Chỉ thị 4211/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật

thuộc tính Chỉ thị 4211/CT-BNN-TY

Chỉ thị 4211/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4211/CT-BNN-TY
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:29/05/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
Số: 4211/CT-BNN-TY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2015
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT.
 
 
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến tích cực như thực hiện tốt công tác quy hoạch, nâng cấp cơ sở giết mổ, tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ. Tuy nhiên, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chưa tốt; hiện tượng vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng các phương tiện và dụng cụ chứa đựng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra tại nhiều địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: (1) Chính quyền địa phương chưa thực hiện hoặc chưa triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc nâng cấp các cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch (2) lực lượng cán bộ thực hiện kiểm soát giết mổ tại các địa phương còn thiếu, trong khi số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ quá nhiều; (3) sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát việc vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm chưa chặt chẽ; (4) ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa tốt; công tác thông tin, tuyên truyền đối với người kinh doanh và tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa hiệu quả; (5) cán bộ thú y chưa thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm dịch vận chuyển, quy trình kiểm soát giết mổ động vật; (6) công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện kiểm soát giết mổ tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mực.
Để tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thực hiện đầy đủ, có kết quả các giải pháp, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở giết mổ chưa hợp lý; ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch;
b) Chỉ đạo và giao UBND huyện xác định lộ trình từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh ATTP theo quy định; chỉ đạo UBND xã quản lý chặt chẽ việc chấp hành vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm theo quy định;
c) Chỉ đạo các lực lượng Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành thú y kiểm tra, xử lý theo quy định hiện hành các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; vi phạm về yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế dùng làm thực phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 (QCVN 01-100:2012/BNNPTNT); kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm liên quan tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu bán lẻ sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ ở khu vực đô thị và nông thôn;
d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật tới người tham gia giết mổ động vật, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; tuyên truyền để người kinh doanh và người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ có kiểm soát của cơ quan chuyên ngành Thú y.
đ) Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên ngành thú y địa phương tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ ở địa phương theo Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra định kỳ các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn và tổ chức tái kiểm tra 100% cơ sở giết mổ động vật loại C theo Thông tư 45/2015/TT-BNNPTNT (thay thế Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT); đề xuất với Chính quyền địa phương, kiên quyết đóng cửa các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C.
2. Cục Thú y:
a) Chủ trì xây dựng, trình ban hành và tổ chức hướng dẫn thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn về kiểm soát giết mổ động vật và về công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y việc vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm;
b) Rà soát và đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP;
c) Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ thú y thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình chỉ đạo nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

 Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Thú y; các Cơ quan Thú y vùng;
- Sở NN&PTNT, CCTY các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TY.
BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất