if any);
c) Clearly state the general assessment of the inspection team, determine the FHS rate for establishments according to the provisions in Clause 3, Article 11;
d) Be affixed with the signatures of the head of the inspection team and the competent representatives of the establishments and be stamped with the seals (if any) of the inspected establishments;
e) Be made in 2(two) copies: 1 to be kept at the Inspecting Body and 1 to be handed over to the establishments; in case of necessity, the number of such copies may be increased.
3. If disagreeing with the conclusions of the inspection teams, the representatives of the establishment may write their petitions or complaints at the bottom of the records before signing and stamping them for certification. The inspection records remain legally valid in cases where the representatives of the establishments refuse to sign.
Chapter III
RECOGNITION OF ESTABLISHMENTS MEETING FHS STANDARDS
Article 14.- Recognition
1. For the establishments subject to the first-time inspection or re-inspection, which are ranked Class A or Class B as prescribed in Clause 3, Article 11, the Inspecting Bodies shall, within 15(fifteen) days after the inspection, have to submit their dossiers to the Recognizing Bodies requesting the recognition of establishments meeting the FHS standards.
2. The dossiers of recognition request shall include:
a) The establishment’s dossiers of registration for inspection as stated in Article 8;
b) The inspection record;
c) The written proposal of the head of the Inspecting Body for the recognition of the establishment meeting the FHS standards.
3. Within 7 (seven) days after the full receipt of dossiers, the Recognizing Body shall have to issue decision on recognition and grant code number to the establishment as prescribed in Article 7 of this Regulation. The decision shall be made in 4 (four) copies to be addressed to the establishment, the Inspecting Body, the agency which has granted the business registration certificate to the establishment, and to be archived.
4. After the recognition, the Recognizing Body shall transfer the dossiers of request for the recognition to the Inspecting Body of the same level for archive.
Article 15.- Cases of failure to meet the conditions for recognition
For establishments subject to the first-time inspection or re-inspection and failing to satisfy the FHS conditions (Class C and Class D), the Inspecting Body and the Recognizing Body shall, within 15(fifteen) days after the inspection and basing themselves on the inspection records, have to apply the following measures:
1. For Class C establishments:
a) The head of the Inspecting Body shall send notice on failure to meet the FHS standards to the establishment. The notice is made in 3(three) copies to be addressed to the establishment and the Recognizing Body (enclosed with the copy of the inspection record) and to be archived.
b) The notice contents:
 The reasons for Class C rating;
 The time limit for completion of the repair of items;
 The notification on form of intensification of the inspection of the FHS conditions.
2. For Class D establishments
a) The Inspecting Body shall send the written request for non-recognition, enclosed with the dossiers as stipulated in Article 14, Clause 2, Items a and b to the Recognizing Body.
b) Right after the full receipt of the dossiers, the head of the Recognizing Body shall consider and send the non-recognition notice, which is made in 4 (four) copies to be sent to the establishment, the Inspecting Body and the agency which has granted the business registration certificate to the establishment, and to be archived.
c) The notice contents:
- The reasons for Class D rating, clearly pointing to the number of errors and their seriousness;
- The regulations on items to be amended;
- Requesting the agency which has granted the business registration certificate to the establishment to issue notice on definite suspension of the effect of the business registration certificate;
- Requesting the State Quality Control Body not to grant the quality certificates to goods turned out by the establishment as from the date the notice is issued.
Article 16.- For establishments which have already been recognized but committed violations
1. For establishments which have already been recognized, but failed to well maintain the FHS conditions and been rated Class C after the inspection, the measures prescribed in Clause 1, Article 15 shall apply.
2. For the following cases, the head of the Inspecting Body shall send written document together with the complete dossiers to the Recognizing Body, proposing the issuance of decision to revoke the recognition decisions previously granted to:
a) Establishments rated Class D;
b) Establishments rated Class C and for more than 12 months having failed to apply measures to remedy errors;
c) Establishments having within 6 months had more than 2 goods lots returned or cancelled by domestic and/or foreign inspecting bodies;
d) Establishments which have failed to follow the written advice of the Inspecting Body, seriously breaching the regulation on the use of code numbers.
3. The head of the Recognizing Body shall consider and issue decisions to revoke the previous recognition decisions from establishments. Such a decision shall be made in 4(four) copies to be sent to the establishment, the Inspecting Body, the agency which has granted the business registration certificate to the establishment and to be archived.
Article 17.- Re-recognition
1. After remedying the errors, the establishments mentioned in Article 16 shall make registration for re-inspection according to the procedures prescribed in Clause 4, Article 8 of this Regulation.
2. The Inspecting Body shall conduct the re-inspection according to the provisions in Chapter 2. If the establishments are rated Class A or Class B, the Inspecting Body shall send written proposals to the Recognizing Body for the issuance of decisions on recognition of the establishments according to the procedures prescribed in Clause 2, Article 14.
3. On the basis of the consideration of the dossiers and the proposals of the Inspecting Body, the head of the Recognizing Body shall issue decisions to recognize the establishments according to the provisions in Clause 3, Article 14.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES AND POWERS
Article 18.- Responsibilities of establishments
1. To fully observe the procedures and make dossiers prescribed in Article 8 of this Regulation;
2. To create favorable conditions for inspectors while they work at establishments;
3. To regularly maintain the recognized FHS conditions;
4. To seriously implement the remedy of errors stated in the inspection records and notices of the Inspecting Body and the Recognizing Body;
5. To pay inspection charge as prescribed.
Article 19.- Responsibilities and powers of the Central Inspecting Body
1. To organize the inspection of FHS conditions of establishments within the assigned scope in Clause 2, Article 4;
2. To draw up and submit to the Ministry of Aquatic Resources for approval the documents prescribed in Clause 2, Article 11 of this Regulation and to update, amend, supplement such documents for submission to the Ministry of Aquatic Resources for approval, when necessary;
3. To systematically keep all inspection dossiers of establishments; to supply dossiers and explain fully and accurately the inspection results when so requested by the Recognizing Body of the same level;
4. To settle complaints of establishments according to the provisions in Chapter 6 of this Regulation within the ambit of assigned competence;
5. To provide professional and operational guidance to local inspecting bodies, to support and coordinate with the local inspecting bodies in the management of FHS;
6. To sum up periodically before January 15 and July 15 every year the FHS management activities of the local inspecting bodies and establishments falling under its management, and send written reports thereon to the Ministry of Aquatic Resources, making proposals to improve this work.
Article 20.- Responsibilities and powers of local inspecting bodies
1. To perform tasks mentioned in Clauses 1, 3 and 4 of Article 19 within the scope of management assigned in Clause 3, Article 4;
2. To send periodically before January 15 and July 15 every year sum-up written reports to the provincial/municipal Services of Aquatic Resources (or the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources) and the Central Inspecting Body on the results of the inspection of the FHS conditions of the establishments under their respective management, making proposals to improve this work;
3. To coordinate with the concerned management bodies in the localities in guiding, propagating and educating the FHS knowledge to local people, and urge and inspect the observance of the regulations at the establishments under their respective management.
Article 21.- Responsibilities and powers of inspectors
1. To inspect, consider and evaluate the compatibility of the actual aquatic resource production and business situation with the prescribed standards;
2. To take samples as prescribed for inspection of the establishments’ FHS conditions;
3. To request the examination of books, documents and dossiers related to the program for management of FHS for aquatic products, to make photocopies and take notes of necessary information;
4. To make records on and seal samples for a necessary period of time, if there is evidence to confirm that the establishments violate this Regulation and other stipulations of the State related to ensuring FHS;
5. To report to the head of the Inspecting Body for handling the cases which go beyond their prescribed jurisdiction;
6. To keep confidential information related to the production and business secrets of the inspected establishments, to strictly observe the current law provisions.
Article 22.- Responsibilities of the Ministry of Aquatic Resources
1. To exercise the uniform management of the work of inspection and recognition of the FHS conditions of aquatic product manufacturing and business establishments throughout the country;
2. To issue recognition decisions, revoke the recognition decisions on establishments meeting the FHS conditions according to the provisions of this Regulation;
3. To approve organizations in the system of Central and local Inspecting Bodies;
4. To provide uniform direction of professional activities; to manage the activities of the Central Inspecting Body, the local Inspecting Bodies and the local Recognizing Bodies;
5. To periodically announce the lists of recognized establishments;
6. To coordinate with the concerned ministries, branches, provincial/ municipal People’s Committees in guiding, disseminating and inspecting the implementation of the regulations on ensuring the FHS conditions by establishments under its management.
Article 23.- Responsibilities of provincial/municipal Aquatic Resource Services and Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources
1. To direct, guide and inspect the implementation of this Regulation within the scope of management assigned in Clause 3, Article 6;
2. To issue recognition decisions, revoke recognition decisions according to the provisions of this Regulation within the scope of assigned management;
3. To guide, disseminate and inspect the implementation of the regulations of the Ministry of Aquatic Resources and the professional guidance of the Central Inspecting Body;
4. To build material bases and organize the personnel apparatus for local Inspecting Bodies, fully capable of inspecting the FHS conditions of aquatic product manufacturing and business establishments within the assigned scope;
5. To send before January 15 and July 15 every year written reports to the Ministry of Aquatic Resources and the provincial/municipal People’s Committees, the lists of establishments recognized in the period; the situation on recognition, inspection, supervision and handling of violations within the assigned scope;
6. To coordinate with concerned local agencies in inspecting the observance of provisions on FHS by establishments under their respective management.
Chapter V
INSPECTION CHARGE
Article 24.- Inspection charge
1. The inspecting bodies may collect inspection charge in the cases of : first-time inspection, re-inspection, periodical inspection. The charge level and use shall comply with the regulations and guidance of the Finance Ministry.
2. To strictly forbid the Recognizing Body, the Inspecting Bodies and inspectors to collect other charges and fees in contravention of the regulations.
Chapter VI
COMPLAINTS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND SANCTION
Article 25.- Complaints and settlement thereof
All activities of lodging complaints and settling complaints about inspection and recognition activities shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciation guided in Decree No.67/1999/ND-CP of August 7, 1999 of the Government.
Article 26.- Sanctions
1. All acts of violating this Regulation committed by establishments, inspecting bodies, recognizing bodies as well as inspectors and verifiers shall be sanctioned according to the Government’s Decree No.57/CP of May 31, 1997 on administrative sanctions in the field of measurement and goods quality.
2. Violations which cause serious consequences or dangerous recidivism may be examined for penal liability according to law.
Chapter VII
FINAL PROVISIONS
Article 27.- Amending the Regulation
1. This Regulation replaces the Regulation promulgated together with Decision No.01/2000/QD-BTS of January 3, 2000. All previous regulations contrary to this Regulation are annulled.
2. All supplements or amendments to this Regulation shall be considered and decided in writing by the Minister of Aquatic Resources.
 

 
MINISTER OF AQUATIC RESOURCES




Ta Quang Ngoc
 
APPENDIX 1
THE LIST OF STANDARDS ON COMPULSORY FOOD HYGIENE AND SAFETY CONDITIONS APPLICABLE TO AQUATIC PRODUCT MANUFACTURING AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS OF VARIOUS TYPES

Ordinal number
Types of establishments
Compulsorily applicable standards
Compulsory duration
1
Frozen aquatic product processing establishments
28 TCN 129 : 1998
January 1st, 2001 28 TCN 130 : 1998
2
Aquatic products canneries
28 TCN 129 : 1998
28 TCN 130 : 1998
28 TCN 137 : 1999
January 1st, 2001
3
Bivalve mollusk processing establishments
28 TCN 129 : 1998
28 TCN 130 : 1998
28 TCN 136 : 1999
January 1st, 2001
4
Establishments for processing instant aquatic products for export and domestic consumption
28 TCN 129 : 1998
28 TCN 130 : 1998
28 TCN 138 : 1999
January 1st, 2001
5
Establishments for processing dried aquatic products for export
28 TCN 129 : 1998
28 TCN 130 : 1998
28 TCN 139 : 2000
January 1st, 2001
6
Fishing ships of over 90CV
28 TCN 135 : 1999
January 1st, 2001
 
APPENDIX 2
TABLE 1. CODE NUMBER SYSTEM APPLICABLE TO AQUATIC PRODUCT MANUFACTURING AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS OF VARIOUS TYPES

Ordinal number
Types of establishments
Code
Note
1
2
3
4
Frozen aquatic products processing establishments
Establishments for industrial processing of dried aquatic products
Export fish sauce processing establishments
Canneries
DL 000
HK 000
NM 000
DH 000
Applicable to establishments defined in Article 1, Clause 2, Item a of the Regulation. The code include:
- Group of 2 capital letters indicating type of enterprise
- Group of 3 numerals indicating the enterprise’s serial number.
5
Fishing ships with main engines of 90CV capacity
According to current regulations of the Ministry of Aquatic Resources
Applicable to establishments defined in Article 1, Clause 2, Item b of the Regulation. The code includes:
- Group of 2 to 3 capital letters indicating the name of province or city, as currently prescribed by the Ministry of Aquatic Resources (see Table 2 of this Appendix).
- Cross
- Group of 3 or 4 numerals indicating the establishment’s serial number
- Group of 2 capital letters indicating type of enterprise
6
Aquatic product raw material purchasing, preliminary processing establishments
XXX/000 NL
 
7
Aqualture establishments
XXX/000 NT
 
8
Manual fish sauce processing establishments
XXX/000 NM
 
9
Manual dried products processing establishments
XXX/000 HK
 
10
Aquatic product raw materials wholesale markets
XXX/000 CH
 
11
Industrial-scale fish ports
XXX/000 CA
 
TABLE 2. CONVENTIONAL ABBREVIATIONS OF PROVINCES AND CITIES IN ALPHABETICAL LETTERS CORRESPONDING TO XXX IN THE ENTERPRISES CODE NUMBERS IN TABLE 1

Ordinal number
Provinces, cities
XXX
Ordinal number
Provinces, cities
XXX
1
An Giang
AG
31
Kon Tum
KT
2
Bac Can
BC
32
Long An
LA
3
Binh Duong
BD
33
Lai Chau
LC
4
Binh Dinh
BD
34
Lao Cai
LCa
5
Bac Giang
BG
35
Lam Dong
LD
6
Bac Lieu
BL
36
Lang Son
LS
7
Bac Ninh
BN
37
Nghe An
NA
8
Binh Phuoc
BP
38
Ninh Binh
NB
9
Ben Tre
BT
39
Nam Dinh
ND
10
Binh Thuan
BTh
40
Ninh Thuan
NT
11
Ba Ria-Vung Tau
BV
41
Phu Tho
PT
12
Cao Bang
CB
42
Phu Yen
PY
13
Ca Mau
CM
43
Quang Binh
QB
14
Can Tho
CT
44
Quang Ninh
QN
15
Dac Lac
DL
45
Quang Nam
QNa
16
Da Nang
DNa
46
Quang Ngai
QNg
17
Dong Nai
DN
47
Quang Tri
QT
18
Dong Thap
DT
48
Ho Chi Minh City
SG
19
Gia Lai
GL
49
Son La
SL
20
Hoa Binh
HB
50
Soc Trang
ST
21
Hai Duong
HD
51
Thai Binh
TB
22
Ha Giang
HG
52
Tien Giang
TG
23
Ha Noi
HN
53
Thanh Hoa
TH
24
Ha Nam
HNa
54
Thai Nguyen
TNg
25
Hai Phong
HP
55
Tay Ninh
TN
26
Ha Tinh
HT
56
Tuyen Quang
TQ
27
Ha Tay
HTa
57
Thua Thien-Hue
TTH
28
Hung Yen
HY
58
Tra Vinh
TV
29
Kien Giang
KG
59
Vinh Long
VL
30
Khanh Hoa
KH
60
Vinh Phuc
VP
 
 
 
61
Yen Bai
YB

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 649/2000/QD-BTS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất