Chỉ thị 395/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm

thuộc tính Chỉ thị 395/CT-BNN-TY

Chỉ thị 395/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:395/CT-BNN-TY
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành:22/02/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------------
Số: 395/CT-BNN-TY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
 
 
Từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 30 xã, phường của 23 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bắc Ninh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 35.130 con, trong đó gà là 4.888 con (chiếm 13,90%), vịt là 29.876 con (chiếm 85,0%), ngan là 366 con (chiếm 1,0%). Nguyên nhân chủ yếu là: thời gian này, thời tiết diễn biến bất thường làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, trong khi nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới; sau Tết Nguyên đán các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân trong nhiều hoạt động lễ hội ở các địa phương tăng cao…
Hiện nay, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa có vắc xin phù hợp để tiêm phòng do chủng vi rút cúm gia cầm đã biến đổi nên vắc xin đang sử dụng (RE- 5) tiêm phòng không có tác dụng do vậy trong thời gian tới, nguy cơ dịch lan rộng là rất cao. Để nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, ngăn ngừa dịch lây lan gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tập trung triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo nội dung Công điện số 04/CĐ-BNN-TY, ngày 05 tháng 02 năm 2012, trong đó cần chú trọng một số nội dung sau đây:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tập trung mọi lực lượng, phương tiện và thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm nhanh chóng dập tắt dịch, không để dịch lây lan rộng. Tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm, khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm và tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch, đồng thời lập chốt kiểm dịch ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch.
b) Kiện toàn và khôi phục hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; giao trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân về công tác phòng chống dịch; Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo thực hiện việc phòng, chống dịch đến cấp thôn, ấp tại các địa bàn có nguy cơ cao. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương cùng với nhân dân triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 258/BNN-TY, ngày 9/02/2012 nhằm tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh ổ dịch, không để dịch lây lan rộng;
c) Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn. Chính quyền địa phương cấp xã nơi có ổ dịch cúm gia cầm phải tổ chức quản lý chặt ổ dịch, cấm vận chuyển, cấm giết mổ gia cầm trong vùng dịch. Các cơ quan thú y, các trạm kiểm dịch phải thông tin và phối hợp chặt chẽ với nhau để kiểm soát tốt việc vận chuyển gia cầm.
Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu rà soát toàn bộ số gia cầm thuộc đối tượng tiêm trong địa bàn tỉnh để tiêm phòng bổ sung, đặc biệt chú ý đàn thủy cầm, yêu cầu tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% cho đàn vịt đến tuổi tiêm phòng theo quy định; khuyến cáo người dần không nuôi vịt thả đồng trong thời gian này.
d) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người về sự nguy hại của bệnh cúm gia cầm, tránh tiếp xúc và ăn gia cầm mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi nghi ngờ có ổ dịch cúm gia cầm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để chủ động ngăn chặn dịch lây lan và phòng ngừa dịch cúm gia cầm lây sang người.
2. Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền ở Trung ương và địa phương tuyên truyền sâu rộng cho người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống. Khi có dịch phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Đặc biệt nghiêm cấm giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cục Thú y tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm tại các địa phương để xác định chủng vi rút gây bệnh, xây dựng bản đồ dịch tễ về các chủng vi rút gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam, tiếp tục thử nghiệm tìm ra vắc xin phù hợp phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; tổ chức hội nghị tư vấn kỹ thuật bao gồm các nhà khoa học, quản lý trong nước và quốc tế, nhằm đánh giá, tư vấn về công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, hướng dẫn địa phương sử dụng vắc xin tiêm phòng có hiệu quả;
- Cục Chăn nuôi có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương thực hiện chăn nuôi vệ sinh phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi và xây dựng mô hình khuyến nông chăn nuôi an toàn sinh học tại các địa phương.
- Viện Thú y, Viện Chăn nuôi và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát dịch bệnh, giải trình tự gen vi rút cúm trong các ổ dịch tại một số địa phương theo chỉ đạo của Cục Thú y.
4. Các Bộ, ngành thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được phân công.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này và báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
 

Nơi nhận:
- PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c)
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố;
- Các Bộ thành viên Ban CĐQGPCDCGC;
- Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, TP;
- Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Trường Đại học NN Hà Nội;
- Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất