Nghị định 18/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm

thuộc tính Nghị định 18/2006/NĐ-CP

Nghị định 18/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2006/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:10/02/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử lý tài sản chìm đắm ở biển - Theo Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ban hành ngày 10/02/2006, Chính phủ quy định: chủ tài sản chìm đắm, người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm, người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc UBND cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm... Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hoá dưới nước thì việc trục vớt thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá. Đối với tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự, cơ quan quân sự địa phương xây dựng phương án trình Bộ Quốc phòng phê duyệt, quyết định việc tổ chức trục vớt. Trong trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, sau khi trục vớt và bán đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó, nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định18/2006/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 18/2006/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/2006/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 2006
VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định cụ thể về xử lý tài sản chìm đắm, bao gồm xác định chủ tài sản chìm đắm, trục vớt tài sản chìm đắm, bảo quản, giao nhận tài sản chìm đắm ở nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm.

 

Chương II. XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

 

Mục 1. XÁC ĐỊNH CHỦ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

 

Điều 3. Thông báo tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm, người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm, người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.

Chậm nhất 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải báo cho cơ quan hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Trường hợp tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì chủ tài sản chìm đắm, người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm, người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự địa phương nơi gần nhất biết. Cơ quan quân sự địa phương trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo có trách nhiệm báo cáo cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp.

3. Chủ tài sản chìm đắm là chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu bị chìm đắm.

 

Điều 4. Thông báo tìm chủ tài sản chìm đắm

1. Trường hợp tài sản chìm đắm có giấy tờ, tài liệu hoặc ký, mã hiệu có thể xác định được tên và địa chỉ chủ tài sản chìm đắm thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện thông báo cho chủ tài sản chìm đắm theo địa chỉ đó.

2. Trường hợp tài sản chìm đắm chưa xác định được chủ tài sản thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm.

3. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản.

4. Trường hợp chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản chìm đắm trong thời hạn theo quy định thì tài sản đó sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước và được xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

 

Điều 5. Nội dung thông báo tìm chủ tài sản chìm đắm

Thông báo tìm chủ tài sản chìm đắm phải có các nội dung chính sau đây:

1. Mô tả đặc điểm của tài sản;

2. Thời gian, địa điểm phát hiện hoặc tìm thấy, trục vớt được tài sản;

3. Thời hạn, địa chỉ mà chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải đến làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản;

4. Tên, địa chỉ của cơ quan thông báo.

 

Điều 6. Chi phí cho việc tìm chủ tài sản chìm đắm

Chi phí cho việc tìm chủ tài sản chìm đắm được tính vào chi phí xử lý tài sản chìm đắm.

Điều 7. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm ở biển khi không xác định được chủ sở hữu

Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm ở biển khi không xác định được chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 187, Điều 240 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

 

Mục 2. TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

 

Điều 8. Trục vớt tài sản chìm đắm

1. Trục vớt tài sản chìm đắm là việc làm nổi hoặc di dời, phá huỷ tài sản chìm đắm.

2. Chủ tài sản chìm đắm hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Nghị định này tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm.

 

Điều 9. Xây dựng, phê duyệt phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm

1. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, chủ tài sản chìm đắm phải xây dựng ngay phương án trục vớt, báo cáo Cảng vụ hàng hải và tổ chức trục vớt tài sản sau khi được Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Trường hợp tài sản chìm đắm chưa xác định được chủ tài sản, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xây dựng phương án trục vớt trình Cục Hàng hải Việt Nam và tổ chức trục vớt tài sản sau khi được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt. Trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải là di sản văn hoá dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi phê duyệt, phương án trục vớt phải có ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Bộ Quốc phòng.

2. Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hoá dưới nước thì việc trục vớt thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

3. Đối với tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự, cơ quan quân sự địa phương xây dựng phương án trình Bộ Quốc phòng phê duyệt, quyết định việc tổ chức trục vớt.

4. Đối với tài sản chìm đắm không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng phương án, phê duyệt và quyết định trục vớt.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trong việc tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm.

 

Điều 10. Nội dung phương án trục vớt tài sản chìm đắm

Phương án trục vớt tài sản chìm đắm bao gồm những nội dung chính sau đây:

1. Tên và vị trí tài sản chìm đắm;

2. Cơ quan, đơn vị tiến hành;

3. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc;

4. Phương tiện và biện pháp trục vớt;

5. Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải;

6. Biện pháp bảo quản tài sản;

7. Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

8. Biện pháp phòng, chống cháy nổ (nếu cần);

9. Dự trù kinh phí trục vớt.

 

Điều 11. Quyền trục vớt tài sản chìm đắm

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được quyền ưu tiên trong việc trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam không đủ năng lực trục vớt thì căn cứ vào loại tài sản chìm đắm quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Bộ trưởng các Bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

 

Điều 12. Chi phí trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải

Trong trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, sau khi trục vớt và bán đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng h¶i để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung.

 

Mục 3. BẢO QUẢN, GIAO NHẬN TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

 

Điều 13. Bảo quản tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm có trách nhiệm bảo quản tài sản của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản, người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam có trách nhiệm bảo quản các tài sản đó cho đến khi giao lại cho Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.

Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện có trách nhiệm chỉ định tổ chức, cá nhân bảo quản tài sản.

3. Trường hợp tài sản chìm đắm là di sản văn hoá dưới nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

4. Trường hợp tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì cơ quan quân sự liên quan chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản.

 

Điều 14. Giao nhận tài sản chìm đắm

1. Việc giao nhận tài sản chìm đắm giữa các tổ chức, cá nhân phải được ghi nhận bằng biên bản.

2. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân giao tài sản;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhận tài sản;

c) Thời gian, địa điểm phát hiện hoặc trục vớt tài sản;

d) Đặc điểm tài sản và các thông tin có liên quan cần thiết khác.

3. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm phải được đại diện hợp pháp của bên giao và bên nhận ký xác nhận, mỗi bên giữ một bản và gửi cơ quan có liên quan.

 

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 39/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển.

 

Điều 16. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải - Đã ký

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 18/2006/ND-CP

Hanoi, February 10, 2006

 

DECREE

ON THE DISPOSAL OF PROPERTY SUNK IN THE SEA

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2004 Vietnam Maritime Code;

At the proposal of the Minister of Transport,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Decree provides in detail for the disposal of sunken property, covering from the identification of owners of sunken property, recovery of sunken property, to preservation, delivery and receipt of property sunk in the internal waters or territorial sea of Vietnam or floating on the sea or washed ashore the Vietnamese coast.

Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese as well as foreign organizations and individuals related to the disposal of sunken property.

Chapter II

DISPOSAL OF SUNKEN PROPERTY

Section 1. IDENTIFICATION OF OWNERS OF SUNKEN PROPERTY

Article 3.- Notification of sunken property

1. Owners of sunken property, persons who incidentally recover sunken property, and persons who discover, salvage or take part in the salvage of other people's property floating on the sea or washed ashore shall have to immediately notify the nearest maritime port authority or commune- or district-level People's Committee of the location and kinds of the sunken property.

Within 07 (seven) days after receiving the notice, maritime port authorities or commune- or district-level People's Committees shall have to report such to the Vietnam Maritime Administration or provincial-level People's Committees; where the sunken property is exported or imported goods, they must also report to the nearest custom agency for coordinated handling according to the provision of customs law.

2. For the property sunk in military areas, owners of sunken property, persons who incidentally recover sunken property or persons who discover, salvage or take part in the salvage of other people's property floating on the sea or washed ashore shall have to immediately notify such to the nearest military agency. Local military agencies shall have to report to their superior military agency within 07 (seven) days after receiving the notice.

3. Owners of sunken property mean owners of sunken property or owners, managers or operators of sunken vessels.

Article 4.- Notification of the identification of owners of sunken property

1. Where sunken property has papers, documents, symbols or codes indicating the names and addresses of its owners, within 07 (seven) days after receiving the notice about the sunken property, maritime port authorities or commune- or district-level People's Committees shall have to notify the property owners according to such addresses.

2. Where owners of sunken property have not yet been identified, within 07 (seven) days after receiving the notice about the sunken property, the Vietnam Maritime Administration or provincial-level People's Committees shall have to make 03 (three) consecutive notices on central or local mass media in order to find owners of the sunken property.

3. Within 60 (sixty) days from the date of the last notice as specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, owners of sunken property or their lawful representatives shall have to contact the notifying agency(ies) in order to fill in procedures for receiving back their property or perform their property-recovering obligations.

4. Where owners of sunken property or their lawful representatives fail to notify or recover their sunken property within the prescribed time limit, such property shall belong to the state and be disposed of according to the provisions of this Decree and other relevant provisions of law.

Article 5.- Contents of notices to find owners of sunken property

A notice to find owner of sunken property must have the following principal contents:

1. Description of the characteristics of the property;

2. Time and place of discovery or recovery of sunken property;

3. The deadline and address for owners of sunken property or their lawful representatives to fill in procedures for claiming delivery of their property or perform their property-recovering obligations;

4. Name and address of the notifying agency.

Article 6.- Expenses for identification of owners of sunken property

Expenses for identification of owners of sunken property shall be accounted into expenses for disposal of sunken property.

Article 7.- Establishment of ownership over property sunk in the sea whose owners are unidentifiable

The establishment of ownership over property sunk in the sea whose owners are unidentifiable shall comply with the provisions of Article 187 and Article 240 of the 2005 Civil Code and other relevant provisions of law.

Section 2. RECOVERY OF SUNKEN PROPERTY

Article 8.- Recovery of sunken property

1. Recovery of sunken property means raising, removal or destruction of sunken property.

2. Owners of sunken property or competent agencies defined in Article 9 of this Decree shall have to organize the recovery of sunken property.

Article 9.- Elaboration and approval of plans on, and organization of, the recovery of sunken property

1. For sunken property that causes danger to maritime shipping activities, its owners shall have to make and report recovery plans to maritime port authorities and organize the recovery right after such plans are approved by maritime port authorities. Where owners of sunken property have not yet been identified, maritime port authorities shall have to make and submit recovery plans to the Vietnam Maritime Administration and organize the recovery right after obtaining approval of the Vietnam Maritime Administration. If sunken property that causes danger to maritime shipping activities is a underwater cultural relic or related to defense or security, the recovery plans shall be approved only after the Ministry of Culture and Information or the Ministry of Defense is consulted.

2. For sunken property being underwater cultural relics, the recovery thereof shall comply with the provisions of law on cultural relics.

3. For sunken property related to defense and security and property sunk in military areas, local military agencies shall have to make and submit recovery plans to the Ministry of Defense for approval and decision on the organization of the recovery thereof.

4. For sunken property not specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, provincial-level People's Committees shall plan, approve and decide on the recovery thereof.

5. The Ministry of Natural Resources, other ministries and branches shall, based on their functions, tasks and powers, have to coordinate with agencies defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article in organizing the recovery of sunken property.

Article 10.- Contents of plans on the recovery of sunken property

A plan on the recovery of sunken property must have the following principal contents:

1. Name and location of the sunken property;

2. Agency or unit in charge of the recovery;

3. Planned time of commencement and termination;

4. Means and methods of recovery;

5. Methods for assurance of marine navigation safety;

6. Methods for preservation of the property;

7. Methods for prevention of environmental pollution;

8. Methods for fire and explosion prevention and fighting (if necessary);

9. Estimated fund for the recovery.

Article 11.- Rights to recovery of sunken property

1. Vietnamese organizations and individuals shall be prioritized to conduct the recovery of property sunk in Vietnam's internal waters or territorial sea.

2. Where Vietnamese organizations or individuals are unable to recover the sunken property, based on the kinds of sunken property as defined in Article 9 of this Decree, concerned ministers or presidents of provincial-level People's Committees shall decide to allow foreign organizations or individuals to recover sunken property according to the provisions of this Decree and other relevant provisions of law.

Article 12.- Expenses for the recovery of sunken property that causes danger to maritime shipping activities

Where the sunken property that causes danger to maritime shipping activities is recovered and put for auction, but proceeds from the auction are not enough to cover expenses and the property owner fails to make payment therefor or is unidentifiable, the deficit amount shall be offset with maritime assurance charges; if expenses for the recovery of sunken property exceed the payment capacity of the maritime assurance charge revenue, the deficit amount shall be additionally offset with the state budget.

Section 3. PRESERVATION, DELIVERY AND RECEIPT OF SUNKEN PROPERTY

Article 13.- Preservation of sunken property

1. Owners of sunken property shall have to preserve their property, except for cases defined in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

2. Persons who incidentally recover property, persons who discover, salvage or take part in the salvage of other people's property floating on the sea or washed ashore the Vietnamese coast shall have to preserve such property until it is delivered to the nearest maritime port authority or commune- or district-level People's Committee.

Maritime port authorities or commune- or district-level People's Committees shall have to designate organizations or individuals to preserve the property.

3. If the sunken property is an underwater cultural relic, it shall be preserved under the provisions of law on cultural relics.

4. For sunken property related to national defense and security and property sunk in military areas, concerned military agencies shall have to organize the preservation thereof.

Article 14.- Delivery and receipt of sunken property

1. The delivery and receipt of sunken property between organizations and individuals must be recorded in minutes.

2. A minutes on the delivery and receipt of sunken property must have the following principal contents:

a/ Name and address of the property-delivering organization or individual;

b/ Name and address of the property-receiving organization or individual;

c/ Time and place of discovery or recovery of the property;

d/ Characteristics of the property and other necessary information.

3. A minutes on the delivery and receipt of sunken property must be signed by lawful representatives of the deliverer and the recipient; each party shall keep 01 copy and other copies shall be sent to concerned agencies.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 39/1998/ND-CP of June 10, 1998, on the disposal of property sunk in the sea.

Article 16.- Organization of implementation

The Minister of Transport, the Minister of Culture and information, the Minister of Defense, the Minister of Natural Resources and Environment, concerned ministers, presidents of provincial/municipal People's Committees, the director of the Vietnam Maritime Administration, heads of concerned agencies, and organizations and individuals shall have to implement this Decree.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 18/2006/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất