Quyết định 414/QĐ-TTg Đề án tăng cường cơ quan quản lý chuyên ngành thú y 2021 - 2030

thuộc tính Quyết định 414/QĐ-TTg

Quyết định 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:414/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:22/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2030, tỷ trọng gia súc được giết mổ tập trung công nghiệp đạt khoảng 70%

Ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 414/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030.

Cụ thể, mục tiêu của Đề án như sau: Ít nhất 3000 cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được xây dựng và được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030; Giảm thiểu tối đa số vụ ngộ độc nghiêm trọng do thực phẩm có nguồn gốc động vật;…

Bên cạnh đó, các Dự án ưu tiên gồm: Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người; Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật; Nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả; Đầu tư, nâng cấp, tăng cường năng lực quản lý, hệ thống các phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định414/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 414/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

---------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bsung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết s 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đ, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1555/TTr-BNN-TY ngày 17 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030", gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về thú y, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và hội nhập quốc tế; các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật; phòng, chống kháng kháng sinh và bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được phê duyệt và triển khai có hiệu quả.

b) Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực theo đúng chủ trương của Đng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; hệ thống tổ chức của Cục Thú y được duy trì theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.

c) Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật từ trung ương đến cơ sở được củng cố, tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả nhằm phát hiện sớm dịch, phân tích dịch tễ, dự báo và cảnh báo kịp thời các loại dịch bệnh động vật; ít nhất 3.000 cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được xây dựng và được công nhận an toàn dịch bệnh, ATTP.

d) Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm dịch động vật, hệ thống nhận dạng, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật được thiết lập theo quy định.

đ) Năng lực quản lý ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật từ trung ương đến địa phương được tăng cường; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030; giảm thiểu tối đa số vụ ngộ độc nghiêm trọng do thực phẩm có nguồn gốc động vật.

e) Thuốc, vắc xin thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý sử dụng và phòng, chống kháng kháng sinh có hiệu quả; vắc xin sản xuất trong nước cung ứng ít nhất 80% tổng nhu cầu phòng bệnh cho động vật; sản xuất thuốc, vắc xin thú y mỗi năm xuất khẩu đạt khoảng 50 triệu USD.

g) Thuốc, vắc xin thú y, đặc điểm dịch tễ của các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang người, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, các giải pháp về phòng, chống kháng kháng sinh được nghiên cứu, chuyển giao để phục vụ chỉ đạo sản xuất.

h) Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, đa phương, song phương được xây dựng và trin khai có hiệu quả; động vật và các sản phẩm động vật thế mạnh của Việt Nam như thịt gà, trứng, sa, tổ yến, thủy sản, mật ong... được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.

i) Dịch vụ thú y được phát triển theo hướng chuyên nghiệp và xã hội hóa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, cơ chế, chính sách, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y

Tổ chức tổng kết, đánh giá thi hành Luật Thú y; đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách htrợ phòng, chống dịch bệnh động vật, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh.

2. Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp

Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; duy trì hệ thống tổ chức của Cục Thú y theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh đối với một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người, giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn tiếp theo.

Tăng cường năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh ngoại lai, bệnh nguy hiểm trên động vật; bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao và nâng cấp hệ thống thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra và dịch bệnh mới.

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh động vật cho cơ quan chuyên môn thú y các cấp.

Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Tăng cường năng lực hệ thống các phòng thử nghiệm thú y, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, ATTP; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định vphòng thử nghiệm, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, xét nghiệm các chỉ tiêu ATTP và kháng kháng sinh.

4. Nâng cao năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý ATTP đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật

Xây dựng và ban hành quy định việc lập trạm kiểm dịch động vật tại đầu mi giao thông trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch.

Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật tại địa phương theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, ATTP, bảo vệ môi trường. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp phù hợp với từng địa phương; tăng cường các biện pháp quản lý giết mổ, nhất là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không bảo đảm vệ sinh thú y và ATTP, xử phạt nghiêm và đóng cửa những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép.

Tăng cường nguồn nhân lực: đào tạo, tập huấn, phổ biến các văn bản QPPL mới ban hành, có liên quan đến công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, ATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật theo chuỗi; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở về ATTP; chuẩn hóa các chương trình đào tạo, tập huấn.

Xây dựng phần mềm; đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành phần mềm dữ liệu về quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật thuộc địa bàn quản lý.

Xác định loại thực phẩm cần tập trung giám sát, xây dựng kế hoạch quốc gia về giám sát ATTP và tổ chức thực hiện hàng năm.

5. Nâng cao năng lực quản lý thuốc thú y

Xây dựng Kế hoạch quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 -2030.

Đánh giá lại chất lượng, an toàn và hiệu quả các loại kháng sinh sử dụng trong thú y; rà soát lại danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia giám sát chất lượng thuốc thú y, giám sát kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, giai đoạn 2021 - 2030; cơ sở dữ liệu về thuốc thú y.

Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở sản xuất thuốc thú y xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP); cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP); cơ sở nhập khẩu thuốc thú y trực tiếp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP); cửa hàng thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP).

Tăng cường nguồn giống vi sinh vật quốc gia; xây dựng chương trình và quy định vquản lý, chia sẻ, giám sát giống vi sinh vật dùng trong thú y.

Đầu tư, nâng cấp ít nhất 02 phòng thử nghiệm thú y quốc gia và cơ sở nuôi động vật sạch bệnh đạt chuẩn quốc tế với mức an toàn sinh học cấp độ III trở lên theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin, chế phẩm sinh học.

Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật

Duy trì và phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế hỗ trợ ngành thú y; thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y hoặc có liên quan đến thú y.

Xây dựng hướng dẫn và lộ trình triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung có liên quan đến thú y trong các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và các thỏa thuận, hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực thú y được ký kết.

Xây dựng, triển khai các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có thế mạnh của Việt Nam vào các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.

7. Nâng cao năng lực nghiên cứu thú y

Tăng cường nghiên cứu dịch tễ thú y, các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang người, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu kinh tế dịch tễ thú y; nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin thú y; tình trạng kháng kháng sinh và các giải pháp phòng, chống kháng kháng sinh; tiếp nhận, chuyển giao khoa học, công nghệ để tổ chức sản xuất các sản phẩm thú y phục vụ sản xuất.

8. Nâng cao năng lực quản lý các dịch vụ thú y

Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản QPPL về dịch vụ thú y, quản lý hoạt động của các phòng thử nghiệm về thú y; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phòng thử nghiệm thú y.

Thành lập và xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y; xây dựng các quy định về hành nghề thú y gắn với trách nhiệm của tchức, cá nhân hành nghề thú y trong các hoạt động phòng chng dịch bệnh; quy định chuyên môn về loại hình dịch vụ thú y, phân cp việc thực hiện và trách nhiệm báo cáo.

III. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyn lây giữa động vật và người.

2. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kim tra vệ sinh thú y và ATTP đi với động vật, sản phẩm động vật.

3. Nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả.

4. Đầu tư, nâng cấp, tăng cường năng lực quản lý, hệ thống các phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, ATTP.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

IV. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Nguồn vốn thực hiện Đề án

a) Nguồn ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp hiện hành (trung ương, địa phương) và quy định của Luật Đầu tư công.

b) Nguồn phí được để lại chi theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.

c) Các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

d) Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, dự án khác.

2. Cơ chế tài chính của Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục Thú y

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Cơ chế tài chính của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp

a) Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật liên quan và quyết định của cp có thm quyn.

b) Việc bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặc thù được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật đầu tư công.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cp, giai đoạn 2021 - 2030”.

b) Tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các dự án ưu tiên; hàng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động và lập dự toán nhu cu kinh phí trình cp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

c) Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm; kịp thời đề xut, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vn đphát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đán, các dự án ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

đ) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN), tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) chuyên ngành đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đán và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với quy định pháp luật về thú y.

4. Các bộ, ngành khác chủ động phối hợp để thực hiện các nội dung của Đề án và các dự án ưu tiên liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách.

5. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ nội dung Đề án, điều kiện thực tế của địa phương, y ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” bảo đảm kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương.

b) Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn, phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời.

c) Hàng năm, bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp để tchức thực hiện các nội dung của Đán tại địa phương.

d) Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính ph
;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các
y ban của Quốc hội;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, NN (2b).
93

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Quyết định s414/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Dự án 1. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người

1. Mục tiêu

Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người.

2. Nội dung chính

- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, dự báo, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh ngoại lai, bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến động vật, thủy sản nuôi trồng và những dịch bệnh có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, ATTP, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước và xuất khẩu.

- ng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao và nâng cấp hệ thống thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra và dịch bệnh mới để các địa phương, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin, chế phẩm thuốc thú y trong nước có hiệu quả cao phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm soát, khống chế dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật như: Cúm gia cầm, Cúm lợn, Dại, Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi, Viêm da nổi cục, dịch bệnh do Coronavirus gây ra và các bệnh nguy hiểm mới nổi; nghiên cứu kinh tế dịch tễ thú y.

- Triển khai hiệu quả công tác xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trng thủy sản an toàn dịch bệnh, nht là ở các vùng chăn nuôi hàng hóa, nuôi trồng thủy sản trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chng dịch bệnh đi với một sdịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyn lây từ động vật sang người như: Cúm gia cầm, Cúm lợn, Dại, Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi, Viêm da nổi cục, dịch bệnh do Coronavirus gây ra và các bệnh nguy hiểm mới nổi; một số bệnh nguy hiểm trên tôm, cá tra, tôm hùm..., giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn tiếp theo.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh động vật cho cơ quan chuyên môn thú y các cấp; đào tạo, tp huấn nâng cao trình độ chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến các quy định pháp luật, hướng dẫn chuyên môn trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

3. Thời gian thực hiện: 2021 - 2030.

Dự án 2. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP đối với động vật, sản phẩm động vật

1. Mục tiêu

Bảo đảm ATTP trong quá trình vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nội dung chính

a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và tăng cường năng lực xét nghiệm phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu, cụ thể:

- Đầu tư xây dựng nhà làm việc và trang thiết bị phục vụ xét nghiệm cho các Trạm Kiểm dịch sân bay, cảng, cửa khẩu.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để xét nghiệm nhanh cho các Chi cục Thú y vùng phục vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt là giám sát, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm từ sản phẩm động vật nhập khẩu không rõ nguồn gốc.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông quốc gia.

- Đầu tư xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu kiểm dịch động vật cho hệ thống quản lý chuyên ngành thú y các cấp.

b) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật

- Tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, ATTP, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và triển khai các chương trình giám sát các chỉ tiêu ATTP đối với thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa tươi, mật ong.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP, hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở giết mổ động vật, quản lý ATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

- Đầu tư trang thiết bị, mở rộng phép thử phục vụ công tác xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP cho các phòng thử nghiệm thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp.

3. Thời gian thực hiện: 2021 - 2030.

Dự án 3. Nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả

1. Mục tiêu

Quản lý chất lượng, an toàn, hiệu quả thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.

2. Nội dung chính

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai các Chương trình, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh, giám sát chất lượng thuốc thú y, phòng chống kháng kháng sinh và giám sát kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thuốc thú y, bao gồm nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu, thuốc thú y sản xuất và nhập khẩu.

- Đánh giá lại chất lượng, an toàn và hiệu quả các loại kháng sinh sử dụng trong thú y; rà soát lại Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Xây dựng chương trình kiểm tra liên phòng giữa các đơn vị kiểm nghiệm thuốc thú y được công nhận.

- Tăng cường nguồn giống vi sinh vật quốc gia và xây dựng chương trình quản lý, chia sẻ, giám sát ging vi sinh vt dùng trong thú y.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến văn bản QPPL mới ban hành liên quan đến công tác quản lý thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho công chức, viên chức của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y.

- Tăng cường nghiên cứu về dịch tễ thú y, các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang người, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu sản xut thuc, vc xin thú y; tình trạng kháng kháng sinh và các giải pháp phòng, chống kháng kháng sinh; tiếp nhận, chuyển giao khoa học, công nghệ để tchức sản xuất các sản phẩm thú y phục vụ sản xuất.

3. Thời gian thực hiện: 2021 - 2030.

Dự án 4. Đầu tư, nâng cấp, tăng cường năng lực quản lý, hệ thống các phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, ATTP

1. Mục tiêu

Hệ thống phòng thử nghiệm về chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật; kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP được tăng cường.

2. Nội dung chính

- Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho các phòng thử nghiệm.

- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện ít nhất 02 phòng thử nghiệm bảo đảm đạt an toàn sinh học cấp độ III; ít nhất 02 khu nuôi động vật sạch bệnh phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm vắc xin, thuốc thú y.

- Hợp tác quốc tế, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến về chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật; kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, theo hướng phân cp phòng thử nghiệm của trung ương đbảo đảm ngun lực thực hiện có hiệu quả việc chẩn đoán, xét nghiệm đối với các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh truyền lây giữa động vật và người, bệnh truyền nhiễm mới nổi.

3. Thời gian thực hiện: 2021 - 2030./.

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất