Quyết định 312/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê

thuộc tính Quyết định 312/QĐ-TTg

Quyết định 312/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:312/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:02/03/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 312/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ CÁC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
Đổi mới và áp dụng đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất, thông suốt và hiệu quả phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế nhằm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin thống kê đáp ứng nhu cầu phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương và của các tổ chức, cá nhân.
II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
1. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải bảo đảm thực hiện đúng 6 nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê đã được quy định trong Luật Thống kê là: (i) Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê; (ii) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; (iii) Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế; (iv) Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, các chế độ báo cáo thống kê; (v) Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê; (vi) Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê Nhà nước đã công bố công khai; những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
2. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, hình thành tổng thể các hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất. Việc đổi mới các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải được thực hiện cùng với việc đổi mới toàn diện các hoạt động thống kê. Kết quả của việc đổi mới này phải trở thành một trong các căn cứ quan trọng để xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2015.
3. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải tiến hành trên cơ sở tiếp tục phát huy vai trò của Hệ thống thống kê tập trung; tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là thống kê Bộ, ngành); nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin thống kê do các tổ chức thống kê cơ sở thu thập, tổng hợp, nhằm hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất, thông suốt và hiệu quả.
4. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời tạo ra sự chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng của thống kê Việt Nam với thống kê quốc tế. Trên cơ sở lộ trình triển khai phù hợp, bảo đảm tính khả thi cao của các hệ thống chỉ tiêu thống kê mới.
5. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải gắn liền với đổi mới các hoạt động thống kê; đồng thời phải hoàn thiện bộ máy tổ chức, bảo đảm nguồn nhân lực, môi trường pháp lý, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác để triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các nội dung đổi mới.
III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 với 274 chỉ tiêu thống kê thuộc 24 nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội đã phát huy vai trò chủ đạo trong tổng thể các hệ thống chỉ tiêu thống kê của nước ta trong thời gian qua, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, so với yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển của đất nước nên cần phải được đổi mới, hoàn thiện với các nội dung sau:
a) Xác định, bổ sung thêm các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các chỉ tiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Tiêu thức phân tổ của các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải bảo đảm yêu cầu thông tin chi tiết phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế (trong thời gian trước mắt tạm thời phân theo loại hình kinh tế như: kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài nhà nước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), vùng và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các chỉ tiêu xã hội phải đổi mới để tăng thêm phân tổ theo giới tính, dân tộc, thành thị, nông thôn với các tiêu thức chất lượng cụ thể, rõ hơn.
c) Phân công trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành và chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống thống kê tập trung, tránh trùng lặp, chồng chéo, nhằm phản ánh đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
2. Xây dựng và ban hành đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành
Căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương ban hành các hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, sử dụng thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi Bộ, ngành phải bảo đảm tính đồng bộ cao với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác; đồng thời phải là một trong những nguồn cung cấp thông tin đầu vào quan trọng của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác.
3. Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương xây dựng và ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã phải là một trong những nguồn cung cấp thông tin đầu vào quan trọng của Hệ thống, chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành; đáp ứng yêu cầu thông tin thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương; đồng thời phục vụ nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác.
4. Xây dựng hệ thống khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê
Căn cứ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê được cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các Bộ, ngành tiến hành chuẩn hóa khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo đúng chuẩn mực thống kê và phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để thống nhất áp dụng, bảo đảm tính so sánh của số liệu thống kê theo thời gian và không gian.
5. Hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin đầu vào của các hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin, kết hợp hài hòa và có hiệu quả báo cáo thống kê, điều tra thống kê với khai thác nguồn thông tin đa dạng và phong phú của các hồ sơ đăng ký hành chính. Theo đó, rà soát và xây dựng hoàn chỉnh Chế độ báo cáo thống kê cơ sở; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Chế độ báo cáo thống kê của các bộ, ngành; tổ chức hệ thống các cơ sở dữ liệu thống kê khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính.
6. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác có liên quan.
Tập trung đổi mới và hoàn chỉnh những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác có liên quan chặt chẽ đến các hệ thống chỉ tiêu thống kê mới, trong đó chú trọng việc xây dựng và áp dụng các bảng phân loại thống kê; tăng cường công tác phân tích và dự báo; tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; tổ chức các cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp, cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu, siêu dữ liệu và kho dữ liệu; xây dựng hệ thống sản phẩm thông tin thống kê; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin; xây dựng chính sách phổ biến thông tin thống kê.
7. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê
Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê. Tiếp thu, vận dụng nghiệp vụ thống kê tiên tiến và kinh nghiệm thành công của các nước để hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ chuyên môn thống kê, đổi mới và hoàn chỉnh các hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thực hiện đầy đủ các cam kết về thống kê với các nước và các tổ chức quốc tế.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đánh giá hiện trạng các Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Rà soát và đánh giá hiện trạng các Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện có, cụ thể là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đang áp dụng. Phải làm rõ tính toàn diện, tính phù hợp, tính thống nhất và mức độ thực hiện của từng chỉ tiêu trong mỗi hệ thống, xác định cụ thể mặt được và chưa được, để có căn cứ đổi mới và xây dựng hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê
a) Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm Cơ quan thống kê Trung ương (Tổng cục Thống kê) và các cơ quan thống kê địa phương (Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Thống kê các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) theo quy định của Luật Thống kê cần phải được củng cố và phát huy.
b) Tổ chức thống kê Bộ, ngành là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, thuộc bộ máy tổ chức của Bộ, ngành có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tổ chức, quản lý công tác thống kê trong ngành, lĩnh vực phụ trách; tiến hành các hoạt động thống kê đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, yêu cầu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và nhu cầu về thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Mỗi Bộ, ngành phải xây dựng bộ máy tổ chức thống kê tương xứng với yêu cầu và khối lượng công tác thống kê của Bộ, ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức công tác thống kê của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát theo quy định của Luật Thống kê.
c) Thống kê Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bộ phận cấu thành của hệ thống thống kê quốc gia, cần phải có lực lượng chuyên trách đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của địa phương.
d) Hiện nay, các xã, phường, thị trấn đều có công chức kiêm nhiệm công tác thống kê. Ngay sau khi Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã được ban hành và triển khai áp dụng, chính quyền các xã, phường, thị trấn phải bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên trách công tác thống kê tại xã, phường, thị trấn bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng thống kê cấp cơ sở.
đ) Cùng với việc hoàn thiện các tổ chức thống kê phải xây dựng được đội ngũ cộng tác viên thống kê có năng lực để phục vụ ngành Thống kê triển khai các hoạt động kịp thời và hiệu quả.
3. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực
a) Bảo đảm đủ số lượng biên chế ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành Thống kê, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác thống kê của các Bộ, ngành; thống kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống kê huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thống kê xã, phường, thị trấn và lực lượng cộng tác viên thống kê.
b) Từng bước áp dụng mô hình công chức của Hệ thống thống kê tập trung biệt phái chuyên trách thống kê Bộ, ngành. Trước mắt, áp dụng đối với những Bộ, ngành có khối lượng công tác thống kê lớn, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thống kê chưa đáp ứng yêu cầu và cần được hỗ trợ của công chức thống kê từ hệ thống thống kê tập trung.
c) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học thống kê và đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Phải đào tạo và phát triển được cán bộ, công chức, viên chức có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu để đảm nhận và thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống kê.
d) Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Thống kê tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khác quản lý. Chú trọng và tăng cường đào tạo cấp chứng chỉ theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ phục vụ công tác thống kê.
4. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho công tác thống kê
a) Đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Luật Thống kê, các Nghị định và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến hoạt động thống kê, đề xuất và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đối với công tác thống kê trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Cộng tác viên thống kê để tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
c) Xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
a) Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công tác thống kê, là phương tiện tập trung các luồng thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất và hiệu quả. Do vậy, phải quan tâm phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đồng bộ về: hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; phần mềm ứng dụng; cơ sở dữ liệu; kết nối, chia sẻ và phổ biến thông tin thống kê.
b) Nghiên cứu, hiện đại hóa công nghệ thông tin và truyền thông để ứng dụng trong tất cả các khâu của quy trình thống kê; tin học hóa việc thu thập, tổng hợp, phân tích, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê của hệ thống thống kê tập trung; thống kê bộ, ngành và địa phương. Trong đó, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các hình thức điều tra thống kê điện tử; sử dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến trong xử lý số liệu điều tra, tổng điều tra thống kê; xây dựng các cơ sở dữ liệu vĩ mô, vi mô, siêu dữ liệu, kho dữ liệu; phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê; tăng cường sử dụng các trang thông tin điện tử và phát hành các sản phẩm thống kê điện tử để công bố, chia sẻ thông tin thống kê, phổ biến kiến thức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thống kê.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành Đề án về “Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê Nhà nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài
Tăng cường hợp tác quốc tế là một trong những yêu cầu và nội dung đổi mới công tác thống kê, phải xác định rõ nội dung hợp tác về chuyên môn nghiệp vụ, về trao đổi và phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch cụ thể để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của thống kê các nước và các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực công tác thống kê; triển khai các hoạt động đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; chú ý hợp tác về cung cấp chuyên gia, đào tạo nguồn nhân lực; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho toàn ngành Thống kê. Xác định lộ trình hợp lý để tiến tới thực hiện đầy đủ các cam kết về thống kê với các nước và tổ chức quốc tế.
7. Kinh phí xây dựng, thực hiện Đề án
Nguồn kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) căn cứ Đề án được phê duyệt, xác định, công bố các nội dung công việc sẽ triển khai của Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giao Bộ Tài chính căn cứ Đề án được phê duyệt, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự toán kinh phí triển khai Đề án ở Trung ương (Hệ thống thống kê tập trung và Thống kê các Bộ, ngành); đồng thời hướng dẫn các địa phương bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nội dung công việc của Đề án thuộc phạm vi địa phương phụ trách.
Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung, khối lượng công việc được giao và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, xây dựng dự toán và bố trí kinh phí theo quy định hiện hành, trong đó cần tập trung và ưu tiên đối với hai nhóm công việc quan trọng sau đây:
- Kinh phí xây dựng Đề án và phổ biến, tập huấn, hướng dẫn triển khai Đề án trong 2 năm (2009 – 2010);
- Kinh phí thực hiện Đề án trong 5 năm (2011 – 2015) cho các hoạt động chủ yếu như: thực hiện các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc của hệ thống thống kê tập trung.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2010: xây dựng hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu, bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.
b) Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thống kê của các hệ thống chỉ tiêu thống kê theo hai nhóm: Nhóm thứ nhất (nhóm A) gồm những chỉ tiêu bắt đầu áp dụng ngay từ năm 2011; Nhóm thứ hai (nhóm B) gồm những chỉ tiêu triển khai trong các năm 2012 – 2014. Từ năm 2015 sẽ áp dụng toàn bộ các chỉ tiêu trong danh mục của các hệ thống chỉ tiêu thống kê mới.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và kế hoạch triển khai
a) Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Công văn số 548/TTg-KHTH ngày 10 tháng 4 năm 2009 và Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài nhiệm vụ chung, thành viên Ban Chỉ đạo còn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các công việc của Bộ, ngành, địa phương được phân công trong Đề án.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các công việc chủ yếu sau:
- Đánh giá hoạt động của Hệ thống thống kê tập trung và công tác thống kê ở các Bộ, ngành, địa phương; đánh giá tổng quan thực trạng công tác thống kê nói chung và thực trạng các hệ thống chỉ tiêu thống kê nói riêng ở nước ta để làm căn cứ xây dựng và áp dụng các hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước theo yêu cầu đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê của Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong quý I năm 2010 hoàn thành việc xác định, công bố các nội dung công việc các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện theo nội dung và yêu cầu của Đề án; hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, triển khai Đề án trong năm 2010; xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án trong 5 năm (2011 – 2015) của hệ thống thống kê tập trung.
- Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2010.
- Trong quý II năm 2010, xây dựng và ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê và quy chế Cộng tác viên thống kê.
- Kiện toàn tổ chức của cơ quan Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Thống kê huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê của hai ngành này; phối hợp với các địa phương và bộ, ngành có liên quan kiện toàn tổ chức thống kê Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thống kê xã, phường, thị trấn trong năm 2010.
- Trong Quý II năm 2010, công bố nội dung giải thích khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu của các chỉ tiêu thống kê thuộc nhóm A.
- Trong Quý II năm 2011, công bố nội dung giải thích khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê thuộc nhóm B.
- Trong năm 2010, bổ sung, hoàn chỉnh và công bố Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chế độ báo cáo thống kê cơ sở và xây dựng kế hoạch tổ chức các cơ sở dữ liệu thống kê khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính; xây dựng hoàn thiện hệ thống các bảng phân loại thống kê chủ yếu, bảo đảm phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê mới và tiêu chuẩn quốc tế.
- Trong năm 2010, xây dựng và ban hành Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của hệ thống thống kê Nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kêu gọi và bố trí vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành Thống kê
- Trong năm 2010, đánh giá việc thực hiện Luật Thống kê và các văn bản pháp quy có liên quan, trên cơ sở đó đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về thống kê; đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc, giám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản này.
- Xây dựng “Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2010.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án và triển khai thực hiện Đề án trong Hệ thống thống kê tập trung; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các nội dung liên quan đến Đề án trong năm 2010.
- Từ năm 2010 đến năm 2015, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả triển khai Đề án của toàn ngành Thống kê.
- Năm 2015 tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện Đề án.
c) Các Bộ, ngành khác
- Trong quý I năm 2010, công bố kết quả đánh giá hiện trạng công tác thống kê của Bộ, Ngành và đúc kết kinh nghiệm các nước về thống kê chuyên ngành, lĩnh vực tương ứng với ngành, lĩnh vực Bộ, ngành đang quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành viện xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự toán, bố trí và hướng dẫn chỉ tiêu kinh phí thực hiện Đề án trong quý I năm 2010.
- Hoàn thành các công việc liên quan đến đổi mới và áp dụng đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành phụ trách, bao gồm: Xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chuẩn hóa khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê nhóm A, giải thích các chỉ tiêu thống kê nhóm B (nếu có) của hệ thống chỉ tiêu thống kê này; hoàn thiện phương pháp và các hình thức thu thập thông tin đầu vào (Các chế độ báo cáo thống kê, kế hoạch điều tra thống kê, đặc biệt là tổ chức các cơ sở dữ liệu thống kê khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính); xây dựng các bảng phân loại thống kê chuyên ngành; xây dựng hệ thống các sản phẩm thống kê; xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin thống kê trong nội bộ Bộ, ngành cũng như các địa phương, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và với các Bộ, ngành khác trong năm 2010.
- Triển khai các hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, thực hiện tin học hóa các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, lưu giữ, chia sẻ và công bố thông tin thống kê của Bộ, ngành. Xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê vi mô, vĩ mô và mạng tin học; kết nối và chia sẻ thông tin thống kê trong nội bộ Bộ, ngành cũng như với Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và với các Bộ, ngành khác trong năm 2010.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, triển khai và theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành trong Đề án theo đúng lộ trình đề ra trong năm 2010.
- Hoàn thành việc củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức thống kê và hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành theo Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tăng cường môi trường pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho thống kê Bộ, ngành trong năm 2011.
- Từ năm 2010 đến năm 2015, hàng năm tiến hành báo cáo đánh giá tình hình và kết quả triển khai Đề án của Bộ, ngành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Ngoài nhiệm vụ chung của các Bộ, ngành nêu trên, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ còn có nhiệm vụ sau đây:
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), các Bộ, ngành khác và các địa phương thẩm định, trình phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo các nội dung nêu tại khoản 7 Mục IV trong năm 2010.
+ Bộ Nội vụ trong năm 2010: (i) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai các nội dung về tổ chức, biên chế của Hệ thống thống kê tập trung; thống kê Bộ, ngành; thống kê Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thống kê xã, phường, thị trấn; (ii) Bố trí kinh phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức thống kê để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Thống kê.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Trong quý II năm 2010, công bố kết quả đánh giá thực trạng công tác thống kê trên địa bàn, làm cơ sở cho việc đổi mới công tác thống kê của địa phương nói riêng và công tác thống kê của toàn ngành Thống kê nói chung.
- Trong năm 2010, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định, trình phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo các nội dung nêu tại khoản 7 Mục IV.
- Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và triển khai các nội dung đổi mới chuyên môn nghiệp vụ thống kê liên quan tới đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê trên địa bàn trong năm 2010.
- Trong năm 2010, hoàn thành việc xây dựng và kiện toàn tổ chức thống kê Sở, Ban, ngành của địa phương; thống kê xã, phường, thị trấn; hoàn thiện môi trường pháp lý; xây dựng Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; triển khai các biện pháp phù hợp và hiệu quả tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất cho các tổ chức thống kê cơ sở trên địa bàn.
- Chỉ đạo, tổ chức tập huấn, hướng dẫn và theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, các đơn vị cơ sở trên địa bàn thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của địa phương trong Đề án theo đúng lộ trình đề ra. Từ năm 2010 đến năm 2015, hàng năm có báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Đề án của địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

------------

No. 312/QD-TTg

Hanoi, March 03, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON THE SYNCHRONOUS RENEWAL OF STATISTICAL INDICATOR SYSTEMS

 

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 26, 2003 Law on Statistics and the Government's Decree No. 40/ 2004/ND-CP of February 13, 2004, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Statistics;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Scheme on the synchronous renewal of statistical indicator systems with the following major contents:

I. OBJECTIVES

To synchronously renew and apply statistical indicator systems and form a consistent, smooth and effective national statistical indicator system which conforms to international standards and practices for the provision of accurate, sufficient and timely statistical information, meeting the requirement of analyzing and evaluating the socio-economic situation in service of the leadership, direction and administration by Party and State agencies; and the formulation of national, ministerial, sectoral and local socio­economic development strategies and plans by individuals and organizations.

II. ORIENTATIONS OF RENEWAL

1. The synchronous renewal of statistical indicator systems must strictly adhere to six fundamental principles of statistical activities provided in the Law on Statistics, namely: (i) ensuring honesty, objectivity, accuracy, completeness and timeliness in Statistical activities; (ii) ensuring independence Statistical performance; (iii) ensuring consistency regarding indicators, forms, methods of calculation, classi­fication, units of measurement, statistical years and international comparability; (avoiding duplication and overlap of statistical surveys and reporting regulations; (v) publicizing statistical methodologies and information; (vi) ensuring equal access to and use of statistical information already publicized by the State; and statistical information on each organization or individual is used only for the statistical synthesis purpose.

2. The synchronous renewal of statistical indicator systems covers the national; ministerial and sectoral as well as provincial, district and commune statistical indicator systems, making them comprehensive and consistent. The renewal of statistical indicator systems must also go in parallel with the comprehensive renewal of statistical activities. Renewal results must serve as an important basis for the formulation of Vietnam's statistics development strategy during 2011- 2020 with a vision to 2025.

3. The synchronous renewal of statistical indicator systems shall be conducted on the basis of further promoting the centralized statistical systems; enhancing the role and responsibilities of statistical organizations of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy (below referred collectively as ministerial and sectoral statistics); raising the quality and effectiveness of statistical informatics sources gathered and aggregated by grassroots-statistical organizations so as to form a consistence, smooth and effective national statistical information system.

4. The synchronous renewal of statistical indicator systems is required to meet the national development requirements while creating pro-active for the statistical sector's deeper integration into international statistics. Based on an appropriate roadmap to ensure high feasibility of the statistical indicator systems.

5. The synchronous renewal of statistical indicator systems must be associated with the renewal of statistical activities; improvement of organizational apparatus, ensuring human resources and legal environment, modernizing material and technical foundations as well as other conditions for the prompt and fruitful realization of the contents of renewal.

III. CONTENTS OF RENEWAL

1. To renew, supplement and improve the national statistical indicator system

The national statistical indicator system, promulgated by the Prime Minister together with Decision No. 305/2005/QD-TTg of November 24, 2005, with 274 statistical indicators in 24 groups of sectors and socio-economic areas, has played a leading role in the country's overall statistical indicator systems in the past. However,

it has also revealed shortcomings and limitations compared to the requirements of national construction and development and should be renewed and improved as follows:

a/ Identifying and adding new statistical indicators which reflect the quality and effectiveness of development, the competitiveness of the economy and the process of national industrialization and modernization; and indicators on social security as well as environmental protection.

b/ Criteria for the grouping of indicators within the national statistical indicator system must ensure the classification of detailed information according to industries and sectors (in the immediate future, they shall be temporarily classified according to forms of economy such as state economy; non-state economy; foreign-invested economy), regions, and provinces and centrally run cities. Social indicators must be renewed to increase grouping based on gender, ethnicity and urban and rural areas with more specific and clearer qualitative indicators.

c/ The assignment of responsibilities for collecting and synthesizing indicators in the national statistical indicator system must be based on management functions and tasks of ministries and sectors as well as those of the centralized statistical system, avoiding duplication and overlap, aiming to fully reflect the socio­economic situation of the country.

2. To develop and promulgate adequate statistical indicator systems of the ministries and branches

Based on the national statistical indicator system, ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, the Chief Justice of the Supreme People's Court and the Director of the Supreme People's Procuracy shall expeditiously promulgate statistical indicator systems to meet their respective sectors' management and use requirements. The statistical indicator system of each ministry or branch must be consistent with the national statistical indicator system and other statistical indicator systems; and concurrently serve as an important input information source for the national statistical indicator system, meeting information needs of other organizations and individuals.

3. To develop and promulgate statistical indicator systems at provincial, district and commune levels The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, promptly developing and promulgating statistical indicator systems at provincial, district and commune levels which are consistent with the national statistical indicator system as well as statistical indicator systems of ministries and branches. Provincial, district and commune statistical indicator systems must serve as an important input information source for the national statistical indicator system and statistical indicator systems of ministries and branches; meet the needs for statistical information for the leadership, direction and administration by Party agencies and government authorities at the local level; and at the same time, serve other organizations and individuals' needs for statistical information.

4. To develop a system of concepts and methods of calculating statistical indicators Based on the statistical indicator systems promulgated by competent authorities, the Ministry of Planning and Investment (the General Statistics Office) and other ministries and branches shall standardize concepts and methods of calculating statistical indicators in strict compliance with statistical standards as well as international standards and practices for uniform application, ensuring comparability of statistical data over time and space.

5. To improve forms of gathering input information for statistical indicator systems

To improve forms of gathering information, combining harmoniously and effectively statistical reports and surveys with exploiting diverse and abundant information purees of administrative registration records. Accordingly, to review and formulate complete grassroots statistical reporting regulations; general statistical reporting regulations applicable to ministries and branches; and general statistical reporting regulations applicable to provincial-level Departments of Statistics; statistical reporting regulations of ministries and branches; and organize a system of statistical databases extracted from administrative registration records.

6. To continue renewing and implying other professionally relevant statistical operations

To focus on renewing and improving other statistical operations which are closely related to new statistical indicator systems including developing and applying statistical classification tables; enhancing analysis and forecast; intensifying the application and development of information and communications technology; organizing databases of general statistics, initial statistics, meta databases and data stores; developing statistical information products and mechanisms to coordinate, exchange and share information, and a policy to publicize statistical information.

7. To enhance cooperation and international integration in the field of statistics

To enhance cooperation and international integration in the field of statistics. To acquire, apply advanced statistical operations and successful experiences of other countries so as to improve statistical operational methods, renew and compile statistical indicator systems to meet the country development requirements, in line with international standards and practices. To fully realize commitments on statistics with other countries an international organizations.

 

IV. SOLUTIONS

1. Assessing the current state of statistical indicators systems

To review and assess the current state of the existing statistical indicator systems, namely the national statistical indicator system promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 305/200gQD-TTg of November 24, 2005; statistical indicator systems of ministries, branches and statistical indicator systems of provinces, districts and communes. To clarify the comprehensiveness, relevance, consistency and degree of implementation of each indicator in each system, determine specific strengths and weaknesses so as to have a basis for renewing and building complete and synchronous systems of statistical indicators to meet the country's development requirements, in accordance with international standards and practices.

2. Consolidating and improving the system of statistical organizations

a/ The centralized system of statistical organizations which is organized vertically from the central statistics office (General Statistics Office) to local statistical agencies (Departments of Statistics of provinces and centrally run cities and Statistics Divisions of districts, towns and provincial cities) under the Law on Statistics, must be strengthened and promoted;

b/ Statistical organizations of ministries and branches being components of the system of state statistical organizations and part of the organizational structure of ministries and branches have the function to advise ministers and heads of agencies and organizations on the management of statistical work in the relevant sectors; conduct statistical activities to meet the management and administration needs of ministers, heads of agencies as well as general requirements of the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) and the need for statistical information from organizations and individuals as prescribed by law. Each ministry and branch shall build a statistical organization commensurate with its own statistical requirements and volume of statistical work. The Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) shall take initiative in closely coordinating with functional units of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in organizing statistical work of the court and procuracy sectors in accordance with the Statistics Law;

c/ Statistics Departments of provinces and centrally run cities being components of the national statistical system are required to have specialized forces to meet local direction and administration needs

d/ At present, all communes, wards and townships have part-time employees in charge of statistics. Immediately after the provincial, district and commune statistical indicator systems are promulgated and implemented, commune, ward and township authorities shall arrange full-time qualified employees to take charge of statistical work, ensuring the improved quality of grassroots statistics;

e/ Along with the improvement, statistical organizations shall develop a contingent of statistical collaborators who are capable of serving the statistics sector in implementing activities promptly and effectively.

3. Training, scientific research and human resource development

a/ To ensure adequate and stable staffs and improve the quality of human resources of the entire statistics sector, enhancing training, retraining and updating of professional knowledge for those working in statistics of ministries and branches; provinces and centrally run cities; districts, provincial towns and cities, as well as communes, wards and townships, and statistical collaborators;

b/ To step by step apply a model whereby officers from the centralized statistical system are seconded to conduct statistics in ministries and branches. In the immediate future, to apply this model to those ministries and branches which have a big load of statistical work while their officers still fail to meet statistical requirements and should be supported by statistics officers from the centralized statistical system;

c/ To enhance statistical scientific research and promote the application of research results in practice. To train and develop officials, officers and employees with professional qualifications and expertise to effectively implement research

activities and statistical operations;

d/ To improve the quality of specialized training in statistics in universities, colleges and vocational secondary schools managed by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment and other ministries and branches. To pay attention to and enhance certificate-based training and retraining courses in order to improve and update professional knowledge, information technology 9fM foreign language skills in service of statistical work.

4. Improving the legal environment for statistical work    

a/ To review the situation and results of implementation of the Law on Statistics, decrees and other regulations related to statistical activities, and make suggestions recommendations to competent agencies for necessary modifications to meet the requirements of statistical work in the course national construction and socio-economic development;

b/ To develop and submit to the Prime Minister for promulgation a Regulation on statistical collaborators for uniform implementation throughout the country;

c/ To develop Vietnam's Statistics Development Strategy for the 2011 - 8020 period with a vision to 2025, to be submitted to the Prime Minister for approval.

5. Stepping up the application and develop­ment of information and communication technology

a/ Information and communication technology is an important tool for statistical work, helping to gather flows of statistical information and creating a national system of consistent and effective statistical information.


Therefore, it is necessary to pay attention to developing information and communication technology synchronously in terms of technical infrastructure, human resource training, application software, databases, connection, sharing and dissemination of statistical information;

b/To research and modernize information and communication technology for application in all stages of the statistical process: computerize the collection, synthesis, analysis, dissemination and storage of the centralized statistical information system;-statistics of ministries, branches and localities^ particular, to focus on the research and application of electronic statistical surveys; extensive use of advanced technology in processing survey data and statistical census; establishment of macro, micro and meta database's well as data stores; development of tools for statistical data exploitation, analysis and forecast; Increased use of electronic information and publication of electronic statistical products for publishing, sharing statistical information, disseminating statistical knowledge and training in statistical professional operations;

c/ The Ministry of Planning and Investment shall cod|8inate with other ministries, branches and localities in developing and promulgating a scheme on "the program on application and development of information and communication technology of the state statistical system to 2015 and orientations to 2020."

6. Strengthening international cooperation and effective use of external resources

As strengthening international cooperation is one of the requirements and content of renewal of statistical work, it is necessary to clearly identify the contents of professional cooperation,

exchange and disseminate statistical information on the socio- economic situation; work out specific plans to take advantage of and effectively use technical and financial assistance from the statistical sector of other countries and international organizations for strengthening statistical operations; implement synchronous activities for renewal of statistical indicator systems; pay attention to cooperation on the provision of experts, training of human resources, development of information and communication technology for the entire statistical sector. To work out an appropriate roadmap toward full implementation of commitments on statistics with other countries and international organizations.

7. Funds for building and implementing the Scheme

Funding sources for construction and implementation of the Scheme come from the state budget and shall be allocated according to the current decentralization of state budget management.

The Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) is assigned to, on the basis of the approved Scheme, identify and publicize jobs to be done by ministries, branches and localities, which serve as a basis for the latter to estimate funds for the Scheme implementation, to be submitted to competent authorities for approval.

The Ministry of Finance is assigned to, on the basis of the approved Scheme, evaluate and submit to the Prime Minister for approval cost estimates for the Scheme implementation at the central level (centralized statistical system and statistics of ministries and branches); and guide localities in arranging local budgets for the jobs falling within the Scheme and ambit of local management.

Ministries, branches and localities shall, based on the assigned jobs and workload as well as provisions of the State Budget Law, make cost estimates and arrange funds according to current regulations, focusing on and giving priority to the two following groups of important tasks:

Funding for the Scheme formulation and dissemination, training, guiding the implementation of the Scheme in two years (2009-2010);

Funding for the Scheme implementation in five years (2011-2015) for major activities such as statistical surveys and census; application and development of information and communication technology; training and development of human resources; building of offices; procurement of means of transport and working facilities of the centralized statistical system.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Implementation roadmap

a/ In 2010: To finalize and promulgate a uniform system of major statistical indicators, including: the national statistical indicator system; statistical indicator system of each ministry, branch, and provincial, district and commune statistical indicator systems;

b/ To implement statistical indicators in the systems of statistical indicators in two groups: The first group (group A) consists of indicators to be applied from 2011; the second group (group B) consists of indicators to be applied during 2012-2014. From 2015 all indicators listed in the new statistical indicator systems will be applied.

2. Responsibilities of agencies, ministries, local administrations and implementation plans

a/ The Scheme Formulation Steering Committee shall develop a project to implement the tasks assigned in Document No. 548/TTg-KHTH of April 10, 2009, and Decision No. 668/ QD-TTg May 27, 2009, of the Prime Minister. In addition to general duties, members of the Steering Committee are also responsible for directing and organizing the implementation of the tasks of ministries, branches and localities assigned to them under the Scheme.  

b/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, performing the following major tasks:   

To review the operations of the centralized statistical system and statistical operations at ministries, branches and localities; to assess the overall situation of statistical performance in general and the status of statistical indicator systems in particular in our country so as to have a basis for building and applying statistical indicator systems of other countries, in line with the requirements of the synchronous-renewal of the statistical indicator systems in this Scheme.

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in the first quarter of 2010 in, completing the determination and assignment of tasks to be performed by ministries, branches and localities according to the contents and requirements of the Scheme; guiding, disseminating, training and implementing the Scheme in 2010; determining the needs for funds for the Scheme implementation in five years (2011-2015) in the centralized statistical system.


To develop the national statistical indicator system to be submitted to the Prime Minister for promulgation in the first quarter of 2010.

To develop and promulgate in the second quarter of 2010 statistical indicator systems at provincial, district and commune levels for uniform application throughout the country.

To submit to the Prime Minister for issuance a decision, on functions, tasks, powers and organizational structure of the General Statistics Office and a Regulation on statistical collaborators.

To strengthen the organization of statistics departments of provinces and centrally run cities; statistic divisions of districts, provincial towns and citi£5 to coordinate with the Supreme People' Court and the Supreme People's Procuracy in improving the statistical organization of these two sectors: to coordinate with localities and concerned ministries and branches strengthening the organization of Statistics-Departments of provinces and centrally run cities, as well as statistics divisions of commune^, wards and townships in 2010.

In the second quarter of 2010, to publicize the interpretations of concepts, methods of calculation and sources of data of the group-A statistical indicators.

In the second quarter of 2011, to publicize the interpretations of concepts, methods of calculation and sources of data of the group-B statistical indicators.

- In 2010 to supplement, finalize and announce the national statistical survey program; general statistical reporting regulations applicable to ministries and branches; general statistical reporting regulations applicable to statistics departments of provinces and centrally run cities; grassroots statistical reporting regulations and plans to develop statistical databases extracted from administrative registration records; to build and improve a system of major statistical classification tables, ensuring its conformity with the new statistical indicator systems and international standards.

In 2010, to formulate and promulgate a program on the application and development of information and communication technology within the state statistical system; to assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities in, mobilizing and arranging official development assistance (ODA) for the application and development of information and communication technology in statistics.

In 2010, to evaluate the implementation of the Statistics Law and relevant legal documents, so as to have a basis to propose competent authorities the modification and improvement of legal documents on statistics; at the same time, to work out communication and dissemination plans, urge and supervise the strict observance of these documents.

- To formulate Vietnam's Statistics Development Strategy during 2011-2020 with a vision to 2025, to be submitted to the Prime Minister for approval in late 2010.

To organize communication and dissemina­tion activities as well as training and guidance on the Scheme-related contents and implement the Scheme within the centralized statistical system; to monitor and urge ministries, branches and localities in realizing the Scheme- related contents in 2010.

From 2010 to 2015, to submit annual reports to the Prime Minister on the situation and results of implementation of the Scheme in the entire statistical sector.

- In 2015, to review the entire process of implementation of the Scheme.

c/ Other ministries and branches

In the first quarter of 2010 to announce the results of assessment of statistical performance of ministries and branches, and gather experiences of other countries regarding specialized statistics in the fields corresponding to those under their respective management.

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, completing the formulation, evaluation and approval of cost estimates, arrange and guide in detail funds for the Scheme implementation in the first quarter of 2010.

To complete the tasks related to the renewal and application of the ministerial/branch statistical indicator system, including: developing a complete statistical indicator system of the ministry or branch; standardizing concepts and methods of calculation of statistical indicators of group A, explaining statistical indicators of group B (if any) of this statistical indicator system; finalizing methods and forms of gathering input information (statistical reporting regulations, statistical survey plans, especially the development of statistical databases extracted from administrative registration records); making specialized statistical classification tables; building a system of statistical products; formulating a mechanism to supply and exchange statistical information within the ministry or branch as well as with localities, the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) and other ministries and branches in 2010.

- To organize the application and development of information and communication technology, computerize the collection, processing, synthesis, analysis, forecasting, storing, sharing and disclosure of statistical information of ministries and branches. To build micro and macro statistical databases and computer networks; to connect and share statistical information within ministries and branches as well as with departments of provinces and centrally run cities and with the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) and other ministries and branches in 2010.

- To organize communication, destination, training and guiding activities, implement, monitor and urge their attached agencies and units to do jobs falling under the responsibilities of ministries and branches within the Scheme and in line with the roadmap propose in 2010.

- To complete the consolidation and improvement of statistics organizations of ministries and branches under Decree No. 03/2010/ND-CP of May 13, 2010, defining tasks, powers and organizational structure statistics organizations of ministries, ministerial-level agencies and government attached agencies; to enhance the legal environment material foundations, funding and other eruditions necessary for statistical work of ministries and branches in 2011.     

From 2010 to 2015, to make annual reports evaluating the implementation of the Scheme by ministries and branches, and send them to the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) for integration in a report to the Prime Minister.

In addition to the above common tasks of ministries and branches, the Ministry of Finance and Ministry of Home Affairs have the following tasks:


+ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office), other ministries, branches and localities in, evaluating, submitting for approval and allocating funds for the Scheme implementation in 2010 according to the provisioned Clause 7 of Section IV.

+ The Ministry of Home Affairs shall, in 2010: (i) assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities m. implementing contents related to the organization and staffing of the centralized statistica|2ystem; statistics of ministries and branches statistics departments of provinces and centrally run cities and statistics divisions of communes, wards and townships; and (ii) allocate funds for retraining statistical staff and employees to meet the requirements for better statistical performance.

d/ The People's Committee of a province or centrally run city

In the second quarter of 2010, to publicize the result of assessment of the locality's actual statistical work, which will serve as a basis for renewal i»«the locality in particular and in the entire statistical sector in general.

In 2HJQ, to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, evaluating, submitting for approval and allocating fund for implementation of the Scheme according to the contents specified in Clause 7 of Section IV.

To join the Ministry of Planning and Investment and relevant ministries and branches in developing statistical indicator systems at provincial, district and commune levels and deploy contents of renewal of statistical operations which are related to the synchronous renovation of statistical indicator systems in the locality in 2010.

In 2010, to complete the building and consolidation of statistics departments and division of localities, communes, wards and townships; improve the legal environment; formulate a program on the application and development of information and communication technology; implement appropriate measures and strengthen human resources and facilities for grassroots statistical organizations in the locality.

To direct, train, guide, monitor and urge departments, branches and grassroots units in the locality to perform jobs falling under local responsibilities as defined in the Scheme and in line with the set roadmap. From 2010 to 2015, to make annual reports evaluating the implementation of the Scheme by the locality, which will be sent to the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) for incorporation into a report to the Prime Minister.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities and the Director of the Steering Committee for the synchronous renewal of statistical indicator systems shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

DEPUTY PRIME MINISTER

 

NGUYEN SINH HUNG

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 312/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe