Nghị định 15/CP của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi

thuộc tính Nghị định 15/CP

Nghị định 15/CP của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:15/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/03/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 15/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 15/CP NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1996 VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Trong Nghị định này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vật nuôi gồm các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, thuỷ sản.
2. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3. Nguyên liệu thức ăn, hay thức ăn đơn là các loại sản phẩm dùng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
4. Thức ăn bổ sung là loại vật chất cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối thêm các chất cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
5. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều thức ăn đơn được phối chế theo công thức, bảo đảm có đủ các chất dinh dưỡng duy trì được đời sống và sức sản xuất của vật nuôi không cần cho thêm loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
6. Thức ăn giàu đạm là thức ăn có hàm lượng protein thô trên 35% tính theo trọng lượng vật chất khô.
7. Thức ăn đậm đặc là thức ăn giàu đạm có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít amin và kháng sinh.
8. Premix là hỗn hợp chất dinh dưỡng cùng với chất mang (chất đệm).
9. Khẩu phần hàng ngày là lượng thức ăn cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày đêm cho một vật nuôi theo từng giai đoạn để duy trì, phát triển đảm bảo đạt năng suất nhất định.
10. Thức ăn hàng hoá là thức ăn được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
Điều 2.- Nhà nước thống nhất quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Điều 3.- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách vào việc:
1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi;
2. Đào tạo cán bộ chuyên ngành về thức ăn chăn nuôi làm nhiệm vụ kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thức ăn, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thức ăn cho vật nuôi.
Điều 4.- Nhà nước có chính sách tín dụng phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Điều 5.- Tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh chăn nuôi thú y và vệ sinh môi trường;
2. Có điều kiện hoặc phương tiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trước khi xuất xưởng.
3. Có nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Điều 6.- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải có giấy phép kinh doanh theo pháp luật.
Điều 7.- Tổ chức, cá nhân sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi hàng hoá phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Điều 8.- Thức ăn xuất xưởng phải qua kiểm nghiệm, ghi kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu để theo dõi.
Điều 9.- Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và có nhãn hiệu hàng hoá.
Điều 10.- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi không được đồng thời sản xuất, kinh doanh các hàng hoá khác có độc hại ở cùng một địa điểm.
Điều 11.- Địa điểm sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải treo biển tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Điều 12.- Cấm sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi sau đây:
1. Thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn;
2. Thức ăn không đăng ký hoặc đã bị đình chỉ, thu hồi đăng ký;
3. Thức ăn đựng trong bao bì không đúng quy cách, không có nhãn hiệu;
4. Thức ăn chăn nuôi có trong danh mục không được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ thuỷ sản quy định thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản;
5. Thức ăn chăn nuôi có hoạt tính hoócmôn hoặc kháng hoócmôn, hoặc các độc tố và các chất có hại trên mức quy định.
Điều 13.- Các loại thức ăn chăn nuôi hàng hoá đều phải có bao bì và có nhãn. Trường hợp giao hàng rời, không cần có nhãn thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Điều 14.- Các nguyên liệu quý hiếm dùng làm thức ăn chăn nuôi phải đựng trong bao bì và phải có nhãn.
Điều 15.- Nhãn hiệu phải ghi bằng chữ Việt Nam, cũng có thể ghi thêm bằng chữ nước ngoài, nội dung ghi trên nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ Thuỷ sản đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản.
Điều 16.- Các loại thức ăn chăn nuôi có chất phi dinh dưỡng dùng để chẩn đoán, chữa bệnh hoặc ngăn chặn bệnh có ảnh hưởng tới vật nuôi thì nhãn, mác phải ghi rõ tên và số lượng chất đó, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn dùng và lưu ý về cách dùng.
Điều 17.- Chỉ được quảng cáo những sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hoá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Điều 18.- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật hiện hành đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng nông sản.
Điều 19.- Cấm nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có các yếu tố gây hại sức khoẻ cho vật nuôi, cho người và gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình quy định danh mục cụ thể các loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu và công bố vào tháng 1 hàng năm.
Điều 20.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
1. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi;
2. Quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
3. Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam;
4. Kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi;
5. Hàng năm công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu thức ăn không được phép sản xuất, kinh doanh;
6. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chương trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sản xuất, chế biến thức ăn cho các động vật nuôi. Ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, các địa phương và các cơ sở về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Điều 21.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp hoặc ngành thuỷ sản như sau:
1. Tổ chức quản lý thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với thức ăn chăn nuôi ngành nông nghiệp, của Bộ Thuỷ sản đối với thức ăn chăn nuôi ngành thuỷ sản;
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
3. Quyết định việc xét cấp hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình;
4. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý thức ăn chăn nuôi ở địa phương.
Điều 22.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản theo chức năng và quyền hạn của mình quy định cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thuộc phạm vi của ngành.
Điều 23.- Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ:
1. Kiểm tra chất lượng thức ăn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi;
2. Giải quyết các tranh chấp về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
3. Kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Điều 24.- Cơ quan quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi có quyền cử người đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm hiểu tình hình, lấy mẫu, thu thập các tài liệu cần thiết theo quy định để đánh giá chất lượng thức ăn.
Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn có giá trị pháp lý kể cả khi vắng mặt chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Người lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu và để lại một mẫu ở nơi lấy mẫu (có niêm phong).
Điều 25.- Khi có khiếu nại về kết quả kiểm tra chất lượng thức ăn, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn cấp trên một cấp xem xét giải quyết, nếu người khiếu nại không đồng ý với kết luận giải quyết đó thì có thể đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản xem xét giải quyết theo đúng chức năng quyền hạn của mình. Kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản là kết luận cuối cùng.
Điều 26.- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải nộp lệ phí, phí tổn cho việc kiểm tra chất lượng thức ăn.
Điều 27.- Khi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có quyền đình chỉ xuất xưởng, đình chỉ việc tiêu thụ sản phẩm. Thức ăn chăn nuôi không bảo đảm an toàn cho vật nuôi thì bị thu hồi và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 28.- Tổ chức, cá nhân có thành tích về quản lý thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ được khen thưởng.
Người có hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định này, tuỳ theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và cho tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Điều 29.- Cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi mà vi phạm các quy định về xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý từ hình thức kỷ luật hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân thì phải bồi thường.
Điều 30.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng và quyền hạn của mình phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thi hành Nghị định này.
Điều 31.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 15-CP
Hanoi ,March 19, 1996
 
DECREE
ON THE MANAGEMENT OF ANIMAL FEEDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to increase the effect of State management on animal feeds;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture,
DECREES:
Article 1.- In this Decree the following terminologies are construed as follows:
1. Domestic animals include various kinds of domestic cattle, poultry, bees, silkworms and aquatic animals.
2. Animal feeds are products which have gone through industrial processing and which have their origins in vegetation, animals, microorganisms, chemicals and minerals to supply nutrients to the domestic animals in order to ensure their living conditions, growth, development and reproductivity.
3. The feed raw material or single feed are the various kinds of products used for the processing of animal feeds.
4. Complementary food are materials added to the ration in order to supplement the substances necessary for the living body of the domestic animal.
5. Complete compound feed is the mixture of many single feeds processed according to a given formula to ensure the necessary nutrients to maintain the life and the production capacity of the domestic animals which require no other food except drinking water.
6. Protein-rich feeds are feeds with a high content of raw protein which account for more than 35% of the weight of the dry materials.
7. Condensed feeds are protein-rich feeds with a high content of protein, minerals , vitamins , amino acids and antibiotics.
8. Premix is a compound of micro-nutrients mixed with additives.
9. Daily ration is the quantity of feed necessary to meet the nutritional need in a day and night of a domestic animal according to each period aimed at assuring the preservation and development of the animal and its normal productivity.
10. Commodity food is the food in circulation and consumed on the market.
Article 2.- The State exerts unified management in the production, business, export and import of animal feeds aimed at protecting the legitimate interests of the producer, business people and user of animal feeds.
Article 3.- The State invests budget capital in :
1. Strengthening the material and technical bases to assure the operation of the State managerial agencies in the control of the quality of animal feeds;
2. Training specialists in animal feeds in order to check and evaluate the quality of feeds and formulate the norms of quality for animal feeds.
Article 4.- The State shall adopt appropriate credit policies for the organizations and individuals producing animal feeds in order to strengthen the material bases and renovate the equipment and technologies, and step by step modernize the production of animal feeds.
Article 5.- The organizations and individuals in the country and abroad engaged in the production of animal feeds on Vietnamese territory have to fill the following conditions:
1. To have a site, a workshop and equipment and a technological process for the production of animal feeds that can ensure the norms in quality, veterinary and environmental hygiene;
2. To have the conditions or means to check the quality of the raw materials and products before their issue from the factory.
3. To have technical personnel who can meet the needs of production technology and check the quality of the animal feeds.
Article 6.- An organization or an individual that produces and does business in animal feeds must have a business license as prescribed by law.
Article 7.- An organization or individual engaged in the production of the kinds of commodity animal feeds must register their commodity quality standards as required by law.
Article 8.- Before their marketing the feeds must go through laboratory test and have the result of the check and a specimen filed for monitoring.
Article 9.- An organization or individual shall be allowed to produce only such animal feeds that meet the quality standards and have their quality registered and stuck with a trade mark.
Article 10.- An organization or individual that produces or does business in animal feeds is not entitled to produce and trade at the same site other commodities which are noxious.
Article 11.- The name of the registered enterprise must be hung at the site of production or business of the concerned animal feed.
Article 12.- The following animal feeds are banned from production and business:
1. Substandard feeds or feeds which have expired their date of use;
2. Feeds which have no license or whose license has been suspended or revoked;
3. Feeds in irregular packaging or without trade mark;
4. Feeds that are not featured in the list allowed for production or business prescribed by the Minister of Agriculture and Rural Development if they are feeds used in agriculture, and by the Minister of Aquaculture if they are feeds used in aquaculturre;
5. Animal feeds which have active matters in hormone or which are anti-hormone, which have toxic matters, or which contain noxious matters above the allowed level.
Article 13.- All the commodity animal feeds must have a package and trade mark. In case of goods delivery which does not require a trade mark, they must have a certificate of quality norms prescribed in the contract marked with the date of production and the date of expiration.
Article 14.- All the rare and precious raw materials used in the production of animal feeds must be contained in packages and must have a trade mark.
Article 15.- The trade mark must be written in Vietnamese. It can also be written in a foreign language but the contents of the trade mark must be prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development if they are animal feeds used in agriculture, and by the Ministry of Aquaculture if they are animal feeds used in aquaculture.
Article 16.- For the non-nutritous animal feeds used for diagnosis, treatment or disease prevention which may influence the domestic animal, the trade mark and label must clearly record the name and quantity of that substance, its method of use, its production date and expiry date, and instruction on its use.
Article 17.- Publicity is allowed only for those commodity animal feeds which have been issued with a quality certificate by an authorized agency.
Article 18.- An organization or individual that wants to export or import animal feeds must fill the procedure of application for export and import as required by the current legislation concerning the export and import of agricultural products.
Article 19.- The import of animal feeds and materials for the production of feeds containing elements harmful to the health of the animals and human beings and causing environmental pollution is prohibited. The Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture shall, within their functions and powers, define a concrete list of those banned from import feeds and raw materials for their production and make them public in January each year.
Article 20.- The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers, effect State management of animal feeds in the whole country. They shall have:
1. To propose to the Prime Minister to promulgate a policy of encouraging the production and improvement of the quality of animal feeds;
2. To exert State management over the production and business in animal feeds;
3. To work out the system of Vietnamese standards on animal feeds so that the competent agency may promulgate the Vietnamese standards in this domain;
4. To check and inspect the quality of animal feeds;
5. To make public each year the list of feeds and raw materials of animal feeds of which production and business are not allowed;
6. To preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment to submit to the Government the general plan and the plan for production and processing of animal feeds. To issue documents to guide the branches and localities and the establishments in the management of the animal feeds.
Article 21.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to carry out and direct the managerial activities in animal feeds in their localities through the system of State management of the Agricultural or Aquacultural Service in the following questions:
1. To organize the management of animal feeds in their localities under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development if they are animal feeds used in agriculture, and of the Ministry of Aquaculture if they are animal feeds used in aquaculture;
2. To issue documents to guide the State management of animal feeds in their localities;
3. To decide to grant or revoke the production or business licenses for animal feeds in their localities and within their competence;
4. To prevent and handle the violations concerning the management of animal feeds in their localities.
Article 22.- The Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture shall, within their functions and powers, assign the agencies for State management of the quality of animal feeds in the whole of their services.
Article 23.- The State management agency on the quality of animal feeds shall have the following tasks:
1. To check the quality of feeds in their production and business, and their use in stock breeding;
2. To settle disputes over the quality of animal feeds;
3. To check the quality of animal feeds, to issue certificates of quality to the animal feeds according to their competence or at the proposal of the agency authorized to issue the certificate of quality of animal feeds.
Article 24.- The agency managing the quality of animal feeds is entitled to send its personnel to the production and business establishments to enquire into the situation, take samples and collect the necessary documents as prescribed in order to evaluate the quality of the feeds.
The sample taking to control the quality of the animal feeds shall take legal validity even in the absence of the owner of the production or business establishment. The sample taker must make a written report on the sample taking and leave behind a sample at the place where the sample is taken and sealed.
Article 25.- When there is a complaint about the result of the control of the quality of the feeds, the feed quality management agency of the State of the immediate higher level shall consider and settle the case. If the complainant does not agree with the conclusion and the method of settlement, he/she may propose the State agency managing animal feeds of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Aquaculture to reconsider and settle the question according to their functions and powers. The conclusion of these State management agencies on the quality of the animal feeds of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Aquaculture are final.
Article 26.- An organization or individual engaged in the production and business in animal feeds shall have to pay fees and expenses for the control of the quality of the feeds.
Article 27.- When the animal feed product is found below the quality standard the State management authority may suspend the delivery or marketing of the product. The animal feed which does not meet the safety norms for the animals shall be withdrawn from circulation and this will be notified to the public on the mass media.
Article 28.- An organization or individual that has made meritorious achievements in the management of animal feeds or in scientific research, production and business in animal feeds shall be commended and rewarded.
The persons who violate the provisions of this Decree shall, depending on the extent of the damage they cause to the State or to the organization and individual, shall be sanctioned and have to pay compensations for the material damage as prescribed by law.
Article 29.- The State management agency and the person having authority to hand a fine on administrative violations concerning the quality of animal feeds but who violate the provisions on the sanctions or who hand fines beyond their competence shall, depending on the character and the seriousness of the violation, be subject to administrative discipline or examined for penal liability. If they cause material losses to the State, organization or individual, they shall have to pay compensations.
Article 30.- This Decree takes effect on the date of its signing. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers cooperate with the concerned agencies to guide and promote and control the implementation of this Decree.
Article 31.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 15/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất