Quyết định 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1821/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1821/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/10/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 07/10/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1821/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
Theo đó, Chính phủ đề ra mục tiêu đưa nước từ sông Hồng vào sông Đáy một cách chủ động với lưu lượng nước tối đa về mùa kiệt là 100m3/s, mùa lũ là 450m3/s, để duy trì dòng chảy thường xuyên, làm sống lại sông Đáy. Đồng thời bảo đảm sông Đáy thoát được lưu lượng tối đa 2.500m3/s để dự phòng chuyển lũ khi xuất hiện lũ đặc biệt lớn với chu kỳ lặp lại lớn hơn 500 năm trên sông Hồng, hoặc khi xảy ra sự cố nghiêm trọng với Hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn đưa ra một số giải pháp phòng, chống lũ. Cụ thể: Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các cống Cẩm Đình, Hiệp Thuận, Vân Cốc…; Cải tạo lòng dẫn sông Đáy; Xây dựng, củng cố, nâng cấp đê và kiên cố hóa đê điều… Đồng thời nâng cao nhận thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai thông qua các hình thức tuyên truyền. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức liên quan cũng cần tăng cường việc quản lý đê điều và các công trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1821/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1821/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1821/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ thực hiện bãi bỏ các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Đảm bảo kết hợp đa mục tiêu gồm: cấp nước, tiêu thoát nước, phòng, chống lũ, phục vụ giao thông, du lịch, cảnh quan môi trường đô thị.
2. Phù hợp với quy hoạch tổng thể các tỉnh, thành phố trong lưu vực, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
3. Đảm bảo tính kế thừa, hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng tại các khu dân cư đã ổn định, đáp ứng quá trình phát triển các ngành kinh tế, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.
4. Gắn với bảo vệ môi trường.
5. Huy động được các nguồn lực để cải tạo hệ thống sông Đáy, bao gồm: ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu chung
a) Tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sông Đáy, cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện cảnh quan môi trường sinh thái vùng ven sông.
b) Chủ động phòng, chống lũ trên hệ thống sông Đáy, bảo đảm an toàn đê điều, góp phần bảo đảm an toàn cho Thủ đô Hà Nội và vùng ven sông Đáy thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
c) Tạo điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân tại các khu vực phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Đáy trước đây.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đưa nước từ sông Hồng vào sông Đáy một cách chủ động, lưu lượng tối đa về mùa kiệt là 100 m3/s, mùa lũ là 450 m3/s để duy trì dòng chảy thường xuyên, làm sống lại sông Đáy; đồng thời đảm bảo sông Đáy thoát được lưu lượng tối đa 2.500 m3/s để dự phòng phải chuyển lũ trong trường hợp xuất hiện lũ đặc biệt lớn có chu kỳ lặp lại lớn hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.
b) Đảm bảo an toàn các tuyến đê sông Đáy, sông Bùi, sông Mỹ Hà, góp phần đảm bảo an toàn dân cư hai bên bờ sông theo tiêu chuẩn phòng, chống lũ; kết hợp phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực.
c) Thực hiện xóa bỏ vùng chậm lũ trước đây thuộc địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức (thuộc thành phố Hà Nội) và khu vực hữu sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam để nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất; tạo điều kiện để thực hiện công tác quản lý và phát triển phù hợp đối với một số khu vực thuộc vùng bụng chứa Vân Cốc và hai bên lòng sông Đáy trên cơ sở triển khai các quy hoạch có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhiệm vụ quy hoạch
a) Xác định tuyến lòng dẫn, tuyến thoát lũ ổn định để đảm bảo chuyển tải các cấp lưu lượng, đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ dân sinh, cải thiện môi trường, chống lũ nội tại và chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s.
b) Xác định vị trí các tuyến đê đảm bảo kết hợp đa mục tiêu, phù hợp với các yêu cầu bảo vệ dân sinh, kinh tế trong khu vực.
c) Xác định các giải pháp củng cố, nâng cấp, cải tạo các công trình phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy đảm bảo kết hợp giao thông.
d) Xác định các giải pháp đảm bảo ổn định, an toàn dân sinh khi phải chống lũ thiết kế, đồng thời tăng cường công tác quản lý, chống lấn chiếm trong vùng lòng dẫn thoát lũ.
đ) Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và kế hoạch thực hiện hàng năm từ 2015 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.
III. PHẠM VI QUY HOẠCH: Hệ thống sông Đáy thuộc địa phận thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
IV. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
1. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ:
Hệ thống sông Đáy phải đảm bảo chống với lũ nội tại, đồng thời chống được lũ trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500m3/s theo quy định tại Nghị định 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ được xác định tại một số vị trí như sau:
a) Đối với sông Đáy:
TT |
Vị trí |
Sông |
Tiêu chuẩn phòng, chống lũ |
Ghi chú |
|
Mực nước (m) |
Lưu lượng (m3/s) |
|
|||
1 |
Hạ lưu Vân Cốc |
Đáy |
13,33 |
2.500 |
Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s |
2 |
Hạ lưu Đập Đáy |
Đáy |
11,45 |
2.500 |
|
3 |
Song Phương |
Đáy |
10,55 |
2.376 |
|
4 |
Mai Lĩnh |
Đáy |
10,20 |
2.265 |
|
5 |
Ba Thá |
Đáy |
8,22 |
2.184 |
|
6 |
Tân Lang |
Đáy |
5,97 |
2.162 |
|
7 |
Phủ Lý |
Đáy |
5,19 |
2.173 |
|
8 |
Ninh Bình |
Đáy |
4,38 |
2.491 |
|
9 |
Độc Bộ |
Đáy |
4,08 |
5.634 |
|
10 |
Cửa Đáy |
Đáy |
2,69 |
5.345 |
b) Đối với sông Bùi, sông Mỹ Hà:
TT |
Vị trí |
Sông |
Tiêu chuẩn phòng, chống lũ |
||
Mực nước (m) |
Lưu lượng (m3/s) |
Tần suất (%) |
|||
1 |
Tân Trượng |
Bùi |
9,28 |
580 |
2% |
2 |
Ba Thá |
Bùi |
8,22 |
580 |
Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy 2.500 m3/s |
3 |
Đục Khê |
Mỹ Hà |
5,97 |
280 |
|
4 |
Cầu Dậm |
Mỹ Hà |
5,97 |
280 |
2. Giải pháp phòng, chống lũ
a) Các công trình đầu mối: cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận, cống Vân Cốc; Đập Đáy, tràn Vân Cốc và các khu quản lý.
- Cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo vận hành, đưa nước vào sông Đáy trong mùa khô và mùa lũ.
- Cống Vân Cốc và đập Đáy: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hàng năm để đảm bảo vận hành chuyển lũ với lưu lượng tối đa 2.500m3/s trong trường hợp lũ sông Hồng vượt tần suất thiết kế, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.
- Đoạn đê tràn Vân Cốc: Củng cố, nâng cấp đoạn tràn Vân Cốc chiều dài 8,5km thành đê chống lũ nhằm đảm bảo chống được lũ tương ứng với mực nước tại Hà Nội ở cao trình +13,10 m.
- Khu quản lý: Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo kiên cố, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vận hành các công trình phòng, chống lũ hệ thống sông Đáy hiện nay và trong tương lai.
b) Cải tạo lòng dẫn và bãi sông Đáy:
- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy: Cải tạo lòng dẫn để đảm bảo đưa nước thường xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy cả về mùa kiệt và mùa lũ, với lưu lượng tối đa là 450 m3/s (không gây ngập vùng bãi sông Đáy), cụ thể:
+ Đoạn kênh dẫn từ Cẩm Đình đến Hiệp Thuận: Giữ nguyên như hiện trạng.
+ Đoạn từ Đập Đáy đến Ba Thá: Tuyến lòng dẫn cải tạo cơ bản theo tuyến lòng sông hiện nay, xem xét điều chỉnh nắn thẳng (cắt cong) ở 2 đoạn: Hiệp Thuận và Yên Nghĩa nhằm tăng khả năng tiêu thoát lũ, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật; đối với những nơi lòng sông hiện tại đi qua các khu dân cư tập trung có thể điều chỉnh tim tuyến để giảm thiểu di dân tái định cư. Lòng dẫn sông Đáy được cải tạo theo 2 cấp, gồm: lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải dòng chảy mùa kiệt, với lưu lượng tối đa 100 m3/s; lòng dẫn cấp 2 kết hợp với lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải được dòng chảy mùa lũ, với lưu lượng tối đa 450 m3/s.
+ Đoạn từ Ba Thá đến biển: Cải tạo, nạo vét lòng sông hiện có để đảm bảo thoát lũ (đoạn từ Gián Khẩu đến biển đang được nạo vét để phục vụ giao thông thủy nội địa đã đảm bảo thoát lũ 2.500 m3/s).
- Phần bãi sông Đáy: Di dời toàn bộ nhà cửa, công trình trong phạm vi cải tạo, nạo vét phần lòng dẫn có dòng chảy thường xuyên và phạm vi lưu không sát bờ sông để phòng, tránh sạt lở, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định tại Luật Đê điều; phần diện tích bãi sông và phần lòng dẫn phải đảm bảo thoát được lũ nội tại và thoát lũ khi chuyển lũ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa 2.500 m3/s.
c) Xây dựng, củng cố, nâng cấp đê và kiên cố hóa đê điều
- Thân đê: Hoàn chỉnh mặt cắt đê theo tiêu chuẩn thiết kế (tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê), đối với những đoạn đê qua khu dân cư tập trung hoặc kết hợp đường giao thông thực hiện các giải pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng dân cư, tăng hiệu quả đầu tư.
Nâng cấp, hoàn thiện đê sông Đáy khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức và đê hữu Đáy (tỉnh Hà Nam) để thực hiện xóa bỏ các khu chậm lũ trước đây.
Xử lý ẩn họa trong thân đê, trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ đê, tạo cảnh quan môi trường.
- Nền đê: Xử lý chống thấm, đùn sủi tại nhũng đoạn nền đê có địa chất yếu, bị đùn sủi; đắp tầng phủ, lấp đầm, hồ, ao sát chân đê tăng cường ổn định cho đê; những đoạn điều chỉnh tuyến, cần xem xét xử lý nền để bảo đảm ổn định lâu dài.
- Cứng hóa mặt đê kết hợp làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hộ đê, quản lý đê; xây dựng đường hành lang chân đê ở những đoạn đê qua khu dân cư tập trung phục vụ quản lý, chống lấn chiếm, kết hợp làm đường gom.
- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê để bảo đảm nhiệm vụ tưới, tiêu; các cống phải phù hợp với mặt cắt thiết kế đê, đảm bảo an toàn chống lũ, an toàn đê điều, những đoạn đê kết hợp giao thông phải phù hợp tải trọng thiết kế chung toàn tuyến.
- Phòng chống sạt lở bờ sông ở những khu vực có nguy cơ sạt lở bằng các giải pháp công trình, phi công trình theo quy định tại Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.
d) Giải pháp phi công trình
- Nâng cao nhận thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh, đối phó, thích nghi với ngập lụt.
- Tăng cường công tác quản lý đê điều, các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ. Hướng dẫn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà cửa, công trình tại những khu vực được phép xây dựng ở vùng bãi sông Đáy và vùng bụng chứa Vân Cốc đảm bảo tránh lũ, ổn định dân sinh, giảm thiểu thiệt hại khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
- Tổ chức hộ đê trong mùa mưa lũ, nhất là khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa nhằm phát hiện, xử lý kịp thời khi có sự cố, hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; xây dựng phương án ứng phó khi chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy để chủ động đảm bảo an toàn dân sinh. Việc huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để hộ đê thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Giải pháp cấp nước vào sông Đáy
a) Cấp nước trong mùa kiệt
- Cấp nước từ sông Hồng vào sông Đáy qua cống Cẩm Đình và cống Hiệp Thuận, khi mực nước ngoài sông Hồng tại Cẩm Đình cao hơn +3,00 m.
- Cấp nước từ sông Tích vào sông Đáy thông qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức với lưu lượng khoảng 20 m3/s khi dự án tiếp nước cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú hoàn thành.
- Trường hợp mực nước sông Hồng tại Cẩm Đình nhỏ hơn +3,00 m, ngoài cấp nước từ sông Tích qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức, bổ sung nước từ sông Hồng vào sông Đáy bởi trạm bơm Xuân Phú với lưu lượng 5 m3/s khi dự án xây dựng trạm bơm Xuân Phú hoàn thành.
b) Cấp nước trong mùa lũ
- Qua hệ thống cống và kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận chuyển nước từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa 450 m3/s để không gây ngập bãi sông Đáy, không ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, kinh tế trong khu vực.
- Qua sông Tích và qua cống Liên Mạc: Bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy qua sông Tích tại Thụy Đức, Ba Thá với lưu lượng khoảng 60 m3/s và qua cống Liên Mạc (nhập vào sông Đáy tại Phủ Lý) với lưu lượng khoảng 70 m3/s.
- Trong trường hợp cần thiết, vận hành cống Vân Cốc và Đập Đáy để bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy đáp ứng yêu cầu cấp nước cho sông Đáy và chuyển lũ sông Hồng vào sông Đáy.
4. Vị trí các tuyến đê và hành lang thoát lũ
a) Vị trí các tuyến đê
- Vùng lòng hồ Vân Cốc: Các tuyến đê Ngọc Tảo phía bờ hữu, đê La Thạch phía bờ tả và đê Vân Cốc (hữu sông Hồng) giữ vị trí tuyến hiện nay.
- Đê tả Đáy: Cơ bản theo tuyến đê hiện nay, điều chỉnh tuyến một số đoạn quá cong, khoảng cách giữa 2 tuyến đê hiện tại rộng, gồm đoạn qua Song Phương phù hợp với tuyến đường vành đai 4 và đoạn qua Yên Nghĩa để kết hợp tạo điều kiện khai thác quỹ đất phục vụ phát triển thành phố Hà Nội.
- Đê hữu Đáy: Cơ bản theo tuyến hiện có, điều chỉnh các đoạn đê cong Sài Sơn và Đồng Quang ra phía sông và một số đoạn điều chỉnh cục bộ để kết hợp giao thông.
- Các tuyến đê tả, hữu sông Bùi và đê tả Mỹ Hà cơ bản giữ nguyên vị trí các tuyến đê như hiện trạng.
b) Hành lang thoát lũ:
- Phạm vi thoát lũ hệ thống sông Đáy gồm phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng thường xuyên về mùa kiệt và mùa lũ và phần hai bên bờ sông kết hợp với phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng 2.500 m3/s khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
- Đối với các khu vực dân cư, công trình ở bãi sông:
+ Khu vực lòng hồ Vân Cốc: Không xây dựng nhà ở, công trình trong giới hạn từ đường biên dọc theo bờ trái cống Vân Cốc đến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận trong phạm vi 02 km sau cống Vân Cốc. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ và chứa lũ.
+ Đoạn từ đập Đáy đến biển: Di dời nhà cửa, công trình trong phạm vi cải tạo, nạo vét phần lòng sông và phạm vi lưu không với bờ sông phòng, tránh sạt lở, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định tại Luật Đê điều; phần bãi sông trong phạm vi 500m (bao gồm hai bên bãi và lòng sông) không được xây dựng mới nhà cửa, công trình; đối với công trình, nhà cửa hiện có xây dựng kế hoạch để từng bước di dời; phần bãi sông ngoài phạm vi 500m được sử dụng theo quy định của Luật Đê điều, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ, chứa lũ.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Tổng mức đầu tư: Kinh phí thực hiện quy hoạch dự kiến khoảng 16.013 tỷ đồng, bao gồm:
a) Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê khoảng 20 tỷ đồng.
b) Cải tạo lòng dẫn sông Đáy khoảng 12.024 tỷ đồng (bao gồm cả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí thực hiện dự án cải tạo làm sống lại sông Đáy từ đập Đáy về Mai Lĩnh do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang tổ chức thực hiện, chưa tính kinh phí thực hiện dự án nạo vét, cải tạo sông Đáy do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đang tổ chức thực hiện).
c) Nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đê, cống qua đê khoảng 3.549 tỷ đồng.
d) Duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối, cải tạo, nâng cấp công trình quản lý 240 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch: Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa từ việc khai thác quỹ đất và thực hiện các dự án theo các hình thức BT, BOT, PPP.
VI. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giai đoạn 2015 - 2020:
a) Tập trung hoàn thành các hạng mục:
- Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê.
- Sửa chữa, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối phân lũ sông Đáy (cống Vân Cốc, Đập Đáy; cống Cẩm Đình, Hiệp Thuận) để đảm bảo phân lũ sông Hồng vào sông Đáy; cải tạo, nâng cấp công trình quản lý.
- Nâng cao các đường tràn, củng cố nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, hữu Đáy (Hà Nam) đảm bảo chống lũ.
- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) đối với đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh.
- Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ đập Đáy đến Mai Lĩnh.
- Củng cố, nâng cấp đê tràn Vân Cốc, đê tả Đáy.
- Củng cố, nâng cấp đê tả, hữu Bùi và tả Mỹ Hà.
- Củng cố đê tả Đáy trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định.
- Củng cố đê hữu đáy tỉnh Ninh Bình.
b) Từng bước thực hiện:
- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy, kết hợp với việc di dân tái định cư để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) đối với đoạn từ Mai Lĩnh đến Ba Thá và các khu vực co hẹp thuộc Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình.
- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa lũ (B=100) từ Đập Đáy đến Ba Thá.
- Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến Ba Thá và từ Ba Thá đến hết địa phận tỉnh Hà Nam.
Tổng nhu cầu kinh phí khoảng 5.020 tỷ đồng.
2. Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn thiện cải tạo lòng dẫn sông Đáy và củng cố nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến hết địa phận tỉnh Hà Nam đảm bảo chống lũ khi phải chuyển lũ 2.500 m3/s từ sông Hồng vào sông Đáy.
Tổng nhu cầu kinh phí khoảng 10.993 tỷ đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức quản lý theo quy hoạch, nhất là việc quản lý xây dựng tại vùng lòng hồ Vân Cốc và vùng bãi sông Đáy.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cụ thể và cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy, nhất là đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh và khu vực lòng hồ Vân Cốc khoảng 2 km sau cống Vân Cốc.
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn thoát lũ; cải tạo, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình đầu mối trong phạm vi quản lý của địa phương đảm bảo an toàn phòng chống lũ theo quy định, dự án di dân tái định cư ra khỏi hành lang thoát lũ. Huy động các nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch.
- Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng trong khu vực Vân Cốc và vùng bãi sông Đáy trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
- Chỉ đạo rà soát quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều trên địa bàn để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh theo định kỳ hoặc khi xuất hiện các yếu tố mới, việc điều chỉnh quy hoạch vẫn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành các công trình đầu mối nhằm đảm bảo chống lũ, chống úng về mùa lũ và cấp nước mùa kiệt của hệ thống sông Đáy sau khi thống nhất phương án vận hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đê điều, phòng chống lụt bão hướng dẫn các địa phương quản lý bảo vệ đê; củng cố, nâng cấp, cải tạo, xây dựng công trình đê điều thuộc hệ thống sông Đáy phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
- Thỏa thuận về kỹ thuật để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình, dự án di dân tái định cư theo đúng các quy định hiện hành nhằm đảm bảo đầu tư đồng bộ, an toàn, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy đoạn từ Hiệp Thuận đến Mai Lĩnh để sớm làm sống lại sông Đáy về mùa kiệt.
3. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu thực hiện việc kết nối, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy phù hợp với quy hoạch, kết hợp hệ thống đường giao thông với hệ thống đê để nâng cao hiệu quả đầu tư.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và cơ quan liên quan xây dựng cơ chế đầu tư tạo nguồn vốn thực hiện các giải pháp quy hoạch.
- Giám sát đầu tư, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
Phụ lục I
VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐÊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg
ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Ghi chú |
|
Từ |
Đến |
|||
I |
NGỌC TẢO |
|
14.134 |
|
1 |
K0 |
K14+134 |
14.134 |
Đê hiện có |
II |
LA THẠCH |
|
6.500 |
|
1 |
K0 |
K6+500 |
6.500 |
Đê hiện có |
III |
VÂN CỐC |
|
15.160 |
|
1 |
K0 |
K15+160 |
15.160 |
Đê hiện có |
IV |
TẢ ĐÁY |
|
196.255 |
|
1 |
K0 |
K10+200 |
10.200 |
Đê hiện có |
2 |
K10+200 (Song Phương) |
K14+700 (Song Phương) |
4.500 |
Nắn thẳng cục bộ |
3 |
K14+700 |
K20+000 |
5.300 |
Đê hiện có |
4 |
K20+000 (Yên Nghĩa) |
K23+100 (Yên Nghĩa) |
3.100 |
Nắn thẳng cục bộ |
5 |
K23+100 |
K80+022 |
56.922 |
Đê hiện có |
6 |
K88 |
K137+516 |
49.516 |
Đê hiện có (Hà Nam) |
7 |
K137+516 |
K204+233 |
66.717 |
Đê hiện có (Nam Định) |
V |
HỮU ĐÁY |
|
158.722 |
|
1 |
K0 |
K5+500 |
5.500 |
Đê hiện có |
2 |
K5+500 (Sài Sơn) |
K9+340 (Sài Sơn) |
3.840 |
Điều chỉnh tuyến đê ra phía ngoài |
3 |
K9+340 |
K11+740 |
2.400 |
Đê hiện có |
4 |
K11+740 (Đồng Quang) |
K16+00 (Đồng Quang) |
4.260 |
Điều chỉnh tuyến đê ra phía ngoài |
5 |
K16+00 |
K18+422 |
2.422 |
Đê hiện có |
6 |
K18+422 |
Cống Thụy Hương |
8.800 |
Theo tuyến mới bảo vệ đô thị Chúc Sơn |
7 |
Cống Thụy Hương |
Ba Thá |
14.500 |
Xây dựng mới song song với đê đã có |
8 |
Ba Thá |
Cống Trạm bơm An Mỹ |
8.300 |
Theo đường giao thông hiện có |
9 |
Cống Trạm bơm An Mỹ |
Trạm bơm Xuy Xá |
5.200 |
XD mới song song tuyến đê hữu Đáy cũ |
10 |
Trạm bơm Xuy Xá |
Hết địa phận Hà Nội |
12.300 |
Theo đường giao thông hiện có |
11 |
Ranh giới Hà Nội, Hà Nam |
Giao cắt TL 977 |
4.700 |
Theo đường TL978 |
12 |
Giao cắt giữa TL 977 và 978 |
Cống 3 cửa trên TL977 |
1.000 |
Theo tuyến đường TL977 |
13 |
Cống 3 cửa |
Cầu Phủ Lý |
10.800 |
Theo QL21 |
14 |
Cầu Phủ Lý |
Cầu Kiện Khê (Hà Nam) |
7.500 |
Theo tuyến đường TL979 Hà Nam |
15 |
Cầu Kiện Khê (Hà Nam) |
Cống Địch Lộng (Ninh Bình) |
|
Sát bờ sông là núi, không xây dựng đê |
16 |
Cống Địch Lộng (Ninh Bình) |
Cửa sông Đáy |
67.200 |
Đê hiện có |
VI |
TẢ BÙI |
|
21.360 |
|
1 |
K0 (Quốc Lộ 6) |
K19 (Ba Thá) |
21.360 |
Đê hiện có |
VII |
HỮU BÙI |
|
24.340 |
|
1 |
Thủy Xuân |
Ba Thá |
24.340 |
Đê hiện có |
VIII |
TẢ MỸ HÀ |
|
12.700 |
|
1 |
K0 (Cầu Dậm) |
K12+700 (Ngã 3 sông Đáy) |
12.700 |
Đê hiện có |
Phụ lục II
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg
ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên công trình |
Kinh phí |
Tiến độ thực hiện các dự án ưu tiên |
|
2015-2020 |
2021-2030 |
|||
1 |
Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê |
20 |
20 |
|
2 |
Sửa chữa, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối phân lũ sông Đáy (cống Vân Cốc, đập Đáy; cống Cẩm Đình, Hiệp Thuận) để đảm bảo phân lũ sông Hồng vào sông Đáy; cải tạo, nâng cấp công trình quản lý |
240 |
240 |
|
3 |
Nâng cao các đường tràn, củng cố nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hữu Đáy (Hà Nam) đảm bảo chống lũ. |
300 |
300 |
|
4 |
Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) từ đập Đáy - Mai Lĩnh. |
1.000 |
1.000 |
|
5 |
Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) từ Mai Lĩnh - Ba Thá và các khu vực co hẹp thuộc Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình |
1.500 |
500 |
1.000 |
6 |
Củng cố, nâng cấp tràn Vân Cốc (8,5km hiện ở cao trình +15m) đảm bảo chống lũ tương ứng với mực nước tại Hà Nội +13,10m |
31 |
31 |
|
7 |
Củng cố, nâng cấp đê tả Bùi |
264 |
264 |
|
8 |
Củng cố, nâng cấp đê hữu Bùi |
380 |
380 |
|
9 |
Củng cố, nâng cấp đê tả Mỹ Hà |
224 |
224 |
|
10 |
Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa lũ (B100) từ đập Đáy - Ba Thá |
3.500 |
500 |
3.000 |
11 |
Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Đập Đáy đến Mai Lĩnh |
387 |
387 |
|
12 |
Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến Ba Thá |
851 |
100 |
751 |
13 |
Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Ba Thá đến hết địa phận Hà Nam |
468 |
200 |
268 |
14 |
Củng cố đê hữu Đáy trên địa phận Ninh Bình |
388 |
388 |
|
15 |
Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Hà Nội |
295 |
295 |
|
16 |
Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Hà Nam |
49 |
49 |
|
17 |
Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Nam Định |
142 |
142 |
|
18 |
Cải tạo lòng dẫn sông Đáy (B=100m) từ Ba Thá - Gián Khẩu |
5.975 |
|
5.975 |
|
Tổng cộng |
16.013 |
5.020 |
10.993 |
THE PRIME MINISTER ____________ |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom - Happiness ___________ |
No. 1821/QD-TTg |
Hanoi, October 07, 2014 |
DECISION
Approving the anti-flood and regulatory dike master plans of the Day River system
____________
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Dikes dated November 29, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 04/2011/ND-CP dated January 14, 2011, abolishing flood diversion and slowing zones in the Red River system;
At the proposal of the Minister of Agricultural and Rural Development;
DECIDES:
Article 1. To approve the anti-flood and regulatory dike master plans of the Day River system with the following principal contents:
I. VIEWPOINTS
1. Ensuring the combination of multi-purposes, including water supply, drainage, flood prevention, and fighting, serving traffic, tourism, and urban environment landscape.
2. In line with the master plans of provinces and cities in the basin, in line with the general construction master plan of Hanoi city.
3. Ensuring the inheritance, minimizing ground clearance in stable residential areas, meeting the process of economic development, urbanization, and new rural construction.
4. Associating with environmental protection.
5. Mobilizing sources to improve the Day River system, including the state budget, socialization, and other legal capital sources.
II. OBJECTIVES AND TASKS
1. General objectives:
a) Creating a regular flow for the Day River to solve the environmental pollution of the Day River, supply water for production, daily life, socio-economic development, and at the same time improving the landscape and ecological environment of the riverside area.
b) Proactively preventing and fighting flood on the Day River system, ensuring dike safety, contributing to ensuring the safety of Hanoi city and the riverside area of the Day River in Ha Nam, Nam Dinh, and Ninh Binh provinces.
c) Creating favorable conditions for production development and stabilizing people's lives in flood diversion and slowing areas of the former Day River system.
2. Specific objectives:
a) Actively bring water from the Red River into the Day River, with a maximum flow of 100 m3/s in the dry season and 450 m3/s in the flood season to maintain regular flow and revive the Day River; at the same time, ensuring that the Day River can drain a maximum flow of 2,500 m3/s to prevent flooding in the event of a particularly large flood with a recurring cycle greater than 500 years on the Red River system, or a serious problem with the dike system in the inner city of Hanoi, problems in reservoir management and operation.
b) Ensuring safety for dike systems of the Day River, Bui River, and My Ha River, contributing to ensuring safety for residents on both sides of the river according to the standards of flood prevention and fighting; combining the development of road and waterway transport networks in the region.
c) Abolishing flood slowing areas previously in Chuong My and My Duc districts (in Hanoi city) and the right-hand area of the Day River in Ha Nam province for people to stabilize their lives and develop production; creating conditions to carry out appropriate management and development for some areas in the belly area of Van Coc reservoir and on both sides of the Day River bed based on implementing relevant plans for socio-economic development.
3. Tasks of the master plan:
a) Determining a stable channel and flood drainage route to ensure the transmission of all levels of flow, meeting the requirements of water supply for people's living, improving the environment, prevent internal floods, and transferring floods from the Red River to the Day River with a flow of 2,500 m3/s.
b) Determining locations of dike systems to ensure the multi-purpose combination, in compliance with requirements for protecting the people and economy in the area.
c) Identifying solutions to consolidate, upgrade and renovate anti-flood works and regulatory dikes of the Day River system to ensure traffic coordination.
d) Identifying solutions to ensure stability and safety for the people when preventing designed floods, at the same time, strengthening the management and fight against encroachment in the flood drainage area.
dd) Proposing projects prioritized for investment and annual implementation plans for the periods of 2015 - 2020 and 2021 - 2030.
III. SCOPE OF THE MASTER PLAN
The Day River system belongs to Hanoi city and the following provinces: Ha Nam, Nam Dinh, and Ninh Binh.
IV. SOLUTIONS
1. Anti-flood criteria:
The Day River system must be able to prevent internal floods in the event of transferring floods from the Red River to the Day River with a flow of 2,500 m3/s according to the Decree No. 04/2011/ND-CP dated January 14, 2011. Anti-flood criteria determined at several locations as follows:
a) For the Day River:
No. |
Location |
River |
Anti-flood criteria |
Note |
|
Water level (m) |
Water flow (m3/s) |
|
|||
1 |
Downstream Van Coc |
Day River |
13.33 |
2,500 |
Transferring floods from the Red River to the Day River with a flow of 2,500 m3/s |
2 |
Downstream Dap Day |
Day River |
11.45 |
2,500 |
|
3 |
Song Phuong |
Day River |
10.55 |
2,376 |
|
4 |
Mai Linh |
Day River |
10.20 |
2,265 |
|
5 |
Ba Tha |
Day River |
8.22 |
2,184 |
|
6 |
Tan Lang |
Day River |
5.97 |
2,162 |
|
7 |
Phu Ly |
Day River |
5.19 |
2,173 |
|
8 |
Ninh Binh |
Day River |
4.38 |
2,491 |
|
9 |
Doc Bo |
Day River |
4.08 |
5,634 |
|
10 |
Cua Day |
Day River |
2.69 |
5,345 |
b) For the Bui River and My Ha River:
No. |
Location |
River |
Anti-flood criteria |
||
Water level (m) |
Water flow (m3/s) |
Rate (%) |
|||
1 |
Tan Truong |
Bui River |
9.28 |
580 |
2% |
2 |
Ba Tha |
Bui River |
8.22 |
580 |
Transferring floods from the Red River to the Day River with a flow of 2,500 m3/s |
3 |
Duc Khe |
My Ha River |
5.97 |
280 |
|
4 |
Cau Dam |
My Ha River |
5.97 |
280 |
2. Anti-flood solutions
a) Key works: Cam Dinh culvert, Hiep Thuan culvert, Van Coc culvert; Day dam, Van Coc spillway, and management zones.
- Cam Dinh culvert, Hiep Thuan culvert: To carry out regular maintenance and repair to ensure the operation and bring water to the Day River in the dry and flood seasons.
- Van Coc culvert and Day dam: To carry out annual maintenance and repair to ensure the operation of transferring floods with a flow of a maximum of 2,500 m3/s in case the Red River flood exceeds the designed frequency, or a serious problem occurs with the dike system in the inner city of Hanoi, problems in reservoir management and operation.
- Van Coc spillway: To consolidate and upgrade the Van Coc spillway with a length of 8.5 km into an anti-flood dike to ensure flood resistance corresponding to the water level in Hanoi at an elevation of +13.10 m.
- Management zones: To renovate and upgrade to ensure solidity, and at the same time improve management capacity to meet the requirements of operating tasks of current and future anti-flood works in the Day River system.
b) Renovation of channel and stretches of the Day River:
- Renovation of the Day River channel: To renovate the channel to ensure regular flow of water from the Red River to the Day River in both the dry season and the flood season, with a maximum flow of 450 m3/s (not causing flooding in the Day River stretches), specifically:
+ The canal from Cam Dinh to Hiep Thuan: To keep as it is.
+ From Dap Day to Ba Tha: The main route has been renovated according to the current riverbed route, considering straightening (curving) in 2 sections: Hiep Thuan and Yen Nghia to increase flood drainage capacity and ensure economic and technical efficiency; for places where the existing riverbed passes through concentrated residential areas, the centerline can be adjusted to minimize migration and resettlement. The Day riverbed is renovated in 2 levels, including level 1 channel to ensure the flow of dry-season flow, with a maximum flow of 100 m3/s; the level 2 channel is combined with the level 1 channel to ensure the transfer of flow in the flood season, with a maximum flow of 450 m3/s.
+ From Ba Tha to the sea: To renovate and dredge the existing riverbed to ensure flood drainage (the section from Gian Khau to the sea being dredged to serve inland waterway navigation has ensured the flood drainage of 2,500 m3/s).
- Day river stretches: To relocate all houses and works within the scope of renovating and dredging the part of the riverbed with the regular flow and the area close to the riverbank to prevent and avoid landslides, except for auxiliary and special works as prescribed in the Law on Dikes; the river stretch area and the part of the riverbed must be able to escape the internal flood and drain the flood when transferring the flood of the Red River into the Day River with a maximum flow of 2,500 m3/s.
c) Construction, consolidation, and upgrading of dikes and solidification of dikes
- Dike body: To complete the dike cross-section according to design standards (raise, pressure, expand the dike surface), for sections of dike crossing concentrated residential areas or combining roads, implement appropriate solutions to limit the influence of population and increase investment efficiency.
To upgrade and complete the dike system of the Day River in Chuong My, My Duc, and right dikes of the Day River (Ha Nam province) to remove previous flood slowing zones.
To handle hidden disasters in the dike body, plant trees to break waves, plant grass to protect the dike, creating environmental landscapes.
- Dike foundation: To carry out waterproofing treatment, extrusion at the dike foundation sections with weak geology that is bubbled up; cover layer, fill in lagoons, lakes, and ponds close to the dike foot to strengthen the stability of the dike; in the alignment sections, background treatment should be considered to ensure long-term stability.
- To harden the dike surface in combination with the construction of roads, create favorable conditions for dike protection and management; build corridors at the foot of the dike at the dike sections passing through concentrated residential areas to serve management, anti-encroachment, combined with collecting roads.
- To build and upgrade dike culverts to ensure irrigation and drainage tasks; culverts must conform to the dike design cross-section, ensure flood prevention safety and dike safety, and sections of dike combined with traffic must match the general design load of the entire route.
- To prevent river bank landslide in areas at risk of landslides with structural and non-structural solutions as prescribed in the Regulation on handling river bank and coastal landslide.
d) Non-structural solutions
- To raise awareness on disaster prevention and mitigation, propagate measures to prevent, avoid, cope with and adapt to floods.
- To strengthen dike management, natural disaster prevention and mitigation works, combat encroachment on dike protection corridors and flood drainage corridors. To guide the renovation, upgrading, and construction of houses and works in areas where construction is permitted in the Day river stretches and Van Coc reservoir area to ensure flood avoidance, stabilization of people's livelihoods, and minimization of damage caused by transferring flood from the Red River to the Day River.
- To organize dike protection in the rainy and flood season, especially when it is necessary to transfer floods from the Red River to the Day River with maximum flow in order to detect and handle promptly when there is an incident, or there is a risk of an incident; develop a response plan when transferring floods from the Red River to the Day River to proactively ensure people's safety. The mobilization of materials, human resources, and means for dike protection shall comply with the provisions of law.
3. Solution to supply water to the Day River
a) Water supply in the dry season
- To conduct water supply from the Red River to the Day River through Cam Dinh and Hiep Thuan culverts, when the water level outside the Red River at Cam Dinh is higher than + 3.00 m.
- To supply water from the Tich River to the Day River through the San - Thuy Duc drainage canal system with a flow of about 20 m3/s when the project of water reclamation and restoration of the Tich River from Luong Phu is completed.
- In case the water level of the Red River at Cam Dinh is less than + 3.00 m, in addition to supplying water from the Tich River through the San - Thuy Duc drainage canal system, water from the Red River shall be added into the Day River by Xuan Phu pumping station with a flow of 5 m3/s when the construction project of Xuan Phu pumping station is completed.
b) Water supply in flood season
- Through the culverts and canals of Cam Dinh - Hiep Thuan, to transfer water from the Red River to the Day River with a maximum flow of 450 m3/s so as not to flood the river stretches of the Day River, and not to affect the daily life and economic activities in the area.
- Through the Tich River and Lien Mac culvert: Additional flow from Red River is supplied to Day River through Tich River at Thuy Duc, Ba Tha with a flow of about 60 m3/s and through Lien Mac culvert (entering the Day River at Phu Ly) with a flow of about 70 m3/s.
- In case of necessity, operate Van Coc and Day culverts to supplement the flow from the Red River to the Day River to meet the water supply requirements for the Day River and transfer floods from the Red River into the Day River.
4. Location of dikes and flood drainage corridors
a) Location of dike systems
- Van Coc lake bed area: The Ngoc Tao dike systems on the right bank, La Thach dike on the left bank, and Van Coc dike (on the right of the Red River) are the current dike system.
- The left dike of the Day River: - Basically according to the current dike system, adjust the route for some sections that are too curved, the distance between the two existing dike systems is wide, including the section passing Song Phuong suitable for belt road 4 and the section passing Yen Nghia to combine and facilitate the exploitation of the land fund for the development of Hanoi city.
- The right dike of the Day River: Basically according to the existing route, adjust the Sai Son and Dong Quang curved dikes to the riverside and some local adjustments to combine traffic.
- The left and right dikes of the Bui River and My Ha left dike remain their current positions.
b) Flood drainage corridors:
- The flood drainage scope of the Day River system includes the riverbed to convey the regular flow in the dry and flood seasons and the two sides of the river in combination with the riverbed to convey the flow of 2,500 m3/s when transferring flood from the Red River to the Day River.
- For residential areas and works in river stretches:
+ Van Coc lake bed area: Not to build houses, works within the limit from the border along the left bank of Van Coc culvert to Cam Dinh - Hiep Thuan canal within 2 km after Van Coc culvert. To strictly manage the construction in accordance with the general construction master plan of Hanoi city approved by the Prime Minister and not exceed the rate of 15% to ensure flood drainage and flood storage space.
+ The section from Day dam to the sea: To relocate houses and works within the area of renovating and dredging the riverbed and the traffic area with the riverbank to prevent and avoid landslides, except for auxiliary works and special works as prescribed in the Law on Dikes; the river stretch within 500 m (including both sides of the stretch and riverbed) must not build new houses and works; for existing works and houses, to develop plans to gradually relocate; the river stretch outside the 500 m range shall be used in accordance with the Law on Dikes and the general construction master plan of Hanoi city, the land use master plan, and construction master plan, and must not exceed the rate of 15% to ensure the space to flood drainage and flood storage space.
V. FUNDING FOR IMPLEMENTATION
1. Total investment amount: The budget for the implementation of the plan is expected to be about VND 16,013 billion, including:
a) Funding for determination of the scope, setting limit markers: flood drainage, renovating the channel and consolidating, upgrading, adjusting, and building new dikes about VND 20 billion.
b) Funding for the renovation of the Day river bed is about VND 12,024 billion (including the cost of compensation for ground clearance, the cost of implementing the project of renovating and revitalizing the Day River from Day dam to Mai Linh by the Hanoi People’s Committee, excluding the cost of implementing the project of dredging and renovating the Day River, which is being implemented by the People's Committee of Ninh Binh province).
c) Funding for upgrading and completing dikes and dike culverts is about VND 3,549 billion.
d) Funding for maintenance and repair of key works, renovation, and upgrading of management works is VND 240 billion.
2. Funding for the master plan implementation: State budget (central budget, local budget), mobilized ODA capital, socialized capital from land fund exploitation, and implementation of projects in the forms of BT, BOT, PPP.
VI. ORDER OF MASTER PLAN IMPLEMENTATION
1. The period of 2015 - 2020:
a) Focus on completing the following items:
- Determining the scope, set the limit markers: flood drainage, renovating the channel, and consolidating, upgrading, adjusting, and building new dikes.
- Repairing, renovating and maintaining the main works of flood diversion of the Day River (Van Coc culvert, Dam Day; Cam Dinh and Hiep Thuan culverts) to ensure flood diversion of the Red River into the Day River; management renovation and upgrading.
- Raising spillways, consolidate, upgrade and build new dikes in Chuong My, My Duc, and Huu Day districts (Ha Nam) to ensure flood control.
- Improving the channel of the Day River to bring water regularly in the dry season (B=22m) for the section from the Day dam to Mai Linh.
- Consolidating and upgrading the Day right dike from Day dam to Mai Linh.
- Consolidating and upgrading Van Coc spillway and Day left dike.
- Consolidating and upgrading the left and right dikes of Bui River and left dikes of My Ha River.
- Consolidating the Day left dike in Hanoi City, Ha Nam, and Nam Dinh provinces.
- Consolidating the Day right dike in Ninh Binh province.
b) Step by step implementation:
- Renovating the channel of the Day River, combined with migration and resettlement to bring water regularly in the dry season (B=22m) for the section from Mai Linh to Ba Tha and narrow areas in Hanoi and Ha Nam, Ninh Binh.
- Renovating the channel of the Day River to bring water regularly in flood season (B=100) from Dam Day to Ba Tha.
- Consolidating and upgrading the Day right dyke from Mai Linh to Ba Tha and from Ba Tha to the end of Ha Nam province.
Total funding is about 5,020 billion VND.
2. The period of 2021 - 2030: To complete the renovation of the channel of the Day River and consolidate and upgrade the right dike of the Day River from Mai Linh to the end of Ha Nam province to ensure flood control when transferring 2,500 m3/s of flood from the Red River to the Day River.
Total funding is about 10,993 billion VND.
Article 2. Implementation organization
1. People's Committees of Hanoi city and Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh provinces shall:
- Develop a plan to implement the master plan and organize the management according to the master plan, especially the construction management in the Van Coc lake-bed area and the Day river stretches.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, identifying and setting up the flood drainage corridor limit markers of the Day River, especially from Day dam to Mai Linh and the area of Van Coc lake-bed about 2 km behind Van Coc culvert.
- Organize, manage and direct the implementation of investment projects to build and upgrade the dike system; improve flood drainage channel; renovate, repair, maintain key works within the scope of local management to ensure flood prevention safety according to regulations and projects on migration and resettlement out of flood drainage corridors. Mobilize local resources to implement the master plan.
- Increase public awareness and community-based disaster risk management. Develop an emergency response plan to ensure the safety of the population and infrastructure in the Van Coc area and Day river stretches in case of transferring flood from the Red River to the Day River.
- Direct the review of the anti-flood master plan and dike master plan in the area to propose and recommend to competent authorities to approve adjustments periodically or when new factors appear, the adjustment of the master plan must ensure technical requirements and bring about great socio-economic efficiency.
- The Hanoi People's Committee of Hanoi city shall develop and approve the operation process of key works to ensure flood and inundation prevention in the flood season and water supply in the dry season of the Day River system after agreeing on the operation plan with the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Publicize and direct the implementation of the master plan on flood control and dike system of the Day River.
- Perform the function of state management of dike, flood and storm prevention, and control, guide localities in dike management and protection; consolidate, upgrade, renovate and build dike works in the Day River system in line with the regional socio-economic development master plan.
- Reach an agreement on techniques for People's Committees of provinces and cities to approve investment projects to build, renovate and upgrade works and resettlement projects in accordance with current regulations in order to ensure synchronous and safe investment, promoting investment efficiency.
- Continue to direct and speed up the implementation of the project to improve the channel of the Day River from Hiep Thuan to Mai Linh in order to soon revive the Day River in the dry season.
3. The Ministry of Transport shall:
Direct functional agencies to study the connection and completion of the road and waterway transport system in accordance with the master plan, combining the road system with the dike system to improve investment efficiency.
4. The Ministry of Master plan and Investment shall:
- The Ministry of Master plan and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development, localities, and relevant agencies in, developing an investment mechanism to create capital sources for implementation of master plan solutions.
- Supervise the investment, balance, and allocate capital from the central budget for the implementation of the master plan in accordance with the Law on State Budget, ensuring objectives and efficiency.
Article 3. This Decision takes effect from the date of its signing.
Article 4. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Master plan and Investment, the Ministry of Finance; Head of the central anti-flood and -storm board, Chairperson of the National Committee for Search and Rescue, Chairpersons of People’s Committees of the following provinces and cities: Hanoi, Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh, and Heads of relevant agencies and units shall be responsible for the implementation of this Decision./.
|
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung |
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây