Quyết định 263/QĐ-TTg 2022 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

thuộc tính Quyết định 263/QĐ-TTg

Quyết định 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:263/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:22/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2025, 80% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 22/02/2022, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 263/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thông mới, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; có khoảng 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;...

Đồng thời, Chương trình đưa ra một số nội dung cụ thể nhằm triển khai mục tiêu như: Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư; Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Triển khai hiệu quả Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025"; Cải tạo nghĩa trang phù hợp với cảnh quan môi trường; xây dựng mới và mở rộng các cơ sở mai táng, hỏa táng phải phù hợp với các quy định và theo quy hoạch;...

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định263/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
___________

Số: 263/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản số 9454/BC-HĐTĐNN ngày 31 tháng 12 năm 2021, số 9094/TTr-BNN-VPĐP ngày 29 tháng 12 năm 2021, số 909/TTr-BNN-VPĐP ngày 16 tháng 02 năm 2022 về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, NN (02).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Phạm Bình Minh

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

 

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 100%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới), trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
b) Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 30%; Đồng bằng sông Hồng: 90%; Bắc Trung Bộ: 45%; Nam Trung Bộ: 35%; Tây Nguyên: 30%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 35% số đơn vị), trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
c) Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc phấn đấu có 01 tỉnh, Đồng bằng sông Hồng: 10 tỉnh, Bắc Trung Bộ: 01 tỉnh, Nam Trung Bộ: 01 tỉnh, Tây Nguyên phấn đấu có 01 tỉnh; Đông Nam Bộ: 04 tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long: 03 tỉnh);
d) Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn nông thôn của cả nước, bao gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
2. Đối tượng thụ hưởng: Người dân, cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.
3. Đối tượng thực hiện: Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở và toàn xã hội trong đó chủ thể là người dân trên địa bàn nông thôn.
4. Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2025.
III. CÁC NỘI DUNG THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung thành phần số 01: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu của tiêu chí số 1 thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (sau đây viết tắt là NTM), xã NTM nâng cao, huyện NTM, huyện NTM nâng cao;
- Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 100% số xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch thuộc Bộ tiêu chí về xã NTM, có ít nhất 50% số xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 1 về Quy hoạch thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, trong đó, có ít nhất 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 1 về Quy hoạch thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Rà soát, điều chỉnh, lập mới (trong trường hợp quy hoạch đã hết thời hạn) và triển khai, thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo quy định pháp luật về quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có quy hoạch khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Từng bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng (sau quy hoạch chung xây dựng xã) nhằm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ở khu vực nông thôn. Tập trung quy hoạch lại các khu cụm dân cư/thôn, bản tại các xã biên giới;
- Nội dung 02: Rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, trong đó, có quy hoạch khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn;
- Nội dung 03: Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, tạo điều kiện thực hiện Chương trình gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung 01, 02;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hướng dẫn nội dung 03.
2. Nội dung thành phần số 02: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai, tiêu chí số 4 về điện, tiêu chí số 5 về trường học, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng nông thôn, tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai, tiêu chí số 4 về điện, tiêu chí số 5 về giáo dục, tiêu chí số 6 về văn hóa, tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí số 17 về môi trường, tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai, tiêu chí số 4 về điện, tiêu chí số 5 về y tế - văn hoá - giáo dục, tiêu chí số 6 về kinh tế, tiêu chí số 7 về môi trường, tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai, tiêu chí số 4 về điện, tiêu chí số 5 về y tế - văn hoá - giáo dục, tiêu chí số 6 về kinh tế, tiêu chí số 7 về môi trường, tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung cụ thể:
- Nội dung 01: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, trong đó, có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 02: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp xã, huyện, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, trong đó, có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 03: Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 04: Tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các công trình cấp xã, cấp huyện đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất cho các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, trong đó, có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chỉ số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 05: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, thôn, các trung tâm văn hóa - thể thao huyện; tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nông thôn. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 06: Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã; các chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện; trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn thuộc Bộ tiêu chí xã NTM; 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn thuộc Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 07: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ các vùng nguyên liệu tập trung gắn với liên kết chuỗi giá trị, cơ sở hạ tầng các cụm làng nghề, ngành nghề nông thôn. Đến năm 2025: Có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 08: Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện. Đến năm 2025:
+ Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM;
+ 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM.
- Nội dung 09: Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn (theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ); tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, ưu tiên phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn và tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển và duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính. Đến năm 2025, có 97% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
- Nội dung 10: Xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn theo quy định. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có ít nhất 90% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có khoảng 60% số huyện đạt tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; có 25% số huyện đạt tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Nội dung 11: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh; đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện), ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và tại chỗ phù hợp; trong đó có phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn. Đến năm 2025:
+ Cấp xã: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có ít nhất 60% số huyện đạt tiêu chí số 7 về môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; có 25% số huyện đạt tiêu chí số 7 về môi trường thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung: 02; 07; 10; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện nội dung đầu tư xây dựng các trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại thuộc nội dung số 06; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn thuộc nội dung 11.
- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các nội dung 03, 06 (trừ nội dung đầu tư xây dựng các trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung 04.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung 05.
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung 08.
- Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung 09.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 11 (trừ nội dung phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn).
3. Nội dung thành phần số 03: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về lao động, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về lao động, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; tiêu chí số 6 về kinh tế, thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
- Đến năm 2025:
+ Có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập; 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về lao động; 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập; 50% số xã, đạt chuẩn tiêu chí số 12 về lao động; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
+ Có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Tập trung triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội.
- Nội dung 02: Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
- Nội dung 03: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; chú trọng đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn tập trung, gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững; phát triển lâm sản ngoài gỗ theo thế mạnh của từng vùng.
- Nội dung 04: Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với lợi thế vùng miền, thành lập Trung tâm OCOP Quốc gia; phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn; đẩy mạnh sản xuất, chế biến muối theo chuỗi giá trị.
- Nội dung 05: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất trong đó, ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp.
- Nội dung 06: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản; đa dạng hoá hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ đảm bảo bền vững trước các biến động của thiên tai, dịch bệnh, trong đó ưu tiên phát triển thương mại điện tử; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn gắn với việc đáp ứng các tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nội dung 07: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
- Nội dung 08: Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị.
- Nội dung 09: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và hướng dẫn thực hiện các nội dung 01, 02, 03, 04, 07; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và bộ, ngành trung ương có liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung 05; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện nội dung số 06 (trừ nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn gắn với việc đáp ứng các tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và đáp ứng nhu cầu thị trường); chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung 08; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nội dung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc nội dung 09; chủ trì tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, hỗ trợ xây dựng các chương trình, mô hình khởi nghiệp, sáng tạo thuộc nội dung 09.
- Bộ Công Thương chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn gắn với việc đáp ứng các tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và đáp ứng nhu cầu thị trường thuộc nội dung 06.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc nội dung 05.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung 08.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 09; tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Các tổ chức chính trị - xã hội (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,...) chủ trì và hướng dẫn triển khai Chương trình sáng tạo, khởi nghiệp gắn với Chương trình OCOP và phát triển hợp tác xã, phát triển du lịch nông thôn.
4. Nội dung thành phần số 04: Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu của tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư và tiêu chí số 11 về hộ nghèo thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư và tiêu chí số 11 về hộ nghèo thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Nội dung 02: Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách an sinh xã hội thuộc nội dung số 01;
- Ủy ban Dân tộc chủ trì và hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, thuộc nội dung số 01;
- Bộ Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.
5. Nội dung thành phần số 05: Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu của tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo; tiêu chí số 15 về y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo; 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 về giáo dục; tiêu chí số 14 về y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về giáo dục; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục ở nông thôn, trong đó, chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Duy trì, củng cố chất lượng biết chữ mức độ 1; từng bước nâng cao tỷ lệ biết chữ mức độ 2 cho người lớn trong độ tuổi 15-60 tuổi.
- Nội dung 02: Tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn dân; đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến; đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm; cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01.
- Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 02.
6. Nội dung thành phần số 06: Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có 80% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 về văn hoá thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 50% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 25% số huyện đạt tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn, gắn với các tổ chức cộng đồng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao sức khỏe cho người dân (nhất là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi). Phát động các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, văn hoá, văn nghệ quần chúng phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương; nhân rộng mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Nội dung 02: Tăng cường kiểm kê, ghi danh các di sản văn hoá; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; nghiên cứu, mở rộng mô hình kết nối văn hóa truyền thống và văn hóa mới, đảm bảo đa dạng về văn hóa vùng miền, dân tộc phục vụ phát triển du lịch.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01, nội dung 02.
7. Nội dung thành phần số 07: Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam.
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.
- Đạt yêu cầu về tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 về môi trường và tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM. Đến năm 2025, có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 7 về môi trường; có khoảng 70% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí về huyện NTM.
- Đạt yêu cầu về tiêu chí số 7 về môi trường và tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 7 về môi trường; 40% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo theo quy định; phát triển, nhân rộng các mô hình phần loại chất thải tại nguồn phát sinh;
- Nội dung 02: Thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, chất thải nhựa...) theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa;
- Nội dung 03: Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;
- Nội dung 04: Cải tạo nghĩa trang phù hợp với cảnh quan môi trường; xây dựng mới và mở rộng các cơ sở mai táng, hỏa táng phải phù hợp với các quy định và theo quy hoạch;
- Nội dung 05: Giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam; tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán gắn với triển khai Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; khu dân cư kiểu mẫu;
- Nội dung 06: Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình;
- Nội dung 07: Triển khai hiệu quả Chương trình “Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025”.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01, 03; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung 07;
- Bộ Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 04;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung 02, 05, 07, nội dung đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thuộc nội dung số 06;
- Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cải thiện vệ sinh hộ gia đình thuộc nội dung thành phần số 06.
8. Nội dung thành phần số 08: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
a) Mục tiêu:

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có ít nhất 97% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông; 95% xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí số 15 về hành chính công, tiêu chí số 16 về tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông; ít nhất 50% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 15 về hành chính công; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 về an ninh, trật tự - hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM. Đến năm 2025, có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM.

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 về an ninh, trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã theo quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.
- Nội dung 02: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); gán mã, cập nhật, thông báo và gắn biển địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản đồ số Việt Nam; bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn.
- Nội dung 03: Triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025.
- Nội dung 04: Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn.
- Nội dung 05: Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.
- Nội dung 06: Tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung 01;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung 02;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung 03;
- Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung 04 và 05;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn thực hiện nội dung 06.
9. Nội dung thành phần số 09: Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM.
a) Mục tiêu:

Đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có 100% số xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng NTM; tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM;

- Nội dung 02: Triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” và “5 cùng”;

- Nội dung 03: Triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”;

- Nội dung 04: Thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế; triển khai hiệu quả Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng NTM;

- Nội dung số 05: Vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01;

- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 02;

- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 03, 05;

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 04.
10. Nội dung thành phần số 10: Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
a) Mục tiêu:
- Đạt tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 99% số xã đạt tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao;
- Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 về an ninh, trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 60% số huyện đạt tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phát hiện, giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ đầu, từ nơi xuất phát và ngay tại cơ sở; đồng thời phải sẵn sàng các phương án để đối phó kịp thời và hiệu quả khi xảy ra tình huống phức tạp theo phương châm “bốn tại chỗ”, hạn chế để hình thành các điểm nóng phức tạp về an ninh, trật tự... ; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố, xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự phòng, tự quản, tự vệ, tự hoà giải… triển khai hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
- Nội dung 02: Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, bảo đảm giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01;
- Bộ Quốc phòng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 02.
11. Nội dung thành phần số 11: Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM.
a) Mục tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách xây dựng NTM các cấp, 100% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng NTM được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng NTM; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp; triển khai sâu rộng Phong trào cả nước chung sức xây dựng NTM từ trung ương đến cơ sở.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình, đặc biệt xây dựng hệ thống giám sát thông qua bản đồ số và cơ sở dữ liệu; nhân rộng mô hình giám sát an ninh hiện đại và giám sát của cộng đồng;
- Nội dung 02: Tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở;
- Nội dung 03: Đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM;
- Nội dung 04: Đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của cán bộ, người dân về xây dựng NTM; thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng NTM;
- Nội dung 05: Tiếp tục triển khai rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 01, 02; chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn thực hiện nội dung 03; chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung 04;
- Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 05.
IV. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng;
- Vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng.
b) Vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
2. Tổng vốn huy động nguồn lực thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 2.455.212 tỷ đồng, với cơ cấu cụ thể như sau:
a) Vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp để thực hiện Chương trình: 39.632 tỷ đồng (chiếm 1,6%).
b) Vốn ngân sách địa phương: dự kiến khoảng 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4%).
c) Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn để hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí NTM: khoảng 224.080 tỷ đồng (chiếm 9%).
d) Vốn tín dụng (Dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025): dự kiến khoảng 1.790.000 tỷ đồng (chiếm 73%).
đ) Vốn doanh nghiệp: dự kiến khoảng 105.500 tỷ đồng (chiếm 4,3%).
e) Huy động đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng: dự kiến khoảng 139.300 tỷ đồng (chiếm 5,7%).
V. CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Cơ chế thực hiện Chương trình:
a) Cơ chế phân bổ vốn ngân sách trung ương:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ, bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, không trùng lặp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
- Các dự án thuộc Chương trình sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phải được lập, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản pháp luật hiện hành.
b) Cơ chế hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước để thực hiện:
+ Rà soát, điều chỉnh lập mới quy hoạch cấp xã và vùng huyện; công tác tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ các cấp, kinh phí quản lý thực hiện Chương trình các cấp; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng NTM.
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Các đối tượng hỗ trợ thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo bố trí từ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện).
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung sau:
+ Hỗ trợ xây dựng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi nội đồng; hạ tầng thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai của xã; trường học; trạm y tế xã; phát triển mạng lưới y tế cơ sở; trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản; các công trình cấp nước sinh hoạt; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số ở nông thôn; hệ thống lưới điện nông thôn; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã theo quy định; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; thực hiện thông báo và gắn biển địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản đồ số Việt Nam; phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh, chứng nhận VietGap (hoặc chứng chỉ tương đương), gắn mã vùng trồng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ hợp tác xã; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; tổ chức triển khai Chương trình OCOP và hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ đầu tư sửa chữa, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng học, mua sắm thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo lưu động vả các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các công trình xử lý môi trường cấp xã, thôn, cải tạo nghĩa trang, cải tạo cảnh quan nông thôn, phát triển du lịch nông thôn; đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; các mô hình an ninh trật tự, hỗ trợ camera an ninh ở xã, thôn; nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt chuẩn.
+ Hỗ trợ các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới: Hoàn thành hạ tầng cấp thiết kết nối xã, huyện; hạ tầng phục vụ cho các hoạt động của cộng đồng; phát triển y tế; công trình xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải; nước sạch tập trung; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Chương trình OCOP,... Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa cho một công trình, dự án không quá 70% đối vói các huyện miền núi, không quá 50% đối với các huyện còn lại. Căn cứ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
Các xã thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo: Kinh phí của chương trình chỉ hỗ trợ những nội dung không thuộc đối tượng, nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miên núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện. Các xã còn lại: Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
- Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
- Kinh phí chi quản lý Chương trình được trích tối đa 1,5% nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để chi thực hiện các nhiệm vụ sau: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tập huấn của trung ương, tỉnh, huyện, tổ chức đi học tập kinh nghiệm và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thẩm tra, thẩm định thôn, xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành xây dựng NTM. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí chi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, Tổ công tác và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp từ nguồn ngân sách địa phương.
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
- Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng ngân sách của từng xã để cân đối, bố trí ưu tiên kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và phân bổ kinh phí (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc theo quy định.
c) Cơ chế đầu tư thực hiện các công trình, dự án thuộc Chương trình:
- Chủ đầu tư các dự án xây dựng NTM:
+ Đối với các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã: Ủy ban nhân dân xã là chủ đầu tư. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
+ Đối với các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô cấp huyện, liên xã: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn chủ đầu tư đảm bảo có đủ năng lực, phù hợp với tính chất, quy mô, đối tượng, để thực hiện.
- Cơ chế đầu tư:
+ Đối với các dự án có quy mô nhỏ, thiết kế đơn giản thực hiện theo cơ chế đặc thù rút gọn theo quy định của Chính phủ.
+ Đối với các dự án khác thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
d) Cơ chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình: Thực hiện theo cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Chính phủ ban hành và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Một số giải pháp trọng tâm thực hiện:
a) Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
b) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp luật, hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững;
c) Chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả 11 nội dung của Chương trình; 06 chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM (môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình OCOP; chuyển đổi số trong xây dựng NTM, phát triển du lịch nông thôn...).
d) Tăng cường phân cấp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào điều kiện thực tế, chủ động kiện toàn bộ máy tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, theo hướng kế thừa bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2016 - 2020; đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp, ổn định, bền vững nhưng không làm phát sinh tổng biên chế đã giao, tăng cường cán bộ biệt phái. Điều chỉnh bổ sung một số nhiệm vụ mới cho phù hợp với Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và pháp luật hiện hành.
đ) Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định; căn cứ vào tình hình thực tế, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên bổ sung cho Chương trình, các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình;
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách xây dựng NTM giữa các vùng, miền. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phân cấp nguồn thu để lại cho ngân sách xã, huyện từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, có thu tiền sử dụng đất (sau khi hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM;
- Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ các địa phương hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM được Quốc hội phê duyệt;
- Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; bổ sung vốn tín dụng cho hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và huy động tối đa nguồn lực từ hệ thống Quỹ hỗ trợ Hợp tác xã; nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung nội dung, đối tượng hỗ trợ cho vay phát triển Chương trình OCOP, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong các chương trình tín dụng chính sách hiện có, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội;
- Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng NTM; vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.
e) Tiếp tục tăng cường các hoạt động vận động các nhà tài trợ quốc tế, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) hỗ trợ nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các nội dung liên quan đến những vấn đề cấp thiết của Chương trình và phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước khác trên thế giới; đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại... để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho Chương trình.
g) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.
VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là cơ quan chủ trì Chương trình):
- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; có trách nhiệm quản lý và giám sát tổng thể về kết quả thực hiện xây dựng NTM của tất cả các địa phương trên cả nước;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành trung ương có liên quan và địa phương xây dựng quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng quy định về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương tổng hợp nhu cầu vốn ngân sách trung ương cần bổ sung thêm cho Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chủ trì nội dung thành phần thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, giai đoạn 5 năm dự kiến giao cho từng bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao các địa phương thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan chủ trì nội dung thành phần xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm và hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật 06 chương trình chuyên đề để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt;
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và cơ chế huy động vốn tín dụng của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mực tiêu quốc gia, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ, đồng thời đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương và các văn bản khác có liên quan;
- Chủ trì xây dựng hướng dẫn các bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hàng năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;
- Chủ trì xây dựng hệ thống đánh giá giám sát Chương trình và văn bản hướng dẫn các cơ quan thực hiện Chương trình quy trình đánh giá, giám sát Chương trình theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung được phân công, hướng dẫn các địa phương thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương theo quy định.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Luật Đầu tư công;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương thẩm định và tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, hàng năm, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, ưu tiên bổ sung nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển) cho Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm theo yêu cầu của Quốc hội, phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan hoàn thiện thủ tục báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ngay trong kỳ họp gần nhất cho phép bổ sung 88,6 triệu USD vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công của Chương trình theo quy định.
c) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, ưu tiên bổ sung nguồn vốn ngân sách trung ương (kinh phí sự nghiệp) cho Chương hình giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm theo yêu cầu của Quốc hội, phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương (kinh phí sự nghiệp) thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hoàn thiện thủ tục báo cáo Chính phủ, Chủ tịch nước ban hành Quyết định gia hạn thời gian đóng sổ khoản vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn để phù hợp với quy định tại Luật Điều ước quốc tế, Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn của Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình đã được phê duyệt theo quy định nguyên tắc lồng ghép vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và các quy định tại các văn bản khác có liên quan;
- Hướng dẫn các cơ quan chức năng có liên quan, các địa phương triển khai các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
đ) Ủy ban Dân tộc:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình đã được phê duyệt theo quy định nguyên tắc lồng ghép vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và các quy định tại các văn bản khác có liên quan.
- Hướng dẫn các cơ quan chức năng có liên quan và các địa phương triển khai các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
e) Các bộ, cơ quan trung ương được phân công chủ trì nội dung thành phần thuộc Chương trình:
- Xây dựng và đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thực hiện các nội dung thành phần 5 năm và hằng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trong kế hoạch chung của Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao thực hiện theo quy định;
- Lập kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm và hàng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Hướng dẫn các địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về cơ quan chủ trì Chương trình để tổng hợp;
- Ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao để góp phần thực hiện các nội dung thành phần và các tiêu chí nông thôn mới theo phân công;
- Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về NTM theo phân công;
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được phân công;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì Chương trình, các bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo trung ương; định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở các địa phương theo quy định.
g) Các bộ, cơ quan trung ương tham gia thực hiện Chương trình:
Có trách nhiệm lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án của từng bộ, ngành với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
h) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình.
i) Ngân hàng Chính sách xã hội:
- Tập trung huy động nguồn lực, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ các hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn các xã khó khăn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần xây dựng NTM;
- Triển khai thực hiện các giải pháp huy động vốn theo quy định tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và cơ chế huy động vốn tín dụng của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ, đồng thời đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương và các văn bản khác có liên quan;
k) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của Chương trình.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hàng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi cơ quan chủ Chương trình, cơ quan chủ trì nội dung thành phần và các cơ quan liên quan theo quy định.
b) Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.
c) Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện Chương trình trên địa bàn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình đã được phê duyệt.
d) Thành lập Ban Chỉ đạo chung cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 ở địa phương theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế.
đ) Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng NTM cấp huyện trên địa bàn để phù hợp với kế hoạch xây dựng NTM chung của tỉnh.
e) Chủ động cân đối bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, cũng như có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng NTM; khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các nội dung của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, môi trường và nước sạch nông thôn đảm bảo thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về cơ chế huy động vốn tín dụng của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, về quản lý vốn tín dụng chính sách, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng cân đối của ngân sách trung ương và các văn bản khác có liên quan.
g) Căn cứ vào điều kiện thực tế, nghiên cứu, ban hành cơ chế khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành trên tinh thần tự nguyện, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư.
h) Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng NTM.
i) Tăng cường vận động, khuyến khích người dân tham gia, đóng góp xây dựng NTM theo hình thức tự nguyện, không huy động quá sức dân và để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình.
k) Tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh định kỳ, đột xuất theo quy định.
3. Trân trọng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung được phân công, để hướng dẫn các địa phương thực hiện; chủ động, tích cực tham gia vào thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo phân công; thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

___________

No. 263/QD-TTg

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, February 22, 2022

DECISION

On approving the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period

__________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Public Investment dated on June 13, 2019;

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021, on approving the investment policy for the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period;

At the request of the State Appraisal Council and the Minister of Agriculture and Rural Development in Document No. 9454/BC-HDTDNN dated December 31, 2021, Document No. 9094/TTr-BNN-VPDP dated December 29 2021, Document No. 909/TTr-BNN-VPDP dated February 16, 2022 on the results of appraisal of the Feasibility Study Report of the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period.

 

DECIDES:

 

Article 1. To issue the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period with this Decision.

Article 2. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 3. The Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, the Chairpersons of the People’s Committees of centrally run cities and provinces, heads of relevant agencies, units shall take responsibilities for implementation of this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

 

Pham Binh Minh

 

THE PRIME MINISTER

________

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

 

NATIONAL TARGET PROGRAM ON BUILDING NEW RURAL AREAS FOR THE 2021-2025 PERIOD

(Attached to Decision No. 263/QD-TTg dated February 22, 2022 of the Prime Minister)

____________

 

In order to synchronously, promptly, uniformly and effectively implement Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the 15th National Assembly on approving the investment policy for the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period, the Prime Minister approved the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period (hereinafter referred to as the Program) with the following main contents:

I. OBJECTIVES OF THE PROGRAM

1. General objectives:

To further implement the Program in association with efficient agricultural restructuring, rural economic development and urbanization process in an in-depth, effective and sustainable manner; to build a new advanced rural area, a new exemplary rural area and a new-style rural area. To improve material and spiritual lives of and promote gender equality among the rural population. To build a synchronous and gradually modern rural socio-economic infrastructure and ensure bright, green, clean and beautiful rural environment and landscape imbued with traditional cultural identity, adaptable to climate change and sustainable development.

2. Specific targets by 2025:

a) At least 80% of communes nationwide will reach new rural area standards (the Northern mountainous region: 60%, the Red River Delta: 100%, the North Central region: 87%, the South Central region: 80%, the Central Highlands region: 68%; the South East region: 95%, the Mekong Delta region: 80% of communes reach new rural area standards), of which, about 40% of communes meet new advanced rural area standards, at least 10% of communes meet new exemplary rural area standards and there will be no commune satisfying less than 15 new rural area criteria; To continue building a new advanced rural area and new exemplary rural area in communes, districts and provinces that have been recognized as meeting new rural area standards with rural people’s average income increasing by at least 1.5 times compared to 2020;

b) At least half of districts, towns and provincial cities nationwide will reach new rural area standards or fulfill the task of building a new rural area (the Northern mountainous region: 30%; the Red River Delta: 90%; the North Central region: 45%; the South Central region: 35%; the Central Highlands region: 30%; the South East region: 80%; the Mekong Delta region: 35% of units), with at least 20% of total districts recognized as new advanced and new exemplary rural districts. Every province or centrally run city will have at least 2 district-level units meeting new rural area standards;

c) At least 17 - 19 provinces and centrally run cities nationwide will be recognized by the Prime Minister as having fulfilled the task of building a new rural area (the Northern mountainous region: at least 01 province, the Red River Delta: 10 provinces, the North Central region: 01 province, the South Central region: 01 province, the Central Highlands region: at least 01 province; the South East region: 04 provinces, the Mekong Delta region: 03 provinces);

d) Sixty percent of total hamlets and villages (below collectively referred to as villages) in extreme difficulty-hit communes in border, mountainous, alluvial and coastal areas and on islands will be recognized as meeting new rural area standards according to new rural area criteria set by provincial-level People’s Committees.

II. SCOPE, SUBJECTS AND PERIOD OF IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Scope of implementation: rural areas nationwide, including villages, communes, districts, towns and provincial cities of 63 provinces and centrally run cities; and provinces and centrally run cities.

2. Beneficiaries: rural people, communities, cooperatives, enterprises and socio-economic organizations in rural areas.

3. Subjects of implementation: the political system from the central to the grassroots and the whole society in which the subjects are the people in rural areas.

4. Period of implementation: Until the end of 2025.

III. COMPONENT CONTENTS OF THE PROGRAM

1. Component content number 01: Improve the efficiency of management and implementation of building new rural area according to planning to improve rural socio-economic life associated with the urbanization process.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 1 of the set of national standards for new rural communes, advanced new rural communes, new rural districts, advanced new rural districts;

- By 2025:

+ Commune level: 100% of communes achieving the criterion No. 1 for the Planning in the set of national standards for new rural communes, at least 50% of communes achieving the criterion No. 1 on Planning in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: At least 60% of districts achieving the criterion No. 1 on Planning in the set of national standards for new rural districts, of which at least 25% of districts achieving the criterion No. 1 on Planning in the set of national standards for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Review, adjust, formulate (in case the planning has expired) and deploy and implement the general commune construction planning associated with the process of industrialization and urbanization in accordance with the law on planning, the local socio-economic development orientation, including the regional planning to support rural economic development. Gradually formulate detailed construction planning (after general commune construction planning) to manage construction investment, manage space, and landscape architecture in rural areas. Focus on re-planning residential clusters/villages in border communes;

- Content 02: Review and adjust district construction planning associated with the process of industrialization - urbanization to meet the requirements of building new rural area, including regional planning to support rural economic development;

- Content 03: Develop, review and adjust provincial planning, create conditions for implementing the Program associated with socio-economic development and environmental protection.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the contents 01, 02;

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for and guide the content 03.

2. Component content number 02: Develop basic, synchronous and modern socio-economic infrastructure, ensuring rural-urban connectivity and connection of regions.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 2 on traffic, the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention, the criterion No. 4 on electricity, the criterion No. 5 on schools, the criterion No. 6 on cultural facilities, the criterion No. 7 on rural infrastructure, the criterion No. 8 on information and communication, the criterion No. 15 on health, the criterion No. 17 on environment and food safety in the set of national standards for new rural communes;

- Meet the requirements of the criterion No. 2 on traffic, the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention, the criterion No. 4 on electricity, the criterion No. 5 on education, the criterion No. 6 on culture, the criterion No. 7 on rural commercial infrastructure, the criterion No. 8 on information and communications, the criterion No. 17 on environment, the criterion No. 18 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural communes;

- Meet the requirements of the criterion No. 2 on traffic, the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention and control, the criterion No. 4 on electricity, the criterion No. 5 on health - culture - education, the criterion No. 6 on economics, the criterion No. 7 on environment, the criterion No. 8 on quality of living environment in the set of national standards for new rural districts;

- Meet the requirements of the criterion No. 2 on traffic, the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention and control, the criterion No. 4 on electricity, the criterion No. 5 on health - culture - education, the criterion No. 6 on economics, the criterion No. 7 on environment, the criterion No. 8 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural districts.

b) Content in details:

- Content 01: Continue to complete and improve the commune transportation infrastructure system, the inter-commune and inter-district transportation infrastructure. By 2025:

+ Commune level: Reach 98% of communes achieving the criterion No. 2 on traffic in the set of national standards for new rural communes, of which 50% of communes achieving the criterion No. 2 on traffic in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach 60% of districts achieving the criterion No. 2 on traffic in the set of national standards for new rural districts, of which 25% of districts achieving the criterion No. 2 on traffic in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 02: Complete and improve the quality of natural disaster prevention and irrigation systems at commune and district levels, ensuring sustainability and adaptation to climate change. By 2025:

+ Commune level: Reach 98% of communes achieving the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention in the set of national standards for new rural communes, of which 50% of communes achieving the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach 60% of districts achieving the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention in the set of national standards for new rural districts, of which 25% of districts achieving the criterion No. 3 on irrigation and natural disaster prevention in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 03: Renovate and upgrade the rural power grid system towards safety, reliability, stability and aesthetics. By 2025:

+ Commune level: Reach 98% of communes achieving the criterion No. 4 on electricity in the set of national standards for new rural communes, of which 50% of communes achieving the criterion No. 4 on electricity in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach 60% of districts achieving the criterion No. 4 on electricity in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 4 on electricity in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 04: Continue to build and complete commune- and district-level projects meeting the standards on facilities for early childhood schools, primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools or multi-level general education schools, continuing education - vocational education centers according to regulations of the Ministry of Education and Training. By 2025:

+ Commune level: Reach 90% of communes achieving the criterion No. 5 on education in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 5 on education in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach 60% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for new rural districts, of which 25% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 05: Build and improve the system of commune-level, village-level cultural and sports facilities and district-level cultural and sports centers; renovate and embellish cultural heritages associated with rural tourism development. By 2025:

+ Commune level: Reach 90% of communes achieving the criterion No. 6 on cultural facilities in the set of national standards for new rural communes, of which 50% of communes achieving the criterion No. 6 on culture in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach 60% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 06: Invest in building modern rural commercial infrastructure systems and commune-level food safety markets; central markets, wholesale markets, district-level safe agricultural product purchasing and supply centers; agricultural technical centers; agricultural product supply center system. By 2025:

+ Commune level: Reach 100% of communes achieving the criterion No. 7 on rural commercial infrastructure in the set of national standards for new rural communes; 70% of communes achieving the criterion No. 7 on rural commercial infrastructure in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach at least 60% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 07: Focus on investing in synchronous infrastructure of concentrated raw material areas associated with value chain connectivity and infrastructure of craft village clusters and rural industries. By 2025: Reach at least 60% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 08: Continue to build, renovate and upgrade infrastructure and equipment for commune-level health stations and district-level health centers. By 2025:

+ 100% of communes achieving the criterion No. 15 on health in the set of national standards for new rural communes;

+ 60% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for new rural districts.

- Content 09: Develop and complete the digital infrastructure system and digital transformation in agriculture and rural areas (according to the national digital transformation program through 2025, with orientations toward 2030 approved in Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 of the Prime Minister); strengthen the construction of facilities for basic information and communication systems, prioritize the development and upgrading of commune radio stations with loudspeaker clusters operating in villages, and strengthen means of producing information and propaganda products for district-level radio and television establishments; develop and maintain postal service provision points. By 2025, reach 97% of communes achieving the criterion No. 8 on information and communication in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 8 on information and communication in the set of national standards for advanced new rural communes.

- Content 10: Develop and complete centralized domestic water supply works, ensuring quality in accordance with the prescribed standards. By 2025:

+ Commune level: Reach at least 90% of communes achieving the criterion No. 17 on environment and food safety in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 18 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach about 60% of districts achieving the criterion No. 8 on living environment quality in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 8 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Content 11: Focus on building infrastructure to protect the rural environment; attract enterprises to invest in inter-district and inter-provincial centralized waste treatment zones; invest in infrastructure of collection and transfer points for household solid waste; build centralized domestic waste treatment models (at district and inter-district levels), applying advanced, modern, and environmentally friendly technology; invest in, renovate and upgrade synchronously the appropriate wastewater collection and drainage system and centralized and on-site domestic wastewater treatment works; including developing domestic wastewater treatment models at household and village levels. By 2025:

+ Commune level: Reach at least 90% of communes achieving the criterion No. 17 on environment and food safety in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 17 on environment in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ District level: Reach at least 60% of districts achieving the criterion No. 7 on living environment in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 7 on environment in the set of national standards for advanced new rural districts.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Transport assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the following contents: 02; 07; 10; assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Industry and Trade in guiding the implementation of content of investment in building modern district-level safe agricultural product purchasing and supply centers; agricultural technical centers; agricultural product supply center system under the content 06; assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Natural Resources and Environment in guiding the implementation of the content of developing domestic wastewater treatment models at household and village levels under the content 11.

- The Ministry of Industry and Trade guides the implementation of the contents 03 and 06 (except for investment in building modern district-level safe agricultural product purchasing and supply centers; agricultural technical centers; agricultural product supply center system).

- The Ministry of Education and Training guides the implementation of the content 04.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism guides the implementation of the content 05.

- The Ministry of Health guides the implementation of the content 08.

- The Ministry of Information and Communications guides the implementation of the content 09.

- The Ministry of Natural Resources and Environment assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 11 (except for the content of developing domestic wastewater treatment models at household and village levels).

3. Component content number 03: Continue to effectively restructure the agricultural sector and develop the rural economy; Strongly deploy the One Commune One Product (OCOP) Program to increase added value, in line with the process of digital transformation and adaptation to climate change; strongly develop rural industries; develop rural tourism; improve the operational efficiency of cooperatives; support start-up enterprises in rural areas; improve the quality of vocational training for rural workers, etc. contributing to raising people's income in a sustainable way.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 10 on income, the criterion No. 12 on labor, the criterion No. 13 on production organization and rural economic development in the set of national standards for new rural communes; the criterion No. 10 on income, the criterion No. 12 on labor, the criterion No. 13 on production organization and rural economic development the set of national standards for advanced new rural communes; the criterion No. 6 on economy in the set of national new rural district standards; the criterion No. 6 on economy in the set of national criteria for advanced rural areas.

- By 2025:

+ 90% of communes achieving the criterion No. 10 on income; 95% of communes achieving the criterion No. 12 on labor; 100% of communes achieving the criterion No. 13 on production organization and rural economic development in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 10 on income; 50% of communes achieving the criterion No. 12 on labor; 50% of communes achieving the criterion No. 13 on production organization and rural economic development in the set of national standards for advanced new rural communes;

+ Reach at least 60% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 6 on economy in the set of national standards for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Focus on restructuring the agricultural sector and developing the rural economy, handicrafts and services towards a circular economy, ecological agriculture, promoting advantages in terrain, climate, natural landscape and socio-economic infrastructure.

- Content 02: Build and effectively develop concentrated raw material areas, synchronous mechanization, improve agricultural product processing and preservation capacity according to the value chain- based production connectivity models associated with quality standards and raw material area code; apply high technology in modern agricultural production, transformation of production structure, contributing to promoting digital transformation in agriculture.

- Content 03: Continue to effectively implement investment policies for forest protection and development, policies on payment for forest environmental services and the Sustainable Forestry Development Program for the 2021-2025 period; focus on promoting the development of models of connectivity of large concentrated timber forests, associated with sustainable forest certification; develop non-timber forest products according to the strengths of each region.

- Content 04: Deploy the One Commune One Product (OCOP) Program associated with regional advantages, establish the National OCOP Center; develop handicrafts, rural industries and services, preserve and promote traditional craft villages in rural areas; promote the value chain-based salt production and processing.

- Content 05: Improve operational efficiency of forms of production organization, with priority given to supporting agricultural cooperatives applying high technology connected along the value chain; attract and encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas; promote the implementation of insurance in agriculture.

 - Content 06: Improve the operational efficiency of connection and promotion systems for agricultural products; diversify the distribution and consumption channel system to ensure sustainability against fluctuations in natural disasters and epidemics, with priority given to the development of e-commerce; improve the quality of rural trade human resources associated with meeting rural trade infrastructure criteria and meeting market needs.

- Content 07: Continue to effectively implement the science and technology program to serve the construction of new rural area for the 2021-2025 period.

- Content 08: Effectively implement the Rural Tourism Development Program in building new rural area for the 2021-2025 period associated with preserving and promoting traditional cultural values ​​in a sustainable, inclusive and multi-valued manner.

- Content 09: Continue to improve the quality of vocational training for rural workers, linked to market needs; support the promotion and development of innovative startup models in rural areas.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- Ministry of Agriculture and Rural Development: Assume the prime responsibility for and guide the implementation of contents 01, 02, 03, 04, 07; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Vietnam Cooperative Alliance and relevant ministries and central sectors in guiding the implementation of the content 05; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in implementing the content No. 06 (except for the content of improving the quality of rural trade human resources associated with meeting rural trade infrastructure criteria and meeting market needs); assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in implementing the content 08; coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in guiding the implementation of vocational training for rural workers under the content 09; assume the prime responsibility for organizing agricultural vocational training for rural workers, support the development of innovative and start-up programs and models under the content 09.

- The Ministry of Industry and Trade assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content of improving the quality of rural trade human resources associated with meeting rural trade infrastructure criteria and meeting market needs under the content 06.

- The Ministry of Planning and Investment assumes the prime responsibility for and guides the implementation of policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas under the content 05.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibilities for and coordinates with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in implementing the content 08.

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 09; organizes non-agricultural vocational training for rural workers.

- The socio-political organizations (the Central Committee of the Vietnam Peasants' Association, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Central Committee of Vietnam Women's Union, etc.) assume the prime responsibility for and guide the implementation the innovative startup program associated with the OCOP Program and cooperative development, rural tourism development.

4. Component content number 04: Carry out sustainable poverty reduction, especially in ethnic minority areas, mountainous areas, alluvial and coastal areas and on islands.

a) Objectives: Meet the requirements of the criterion No. 9 on residential housing and the criterion No. 11 on poor households in the set of national standards for new rural area; the criterion No. 9 on residential housing and the criterion No. 11 on poor households belong to the set of national standards for advanced new rural communes. By 2025, reach 90% of communes achieving the criterion No. 9 on residential housing, reach 90% of communes achieving the criterion No. 11 on poor households in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 9 on residential housing, 50% of communes achieving the criterion No. 11 on poor households in the set of national standards for advanced new rural communes.

b) Content:

- Content 01: Effectively implement the national target program on sustainable poverty reduction in the 2021-2025 period, the national target program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2030 period, Phase I: From 2021 to 2025.

- Content 02: Effectively deploy housing support policies, eliminate temporary and dilapidated houses; improve the quality of residential housing.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the national target program on sustainable poverty reduction for the 2021-2025 period and social security policies under the content No. 01;

- The Committee for Ethnic Minority Affairs assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the national target program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2030 period, Phase I: From 2021 to 2025, under the content 01;

- The Ministry of Construction assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 02.

5. Component content number 05: Improve the quality of education, medicine and health care for the rural people.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 14 on education and training; the criterion No. 15 on health in the set of national standards for new rural communes. By 2025, reach 90% of communes achieving the criterion No. 14 on education and training; 100% of communes achieving the criterion No. 15 on health in the set of national standards for new rural communes;

- Meet the requirements of the criterion No. 5 on education; the criterion No. 14 on health in the set of national standards for advanced new rural communes. By 2025, reach 60% of communes achieving the criterion No. 5 on education; 50% of communes achieving the criterion No. 14 on health in the set of national standards for advanced new rural communes;

- Meet the requirements of the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for new rural districts; the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national criteria for advanced new rural districts. By 2025, reach at least 60% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national standards for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 1: Continue to improve the quality and develop education in rural areas, focusing on maintaining and improving the quality of general early childhood education for five-year-old children, general primary education, and general lower secondary education. Maintain and strengthen the quality of level 1 literacy; gradually increase the level 2 literacy rate for adults aged 15-60 years old.

- Content 02: Enhance the service quality of the grassroots medical network to ensure health care for all people; promote the online medical examination and monitoring system; ensure effective prevention of infectious and contagious diseases; improve the health and nutrition of women and children; increase the rate of people participating in health insurance.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Education and Training assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01.

- The Ministry of Health assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 02.

6. Component content number 06: Improve the quality of cultural life of rural people; preserve and promote traditional cultural values ​​in a sustainable manner associated with rural tourism development.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 16 on culture in the set of national standards for new rural communes. By 2025, 80% of communes achieving the criterion No. 16 on culture in the set of national standards for new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 6 on culture in the set of national standards for advanced new rural communes. By 2025, 50% of communes achieving the criterion No. 6 on culture in the set of national standards for advanced new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national criteria for advanced new rural districts. By 2025, 25% of districts achieving the criterion No. 5 on health - culture - education in the set of national criteria for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Improve the operational efficiency of the system of grassroots cultural and sports institutions; strengthen and improve the quality of rural cultural and sports activities, associated with community organizations, meeting the needs of recreation and entertainment, improving the health of people (especially children, women and the elderly). Launch sports, health training, culture, and mass arts movements suitable for each subject and each locality; replicate the model of cultural and artistic clubs to preserve and promote traditional cultural values.

- Content 02: Strengthen inventory and registration of cultural heritage; preserve and promote cultural heritage; research and expand models connecting traditional and new cultures, ensuring regional and ethnic cultural diversity for tourism development.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

The Ministry of Culture, Sports and Tourism assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01 and the content 02.

7. Component content number 07: Improve environmental quality; build a bright - green - clean - beautiful and safe rural landscape; preserve and restore the traditional landscape of rural areas in Vietnam.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 17 on environment and food safety of the set of national standards for new rural communes. By 2025, at least 90% of communes achieving the criterion No. 17 on environment and food safety in the set of national standards for new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 17 on environment and the criterion No. 18 on quality of living environment of the set of national standards for advanced new rural communes. By 2025, at least 50% of communes achieving the criterion No. 17 on environment; 50% of communes achieving the criterion No. 18 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 7 on environment and the criterion No. 8 on quality of living environment of the set of national criteria for new rural districts. By 2025, at least 60% of districts achieving the criterion No. 7 on environment; about 70% of districts achieving the criterion No. 8 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural districts.

- Meet the requirements of the criterion No. 7 on environment and criterion No. 8 on quality of living environment of the set of national standards for advanced new rural districts. By 2025, reach at least 25% of districts achieving the criterion No. 7 on environment; 40% of districts achieving the criterion No. 8 on living environment quality in the set of national standards for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Develop and organize instructions for implementing schemes/plans on organizing the classification, collection and transportation of solid waste in the district in compliance with regulations; develop and replicate at-source waste classification models;

- Content 02: Collect, recycle, and reuse all types of waste (agricultural by-products, livestock waste, post-use pesticide packaging, plastic waste, etc.) according to the principle of circulation; strengthen plastic waste management in agricultural, forestry and fishery production activities in Vietnam; build a residential community without plastic waste;

- Content 03: Promote the treatment and remediation of pollution and improve environmental quality in areas with many concentrated waste sources, places causing serious environmental pollution and polluted water surface areas; efficient and economical use of resources;

- Content 04: Renovate cemeteries in accordance with the environmental landscape; newly build and expand burial and cremation facilities in accordance with regulations and planning;

- Content 05: Preserve and restore the traditional landscape of rural Vietnam; increase the rate of planting flowers and scattered trees associated with implementing the Scheme on planting one billion trees in the 2021-2025 period approved in Decision No. 524/QD-TTg dated April 1, 2021 of the Prime Minister; focus on developing bright, green, clean, beautiful and safe village and hamlet models; exemplary residential area;

- Content 06: Strengthen food safety management at food production and business establishments and households; ensure environmental hygiene at livestock and aquaculture facilities; improve household hygiene;

- Content 07: Effectively deploy the Program on "Strengthening environmental protection, food safety and rural clean water supply in building new rural area in the 2021-2025 period".

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Natural Resources and Environment assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the contents 01 and 03; coordinates with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the implementation of the content 07;

- The Ministry of Construction assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content No. 04;

- The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the contents 02, 05, 07, the content of ensuring environmental hygiene at livestock and aquaculture facilities in the content 06;

- The Ministry of Health assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content on strengthening food safety management at food production and business establishments and households, and improving household hygiene in the component content 06.

8. Component content number 08: Promote and improve the quality of administrative services; improve the quality of grassroots government operations; promote the digital transformation process in new rural area, increase the application of information technology and digital technology, and build smart new rural areas; ensure and enhance access to the law for people; strengthen solutions to ensure gender equality and prevent gender-based violence.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 8 on information and communication, the criterion No. 18 on political system and access to the law of the set of national standards for new rural communes. By 2025, at least 97% of communes achieving the criterion No. 8 on information and communication; 95% of communes achieving the criterion No. 18 on access to law in the set of national standards for new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 8 on information and communication, the criterion No. 15 on public administration, the criterion No. 16 on access to law in the set of national standards for advanced new rural communes. By 2025, at least 50% of communes achieving the criterion No. 8 on information and communication; at least 50% of communes achieving the criterion No. 15 on public administration; 50% of communes achieving the criterion No. 16 on access to law in the set of national criteria for advanced new rural communes.

- Meet the requirements of the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for new rural districts. By 2025, 60% of districts achieving the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for new rural districts.

- Meet the requirements of the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for advanced new rural districts. By 2025, 25% of districts achieving the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Implement the scheme on training and further training on knowledge and capacity in administrative management, in-depth socio-economic management, and transforming thinking on rural economic development for commune officials and civil servants according to regulations, meeting the requirements of building new rural area.

- Content 02: Strengthen the application of information technology in the implementation of public administrative services to improve the quality of administrative procedures in the direction of transparency, openness and efficiency at all levels (commune, district, province); assign codes, update, notify and attach digital address plates to each household and agencies and organizations in rural areas associated with the digital map of Vietnam; further training and training in digital knowledge, skills and information security for commune-level officials; disseminate knowledge, improve digital skills and information access capacity for rural people.

- Content 03: Effectively deploy the digital transformation program in building new rural area, towards smart new rural areas in the 2021-2025 period.

- Content 04: Enhance the effectiveness of dissemination of law and education, conciliation at the grassroots, and conciliation and conflict resolution in rural areas.

- Content 05: Raise awareness and information on legal aid; enhance the ability to enjoy legal aid services.

- Content 06: Strengthen solutions to ensure gender equality and prevent gender-based violence; strengthen care, protect children and support the vulnerable in all aspects of family and social life.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Home Affairs assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01;

- The Ministry of Information and Communications assumes the prime responsibilities for and coordinates with the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Justice in guiding the content 02;

- The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibilities for and coordinates with the Ministry of Information and Communications in guiding the implementation of the content 03;

- The Ministry of Justice assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the contents 04 and 05;

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs assumes the prime responsibilities for and coordinates with the Central Committee of Vietnam Women's Union in guiding the implementation of the content 06.

9. Component content number 09: Improve quality and promote the role of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations in building new rural area.

a) Objectives:

Meet the requirements of the criterion No. 18 on political system and access to the law in the set of national standards for new rural communes. By 2025, 100% of communes achieving the criterion No. 18 on political system and access to the law in the set of national standards for new rural communes.

b) Content:

- Content 01: Continue to organize and deploy “All people unite to build new rural area and civilized urban areas” campaign; improve the effectiveness of monitoring and social criticism in building new rural area; strengthen advocacy and promote the people’s role as masters in building new rural area; improve the effectiveness of collecting people's opinions and satisfaction on the results of building new rural area;

- Content 02: Effectively deploy the movement "Farmers emulate good production, business, and unity to help each other get rich and save money for sustainable poverty reduction"; build professional farmer associations and professional farmer associations according to the principles of "5 self-reliance principles” and "5 same direction principles”;

- Content 03: Effectively deploy the Project "Supporting women's startups in the 2017-2025 period";

- Content 04: Promote start-up and youth’s business programs; effectively deploy the Program on young intellectuals volunteer to join hands in building new rural area;

- Content 05: Build, preserve good values ​​and develop the Vietnamese family value system; implementing the campaign on "Building family with 5 Without-s, 3 Clean-s".

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01;

- The Central Committee of the Vietnam Peasants' Association assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 02;

- The Central Committee of Vietnam Women's Union assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the contents No. 03, 05;

- The Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 04.

10. Component content number 10: Maintain national defense, security and rural social order.

a) Objectives:

- Meet the requirements of the criterion No. 19 on national defense and security in the set of national criteria for new rural communes and advanced new rural communes. By 2025, 99% of communes achieving the criterion No. 19 on national defense and security in the set of national standards for new rural communes; 50% of communes achieving the criterion No. 19 on national defense and security in the set of national criteria for advanced new rural communes;

- Meet the requirements of the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for new rural districts and advanced new rural districts. By 2025, at least 60% of districts achieving the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for new rural districts; 25% of districts achieving the criterion No. 9 on security, order and public administration in the set of national criteria for advanced new rural districts.

b) Content:

- Content 01: Strengthen the work of ensuring security and order in rural areas, promptly detect and resolve potential risks to national security, social order and safety, and complex arising problems right from the beginning, from the point of origin and right at the grassroots; at the same time, we must be ready with plans to respond promptly and effectively when complex situations arise according to four on-the-spot motto, limit the formation of complex hot spots of security and order, etc. ; improve the quality and effectiveness of the movement of all people to protect national security; consolidate, build and replicate models of mass organizations participating in protecting security and order at the grassroots in the direction of self-defense, self-management, self-reconciliation, etc. effectively deploy the Program on improving quality and effectiveness of implementing security and order criteria in building new rural area in the 2021-2025 period;

- Content 02: Build a resilient and widespread militia force and complete assigned military and defense targets; contribute to building the all-people national defense, the all-people national defense posture associated with the people's security, the people's security posture; actively build comprehensively strong rural areas, ensuring that military and national defense criteria are maintained in building new rural area.

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Public Security assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 01;

- The Ministry of National Defense assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 02.

11. Component content number 11: Strengthen monitoring and evaluation of implementation of the Program; improve capacity to build new rural area; make communications on building new rural area; implement the emulation movement on "the whole country joins hands to build new rural area".

a) Objectives: Ensure that 100% of officials in charge of building new rural area at all levels, 100% of officials in the political system participating in direction of building new rural area are fostered and trained in knowledge of building new rural area; improve the operational efficiency of the New Rural Coordination Office system at all levels; deeply deploy the movement on "the whole country joins hands to build new rural area" from the central to the grassroots level.

b) Content:

- Content 01: Improve the quality and efficiency of inspection, supervision and evaluation of Program implementation results; build a synchronous and comprehensive monitoring and evaluation system to meet the Program management requirements, specially building a monitoring system through digital maps and databases; replicate community and supervision modern security surveillance models;

- Content 02: Continue to enhance capacity building, change awareness and thinking for staff working on building new rural area at all levels, especially the grassroots officials;

- Content 03: Carry out training and further training to raise awareness and change the thinking of people and communities on agricultural economic development and building new rural area;

- Content 04: Promote and diversify forms of information and communication to raise awareness and change the thinking of officials and people on building new rural area; effectively carry out communication on building new rural area;

- Content 05: Continue to widely deploy the emulation movement on "the whole country joins hands to build new rural area".

c) Agency assuming the prime responsibility for and guiding the implementation:

- The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the contents 01 and 02; assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Central Committee of the Vietnam Peasants' Association in guiding the implementation of the content 03; assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Information and Communications, relevant ministries and sectors in guiding the implementation of the content 04;

- The Ministry of Home Affairs (the Central Emulation and Commendation Committee) assumes the prime responsibility for and guides the implementation of the content 05.

IV. TOTAL ESTIMATED FUND AND RESOURCE STRUCTURE FOR PROGRAM IMPLEMENTATION

1. The state budget allocated for the Program is at least VND 196,332 billion, of which:

a) Central budget funds: VND 39,632 billion, including:

- Development investment fund: VND 30,000 billion.

- Administrative fund: VND 9,632 billion.

b) Local budget fund: VND 156,700 billion.

During the administration process, the Prime Minister continues to balance the central budget to prioritize additional support for the Program in accordance with actual conditions and gives reasonable solutions to mobilize all legal fund sources for implementation.

2. Total fund mobilized for implementation in the 2021-2025 period is expected to be about VND 2,455,212 billion, with the specific structure as follows:

a) Central budget fund allocated directly to implement the Program: VND 39,632 billion (accounting for 1.6%).

b) Local budget fund: expected to be about VND 156,700 billion (accounting for 6.4%).

c) Integrated fund from the national target program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas for the 2021-2030 period, the national target program for sustainable poverty reduction for the 2021-2025 period, other programs and projects implemented in rural areas to support the completion of new rural area criteria: about VND 224,080 billion (accounting for 9%).

d) Credit fund (loan balance in communes nationwide in the 2021-2025 period): expected to be about VND 1,790,000 billion (accounting for 73%).

dd) Enterprise fund: expected to be about VND 105,500 billion (accounting for 4.3%).

e) Mobilize voluntary contributions from people and communities: expected to be about VND 139,300 billion (accounting for 5.7%).

V. MECHANISM AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Program implementation mechanism:

a) Central budget fund allocation mechanism:

- The central budget supporting for ministries, central sectors and localities shall comply with the principles, criteria and allocation norms promulgated by the Prime Minister. Based on the total funds supported by the central budget, along with local budget fund, the Province-level People's Council shall decide on allocation, ensuring synchronization, no overlap, and no duplication with the national target program for sustainable poverty reduction in the 2021-2025 period and the national target program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2025 period;

- The projects under the Program using central budget development investment fund must be established, appraised and submitted to competent authorities for investment approval in accordance with the Law on Public Investment and current legal documents.

b) Support mechanism:

- 100% support from the state budget for implementation:

+ Review and adjust new planning at commune and district levels; carry out propaganda; carry out training, further training, disseminate knowledge, improve capacity for communities, people and officials at all levels, funding for managing the implementation of Programs at all levels; improve quality, promote the role of governments, unions, and socio-political organizations in building new rural area; implement emulation movements in building new rural area.

+ Organize vocational training for rural workers (the beneficiaries in ethnic minority and mountainous areas, alluvial and coastal areas and on islands, and poor districts are supported from the budget of the national target program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas, the national target program for sustainable poverty reduction).

- Provide partial support from the state budget to implement the following contents:

+ Support the construction and upgrading of roads to the commune center, village roads, and inner-field road; inner-field irrigation system; essential infrastructure serving commune natural disaster prevention; schools; commune-level health stations; develop the grassroots-level health network; sports centers, commune-level cultural houses, sports areas, village-level cultural houses; domestic water supply works; rural environmental protection infrastructure; facilities for grassroots-level information and communication systems; information technology infrastructure system and database serving the process of applying digital technology and digital transformation in rural areas; rural power grid system; rural commercial infrastructure and commune-level food safety markets according to regulations; infrastructure of concentrated production zones, handicrafts and fisheries; agricultural technical center; notify and attach digital address signs to each household and agencies and organizations in rural areas associated with the digital map of Vietnam; rural economic development, chain-linked production development, traceability of key products of communes, districts and provinces, VietGap certification (or equivalent certificate), attach planting area codes; improve the operational efficiency of agricultural cooperatives associated with product consumption; organize training and improve capacity for cooperative officials; support enterprises and cooperatives to start up and innovate in restructuring the agricultural sector and developing the rural economy; organize the implementation of the OCOP Program and support subjects to develop OCOP products; support investment in repairing, renovating, expanding facilities, factories, classrooms, purchasing training equipment, transport vehicles for mobile training and conditions to ensure training quality for professional educational institutions providing vocational training for rural workers; environmental treatment works at commune and village levels, renovate cemeteries, improve rural landscapes, develop rural tourism; ensure increased access to the law for people, promote gender equality and prevent gender-based violence; improve nutritional status for children and improve the quality of medical examination and treatment for rural people; models of security and order, support closed-circuit televisions in communes and villages; improve the quality of achieved new rural area criteria.

+ Support districts to reach new rural area standards: Complete urgent infrastructure connecting communes and districts; infrastructure serving community activities; develop the healthcare; works serving treatment and collection of household waste and garbage; concentrated clean water; environmental pollution treatment in craft villages, OCOP Program, etc. The maximum central budget support for a work or project is no more than 70% for mountainous districts, no more than 50% for the remaining districts. Based on the medium-term fund plan for the 2021-2025 period approved by the competent authorities and the actual conditions of localities, the Province-level People's Council decides the level of support from the state budget for each specific content and task.

Communes in ethnic minority and mountainous areas, alluvial and coastal areas and on islands, and poor districts: The program's fund only supports contents not covered by the support content of the national target program for socio-economic development of ethnic minority and mountainous areas, the national target program on sustainable poverty reduction for implementation. Remaining communes: Based on the medium-term fund plan for the 2021-2025 period approved by the competent authorities and the actual conditions of localities and support needs, the Province-level People's Council decides the level of support from the state budget for each specific content and task.

- For construction materials, plant varieties, livestock and other goods (made directly by the people) when purchased directly from the people to use in the Program’s projects, the price must be consistent with the general market price in the area at the same time; documents for payment are purchase and sale receipts with households, certified by the village head at the place of purchase, and confirmed by the Commune-level People’s Committee.

- The Program management expenses are allocated a maximum of 1.5% of the state budget to directly support the Program on implementation of the following tasks: Inspect, monitor, evaluate the program, organize implementation meetings, preliminary and final reviews of the Program implementation, per diem for officials attending central-level, province-level and district-level conferences, seminars, seminars and trainings, organize trips to learn experience and office equipment for activities of the Steering Committee, Working Group and agencies assisting the Steering Committee at all levels; organize surveys, inspections and appraisals to meet new rural area standards, and complete new rural area construction at village, commune, district and provincial levels. The Province-level People's Committees specifically allocate funds for the activities of Steering Committees at all levels, Working Groups and agencies assisting the Steering Committees at all local levels. Based on the specific situation and local budget capacity, the Province-level People's Committees support additional operating funds for agencies assisting the Steering Committee at all levels from local budget sources.

- Investment fund to implement the Program from the budget must be managed and paid centrally and uniformly through the State Treasury. For contributions in kind and labor days or completed projects, based on the unit price of the objects and the value of labor days, they will be accounted for in the value of works and projects for monitoring and management, not to account for state budget revenues and expenditures.

- Funds for maintenance, repair and operation of investment projects after they are completed and put into use: Based on the actual situation and budget capacity of each commune, balance and prioritize funding for maintenance of the project after it has been completed and put into use;

- The local governments (provinces, districts, communes) do not require the people’s contribution, they only use appropriate mobilization forms for the people’s voluntary contribution to building the local socio-economic infrastructure. The community and people in the commune discuss the specific voluntary contribution level for each project and request the approval of the Commune-level People's Council.

Poor households that directly participate in labor to build the local socio-economic infrastructure are considered and remunerated by the local government at a level consistent with the general salary level of the local labor market and the ability to balance the local budget, the People's Committee shall consider and decide on the specific remuneration level after submitting it to the Standing People's Council at the same level. The People's Committees of provinces and centrally run cities direct and guide departments, sectors, districts and communes in implementation.

- The People's Committees of provinces and centrally run cities guide and allocate funds (including support funds from the central budget and sources from local budgets at all levels) to implement projects and work contents in accordance with the law.

c) Investment mechanism to implement works and projects under the Program:

- The Investor of projects on building new rural area:

+ For infrastructure construction projects in communes: The Commune-level People's Committee is the investor. For the projects with high technical requirements and professional qualifications that the commune does not have enough capacity and does not accept as the investor, the district People's Committee will assign a qualified unit to be the investor and with the participation of the Commune-level People's Committee.

+ For infrastructure construction projects at district and inter-commune levels: The Province-level People's Committee selects an investor with sufficient capacity and in compliance with the nature, scale, and object for implementation.

 - Investment mechanism:

+ For small-scale projects with simple designs, they will be implemented according to the simplified specific mechanism under the Government's regulations.

+ For other projects, comply with current legal regulations.

d) Mechanism for management and administration of implementation of the Program: Follow the management mechanism and organize the implementation of the national target programs for the 2021-2025 period issued by the Government and the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period approved by the Prime Minister.

2. Some key solutions implemented:

a) Further promote propaganda work, raise awareness for officials and rural residents, improve the quality of emulation movements on building new rural area, the movement on "the whole country joins hands to build new rural area” in the 2021-2025 period launched by the Prime Minister.

b) Continue to review and improve the legal framework and system of support mechanisms and policies on building new rural area, ensuring compliance with actual conditions; direct localities to proactively promulgate specific mechanisms and policies to support the implementation of the Program's contents in the direction of quality improvement, depth and sustainability;

c) Direct, coordinate and effectively implement 11 contents of the Program; 06 key specialized programs to improve the quality of life of rural people and solve urgent and existing problems in building new rural area (environment, food safety, clean rural water, development of rural economy, improvement of the operational efficiency of cooperatives, support for enterprises and cooperatives in starting a business, creating, implementing the OCOP Program; digital transformation in building new rural area, rural tourism development, etc.).

d) Strengthen decentralization to provinces and centrally run cities, based on actual conditions, proactively strengthen the organizational apparatus to advise and assist the Steering Committee at all levels in implementing the Program in the 2021-2025 period, in the direction of inheriting the apparatus built in the 2016-2020 period; ensure synchronization and consistency in positions, functions and tasks; ensure specialization, professionalism, stability, and sustainability without increasing the total assigned payroll and increasing seconded staff. Adjust and add a number of new tasks in accordance with the Program for the 2021-2025 period approved by the Prime Minister and current law.

dd) Mobilize the resources to implement the Program

- Synchronously implement fund mobilization solutions, ensuring full and timely mobilization according to regulations; based on the actual situation, the Government continues to balance the central budget to give priority to supplementing the Program; the localities must be responsible for allocating enough local budget fund to implement the Program;

- Mobilize maximum local resources (at the province, district, commune levels) to organize and implement the Program. The provinces and cities prioritize the allocation of state budget fund for investment in difficult areas to contribute to narrowing the gap in building new rural area between regions. Based on the actual situation in the locality, the Province-level People's Council shall decide specifically on the ratio of revenue decentralization to the commune and district budget from auction of land use rights, land allocation, and collection of land use fees (after reimbursement of compensation and site clearance) in the commune to carry out the content of building new rural area. Encourage localities with developed economies to support disadvantaged localities to accelerate the progress of building new rural area;

- Effectively integrate the fund sources of 03 national target programs and other programs and projects in rural areas in the 2021-2025 period to support localities in completing the objectives of building new rural area approved by the National Assembly;

- Effectively implement investment credit policies for agriculture and rural areas; supplement credit fund for the system of the Cooperative Development Support Funds and mobilize maximum resources from the Cooperative Support Fund system; research, review, amend and supplement the content and subjects of loan support for developing the OCOP Program, support the application of small- and medium-sized processing technology in agriculture, clean water and rural environmental sanitation in the existing policy credit programs, submit to competent authorities for approval; encourage entrusted lending through social policy banks;

- Strengthen mobilization of economic organizations to register to support localities (districts and communes) in implementing building new rural area; mobilize people to continue contributing to building new rural area according to the principle of voluntariness for each project and specific content, approved by the Commune-level People's Council.

e) Continue to strengthen activities to mobilize international donors and Non-Governmental Organizations (NGOs) to support resources and share experiences in implementing contents related to urgent issues of the Program and compliance with the general development trend of other countries in the world; at the same time, take advantage of preferential loan fund, non-refundable aid fund, etc. to increase investment resources for the Program.

g) Strengthen inspection, examination, supervision and evaluation of Program implementation at all levels and sectors. Take preventive measures to promptly prevent manifestations of negativity and waste, and strictly handle violations during the implementation of the Program.

VI. ASSIGNMENT OF MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Responsibilities of the ministries and central sectors

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development (as the agency in charge of the Program) shall

- Assume the prime responsibility for managing the Program; take responsibility for overall management and supervision of the results of implementation of building new rural area in all localities across the country;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant ministries, the central sectors and the People's Committees of provinces and centrally run cities in organizing the implementation of the Program according to regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the relevant ministries, the central sectors and localities in developing regulations on principles, criteria, and norms for allocation of central budget fund and counterpart fund ratio of local budget for the 2021-2025 period and submit to the Prime Minister for promulgation according to regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, the central sectors and the localities in developing the regulations on promulgating the set of national standards for new rural area at all levels (provincial, district and commune levels) and degrees (standard, advanced and exemplary) in the 2021-2025 period;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with central and local ministries and sectors in synthesizing the central budget fund needs to be supplemented for the Program for the 2021-2025 period and annually submitting it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to report to the Prime Minister according to regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in assume the prime responsibility for component content to unify specific and 5-year objectives, targets, annual tasks to be assigned to each ministry, central agency and localities for implementing and submit it to the Ministry of Planning and Investment for synthesis and submit to the Prime Minister for consideration and decision to assign localities for implementation;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and agencies in charge of component content in developing plans to allocate central budget fund to implement the Program for the 5-year period and annually submitting it to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance to synthesize and submit to the Prime Minister for decision;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in continuing to develop and complete and submit to competent authorities for approval in accordance with the law 06 specialized programs to support the implementation of the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period after the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period is approved;

- Coordinate with the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and relevant agencies to research and propose to the Government and the Prime Minister on amending and promulgating investment credit policies for agriculture, rural areas implemented in accordance with the Party's policies, legal regulations and the Government's credit fund mobilization mechanism on credit policies to implement the national target programs, Decree No. 116/2018/ND-CP dated September 7, 2018 of the Government, while ensuring compliance with the balancing ability of the central budget and other relevant documents;

- Assume the prime responsibility for the development of instructions for relevant ministries, sectors and localities to effectively implement the Program implementation plan for the 2021-2025 period and annual plans after being approved by the Prime Minister for completion of the Program's objectives;

- Assume the prime responsibility for the development of the Program monitoring and evaluation system and documents guiding the Program-implementing agencies on the Program evaluation and monitoring process in accordance with the law;

- Advise the Prime Minister to assign specific tasks, direct to strengthen the coordination of the ministries and the sectors and promote the role of the Vietnam Fatherland Front and other unions and socio-political organizations in organizing and implementing the Program;

- Coordinate with the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations in developing a specific implementation plan for assigned contents and guiding the localities to implement;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and central sectors to organize scheduled and unscheduled inspection and supervision of the implementation of the Program by localities according to regulations.

b) The Ministry of Planning and Investment shall

- Implement unified state management of national target programs in accordance with the Law on Public Investment;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, central sectors and localities in developing and submitting to the Government for promulgation of regulations on management and implementation of national target programs, ensuring compliance with the Law on Public Investment, the Law on the State Budget and other relevant laws;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and the central sectors in appraising and synthesizing the 5-year and annual medium-term public investment plans, targets and specific tasks of the Program based on the proposal of the program owner to submit to the Government and the Prime Minister according to regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and prioritizing the additional central budget fund (development investment fund) for the Program in the 2021-2025 period and on an annual basis at the request of the National Assembly, in accordance with the Law on Public Investment and the balance ability of the state budget;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance and relevant agencies in completing procedures for reporting to the Government and the Prime Minister for consideration and submission to the National Assembly immediately at the latest meeting, allowing an additional 88.6 million USD in ODA fund from the Asian Development Bank to implement the investment program to develop basic health care networks in disadvantaged areas in the medium-term public investment plan for the 2021-2025 period in accordance with the law;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in appraising the principles, criteria, and norms for allocation and use of public investment fund of the Program in accordance with the law.

c) The Ministry of Finance shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and prioritizing additional central budget fund (non-business funding) for the Program for the 2021-2025 period and on an annual basis according to the request of the National Assembly, in accordance with the Law on the State Budget, guiding documents and the balance ability of the state budget;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant ministries and central sectors in developing and issuing instructions on the management and use of central budget fund (non-business funding) to implement the Program for the 2021-2025 period;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and the relevant agencies in completing procedures for reporting to the Government and the President to issue the Decision to extend the closing time for ODA loan books of the Asian Development Bank to implement the investment program to develop the grassroots health care networks in disadvantaged areas in compliance with the Law on Treaties, the Law on Public Debt Management and Decree No. 114/2021/ND-CP dated December 16, 2021;

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating the fund for the Program under the progress and medium-term investment plan, annually submit to competent authorities for consideration and decision.

d) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the relevant ministries and sectors in guiding localities to integrate fund from the sustainable poverty reduction program in extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal areas and on islands, and poor districts to strive to complete the objectives of the approved Program according to the principles of fund integration of 03 national target programs for the 2021-2025 period in Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly and regulations in other relevant documents;

- Guide the relevant authorities and localities to implement component projects of the national target program on sustainable poverty reduction to ensure there is no overlap or duplication of subjects and implementation content with the national target program on building new rural areas

dd) The Committee for Ethnic Minority Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the relevant ministries and sectors in guide localities to integrate fund from the national target program on socio-economic development in ethnic minority areas and mountainous areas in the 2021-2030 period in extreme difficulty-hit communes, villages in ethnic minority and mountainous areas to strive to complete the objectives of the approved Program according to the principles of fund integration of 03 national target programs for the 2021-2025 period in Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly and regulations in other relevant documents.

- Guide the relevant authorities and localities to implement component projects of the national target program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas to ensure there is no overlap or duplication of subjects and implementation content with the national target program on building new rural areas.

e) The ministries and central agencies assigned to assume the prime responsibility for the Program's component content:

- Develop and propose specific goals and targets to implement the 5-year and annual component contents and send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Planning and Investment for synthesis in the general plan of the Program and submission to the Prime Minister for consideration and implementation in accordance with the law;

- Prepare a 5-year and annual central budget fund plan to deploy activities to serve the direction, administration, and guidance on implementing the Program, and send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis into the general plan according to regulations;

- Guide the localities to implement targets, tasks and organize the implementation of program components under their assigned management;

- Fully implement the reporting regime on the results of implementation of component content and use of assigned fund and send it to the agency in charge of the Program for synthesis;

- Prioritize the integration of programs and projects in the assigned state management fields to contribute to the implementation of component contents and new rural area criteria as assigned;

- Guide and direct the localities to implement the criteria in the set of national standards for new rural area as assigned;

- Develop and promulgate national technical standards and regulations, economic-technical norms in investment, management and exploitation of infrastructure works under the assigned state management responsibilities;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the agency in charge of the Program, the relevant ministries and sectors in organizing inspection, supervision and evaluation of the results of implementation of resources and targets, tasks, and component content of the Program under their assigned management according to regulations and send to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis and report to the Prime Minister and the Central Steering Committee; periodically organize inspection teams in localities according to regulations.

g) The ministries and central agencies participating in implementing the Program shall:

Take responsibilities for integrating target programs and projects of each ministry and sector with the national target program on building new rural areas.

h) The State Bank of Vietnam shall inspect and supervise the commercial banks in implementing credit policies to serve agriculture and rural areas, contributing to the implementation of the Program.

i) The Vietnam Bank for Social Policies shall:

- Focus on mobilizing resources and perfecting policy mechanisms to better and more effectively implement social policy credit, with special priority to support households subject to social policies in difficulty-hit communes in order to increase income, improve people's production and living conditions, and contribute to building new rural area;

- Implement the fund mobilization solutions in accordance with Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly and comply with the Party's policies, the legal regulations and the credit mobilization mechanism of the Government for credit policies to implement national target programs, Decree No. 116/2018/ND-CP dated September 7, 2018 of the Government, while ensuring compliance with the balancing ability of the central budget and other relevant documents;

k) The information and communication agencies are responsible for propaganda to serve the requirements of the Program.

2. Responsibilities of the People's Committees of provinces and centrally run cities

a) Develop and promulgate the 5-year and annual Program implementation plan, including the following contents: Plan on fund sources, objectives, and tasks to send to the agency in charge of the Program, the agency in charge of component content, and the relevant agencies according to regulations.

b) Direct and assign the responsibilities of each level and departments and sectors in organizing and implementing the Program according to the principle of strengthening decentralization and promoting a sense of the grassroots-level responsibility.

c) Promulgate the mechanisms, policies, and instructions on organizing and implementing the Program in the province according to assigned authority and tasks; issue regulations on integrating fund sources from other programs and projects with the same content and tasks to implement the Program in the localities, ensuring no overlap or duplication in scope, subjects, and content among the national target programs, striving to complete the objectives of the approved Program.

d) Establish the general Steering Committee for national target programs for the 2021-2025 period at the localities in accordance with Point b, Clause 4, Article 1 of Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly on approving the investment policy for the national target program on sustainable poverty reduction in the 2021-2025 period and Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly on approving the investment policy for the national target program on building new rural areas for the 2021-2025 period. Strengthen the advisory agency apparatus to assist the Steering Committee at all levels in unification and synchronization in accordance with the law and the actual conditions.

dd) Direct the review and coordination of district-level building new rural area plans in the localities to be consistent with the province's general plan on new rural area building.

e) Proactively balance and allocate enough counterpart funds from the local budget in accordance with the law, as well as have solutions to effectively mobilize other legal resources outside the budget to invest in building new rural area; encourage entrusted lending through the social policy bank to implement the Program's contents, with priority given to supporting the implementation of the OCOP Program, supporting the application of small- and medium-sized processing technology in agriculture, environment and rural clean water in accordance with the Party's policies, the legal regulations on the Government's credit fund mobilization mechanism, credit policy to implement national target programs, and management of policy credit fund, Decree No. 116/2018/ND-CP dated September 7, 2018 of the Government and in accordance with the characteristics of the local socio-economic situation and the balancing ability of the central budget and other relevant documents.

g) Based on actual conditions, research and promulgate a mechanism to encourage localities with developed economies to support disadvantaged localities to accelerate the progress of building new rural areas to ensure compliance with current law in a spirit of voluntariness, ensuring publicity, transparency, and clear accountability in accordance with the law on investment management.

h) Strengthen mobilization of economic organizations to register to support localities (district and commune levels) in implementation of building new rural area.

i) Strengthen mobilization and encourage people to participate and contribute to building new rural areas in a voluntary form, without mobilizing too much people and causing outstanding debts in the basic construction of the Program.

k) Organize the implementation, monitoring, evaluation and reporting of the results of the Program implementation in the province periodically and irregularly according to regulations.

3. Sincerely recommend the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations

Within the scope of its functions and tasks, coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in developing a specific implementation plan for assigned contents to guide localities in implementation; proactively and actively participate in implementing the Program's contents and tasks as assigned; carry out supervision and social criticism during the implementation of the Program; continue to effectively implement "All people unite to build new rural areas and civilized urban areas” campaign./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 263/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 263/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất