Quyết định 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xét duyệt và công nhận Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư

thuộc tính Quyết định 200/TTg

Quyết định 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xét duyệt và công nhận Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:200/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:04/04/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 200/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYếT địNH

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 200/TTG NGàY 4 THáNG 4 NăM 1995

Về VIệC BAN HàNH QUY CHế XéT DUYệT

Và CôNG NHậN HọC HàM GIáO Sư, PHó GIáO Sư

 

THủ TướNG CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Học hàm Nhà nước,

QUYếT địNH :

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét duyệt và công nhận Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.

 

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chủ tịch Hội đồng Học hàm Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

 

Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

QUY CHế

XéT DUYệT Và CôNG NHậN HọC HàM GIáO Sư, PHó GIáO Sư

(Ban hành kèm theo quyết định số 200/TTg ngày 04 tháng 4 năm 1995

của Thủ tướng Chính phủ)

 

CHươNG I

ĐIềU KHOảN CHUNG

 

Điều 1.- Giáo sư, Phó Giáo sư là các học hàm phong cho cán bộ khoa học hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao, có vai trò chủ chốt đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ và phát triển khoa học của đất nước. Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư không phải là chức danh viên chức Nhà nước.

 

Điều 2.- Đối tượng được phong học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư là cán bộ giảng dạy ở các Trường, Viện Đại học, cán bộ nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu khoa học có trực tiếp giảng dạy đại học và trên đại học.

Học hàm Giáo sư có thể được phong cho các cán bộ khoa học nước ngoài, và Việt Kiều có những đóng góp về đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các Trường đại học hay Viên nghiên cứu khoa học của Việt Nam .

 

CHươNG II
XéT DUYệT Và CôNG NHậN HọC HàM

 

Điều 3.- Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư do Hội đồng Học hàm Nhà nước thâm duyệt, công nhận và cấp giấy chứng nhận.

 

Điều 4.- Người đã được phong Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ bị Hội đồng học hàm Nhà nước tước bỏ học hàm trong các trường hợp sau:

a) Bị phát hiện và xác định không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

b) Bị tước quyền công dân.

 

Điều 5.- Các Bộ chủ quản của các Trường, Viện, căn cứ vào học hàm và nhu cầu công tác, bổ nhiệm cán bộ khoa học vào các ngạch công chức tương ứng.

 

CHươNG III
ĐIềU KIệN đăNG Ký Và TRìNH Tự XéT DUYệT HọC HàM

 

Điều 6.- Người đăng ký Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

1/ Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

- Có thái độ trung thực khách quan trong khoa học.

- Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2/ Học vị:

Phải có học vị Tiến sĩ hay Phó Tiến sĩ đối với các ngành khoa học, hoặc phải có bằng Thạc sỹ đối với ngành biểu diễn nghệ thuật.

3/ Thời gian giảng dạy và nghiên cứu khoa học:

- Người đăng ký học hàm Giáo sư phải có học hàm Phó Giáo sư từ 3 năm trở lên, đã hướng dẫn nghiên cứu sinh, trong đó ít nhất có một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án.

- Ngưòi đăng ký học hàm Phó Giáo sư, nếu là cán bộ giảng dạy đại học, phải có ít nhất 6 năm làm tốt nhiệm vụ giảng viên và giảng viên chính, đã tham gia công tác đào tại trên đại học; nếu là các bộ nghiên cứu ở Viên Nghiên cứu khoa học thì phải có ít nhất 6 năm làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu viên và nghiên cứu viên chính và ít nhất xó 3 năm trực tiếp tham gia đào tạo trên đại học ở Viện hoặc kiêm nhiệm giảng dạy đại học và trên đại học ở các Trường.

4/ Thành tích hoạt động khoa học:

Những người đăng ký học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư phải có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tế. Thành tích khoa học được đánh giá bằng số lượng và chất lượng các công trình khoa học đã công bố hoặc được ứng dụng phù hợp với ngành chuyên môn đăng ký học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư. Yêu cầu về số lượng và chất lượng công trình khoa học đối với từng học hàm do Hội đồng Học hàm Nhà nước quy định.

5/ Ngoại ngữ:

Người đăng ký học hàm Giáo sư phải sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ. Người đăng ký học hàm Phó Giáo sư phải sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ và 1 ngoại ngữ đạt trình độ học hiểu các tài liệu chuyên môn.

 

Điều 7.- Quy trình xét duyệt và công nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.

1/ Người đăng ký học hàm Giáo sư hoặc Phó Giáo sư phải làm hồ sơ đăng ký theo mẫu do Hội đồng Học hàm Nhà nước quy định và gửi hồ sơ đó tới Hội đồng học hàm cơ sở tại Trường, Viện nơi mình công tác để xét. Nếu Trường, Viện không đủ điều kiện thành lập Hội đồng Học hàm cơ sơ thì người đăng ký gửi hồ sơ cá nhân lên Hội đồng Học hàm Nhà nước; Hội đồng Học hàm Nhà nước chuyển hồ sơ về một Hội đồng Học hàm cơ sở thích hợp để xét.

2/ Hiệu trưởng, Viện trưởng xác nhận kết quả bình xét của Hội đồng Học hàm cơ sở; lập danh sách những người có đủ điều kiện phong học hàm và gửi hồ sơ, danh sách lên Bộ chủ quản. Nếu Hiệu trưởng, Viện trưởng có ý kiến khác với Hội đồng Học hàm cơ sở thì gửi các ý kiến đó kèm theo danh sách trên.

3/ Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xác nhận danh sách và chuyển toàn bộ hồ sơ đăng ký học hàm của các Trưởng, Viện thuộc Bộ mình đến Hội đồng Học hàm Nhà nước. Nếu Bộ chủ quan có ý kiến khác với Trường, Viện thì gửi các ý kiến đó kèm theo hồ sơ nói trên.

 

CHươNG IV
Hệ THốNG HộI đồNG XéT DUYệT HọC HàM

 

Điều 8.- Hệ thống Hội đồng xét duyệt học hàm gồm 3 cấp:

1/ Hội đồng Học hàm cơ sở là đại diện của đội ngũ cán bộ khoa học của Trường hoặc Viện, do Hiệu trưởng hoặc Viện trưởng quyết định thành lập. Hội đồng Học hàm cơ sở có nhiệm vụ xét học hàm cho những người đăng ký và lựa chọn danh sách những người xứng đáng gửi lên cấp trên.

2/ Hội đồng Học hàm Ngành trung ương bao gồm những người có học hàm, học vị cao, đại diện cho đội ngũ cán bộ khoa học thuộc ngành trong phạm vi cả nước, được tổ chức theo chuyên ngành hoặc liên ngành, do Chủ tịch Hội đồng Học hàm Ngành trung ương có nhiệm cụ xét học hàm cho những người đăng ký đã được các Bộ lập danh sách gửi đến và lựa chọn những người xứng đáng để Hội đồng Học hàm Nhà nước xem xét.

3/ Hội đồng Học hàm Nhà nước thẩm định việc xét của Hội đồng ngành Trung ương và quyết định việc công nhận học hàm.

 

Điều 9.- Hội đồng Học hàm cơ sở và Hội đồng Học hàm Ngành trung ương được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hội đồng Học hàm Nhà nước.

 

CHươNG V
KHIếU NạI Và KHIếU Tố.

 

Điều 10.- Cá nhân có quyền khiếu nại về việc xét duyệt học hàm cho bản thân, cũng như khiếu tố đối với việc xét duyệt học hàm cho người khác, nếu thấy việc xét duyệt học hàm ở các cấp Hội đồng là không chính xác hoặc thiếu công minh.

 

Điều 11.- Đơn khiếu nại, tố cáo chỉ có giá trị trong thời gian đang xét duyệt học hàm và 3 tháng sau ngày công nhận học hàm cho đối tượng bị tố cáo, khiếu nại.

Về nội dung các đơn khiếu nại, tố cáo phải được các cấp Hội đồng Học hàm kết luận trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn.

 

CHươNG VI
ĐIềU KHOảN THI HàNH

 

Điều 12.- Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký. Những văn bản trước đấy trái quy chế này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 13.- Hội đồng Học hàm Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No: 200-TTg
Hanoi, April 04, 1995
 
DECISION
TO ISSUE THE REGULATION FOR CONSIDERATION AND RECOGNITION OF THE ACADEMIC TITLES OF PROFESSOR AND ASSOCIATE PROFESSOR
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
At the proposal of the President of the State Council on Academic Titles,
DECIDES:
Article 1.- To issue in conjunction with this Decision the Regulation for Consideration and Recognition of the Academic Titles of Professor and Associate Professor.
Article 2.- This Decision takes effect from the date of its signing. The President of the State Council on Academic Titles shall have to guide the implementation of the Regulation issued in conjunction with this Decision.
Article 3.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 
REGULATION
FOR CONSIDERATION AND RECOGNITION OF THE ACADEMIC TITLES OF PROFESSOR AND ASSOCIATE PROFESSOR
(Issued in conjunction with Decision No.200-TTg on the 4th of April 1995 of the Prime Minister)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Professor and Associate Professor are academic titles awarded to science workers who work in the areas of training and research at high level, and who play key roles in the fields of personnel training and scientific development of the country. The academic titles of Professor and Associate Professor are not State functionary titles.
Article 2.- Eligible for the academic titles of Professor and Associate Professor are lecturers at universities and institutes, and researchers at scientific research institutions who lecture at graduate and post-graduate levels.
The academic title of Professor may be awarded to science workers who are foreigners or overseas Vietnamese who have made great contributions in training and scientific research to universities or scientific research institutes of Vietnam.
Chapter II
CONSIDERATION AND RECOGNITION OF ACADEMIC TITLES
Article 3.- The academic titles of Professor and Associate Professor are to be considered, recognized and certified by the State Council on Academic Titles.
Article 4.- The holder of the title of Professor or Associate Professor shall be stripped of the title by the State Council on Academic Titles in one of the following cases :
a) He/she is discovered to lack the required conditions and qualifications;
b) He/she has been stripped of his/her citizenship.
Article 5.- The Ministries which own universities and institutes shall base themselves on the academic titles and work requirements to appoint their scientists to corresponding functionary positions.
Chapter III
CONDITIONS FOR REGISTRATION AND PROCEDURE OF CONSIDERING ACADEMIC TITLES
Article 6.- He/she who registers to be considered for the academic titles of Professor or Associate Professor must meet the following general conditions:
1. To be a citizen of the Socialist Republic of Vietnam.
- To be honest and objective in scientific research.
- To be cooperative with his/her colleagues in training and scientific research.
2. Degree :
He/she must hold the Ph.D. or Associate Ph.D., or the MA degree of performing arts.
3. Time record in lecturing and scientific research:
- The candidate for the title of Professor must have held the title of Associate Professor for three years or more, and have guided student researchers, at least one of whom has successfully defended his/her thesis.
- The candidate for the title of Associate Professor must, in the case of a university lecturer, have at least 6 years of good records as a staff and main lecturer and have participated in post-graduate teaching; if he/she is a researcher at a scientific research institute, he/she must have at least 6 years of good records as a staff and main researcher, and at least three years teaching at post-graduate level at the institute, or as a visiting lecturer at graduate and post-graduate levels at universities.
4. Scientific achievement :
He/she who registers to be considered for the title of Professor or Associate Professor must be credited with achievements in scientific research and practical application. The scientific achievement is measured by the quantity and quality of the scientific projects already published or applied correspondingly with the specialization area registered for recognition of the Professor or Associate Professor title. The requirements in quantity and quality of scientific projects for each of the academic titles shall be prescribed by the State Council on Academic Titles.
5. Foreign Language requirement:
The candidate for the title of Professor must be fluent in two foreign languages. The candidate for the title of Associate Professor must be fluent in one foreign language and be able to comprehend professional documents in another foreign language.
Article 7.- The procedure for consideration and recognition of the titles of Professor and Associate Professor :
1. The candidate for the title of Professor or Associate Professor must file a registration dossier according to the forms issued by the State Council on Academic Titles and send it to the local Council on Academic Titles at the university or institute where he/she works. If the university or institute does not have the conditions to set up a local council, the dossier shall be sent to the State Council on Academic Titles; the State Council shall then route the dossier to an appropriate local council for consideration.
2. The rector of the university or the director of the institute shall certify the result of the review by the local Council on Academic Titles; list the qualified candidates and send the dossiers and list to the controlling Ministry. If the rector or director differs with the opinion of the local Council on Academic Titles, the different opinions shall be sent along with the above-mentioned dossiers.
3. The concerned Ministers and Heads of the concerned agencies at ministerial level shall certify the lists, and transfer all registration dossiers submitted to them by the universities and institutes under their jurisdiction to the State Council on Academic Titles. If the controlling Ministry's opinions differ with that of the universities and institutes, the different opinions shall be sent along with the above-mentioned dossiers.
Chapter IV
THE SYSTEM OF ACADEMIC TITLE COUNCILS
Article 8.- The system of Academic Title Councils has three levels :
1. The grassroots Academic Title Council is the representative of the contingent of science workers of a university or institute, established by decision of the rector or director. It has the task of considering the candidates and selecting the most eligible among them for consideration by a higher level.
2. The Academic Title Council at the national level of a branch is composed of holders of high academic titles and degrees, representing the contingent of science workers in that branch throughout the country. It is established along branch or inter-branch line by decision of the President of the State Council on Academic Titles. The Academic Title Council at the national level of a branch shall consider titles for those who have registered and who have been listed at the recommendation of the concerned Ministries, and select the most eligible among them for consideration by the State Council on Academic Titles.
3. The State Council on Academic Titles shall evaluate the considerations made by the Academic Title Councils at the national level of various branches, and decide on awarding the titles.
Article 9.- The Academic Titles Councils at grassroots and national levels are founded and operate in accordance with the regulations set out by the State Council on Academic Titles.
Chapter V
COMPLAINTS AND PROTESTS
Article 10.- An individual has the right to complain about the consideration of title for his/her own, as well as to protest against the consideration of titles for others, if he/she determines that such considerations at various levels of the Academic Title Council are not accurate or fair.
Article 11.- The complaints and protests shall be valid only during the consideration and in the three months following the awarding of the titles to the target persons.
The Academic Title Councils at all levels must formulate their conclusions about the content of the complaints and protests within three months from the date of reception.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 12.- This Regulation takes effect from the date of its signing. The earlier documents which are contrary to this Regulation are now annulled.
Article 13.- The State Council on Academic Titles is responsible for guiding the implementation of this Regulation.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 200/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất