Nghị định 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngưởi nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Nghị định 21/2001/NĐ-CP

Nghị định 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngưởi nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/05/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 21/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 21/2001/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2001

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NHẬP CẢNH,

XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định thủ tục đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; việc mời người nước ngoài vào Việt Nam của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm và việc phối hợp công tác của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
2. Nghị định này cũng áp dụng đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Việc người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam được thực hiện theo quy định tại văn bản khác.
Điều 2.
Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại được quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
CHƯƠNG II
NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH
Điều 3.
1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu của người nước ngoài. Những trường hợp sau đây được cấp thị thực rời kèm theo hộ chiếu:
a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu mới;
b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với Việt Nam;
c) Vì lý do an ninh hoặc lý do ngoại giao.
2. Giá trị và thời hạn của thị thực:
a) Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại các cơ quan nước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi;
b) Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời.
3. Khi thị thực hết hạn, nếu người mang thị thực có nhu cầu tiếp tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực mới.
Điều 4.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời người nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh), gồm:
a) Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc;
b) Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan trực thuộc;
d) Cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng;
đ) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
e) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam;
g) Chi nhánh các công ty nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài đặt tại Việt Nam;
h) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
i) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
k) Người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.
2. Việc mời người nước ngoài của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với chức năng của mình hoặc giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam, người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú từ 6 tháng trở lên được mời người nước ngoài vào Việt Nam để thăm viếng.
Điều 5.
1. Cơ quan được giao chủ trì đón khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi văn bản thông báo việc mời, đón khách nước ngoài tới Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho khách mời nói trên, đồng thời thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an biết.
Đối với người nước ngoài vào làm việc tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi, thì các cơ quan trên gửi văn bản thông báo việc mời, đón khách nước ngoài tới Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trước khi thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, nếu phát hiện người nước ngoài thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao biết.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc khoản 1 Điều này gửi văn bản thông báo hoặc đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản. Nếu phát hiện người nước ngoài thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài biết.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh thì gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Những trường hợp xin cấp thị thực tại cửa khẩu vì lý do khẩn cấp thì văn bản đề nghị phải được gửi chậm nhất 12 giờ trước khi người nước ngoài đến cửa khẩu.
Điều 6.
1. Trong những trường hợp sau đây, việc mời người nước ngoài vào Việt Nam của cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này phải được sự đồng ý của các cơ quan chức năng của Chính phủ:
a) Vào hoạt động tôn giáo phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ; vào hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc phải được sự đồng ý của ủy ban Dân tộc và Miền núi;
b) Vào hoạt động thông tin, báo chí phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Khi gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan, tổ chức phải gửi kèm theo ý kiến đồng ý của cơ quan chức năng nêu tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
Điều 7.
 1. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài đến nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; đối với người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời thông báo cho người nước ngoài nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở cửa khẩu.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp thị thực cho người nước ngoài ngay khi nhận được đơn xin thị thực và ảnh.
2. Người nước ngoài xin thị thực để nhập cảnh Việt Nam nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón thì nộp đơn xin thị thực và ảnh tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và được cơ quan này xem xét, cấp thị thực có giá trị 15 ngày.
Việc xem xét, cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn không quá       03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đơn và ảnh.
Điều 8.
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài từ chối cấp thị thực đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh.
Đối với những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài từ chối cấp thị thực theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. 
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an không cho nhập cảnh đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh.
3. Trường hợp không cho nhập cảnh vì lý do phòng, chống dịch bệnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thực hiện theo thông báo của Bộ Y tế.
Điều 9.
1. Toà án, cơ quan thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên quyết định cho xuất cảnh đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Điều 10. Người nước ngoài quá cảnh có nhu cầu kết hợp vào Việt Nam tham quan, du lịch được Cục Quản lý xuất nhập cảnh giải quyết theo Quy chế của Bộ Công an. Bộ Công an quy định phạm vi khu vực quá cảnh và hình thức giấy tờ cấp cho người nước ngoài quá cảnh được vào Việt Nam tham quan, du lịch.
CHƯƠNG III
CƯ TRÚ
Điều 11.
1. Người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời để đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tại văn bản đề nghị khi làm thủ tục theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời thì đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam tại đơn xin cấp thị thực.
3. Người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì mục đích và thời hạn cư trú tại Việt Nam phải phù hợp theo điều ước quốc tế đó. Những người thuộc diện này thực hiện việc đăng ký địa chỉ cư trú khi làm thủ tục khai báo tạm trú theo quy định tại   Điều 15 của Nghị định này.
Điều 12.
1. Người nước ngoài không được cư trú ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).
Người nước ngoài có nhu cầu vào khu vực biên giới phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực đó.
2. Người nước ngoài không được vào khu vực có cắm biển cấm đi lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Người nước ngoài có nhu cầu vào khu vực có cắm biển cấm đi lại phải làm thủ tục xin  phép tại cơ quan trực tiếp quản lý khu vực đó.
Điều 13.
1. Người nước ngoài xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Hồ sơ gồm:
a) ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định;
b) Bản tự khai lý lịch;
c) Bản chụp hộ chiếu (nếu có).
Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài nêu tại khoản này. 
2. Người nước ngoài xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ gồm:
a) ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định;
b) Lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân;
c) Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam;
d) Giấy tờ chứng minh người xin thường trú thuộc trường hợp quy định  tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh;
đ) Bản chụp hộ chiếu.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài nêu tại khoản này.
3. Đối với người nước ngoài được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp Thẻ thường trú; trường hợp không được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú biết.
4. Định kỳ 3 năm 1 lần, người nước ngoài thường trú phải trình diện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi trình diện phải xuất trình Thẻ thường trú và nộp ảnh để được đổi thẻ mới. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện ngay việc cấp đổi thẻ mới, miễn phí.
Điều 14.
1. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu quốc tế cho người nước ngoài nhập cảnh như sau:
a) Đối với người mang thị thực thì cấp chứng nhận tạm trú phù hợp với thời hạn giá trị của thị thực;
b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì cấp chứng nhận tạm trú theo thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó;
c) Đối với quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN thì cấp chứng nhận tạm trú thời hạn 30 ngày.
2. Người mang Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không được cấp chứng nhận tạm trú.
Điều 15.
1. Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại khách sạn, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài (kể cả khu nhà ở của ngoại giao đoàn) phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn hoặc người quản lý khu nhà ở. Chủ khách sạn, người quản lý khu nhà ở có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại nhà riêng công dân phải trực tiếp hoặc thông qua chủ nhà khai báo tạm trú với Công an phường, xã nơi tạm trú. Công an phường, xã có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 16.
1. Việc cấp Thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực cho người nước ngoài:
a) Đối với người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự vào làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi thì cơ quan nơi người đó làm việc có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao. Trường hợp xin cấp Thẻ tạm trú phải nộp kèm theo ảnh.
b) Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có văn bản đề nghị gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp xin cấp Thẻ tạm trú phải nộp kèm theo ảnh.
2. Người nước ngoài xin chuyển đổi mục đích tạm trú phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam làm thủ tục đề nghị với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho người nước ngoài được chuyển đổi mục đích tạm trú có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Đối với người được phép chuyển đổi mục đích tạm trú, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp thị thực mới phù hợp với mục đích chuyển đổi.
Người nước ngoài xin chuyển đổi mục đích tạm trú để làm việc chính thức tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao.
3. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thuộc trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nếu cần tạm trú quá thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà thời hạn tạm trú phải kéo dài thêm thì được cơ quan có thẩm quyền gia hạn tạm trú với thời hạn phù hợp và được miễn làm thủ tục xin cấp thị thực.
CHƯƠNG IV
TRỤC XUẤT
Điều 17.
Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
1. Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính;
2. Phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự;
3. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Điều 18.
Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của việc thi hành quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an quyết định:
1. áp dụng biện pháp quản lý, giám sát hoặc tạm giữ hành chính người bị trục xuất trong thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất theo quy định của pháp luật;
2. Cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất;
3. Các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành quyết định trục xuất theo quy định của pháp luật.
Điều 19.
Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an được phép tạm hoãn thực hiện trục xuất người nước ngoài trong phạm vi không quá 24 giờ theo thời hạn quy định tại quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an, trong những trường hợp sau:
1. Có quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án từ cấp tỉnh trở lên về việc chưa cho người bị trục xuất xuất cảnh;
2. Người bị trục xuất đang trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch, không thể xuất cảnh được;
3. Vì lý do thời tiết, lý do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng khác, không thể thực hiện trục xuất.
Nếu việc tạm hoãn trục xuất quá 24 giờ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Điều 20. Người bị trục xuất có trách nhiệm
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định trục xuất; chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an trong thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất;
2. Nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi Việt Nam đúng thời hạn;
3. Tự chịu chi phí cho việc xuất cảnh.
Điều 21. Việc trục xuất người nước ngoài theo bản án của Toà án được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật về thi hành hình phạt trục xuất.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM, VIỆC PHỐI HỢP CÔNG TÁC
CỦA CÁC CƠ  QUAN CHỨC NĂNG  CỦA NHÀ NƯỚC 
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
MỜI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Điều 22. Bộ Công an có trách nhiệm
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, văn bản của Chính phủ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
2. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
5. Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
6. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực; cấp, gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ chứng nhận tạm trú, Thẻ tạm trú, Thẻ thường trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam (trừ trường hợp do Bộ Ngoại giao thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định này);
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ban hành các mẫu đơn và giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; quản lý thống nhất các mẫu đơn và giấy tờ đó.
Điều 23. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm
1. Hướng dẫn các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
2. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các quy định liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế về miễn thị thực với các nước, tham gia các điều ước quốc tế khác liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài;
5. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
6. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực; cấp, gia hạn, sửa đổi, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự vào làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
Điều 24. Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) có trách nhiệm
1. Kiểm soát, kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại các cửa khẩu quốc tế do Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) quản lý.
2. Thực hiện cấp thị thực, chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu quốc tế do Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) quản lý theo uỷ quyền và hướng dẫn của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Điều 25. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm
1. Hướng dẫn người nước ngoài xin nhập cảnh Việt Nam các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài;
3. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
4. Cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các loại thị thực tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 26.
1. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy định về việc phối hợp công tác giữa cơ quan Công an với các cơ quan khác của Nhà nước của địa phương trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa phương mình.
2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa phương.
Điều 27. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm
1. Bảo đảm mục đích nhập cảnh, gồm:
a) Đăng ký với cơ quan chức năng dự kiến nội dung, chương trình hoạt động của người được mời trước khi người đó nhập cảnh;
b) Quản lý hoạt động của người được mời, đảm bảo thực hiện đúng nội dung, chương trình đã đăng ký;
c) Làm các thủ tục liên quan đến hoạt động tại Việt Nam của người được mời theo quy định của pháp luật.
2. Cộng tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố phát sinh đối với người nước ngoài, gồm:
a) Tham gia xử lý và khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tai nạn hoặc những phức tạp khác phát sinh liên quan đến người được mời theo yêu cầu của cơ quan chức năng;
b) Thông báo kịp thời cho cơ quan công an về những hoạt động của người được mời liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Bảo đảm tài chính, gồm:
a) Chi phí hoặc bảo lãnh tài chính trong trường hợp người được mời không có khả năng tài chính tại chỗ để thanh toán các chi phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thanh toán với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cước phí fax hoặc điện báo ra cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để cấp thị thực cho người nước ngoài.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định sau đây:
- Nghị định số 04/CP ngày 18 tháng 01 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 17/CP ngày 30 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều khoản trong Nghị định số 04/CP ngày 18 tháng 01  năm 1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Những quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam tại Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 01 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ; Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; Nghị định  số 76/CP ngày 06 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 3 năm 1995 về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
  Điều 29. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 30. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại giấy tờ, chứng nhận cấp cho người nước ngoài quy định tại Nghị định này và hướng dẫn việc trích tỷ lệ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh để chi phí vào việc xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú trong trường hợp cần thiết.
Điều 31. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 21/2001/ND-CP

Hanoi, May 28, 2001

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON ENTRY, EXIT AND RESIDENCE OF FOREIGNERS IN VIETNAM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to the April 28, 2000 Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam;

At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Decree prescribes the procedures applicable to foreigners who enter, exit, transit and/or reside in Vietnam; the invitation of foreigners into Vietnam by agencies, organizations and individuals; the responsibilities of and working coordination among the State functional bodies.

2. This Decree shall also apply to Vietnamese bearing foreign passports who enter, exit, transit and/or reside in Vietnam. The application by Vietnamese bearing foreign passports for repatriation to Vietnam shall comply with the provisions of other legal documents.

Article 2.-Foreigners may travel freely on the Vietnamese territory in accordance with the already registered entry purposes, except for areas banned from travel by foreigners as prescribed in Article 12 of this Decree.

Chapter II

ENTRY, EXIT AND TRANSIT

Article 3.-

1. Visas shall be granted as part of passports of foreigners. In the following cases, loose visas shall be granted in attachment to passports:

a/ No more visa-granting page is left in the passport, which has not yet been renewed;

b/ Passports issued by countries which have not yet established diplomatic or consular relations with Vietnam;

c/ For security or diplomatic reasons.

2. Validity and duration of visas:

a/ Single or multiple visas, which are valid for no more than 12 months, shall be granted to persons entering Vietnam to execute projects under investment licenses or cooperation contracts with Vietnamese agencies and/or organizations; or persons entering Vietnam to work at Vietnam-based foreign agencies and their accompanying next of kin and dependents;

b/ Single or multiple visas, which are valid for no more than 6 months, shall be granted to persons who have been invited by agencies, organizations and individuals into Vietnam and do not fall into the cases specified at Point a of this Clause;

c/ Single visas, which are valid for 15 days, shall be granted to persons applying for entry without any invitation by agencies, organizations and individuals in Vietnam.

3. Upon the expiry of their visas, the visa bearers who wish to make other entries into and exits from Vietnam shall have to fill in the procedures for applying for new visas.

Article 4.-

1. Agencies, organizations and individuals that may invite foreigners into Vietnam according to the provisions of Article 2 of the Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam (hereinafter referred to as the Ordinance) include:

a/ The Party Central Committee, the National Assembly, the State President, the Government and their attached bodies;

b/ The Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy;

c/ The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities and their attached bodies;

d/ The central agencies of the mass organizations;

e/ Enterprises established under the Vietnamese law;

f/ Foreign diplomatic missions and consular offices, representative offices of the United Nations international organizations and inter-governmental organizations based in Vietnam;

g/ Branches of foreign companies; representative offices of foreign economic, cultural and other professional organizations based in Vietnam;

h/ Other agencies and organizations lawfully established and operating in Vietnam;

i/ Vietnamese citizens residing in the country; overseas Vietnamese citizens currently on temporary residence in Vietnam;

j/ Foreigners permanently residing in Vietnam and those temporarily residing in Vietnam for 6 months or more.

2. The invitation of foreigners by agencies and organizations must conform with their functions or operation licenses granted by the competent Vietnamese agencies. Vietnamese citizens residing in the country, overseas Vietnamese citizens currently on temporary residence in Vietnam, foreigners permanently residing in Vietnam and those temporarily residing in Vietnam for 6 months or more shall be entitled to invite foreigners into Vietnam for visits.

Article 5.-

1. Agencies assigned to assume the prime responsibility for receiving foreign guests into Vietnam at the invitation of the Party Central Committee, the National Assembly, the State President or the Government and guests of the equivalent level of ministers, vice ministers, presidents or vice presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, shall send written notices on the invitation and reception of foreign guests to the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs. The Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs shall notify the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries thereof, so that the latter grant visas to the above-said invited guests, and at the same time notify such to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security.

For foreigners entering to work at the foreign diplomatic missions or consular offices, representative offices of the United Nations international organizations, the inter-governmental organizations based in Vietnam and their accompanying next of kin and servants, the above-said agencies shall have to send written notices on the invitation and reception of foreign guests to the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs. The Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs shall notify such in writing to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security before notifying and requesting the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries to grant visas.

Within 2 working days after receiving the written notices, if it detects that the invited foreigners fall into cases not yet permitted for entry, the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall inform such to the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs.

2. Agencies, organizations and individuals that invite foreigners into Vietnam who are not specified in Clause 1 of this Article shall send written notices or requests to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security.

The Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall notify its approval to the Vietnamese diplomatic mission or consular offices in foreign countries so that the latter grant visas to invited foreigners within 5 working days after the written notices or requests are received. If it detects that the invited foreigners fall into cases not yet permitted for entry, the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall inform the inviting agencies, organizations and/or individuals thereof.

3. Agencies, organizations and/or individuals that wish to have visas granted at Vietnams international border-gates to foreigners falling into cases specified in Article 6 of the Ordinance shall send written requests to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security. In cases of application for visa granting at border-gates for urgent reasons, the written requests therefor must be filed at least 12 hours before the invited foreigners arrive at the border-gates.

Article 6.-

1. In the following cases, the invitation of foreigners into Vietnam by agencies and organizations not specified in Clause 1, Article 5 of this Decree must be agreed upon by the Governments functional bodies:

a/ Those entering Vietnam for religious activities must be agreed upon by the Governments Religion Commission; and entering for activities related to ethnic issues must be consented by the Commission for Ethnic Minorities and Mountainous Areas;

b/ Those entering Vietnam for information and press activities must be agreed upon by the Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Culture and Information.

2. When sending their written requests to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security, agencies and organizations must enclose the consents of the functional bodies defined at Points a and b, Clause 1 of this Article.

Article 7.-

1. After receiving written replies from the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security or the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs, the agencies, organizations and individuals that have invited foreigners into Vietnam shall notify such foreigners to file their applications and photos and receive visas at the Vietnamese diplomatic missions and consular offices in foreign countries. For foreigners to be granted visas at Vietnams international border-gates, the inviting agencies, organizations and individuals shall notify such foreigners to file their applications and photos and receive visas at the exit and entry management bodies at such border-gates.

The Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries shall base themselves on notices of the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security or the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs to grant visas to foreigners upon receiving the latters visa applications and photos.

2. Foreigners applying for visas for entry into Vietnam without invitation and reception by any Vietnamese agency, organization or individual shall file their visa applications and photos to the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries for consideration and granting of visas which shall be valid for 15 days.

The consideration and granting of visas shall be carried out within no more than 3 working days after the applications and photos are received.

Article 8.-

1. The Vietnamese diplomatic missions and consular offices in foreign countries shall refuse to grant visas to persons falling into cases prescribed at Points a, b and d, Clause 1, Article 8 of the Ordinance.

For cases prescribed at Point e, Clause 1, Article 8 of the Ordinance, the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries shall refuse to grant visas according to notices of the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security.

2. The Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall not permit the entry for cases prescribed at Points a, b, d and e, Clause 1, Article 8 of the Ordinance.

3. In cases where the entries are not permitted for reason of epidemic and disease prevention and combat as prescribed at Point c, Clause 1, Article 8 of the Ordinance, the Vietnamese diplomatic missions or consular offices in foreign countries and the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall abide by the Ministry of Healths notices.

Article 9.-

1. Courts and judgment executing bodies of the provincial/municipal or higher level shall decide to permit the exit for cases prescribed at Point c, Clause 1, Article 9 of the Ordinance, provided that there are monetary or property bails or other measures to secure the performance of the obligation to execute civil, economic or labor judgments.

2. The Minister of Public Security shall decide to permit the exit for cases specified at Point d, Clause 1, Article 9 of the Ordinance with monetary or property bails or other measures to secure the performance of the obligation to abide by decisions on sanctions against administrative violations, tax obligations and other financial obligations.

Article 10.-Foreigners on transit who wish to enter Vietnam for sightseeing or tourist purposes shall be permitted by the Exit and Entry Management Department according to the Regulation of the Ministry of Public Security. The Ministry of Public Security shall prescribe the scope of transit area and forms of papers to be granted to transiting foreigners for entering Vietnam for sightseeing or tourist purposes.

Chapter III

RESIDENCE

Article 11.-

1. Foreigners entering Vietnam at the invitation of agencies, organizations or individuals at home shall, through the inviters, register their residence purposes, durations and addresses in Vietnam with the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security or the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs in the written requests upon carrying out the procedures prescribed in Article 5 of this Decree.

2. Foreigners not invited by any Vietnamese agency, organization or individual shall state for registration their residence purposes, durations and addresses in Vietnam in their visa applications.

3. For foreigners who are exempt from visas under international treaties which Vietnam has signed or acceded to, the purposes and durations of their residence in Vietnam must be compliant with such international treaties. Such persons shall have to register their residence addresses upon carrying out the procedures for temporary residence declaration according to the provisions of Article 15 of this Decree.

Article 12.-

1. Foreigners are not allowed to reside in the border areas under the provisions of Vietnamese law (except otherwise provided for by international treaties signed by the Socialist Republic of Vietnam).

Foreigners who wish to enter the border areas shall have to carry out the procedures to apply for permission therefor at the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces and centrally-run cities that have such border areas.

2. Foreigners are not allowed to enter areas where no-pass signboards are put up according to the regulations of Vietnamese competent agencies.

Foreigners who wish to enter areas where no-pass signboards are put up shall have to carry out the procedures to apply for permission therefor at the bodies directly managing such areas.

Article 13.-

1. Foreigners applying for permanent residence permission under cases specified at Points a and b, Clause 1, Article 13 of the Ordinance shall file their dossiers to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security. Such a dossier comprises:

a/ The applicants photo and application for permanent residence permission made according to the form set by the Ministry of Public Security;

b/ His/her curriculum vitae made by the applicant himself/herself;

c/ Copy of his/her passport (if any).

The Ministry of Public Security shall report to the Prime Minister for decision the foreignersapplication for permanent residence mentioned in this Clause.

2. Foreigners applying for permanent residence under the cases specified at Point c, Clause 1, Article 3 of the Ordinance shall submit their dossiers to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security or the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces and centrally-run cities. Such a dossier comprises:

a/ The applicants photo and application for permanent residence made according to the form set by the Ministry of Public Security;

b/ His/her judicial records certified by the competent agency of the country, of which he/she is a citizen;

c/ Official note of the competent agency of the country, of which he/she is a citizen, requesting the Vietnamese authorities to permit him/her to permanently reside in Vietnam;

d/ Papers evidencing that the permanent residence applicant falls under the cases specified at Point c, Clause 1, Article 13 of the Ordinance;

e/ Copy of the applicants passport.

The Minister of Public Security shall decide the permanent residence application by foreigners mentioned in this Clause.

3. Foreigners who are permitted for permanent residence shall be granted permanent residence cards by the exit and entry management body(ies). In case where the permanent residence is not permitted, the exit and entry management body(ies) shall notify such in writing to the permanent residence applicants.

4. Once every three years, foreigners on permanent residence shall have to present themselves at the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces or centrally-run cities. Upon presenting themselves, they shall have to produce their permanent residence cards and submit their photos for renewal of such cards. The exit and entry management body(ies) shall immediately carry out the granting of new cards free of charge.

Article 14.-

1. The exit and entry management body of the Ministry of Public Security shall grant temporary residence certificates at the international border-gates to foreigners on entry as follows:

a/ For persons who carry visas, the temporary residence certificates shall be granted in conformity with the valid duration of their visas;

b/ For persons who are exempt from visas under international treaties which Vietnam has signed or acceded to, the temporary residence certificates shall be granted according to the durations prescribed in such international treaties;

c/ For officials and employees of the ASEAN Secretariat, the 30-day temporary residence certificates shall be granted.

2. Persons who carry permanent residence cards or temporary residence cards, which remain valid, shall not be granted temporary residence certificates.

Article 15.-

1. Foreigners who stay overnight at hotels or residential quarters reserved for foreigners (including residential quarters of the diplomatic corps) shall have to make temporary residence declaration through the hotel owners or residential quarters managers. The hotel owners or residential house quarters managers shall have to transfer contents of temporary residence declaration by foreigners to the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces and centrally-run cities.

2. Foreigners who stay overnight at private houses of citizens shall have to personally or through house owners make temporary residence declaration with the police offices of wards or communes where they temporarily reside. The ward or commune police offices shall have to transfer contents of temporary residence declaration by foreigners to the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces or centrally-run cities.

Article 16.-

1. Regarding the granting of temporary residence cards; extension of temporary residence duration; granting, supplement and amendment of visas for foreigners:

a/ For foreigners entering Vietnam at the invitation of the Party Central Committee, the National Assembly, the State President or the Government or as guests of the equivalent level of ministers, vice ministers, presidents or vice presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities; persons enjoying the diplomatic or consular privileges and immunities and entering to work at Vietnam-based foreign diplomatic missions or consular offices, representative offices of the United Nations international organizations or inter-governmental organizations and their accompanying next of kin and servants, the agencies where such foreigners work shall send written requests therefor to the Ministry for Foreign Affairs. In case of application for temporary residence cards, the applicants photos must be enclosed therewith.

b/ For persons not falling under the cases specified at Point a of this Clause, the agencies, organizations and individuals that invite foreigners into Vietnam shall send written requests to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security or the exit and entry management bodies under the police offices of the provinces and centrally-run cities. In case of application for temporary residence cards, the applicants photos must be enclosed therewith.

2. Foreigners who wish to change their temporary residence purposes shall, through agencies, organizations and individuals in Vietnam, have to carry out the procedures for requesting the permission of the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security. The agencies, organizations and individuals that request permission for the foreigners to change their temporary residence purposes shall have to comply with the provisions of Article 27 of this Decree. For those permitted to change their temporary residence purposes, the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security shall grant new visas in conformity with the changed purposes.

Foreigners who apply for the change of their temporary residence purposes in order to officially work at Vietnam-based foreign diplomatic missions or consular offices, representative offices of the United Nations international organizations or inter-governmental organizations shall carry out the procedures therefor at the Ministry for Foreign Affairs.

3. Foreigners entering Vietnam, under the cases of visa exemption according to international treaties which Vietnam has signed or acceded to and wishing to stay beyond the time limits prescribed in such international treaties shall have to carry out the procedures to apply for visas according to the provisions of Clause 1 of this Article. In cases where their temporary residence duration must be prolonged due to force majeure circumstances, they shall be given temporary residence extension with appropriate duration by the competent body and exempt from the visa application procedures.

Chapter IV

EXPULSION

Article 17.-The Minister of Public Security is competent to issue decisions to expel foreigners in the following cases:

1. They seriously violate the Vietnamese law and are administratively sanctioned;

2. They commit offenses but are exempt from penal liability examination;

3. For reasons of safeguarding the national security and the social order and safety.

Article 18.-Basing itself on the specific conditions and circumstances for the enforcement of expulsion decisions of the Minister of Public Security, the exit and entry management body of the Ministry of Public Security shall decide on:

1. The application of measures of management, superintendence and administrative custody against expelled persons pending the enforcement of expulsion decisions according to the provisions of law;

2. Methods and places to effect the expulsion;

3. Other matters related to the enforcement of expulsion decisions according to the provisions of law.

Article 19.-The head of the exit and entry management body of the Ministry of Public Security may temporarily postpone the expulsion of foreigners within 24 hours according to the time limit prescribed in expulsion decisions of the Minister of Public Security in the following cases where:

1. There are decisions of the investigation body, procuracy or court of the provincial or higher level not to permit the expelled persons to exit yet;

2. The expelled persons are under critical health conditions, being unable to exit;

3. The expulsion cannot be effected due to bad weather, natural calamities or other force majeure circumstances.

If the expulsion postponement lasts for more than 24 hours, the exit and entry management body shall have to report thereon to the Minister of Public Security for decision.

Article 20.-Expelled persons have the following responsibilities:

1. To strictly abide by the expulsion decisions; to be subject to the management and superintendence by the exit and entry management body of the Ministry of Public Security pending the enforcement of the expulsion decisions;

2. To quickly complete the necessary procedures for their exits from Vietnam within the prescribed time limit;

3. To bear all expenses for their exits.

Article 21.-The expulsion of foreigners under the courts judgments shall be effected according to other provisions of the legislation on execution of the expulsion penalty.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF AND THE WORKING COORDINATION AMONG THE STATES FUNCTIONAL BODIES AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVITING FOREIGNERS INTO VIETNAM

Article 22.-The Ministry of Public Security has the responsibilities:

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in drafting for submission to the Government laws, ordinances and the Governments documents on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

2. To guide agencies, organizations and individuals in implementing the law provisions on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in conducting the supervision, inspection, examination and handling of law violations in the field of entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

4. To undertake international cooperation in the management of entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

5. To make the State statistics on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

6. To grant, amend, supplement and/or revoke visas; to grant, extend, amend and/or revoke the temporary residence certificates, temporary residence cards and permanent residence cards for foreigners in Vietnam (except for cases where the Ministry for Foreign Affairs conduct such activities according to the provisions in Clause 6, Article 23 of this Decree);

7. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in promulgating the forms of applications and papers to be issued to foreigners on entry, exit or residence in Vietnam; to uniformly manage such application and paper forms.

Article 23.-The Ministry for Foreign Affairs has the responsibilities:

1. To guide foreign diplomatic missions and consular offices, representative offices of the United Nations international organizations and inter-governmental organizations based in Vietnam in matters related to the procedures for entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

2. To direct and guide the Vietnamese diplomatic missions and consular offices abroad in observing the regulations on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in handling law violations committed by foreigners who enjoy the diplomatic or consular privileges and immunities;

4. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in negotiating and signing international treaties on visa exemption with foreign countries, or acceding to other international treaties concerning foreigners entry, exit and residence;

5. To coordinate with the Ministry of Public Security in undertaking international cooperation in the management of entry, exit and residence of foreigners in Vietnam;

6. To grant, amend, supplement and/or revoke visas; to grant, extend, amend and/or revoke the temporary residence certificates, temporary residence cards to foreigners entering Vietnam at the invitation of the Party Central Committee, the National Assembly, the State President, the Government and guests of the equivalent level of the ministers, vice ministers; presidents or vice presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities; persons enjoying the diplomatic or consular privileges and immunities who enter Vietnam to work at the foreign diplomatic missions and consular offices, representative offices of the United Nations international organizations or inter-governmental organizations based in Vietnam, and their accompanying next of kin and servants.

Article 24.-The Ministry of Defense (the Border Guards) has the responsibilities

1. To control and check the entries and exits of foreigners at the international border-gates managed by the Ministry of Defense (the Border Guards).

2. To grant visas or temporary residence certificates at the international border-gates managed by the Ministry of Defense (the Border Guards) under the authorization and guidance of the exit and entry management body of the Ministry of Public Security.

Article 25.-The Vietnamese diplomatic missions and consular offices abroad have the responsibilities:

1. To provide guidance on the regulations on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam to foreigners who apply for entry into Vietnam;

2. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry for Foreign Affairs in handling law violations committed by foreigners;

3. To undertake international cooperation in the management of entry, exit and residence of foreigners in Vietnam according to the provisions of law;

4. To grant, amend, supplement and/or revoke visas of various kinds in foreign countries according to the provisions of law.

Article 26.-

1. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to promulgate regulations on the working coordination between the police offices and other State bodies in their respective localities in the management of entry, exit and residence of foreigners in accordance with the provisions of law; to conduct the supervision, inspection, examination and handling of law violations in the field of entry, exit and residence of foreigners in their respective localities.

2. The police offices of the provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibilities and assist the provincial/municipal Peoples Committees in performing the State management function in the field of entry, exit and residence of foreigners in their respective localities.

Article 27.-Agencies, organizations and individuals that invite foreigners into Vietnam have the responsibilities:

1. To ensure the entry purposes unchanged, by:

a/ Registering with the functional body(ies) the contents and programs of planned activities of the invitees before their entries;

b/ Managing activities of the invitees, ensuring that the registered contents and programs are strictly adhered to;

c/ Carrying out the procedures related to the invitees activities in Vietnam according to the provisions of law.

2. To collaborate with the competent State body(ies) in settling unexpected incidents occurred to invited foreigners, by:

a/ Taking part in handling law-breaking acts, accidents or other troubles committed by or related to the invitees and overcoming their consequences at the request of functional body(ies);

b/ Promptly reporting to the police offices on the invitees activities related to the political security as well as social order and safety.

3. To ensure financial matters, by:

a/ Paying expenses or providing financial guarantees in cases where the invitees have no financial source available on the spot to settle expenses prescribed by the Vietnamese law;

b/ Paying to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security and/or the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs facsimile or telegraph charges for communicating with the Vietnamese diplomatic missions and consular offices abroad, for the granting of visas to foreigners.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28.-

1. This Decree takes effect 30 days after its signing and replaces the following regulations:

- The Governments Decree No.04/CP of January 18, 1993 detailing the implementation of the Ordinance on Entry, Exit, Residence and Travel of Foreigners in Vietnam;

- The Governments Decree No.17/CP of March 30, 1993 amending a number of articles and clauses of Decree 04/CP of January 18, 1993 detailing the implementation of the Ordinance on Entry, Exit, Residence and Travel of Foreigners in Vietnam;

- The provisions on entry, exit, residence and travel of foreigners in Vietnam in the Regulation on management of Vietnam delegations going abroad and foreign delegations entering Vietnam promulgated together with the Governments Decree No.12/CP of December 1, 1992; Decree No.24/CP of March 24, 1995 on the exit and entry procedures; and Decree No.76/CP of November 6, 1995 amending and supplementing a number of articles of Decree No.24/CP of March 24, 1995 on the exit and entry procedures.

2. The previous stipulations which are contrary to this Decree are now all annulled.

Article 29.-The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in issuing a circular guiding the implementation of this Decree.

Article 30.-The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry for Foreign Affairs in promulgating a circular guiding the fees for granting, extension, supplement and amendment of papers and certificates to foreigners prescribed in this Decree and guiding the deduction of a proportion of fines for administrative violations in the field of exit and entry to cover expenses for the handling of foreigners who commit violations of the legislation on entry, exit and residence in case of necessity.

Article 31.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 21/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe