- 1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
- 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự bị xử lý như thế nào?
- 2.1. Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 2.2. Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.
Hành vi gian dối có thể là việc người phạm tội dùng các thủ đoạn lừa dối (như nói dối, giả mạo giấy tờ, đưa ra thông tin sai sự thật) nhằm làm người khác tin tưởng và tự nguyện giao tài sản cho mình, sau đó chiếm đoạt số tài sản đó.
Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự bị xử lý như thế nào?
2.1. Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
- Khách thể: Là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản này là hành vi gian dối, trái pháp luật; đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Mặt khách quan:
Về hành vi: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
-
Đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội (thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác)
-
Chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
-
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Về giá trị tài sản:
-
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên.
-
Nếu <02 triệu đồng: Thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm.
2.2. Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, có 4 khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khung | Mức phạt tù | Hành vi |
Khung 1 | Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. | Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 - dưới 50 triệu đồng <02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Khung 2 | Phạt tù từ 02 - 07 năm | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Khung 3 | Phạt tù từ 07 - 15 năm | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Khung 4 | Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
3. Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng và phải chịu hình phạt bổ sung cùng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Nếu là người nước ngoài: Trục xuất người có hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.