Vay ngân hàng mua nhà, trả nợ trước hạn chịu phí phạt thế nào?

Trả nợ trước hạn chắc hẳn không hề xa lạ với người vay tiền ngân hàng bởi đây là chắc chắn đây là điều khoản mà mọi cán bộ tín dụng sẽ giải thích cho người vay. Vậy khi vay ngân hàng mua nhà, phí phạt trả nợ trước hạn được tính thế nào?

 

1. Vì sao tất toán trước hạn vay ngân hàng mua nhà lại bị phạt?

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự, nếu cá nhân, tổ chức cho nhau vay thì cũng phải thoả thuận về số tiền/tài sản vay, thời hạn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất (nếu có)…

Còn nếu cá nhân, tổ chức vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tài chính… thì theo khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, khi vay ngân hàng, công ty tài chính thì ngân hàng phải cho khách hàng vay một khoản tiền trong một khoảng thời gian theo thoả thuận và đến hạn đó, khách hàng phải trả cả gốc và lãi.

Do đó, có thể hiểu, tất toán trước hạn là việc khách hàng/người vay trả nợ gốc và lãi trước thời hạn cho vay mà các bên đã thoả thuận với nhau.

Với hình thức vay giữa cá nhân, tổ chức với nhau thì các bên lập hợp đồn vay tài sản. Riêng nếu cá nhân, tổ chức vay của ngân hàng, công ty tài chính thì cũng phải lập thoả thuận cho vay bằng văn bản trong đó có nội dung về thời hạn cho vay, trả nợ trước hạn, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại… nếu trả trước hạn.

Thông thường, trong hợp đồng vay/hợp đồng tín dụng, các bên đều có thoả thuận về việc phạt vi phạm khi người vay trả nợ trước hạn. Phí phạt trả nợ trước hạn được xem là khoản tiền mà người vay phải trả thêm do đã vi phạm về thời hạn vay đã thoả thuận/cam kết trước đó.

Vậy vì sao khi trả nợ trước hạn, người vay thường phải trả phí phạt trước hạn? Có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

- Bù đắp chi phí huy động vốn đã phát sinh/đã phải bỏ ra khi người vay thanh toán nợ trước hạn.

- Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của bên vay trong việc đảm bảo trả nợ đúng hạn.

- Riêng với các ngân hàng, công ty tài chính, việc phạt trả nợ trước hạn để dự phòng rủi ro có thể xảy ra về lãi suất, cân đối nguồn vốn huy động giữa lãi suất và kỳ hạn vay, bù đắp các khoản lãi suất ưu đãi đã áp dụng cho khách hàng; chế tài để phạt người vay khi vi phạm thoả thuận/cam kết trong hợp đồng đã ký.

Ví dụ: Nếu anh A vay trả góp ngân hàng trong thời gian 10 năm để mua chung cư. Thông thường, năm đầu tiên, anh A sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường và cam kết sẽ trả trong thời gian ít nhất 05 năm. Tuy nhiên, đến năm thứ hai, anh A đã có đủ tiền để tất toán tổng số nợ đang vay ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ bị đưa vào thế bị động khi khách hàng trả nợ trước hạn. Theo đó, lãi suất lẽ ra thu được trong 10 năm và ít nhất 05 năm sẽ bù cho phần lãi suất ưu đãi trước đó sẽ bị lỗ. Đồng thời, những khoản chi phí khác để trả cho khoảng thời gian 10 năm khách hàng vay cũng bị ảnh hưởng.

2. Trả nợ trước hạn khi vay ngân hàng bị phạt thế nào?

Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

1. Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

Theo đó, cách tính cũng như mức tính phí trả nợ trước hạn do tổ chức tín dụng và khách hàng vay tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, hiện nay, thông thường, các ngân hàng sẽ tính phí trả nợ trước hạn theo công thức sau đây:

Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ trả nợ trước hạn x số tiền trả trước

Trong đó:

Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Tỷ lệ % trả nợ trước hạn do ngân hàng và khách hàng vay đã thoả thuận và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại trong tổng số tiền vay mà khách hàng muốn trả trước thời hạn thoả thuận.

Để hình dung cụ thể hơn, có thể đưa ra ví dụ như sau:

Anh A vay số tiền là 500 triệu đồng trong thời gian 24 tháng và trong hợp đồng tín dụng có quy định phí phạt trả nợ trước hạn là 3%. Trước khi hết hạn hợp đồng vay 03 tháng, anh A muốn trả nốt số tiền còn lại đang vay là 100 triệu đồng. Khi đó, phí trả nợ trước hạn anh A phải chịu gồm:

Phí trả nợ trước hạn = 3% x 100 triệu đồng = 3 triệu đồng.

3. Phí phạt trả nợ trước hạn của một số ngân hàng

Như quy định nêu trên, phí trả nợ trước hạn của từng ngân hàng ở từng thời kỳ khác nhau cũng khác nhau. Cách tính cũng dựa vào thoả thuận của từng ngân hàng với khách hàng vay.

Hiện nay, có thể kể đến phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng như sau:

STT

Ngân hàng

Phí trả nợ trước hạn

1

Vietcombank

- Khoản vay ngắn hạn: Miễn phí

- Khoản vay trung dài hạn: 0,3 - 1%/số tiền trả nợ trước hạn

2

Agribank

- Khách hàng vay, trả ngay trong ngày: 0,5%/số tiền trả trước hạn, tối thiểu 500.000 VNĐ và tối đa 20 triệu đồng.

- Khách hàng vay >1 ngày:

+ Vay ngắn hạn:

  • Miễn phí nếu thời gian vay thực tế >70% thời gina vay theo hợp đồng tín dụng;
  • 0,5%/số tiền trả trước: Nếu thời gian vay thực tế =< 70% thời gian vay theo hợp đồng tín dụng

- Vay trung, dài hạn:

  • Trong năm đầu: 1,5%/số tiền trả trước hạn.
  • Trong năm thứ hai: 1%/số tiền trả trước hạn.
  • Trong năm thứ 3: 0,5%/số tiền trả trước hạn.
  • Từ năm thứ 4 trở đi: Giám đốc chi nhánh quyết định, tối đa bằng mức phí áp dụng cho năm thứ 3.

3

Techcombank

- Trong năm đầu: 3% số tiền trả trước hạn.

- Trong năm thứ hai: 3% số tiền trả trước hạn.

- Từ năm thứ ba: 2% số tiền trả trước hạn.

Lưu ý: Số tiền trả tối thiểu là 200.000 đồng và áp dụng cho các khoản vay trước 23/6/2014 trừ vay hỗ trợ kinh doanh - hạn mức quay vòng, vay cầm cố sổ tiết kiệm, khoản vay sau 23/6/2014 trừ vay hộ kinh doanh, vay cầm cố sổ tiết kiệm

4

OCB

- Bên vay đã thanh toán dưới 06 kỳ trả nợ: 5%/dư nợ gốc còn lại.

- Bên vay đã thanh toán từ 06 kỳ trả nợ trở lên: 3%/dư nợ gốc còn lại.

(áp dụng với vay phục vụ nhu cầu đời sống tại khối khách hàng đại chúng)

Như vậy, có thể thấy, tuỳ từng ngân hàng và tuỳ vào từng khoản vay khác nhau, mức phí trả trước hạn cũng được tính khác nhau. Do đó, để tránh tranh chấp, các bên nên đọc kỹ hợp đồng tín dụng trước khi ký kết.

Trên đây là giải đáp chi tiết về phí phạt trả nợ trước hạn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.