Hiệp định giữa Việt Nam và Afghanistan về miễn thị thực cho công dân hai nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Hiệp định không số
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Cộng hòa Ap-ga-ni-xtan |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | không số |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định |
Người ký: | Nguyễn Dy Niên; Mo-Ha-Met Sa-Phi A-Di-Mi |
Ngày ban hành: | 28/12/1987 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Xuất nhập cảnh |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định không số
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA AP-GA-NI-XTAN VỀ VIỆC MIỄN THỊ THỰC HỘ CHIẾU CHO CÔNG DÂN HAI NƯỚC
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ap-ga-ni-xtan,
Với lòng mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước,
Quyết định ký Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu và đã thỏa thuận những điều dưới đây:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.
Công dân của Bên ký kết này mang các loại hộ chiếu quốc gia còn giá trị có thể nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và tạm thời lưu trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, phù hợp với những quy định trong Hiệp định này.
Điều 2.
Theo Hiệp định này, hộ chiếu quốc gia là:
1. Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Hộ chiếu ngoại giao,
- Hộ chiếu công vụ,
- Hộ chiếu phổ thông,
- Giấy thông hành,
- Hộ chiếu thuyền viên.
Thủy thủ không đi cùng với Tổ công tác trên tàu thủy thì trong Hộ chiếu thuyền viên của mình phải ghi mục đích đi và nơi đến.
2. Đối với Cộng hòa Ap-ga-ni- xtan:
- Hộ chiếu Ngoại giao,
- Hộ chiếu công vụ,
- Hộ chiếu phổ thông,
- Giấy thông hành.
Điều 3.
1. Công dân của Bên ký kết này, trong thời gian lưu trú trên lãnh thổ Bên ký kết kia, phải tôn trọng pháp luật của Bên ký kết đó.
2. Mỗi Bên ký kết có quyền từ chối việc cho phép nhập cảnh hoặc chấm dứt thời hạn lưu trú trên lãnh thổ nước mình đối với công dân của Bên ký kết kia. Trong trường hợp chấm dứt thời hạn lưu trú phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân.
Điều 4.
Trong trường hợp đặc biệt (bị bệnh dịch, thiên tai …) mỗi Bên ký kết có thể hạn chế tạm thời việc cho nhập cảnh nước mình khi có sự hạn chế như vậy hoặc hủy bỏ sự hạn chế đó thì hai Bên ký kết thông báo cho nhau qua đường ngoại giao trong vòng 24 giờ kể từ khi có quyết định về vấn đề này.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THỊ THỰC
Điều 5.
1. Công dân của mỗi Bên ký kết mang một trong hai loại hộ chiếu quốc gia sau đây thì được miễn thị thực.
a) Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Hộ chiếu ngoại giao,
- Hộ chiếu công vụ.
b) Đối với Cộng hòa Ap-ga-ni-xtan:
- Hộ chiếu ngoại giao,
- Hộ chiếu công vụ.
2. Công dân của mỗi Bên ký kết mang các loại hộ chiếu quốc gia khác phải có thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia.
III. CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6.
Việc đi lại của công dân hai Bên ký kết phù hợp với những quy định của Hiệp định này có thể được thực hiện bằng mọi phương tiện giao thông qua các cửa khẩu dành cho sự giao lưu quốc tế.
Điều 7.
1. Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ trao đổi cho nhau các mẫu hộ chiếu quốc gia, mẫu ghi trong Hộ chiếu và mẫu khuôn dấu.
2. Trong trường hợp thay đổi mẫu hộ chiếu hoặc thay đổi khuôn dấu thì cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mẫu hộ chiếu và khuôn dấu mới chậm nhất là 30 ngày trước khi đưa ra sử dụng.
Điều 8.
Công dân của một Bên ký kết làm mất hộ chiếu của mình trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết nơi xảy ra việc mất hộ chiếu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho công dân đó giấy chứng nhận về việc trình báo mất hộ chiếu. Cơ quan Đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân cấp hộ chiếu mới để thay thế hộ chiếu đã mất.
Điều 9.
Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thực hiện việc đăng ký hộ chiếu, gia hạn đăng ký, việc cấp thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh, cũng như việc cấp giấy chứng nhận việc trình báo mất hộ chiếu không thu lệ phí.
Điều 10.
Hai Bên ký kết có thể thỏa thuận đưa vào trong Hiệp định này những điều bổ sung hoặc sửa đổi. Các điều bổ sung và sửa đổi chỉ có hiệu lực sau khi hai Bên ký kết trao đổi công hàm xác nhận sự đồng ý.
Điều 11.
1. Hiệp định này có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký.
2. Hiệp định này được ký kết với thời gian không hạn định. Nếu một Bên ký kết muốn đình chỉ hiệu lực của Hiệp định phải thông báo cho Bên ký kết kia bằng công hàm. Trong trường hợp đó Hiệp định sẽ mất hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo.
Làm tại Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 1987 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt Nam, tiếng Đari và tiếng Anh. Văn bản tiếng Việt Nam và tiếng Đari có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau thì dùng bản tiếng Anh để tham khảo.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây