Thông tư 1-TM/KD của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn tổ chức sản xuất và cung ứng muối iốt đáp ứng nhu cầu toàn dân

thuộc tính Thông tư 1-TM/KD

Thông tư 1-TM/KD của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn tổ chức sản xuất và cung ứng muối iốt đáp ứng nhu cầu toàn dân
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1-TM/KD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành:16/01/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 1-TM/KD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THôNG Tư

CủA Bộ THươNG MạI Số 1/TM-KD NGàY 16 THáNG 1 NăM 1995

HướNG DẫN Tổ CHứC SảN XUấT Và CUNG ứNG MUốI I- ốT

đáP ứNG NHU CầU TOàN DâN

 

Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 4-12-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Quyết định số 481/TTg ngày 8-9-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối I-ốt và giao Bộ Thương mại tổ chức sản xuất và cung ứng muối I-ốt trong phạm vi cả nước;

 

Bộ Thương mại hướng dẫn việc sản xuất và cung ứng muối I-ốt cho nhu cầu toàn dân, cụ thể như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

 

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức sản xuất và cung ứng muối I-ốt bảo đảm cho nhu cầu ăn của nhân dân trong cả nước. Trước mắt, trong năm 1995 phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu muối I-ốt cho toàn dân với chất lượng bảo đảm theo quy định hiện hành (TCVN 5647-1992), liều lượng I-ốt phải bảo đảm 50 PPM (50 phần triệu) hoặc bằng 500 mi crôgam/10 gam muối.

2. Các doanh nghiệp sản xuất muối I- ốt phải chịu sự quản lý thống nhất của Bộ Thương mại về quy hoạch, kế hoạch sản xuất, giá cả và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế về chất lượng muối I-ốt lưu thông trên thị trường.

3. Tổng công ty Muối chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Thương mại các tỉnh tổ chức sản xuất và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh; thực hiện điều hoà cung cầu muối I-ốt trong phạm vi cả nước. Giúp các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt ngoài hệ thống Tổng công ty tổ chức quản lý sản xuất, cung ứng muối nguyên liệu (khi có nhu cầu) nhằm bảo đảm chất lượng, ổn định giá thành muối I-ốt.

4. Các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt có nhiệm vụ không ngừng cải tiến công trình công nghệ sản xuất, bao bì, định lượng đóng gói; đa dạng hoá các sản phẩm trộn muối I-ốt đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân với giá cả hợp lý.

 

II. VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT MUỐI I-ỐT

 

Các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, địa phương có nhu cầu tổ chức sản xuất muối I-ốt phải được Bộ Thương mại xét, chấp nhận theo các quy định như sau:

a) Phải theo đúng quy hoạch mạng lưới sản xuất muối I-ốt do Bộ Thương mại công bố. Các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt xây dựng phải đặt tại hoặc gần vùng sản xuất muối nguyên liệu, mhằm hạn chế tối đa lưu thông muối trắng từ vùng sản xuất đến vùng tiêu thụ. Phải có phương án tổ chức lưu thông số muối đã sản xuất ra.

Khu vực sản xuất muối I-ốt phải xa môi trường độc hại, thuận tiện đường giao thông, có đủ yêu cầu về điện, nước sạch để thực hiện quá trình sản xuất.

b) Có công nghệ trộn muối I-ốt bằng máy; công nghệ sản xuất và thiết bị trộn muối I-ốt phải được một số tổ chức có thẩm quyền bao gồm các chuyên gia của nghành Y tế, Thương mại và do ngành Y tế chủ trì, xác nhận. Đồng thời có khả năng hiện đại hoá sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới sản xuất muối hầm, muối tinh, muối nghiền trộn I-ốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân.

Nhà kho, xưởng sản xuất muối I-ốt phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, có kho chuyên dùng để dự trữ muối nguyên liệu, kho bao bị, kho chứa thành phẩm.

c) Có kiểm tra chất lượng, có nhân viên kỹ thuật được qua huấn luyện để thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng đối với từng lô hàng sản xuất ra.

Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị quần áo, mũ đồng phục, không mắc bệnh lây nhiễm.

d) Bao bì đóng gói muối I-ốt bằng túi P.E bảo đảm vệ sinh, không có mùi vị lạ, bền chắc, quá trình vận chuyển không bị bục, rách. Trên bao bì phải ghi rõ tên cơ sở sản xuất; ngày, tháng, năm sản xuất và thời gian sử dụng, đóng dấu đã kiểm tra chất lượng. Nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Khi vận chuyển và dự trữ, phải có bao bì ngoài (loại 40 - 50 kg/bao) để bảo vệ.

đ) Các địa phương có nhu cầu sản xuất muối I-ốt phải có tờ trình, đơn xin sản xuất muối I-ốt của doanh nghiệp gửi Bộ Thương mại (Vụ Quản lý kinh doanh) Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận để đơn vị sản xuất muối I-ốt. Sản phẩm sản xuất ra phải được cơ quan Y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế uỷ nhiệm xác nhận mới được phép lưu thông trên thị trường.

 

III. VỀ TỔ CHỨC BÁN MUỐI I-ỐT

 

1. Sở Thương mại chịu trách nhiệm chỉ đạo và lưu thông muối I-ốt theo những nguyên tắc sau:

- Những địa phương tự sản xuất được muối I-ốt (theo các điều kiện nêu ở mục II) thì giao cho xí nghiệp sản xuất tự tổ chức bán hoặc do các đơn vị thương nghiệp quốc doanh ký hợp đồng mua muối của các cơ sở sản xuất muối

I-ốt để tổ chức mạng lưới bán trên thị trường.

- Những địa phương không tự sản xuất được muối I-ốt thì thoả thuận với Tổng công ty Muối về việc bảo đảm nguồn và bán muối I-ốt tại địa phương.

2. Về giá cả:

a) Đối với địa bàn miền núi: thực hiện chính sách trợ giá (cước vận chuyển, bao bì, công trộn) theo quy định hiện hành.

b) Đối với các vùng khác: giá bán muối là giá thị trường, trên cơ sở giá nguyên liệu (muối trắng, bao bì...), chi phí sản xuất và lợi nhuận hợp lý.

 

 

 

IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA, THỰC HIỆN

 

1. Tổng công ty Muối, các địa phương được phép sản xuất muối I-ốt phấn đấu sớm đưa các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt vào hoạt động, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu theo mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tổ chức và động viên toàn dân ăn muối I-ốt .

2. Sở Thương mại các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện giá bán, chất lượng và việc chấp hành chính sách của Nhà nước về cung ứng muối I-ốt của các đơn vị, kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý. Các đơn vị sản xuất và cung ứng muối I-ốt (cả Trung ương và địa phương) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng và giá bán muối I-ốt được tiến hành tốt.

3. Các quy định về giá của Tổng công ty Muối phải gửi Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ; các đơn vị sản xuất, kinh doanh muối I-ốt thuộc địa phương gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh theo dõi và kiểm tra việc thực hiện.

Sáu tháng một lần, các địa phương báo cáo Bộ Thương mại (Vụ Quản lý kinh doanh) kết quả thực hiện sản xuất, tiêu thụ muối I-ốt tại địa phương.

4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ảnh về Bộ để nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No: 01-TM/KD
Hanoi, January 16 month, 1995
 
CIRCULAR
GUIDING THE ORGANIZATION OF THE PRODUCTION AND SUPPLY OF IODIZED SALT TO MEET THE NEED OF THE ENTIRE POPULATION
Pursuant to Decree No.95-CP on the 4th of December 1993 of the Government providing for the functions, tasks, powers and organization of the apparatus of the Ministry of Trade;
Pursuant to Decision No.481-TTg on the 8th of September 1994 of the Prime Minister on the organization and campaigning for the use of iodized salt by the whole population, and assigning the Ministry of Trade with the organization of the production and supply of iodized salt on the national scale;
The Ministry of Trade provides the following guidance on the production and supply of iodized salt to meet the need of the entire population;
I GENERAL PRINCIPLES
1. The Ministry of Trade is responsible to the Government for organizing the production and supply of iodized salt to ensure the need in salt consumption of the people in the whole country. In the immediate future, in 1995, we shall have to strive to meet 70% of the need in iodized salt of the whole population, at a quality standard currently defined (TCVN 5647-1992), i.e. with an iodine content of 50PPM (50th per million) or 500 micrograms per 10 grams of salt.
2. The iodized salt producing businesses shall be placed under the unified management of the Ministry of Trade in terms of general planning and plan of production as well as price, and under the control and supervision of the Ministry of Health in terms of quality of iodized salt circulated on the market.
3. The General Salt Corporation has the responsibility to coordinate with the trade services in the provinces in organizing the production and circulation of iodized salt within the provinces; regulate the supply and demand of iodized salt in the whole country; help the iodized salt producing enterprises outside the General Salt Corporation to organize the production and supply of raw material salt (when necessary) aimed at enduring the quality, and stabilizing the production cost of iodized salt.
4. The iodized salt producing enterprises have the responsibility to constantly improve their production technology, packaging and measurements; diversify food products mixed with iodized salt, in order to meet the need and taste of the consumers and at a reasonable price.
II. ON THE ORGANIZATION OF THE PRODUCTION OF IODIZED SALT
The State-owned businesses at the central and local levels which want to produce iodized salt, must have the prior approval of the Ministry of Trade, and comply with the following requirements:
a/ They have to observe the planning of the iodized salt production network published by the Ministry of Trade. The newly-built iodized salt factories must be located at or near the area producing raw material salt, in order to reduce to the minimum the circulation of white salt from the production area to the consumption area. They must work out the plan for the circulation of the quantity of salt already produced.
The production area of iodized salt must lie far from any noxious environment and at a place of convenient traffic, and be equipped with enough electricity and clean water for the production process.
b/ The mixing of salt with iodine must be done by mechanized means. The production technology and equipment for mixing iodine with slat must be certified by a competent organization, composed of experts of the medical and trade services, under the sponsorship of the health service. At the same time, this technology must be eligible for modernization, in order to raise the quality of product, and eventually to produce iodized grilled salt, refined iodized salt, and ground iodized salt to meet the diversified consumption need of the people.
- The store houses and production factories of iodized salt must ensure sanitation, must be equipped with specialized stores to keep raw material salt in reserve, a workshop for packaging, and store houses for finished products.
c/ It must have a section for quality control, trained technicians, to effect the regime of quality control for each consignment of salt coming off the production line.
The workers assigned to direct production jobs must be equipped with uniforms and hats, and free from contagious diseases.
d/ Iodized salt must be packed in PE bags, ensure sanitation, free from odor, durable and can resist cracks and tear during transportation. The package must be in scribed with the name of the production unit, the date and year of production and the expiry date, with the seal of quality control. The trade mark must be registered at the competent managerial agency as currently prescribed. The salt must be protected by an outer packing cover (for bags of 40-5-kilos).
e/ The localities which want to produce iodized salt must file an application to the Ministry of Trade (Department of Business Management). The Ministry of Trade shall consider the application and, if it agrees, it shall give the permission. The product must be certified by a competent medical agency mandated by the Ministry of Health before it can be circulated on the market.
III. ON THE ORGANIZATION OF THE SALE OF IODIZED SALT
1. The trade service in the provinces shall have to guide and organize the circulation of iodized salt on the following principles:
- In the localities which can produce iodized salt by themselves (under conditions mentioned at Item II), the producing enterprises shall organize the sale of the product, or the State-owned trade units will be assigned to sign contracts with the production units to organize the sale network on the market.
- The localities, which produce iodized salt by themselves, shall agree with the General Salt Corporation to ensure the supply and sale of iodized salt in the localities.
2. About prices:
a/ In the mountainous regions: the price subsidy policy (in transport fee, packaging and mixing cost) shall apply as currently prescribed.
b/ In other regions: the selling price of iodized salt is the market price based on the price of raw material (white salt, packaging...), production expenditures and reasonable profit.
IV. INSPECTION AND IMPLEMENTATION
1. The General Salt Corporation and the localities allowed to produce iodized salt shall strive to put into early operation the iodized salt production factories in order to meet the requirement as instructed by the Prime Minister, which is to organize and mobilize the entire population to consume iodized salt.
2. The trade service in the provinces and cities shall regularly organize the control of the selling price and quality of iodized salt, and the observance of the State policy on the supply of iodized salt to the units, and shall have the responsibility to detect in time the violations for handling. The salt production and supply units (both at the Center and in the localities) shall have to supply fully the necessary date and documents, to create favorable conditions for the control and inspection of the quality and selling price of iodized salt.
3. The decisions on prices of the General Salt Corporation must be sent to the Ministry of Trade and the Pricing Committee of the Government; the production and business units in iodized salt in the localities shall send them to the provincial People's Committees which shall monitor and control the implementation.
Every six months, the localities shall report to the Ministry of Trade (Department for Business Management) on the results of the production and consumption of iodized salt in the locality.
4. This Circular takes effect on the date of its signing. In the process of its implementation, if any problem arises, the units and localities shall report to the Ministry so that it can study to complement and perfect it, to make it more conformable with the practical situation.
 

 
FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Truong Dinh Tuyen

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 1-TM/KD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường