Quyết định 40/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc Ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 40/2006/QĐ-BTM

Quyết định 40/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc Ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40/2006/QĐ-BTM
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành:29/12/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại - Ngày 29/12/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM về việc Ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010. Mục tiêu của Kế hoạch là đến năm 2010, hình thành chính phủ điện tử trong ngành thương mại thông qua việc xây dựng và phát triển hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ Trung ương tới địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công... Kế hoạch tổng thể đã đưa ra các giải pháp và lộ trình triển khai như sau: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại tại Bộ Thương mại và các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch, Xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại. Những chuẩn này phải tuân thủ mọi qui định liên quan tới các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử thuộc các chương trình xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ, Xây dựng và phát triển hành chính điện tử, Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định40/2006/QĐ-BTM tại đây

tải Quyết định 40/2006/QĐ-BTM

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 40/2006/QĐ-BTM NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2006

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

 

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;

Căn cứ Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

 


KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM

ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

 

I. MỤC TIÊU

Đến năm 2010, hình thành chính phủ điện tử trong ngành thương mại thông qua việc xây dựng và phát triển hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ Trung ương tới địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công.

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI

1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại

Đến năm 2010, hình thành hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của ngành thương mại.

a) Tại Bộ Thương mại: Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Thương mại và mạng nội bộ của ngành thương mại (Intranet). Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ của ngành thương mại và Internet.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại, phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại.

Thiết lập các công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin thương mại ở mức cao, đẩy nhanh việc triển khai hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số chuyên dùng của ngành thương mại.

b) Tại các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch (gọi tắt là Sở Thương mại): Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) của sở, mạng cục bộ kết nối Internet bằng đường truyền băng thông rộng. Các chi cục quản lý thị trường trang bị máy tính cá nhân đến các đội quản lý thị trường và các máy tính này có thể kết nối với mạng của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại.

2. Xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại

Đến năm 2010, hoàn thành về cơ bản việc xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại dựa trên công nghệ EDI/ebXML, bao gồm chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ các đơn vị Bộ Thương mại, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các Sở Thương mại với Bộ Thương mại và giữa các Sở Thương mại với nhau.

Những chuẩn này phải tuân thủ mọi qui định liên quan tới các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử thuộc các chương trình xây dựng chính phủ điện tử của Chính phủ.

3. Xây dựng và phát triển hành chính điện tử

Đến năm 2010, hình thành về cơ bản hành chính điện tử trong ngành thương mại.

a) Giai đoạn 2006 – 2008: tập trung xây dựng mạng nội bộ kết nối các cơ quan thuộc Bộ Thương mại dựa trên công nghệ mạng riêng ảo (VPN), bao gồm cả các cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm phần lớn mọi thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan Bộ được triển khai trên mạng nội bộ (eMOT); ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ, bao gồm quản lý cán bộ, tài chính, mua sắm công.

b) Giai đoạn 2009 – 2010: mở rộng mạng nội bộ eMOT tới các Sở Thương mại và các đơn vị liên quan khác, bảo đảm phần lớn mọi thủ tục hành chính trong ngành thương mại được triển khai trên mạng nội bộ này và eMOT trở thành mạng nội bộ của ngành thương mại.

4. Phát triển vững chắc theo từng giai đoạn việc tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ thương mại

Đến năm 2010, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại.

a) Giai đoạn 2006 – 2008: tập trung tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý thị trường, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và thống kê thương mại.

b) Giai đoạn 2009 – 2010: mở rộng tới các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý cạnh tranh, thực thi pháp luật thương mại và đặc biệt là xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định của lãnh đạo Bộ Thương mại.

5. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công

a) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác thu thập, phân tích, xử lý, cung cấp thông tin thương mại và dự báo thị trường trong nước và thế giới tới mọi doanh nghiệp, công dân và mọi đối tượng có nhu cầu, chú trọng tới việc cung cấp thông tin thương mại công khai trên Internet.

b) Đến năm 2010, cung cấp trực tuyến trên 60% các dịch vụ thương mại công liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại có kỹ năng cao về công nghệ thông tin

Trong toàn bộ giai đoạn 2006 - 2010, cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin.

a) Hàng năm, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các công chức ngành thương mại kỹ năng ứng dụng và những thành tựu mới của công nghệ thông tin liên quan tới lĩnh vực thương mại, kỹ năng sử dụng và khai thác những tiện ích mới của các phần mềm ứng dụng trong ngành. Chú trọng đào tạo công nghệ thông tin cho các cán bộ lãnh đạo tương đương cấp vụ trở lên, lãnh đạo các Sở Thương mại và các tham tán thương mại.

b) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về công nghệ thông tin, vừa nắm vững các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của ngành thương mại, vừa am hiểu về công nghệ thông tin và có khả năng tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của ngành.

c) Cán bộ tuyển dụng mới phải đạt mức tiêu chuẩn của ngành về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

III. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Cung cấp thông tin thương mại theo Quyết định số 1888/QĐ-BTM ngày 01/7/2005;

2. Nhanh chóng triển khai dự án Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010;

3. Xây dựng và triển khai dự án Hành chính điện tử ngành thương mại theo đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 – 2010;

4. Xây dựng và triển khai dự án Đào tạo công nghệ thông tin cho công chức ngành thương mại./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------

No: 40/2006/QD-BTM

Hanoi, December 29 2006

 

DECISION

ISSUANCE OF THE MASTER PLAN FOR APPLICATION AND DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY FOR TRADE SECTOR UP TO 2010

MINISTER OF TRADE

Pursuant to the Decree No. 29/2004/NĐ-CP dated January 16, 2004 by the Government determining functions, tasks, powers and organizing structure of Ministry of Trade;

Pursuant to the Strategy on Vietnam information and communication technology development till 2010 and orientations toward 2020 approved at the Decision No. 246/2005/QĐ-TTg dated October 6, 2005 by the Prime Minister;

Pursuant to the State Administrative Reform Plan for the period of 2006 – 2010 approved at the Decision No. 94/2006/QĐ-TTg dated April 27, 2006 by the Prime Minister;

Pursuant to the request by the Head of E-Commerce Department,

DECIDES:

. Issue the Master Plan for Application and Development of Information Technology for Trade Sector till 2010, attached to this Decision.

2. This Decision shall come into effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

3. Chief of Trade Ministerial Office, Head of E-commerce Department, managers of units under Trade Ministry, directors of local trade/tourism departments take full responsibilities for implementation of this Decision./.

 

 

To:
- As Article 3;
- Ministry of Post and Telematics;
- Ministry of Planning and Investment;
- Ministry of Finance;

-
Document Checking Department (Ministry of Justice);
- Official Gazette;
- Government’s Website;
- Ministers and Deputy Ministers;
- Units under Ministry;
- Local Trade/Tourism Departments;
- MOT’s Website;
- Archive, E-commerce Department.

FOR MINISTER OF TRADE
DEPUTY MINISTER




Le Danh Vinh

 

MASTER PLAN

FOR APPLICATION AND DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY FOR THE TRADE SECTOR UP TO 2010
(Attached to the Decision No.
40/2006/QĐ-BTM dated December 29, 2006 by Minister of Trade)

I. TARGETS

Till 2010, e-government in the trade sector should be established via construction and development of e-administration at trade bodies from the central to local level, information technology at a high level will be applied in all trade activities, online public trade services will be supplied.

II. SOLUTIONS AND ROADMAP FOR IMPLEMENTATION

1. Building an advanced information technology infrastruture

Up to 2010, an advanced information technology infrastructure system will be established in the trade sector.

a) At Ministry of Trade: Finishing construction of the integrated data centre of Ministry of Trade  and trade sector’s intranet (Intranet). Most of staffs will be equipped with personal computers connected to local area network (LAN) or wide area network (WAN), or the intranet of trade sector and internet.

, developing softwares that meet the demand to apply information technology in professional activities within functions and tasks of Ministry of Trade.

technologies to assure network safety and security at high level, accelerating implementation of digital signature system and certification of trade sector’s digital signature.

b) At local trade/tourism departments: Most of staffs will be equipped with personal computers connected to the local area network of the department which is connected to the internet via broadband. Market control groups of market control branches will be equipped with personal computers which will be connected to the network of the Market Control Department of Ministry of Trade.

2. Building and issuing electronic data interchange standards for trade sector

Up to 2010, establishment and issuance of these standards will be basically finished based on EDI/ebXML, including electronic data interchange standards within Trade Ministry’s internal units, between Trade Ministry and its trade departments, and between these departments.

These standards should be in accordance with all the regulations related to electronic data interchange standards of the State’s e-government building programs.

3. Building and developing e-administration

Up to 2010, e-administration in the trade sector should be basically established.

a) Period of 2006 – 2008: Focusing on building the intranet to connect all units of Ministry of Trade based on the virtual private network technology (VPN), including Vietnam’s foreign trade offices. most of administrative procedures within Trade Ministry to be performed via this network (eMOT); applying information technology in the internal management including personnel, financial and public procurement management.

b) Period of 2009 – 2010: Extending the trade sector local network eMOT to trade departments and other related agencies, assure most of public administrative procedures within the trade sector to be performed via the network and eMOT to become the official local network of Ministry of Trade.

4. Developing steadily computerization for the trade sector over periods

Up to 2010, information technology will be actively applied in the trade sector.

a) Period of 2006 – 2008: Focusing on computerization for professional activities in the fields of market control, import-export, trade promotion and trade statistics.

b) Period of 2009 – 2010: Extending computerization to professional activities in the fields of market competition control, trade legal implementation and particularly the information supporting system for the Trade Ministry’s leaders’ issuance of official decisions.

5. Providing online public trade services

a) Actively applying information technology in collecting, analyzing, processing, providing trade information, and forecasting both domestic and foreign market to serve enterprises, citizens and any object who demands for, focusing on publicly providing trade information in the internet.

b) Up to 2010, providing online 60% of total public trade services relating directly to enterprises’ business.

6. Training human resource with high technology information knowledge for the trade sector

In the whole period of 2006 - 2010, information technology training activities need to be accelerated.

a) Training and re-training annually trade staffs about application skills and new trade-related information technology applications, skills to use them and exploit  new utilities of application software in trade sector. Focusing on training information technology to heads of Trade Ministry’s department or higher, directors of trade department, and charges d’affaires.

b) Training to build good management staffs who are good at professional activities and are experts in information technology and able to organise the sector’s information technology application activities.

c) Newly employed staffs are required to meet the standards of trade sector’s information technology application skills.

III. KEY PROJECTS

1. Accelerating the progress of The Trade Information Supply Project regarding the Decision No. 1888/QĐ-BTM dated July 1, 2005;

2. Quickly implementing The Online Public Trade Services Project as guided by the Prime Minister in the Decision No. 222/2005/QĐ-TTg dated September 15, 2005 on approval of the Master Plan to develop e-commerce in the period from 2006 – 2010;

3. Building and implementing the trade sector’s e-administration project pursuant to the progress assigned by the Prime Minister in the Decision No. 94/2006/QĐ-TTg dated April 27, 2006 on the Plan to reform state administration in the period from 2006 – 2010;

4. Building and implementing  Information technoloy Training Project for trade staffs./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 40/2006/QD-BTM DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất