Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi

thuộc tính Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP

Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Cơ quan ban hành: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/2019/NQ-HĐTP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành:01/10/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hình sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tòa án không được yêu cầu trẻ em tường thuật chi tiết quá trình bị xâm hại tình dục
Đây là nội dung được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ngày 20/9/2019.

Cụ thể, giao cấu với trẻ em dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. Bên cạnh đó, không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm).

Đặc biệt, không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của họ nhưng không có tính chất tình dục (Ví dụ: Cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi;...).

Ngoài ra, khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án không được: Yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội; Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại; Đối chất giữa bị hại với người phạm tội tại phiên tòa; Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là người dưới 18 tuổi chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể mình hoặc của người khác;…

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 05/11/2019.

Xem chi tiết Nghị quyết06/2019/NQ-HĐTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

------------------

Số: 06/2019/NQ-HĐTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019

NGHỊ QUYT

Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145,
146,
147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục ngưi
dưới 18 tuổi

-----------

HỘI ĐNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Đ áp dụng đúng, thống nhất một s quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ti cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).
2. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo.
3. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú.
4. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...).
5. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục.
Điều 3. Về một số tình tiết định tội
1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.
5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
6. Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự:
a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;
b) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
c) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán;
d) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh qua internet (livestream);
đ) Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
e) Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này;
g) Các hình thức biểu hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.
7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);
b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
8. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
9. Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).
11. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...).
Điều 4. Về một số tình tiết định khung
1. Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
b) Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;
c) Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;
d) Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;
đ) Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.
2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141, điểm đ khoản 2 Điều 142, điểm b khoản 2 Điều 143, điểm d khoản 2 Điều 144, điểm a khoản 2 Điều 145, điểm b khoản 2 Điều 146 và điểm b khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Nhiều người hiếp một người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141 và điểm b khoản 3 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm).
4. Nhiều người cưỡng dâm một người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên cưỡng dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người cưỡng dâm một người” nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau cưỡng dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người cưỡng dâm một người ”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người cưỡng dâm (trường hợp này là đồng phạm).
Điều 5. Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);
b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).
2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.
Điều 6. Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại người dưới 13 tuổi.
3. Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến người dưới 16 tuổi.
Điều 7. Tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:
a) Áp dụng thủ tục rút gọn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
b) Đưa các vụ án khác ra xét xử trong thời hạn không quá ½ thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng.
2. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án phải thực hiện:
a) Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án;
b) Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
c) Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng;
d) Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
đ) Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuồi.
3. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần thực hiện:
a) Hạn chế triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (ví dụ: sử dụng lời khai của họ ở giai đoạn điều tra, truy tố; mời họ đến Tòa án hoặc địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai trước bằng văn bản, bằng ghi âm, ghi hình có âm thanh...).
b) Trường hợp phải triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera...) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là người dưới 18 tuổi không quá 03 mét.
c) Câu hỏi đối với bị hại là người dưới 18 tuổi phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận. Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ.
d) Sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là người dưới 18 tuổi xác định các bộ phận bị xâm hại.
đ) Khi bị cáo đề nghị được hỏi bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải chuyển câu hỏi cho người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi.
4. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án không được:
a) Yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội;
b) Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại;
c) Đối chất giữa bị hại với người phạm tội tại phiên tòa;
d) Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là người dưới 18 tuổi chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác;
đ) Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là người dưới 18 tuổi;
e) Buộc bị hại là người dưới 18 tuổi phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa;
g) Công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên cổng thông tin điện tử của Tòa án.
5. Tòa án phải xem xét và đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp theo quy định tại Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị hại, người thân thích của bị hại yêu cầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiến nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị hại, người thân thích của họ.
6. Tuân thủ các quy định khác tại Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng hình sự; hướng dẫn tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 20 tháng 9 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2019.
2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nơi nhận:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (để giám sát);

- Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);

- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);

- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);

- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);

- Bộ Tư pháp (để phối hợp);

- Bộ Công an (để phối hợp);

- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);

- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);

- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);

- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

CHÁNH ÁN

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hòa Bình

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE JUDICIAL COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

-------------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness

---------------

No. 06/2019/NQ-HDTP

Hanoi, October 01, 2019

RESOLUTION

GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF REGULATIONS OF ARTICLES 141, 142, 143, 144, 145, 146 AND 147 OF THE PENAL CODE AND INSTRUCTION FOR THE TRIAL OF CASES OF SEXUAL ASSAULT AGAINST PERSONS UNDER 18

THE JUDICIAL COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People’s Courts dated November 24, 2014;

For the purposes of proper and consistent application of a number of regulations of Articles 141,142,143,144,145, 146 and 147 of the Penal Code and instruction for the trial of cases of sexual assault against persons under 18;

At the request of the Director of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scopeof regulation

This Resolution provides guidance on application of a number of regulations of Articles 141,142,143,144,145, 146 and 147 of the Penal Code and resolutions to difficulties encountered during the trial of cases of sexual assault against persons under 18.

Article 2.Interpret of terms

1.“Sexual assault against persons under 16”means using violence, threatening to use violence, forcing, persuading or enticing a person under 16 to participate in sexual activities, including rape, sexual abuse, sexual intercourse and molestation of a person under 16 and using a person under 16 for pornographic or prostituting purposes in any shape or form (e.g. Sexual assault committed with consent of a person under 13), via force or promises of financial interests (money or property) or non-financial interests (e.g. high grades, favorable evaluation, advancement opportunity, etc.).

2.“Genitals parts”means a male or female external organs of reproduction. The male genitals part is the penis; the female genitals parts include the vulva and vagina.

3.“Private part”means the scrotum, mons pubis, anus, crotch, thighs, buttocks or breasts.

4.“Other body part”means any body part beside the genitals parts and private parts (e.g. arm, leg, mouth, tongue, nose, nape, neck, abdomen, etc.).

5.“Sexual equipment”means an item specifically manufactured for the purposes of sexual activities (e.g. artificial penis, artificial vagina, etc.) or another object that is used for sexual activities.

Article 3. Crime determination circumstances

1.“sexual intercourse”in Clause 1 Article 141, Clause 1 Article 142, Clause 1 Article 143, Clause 1 Article 144 and Clause 1 Article 145 of the Penal Code means the penetration of a male genitals parts into a female genitals parts regardless of the depth of penetration.

Sexual intercourse with a person under 10 does not necessarily involve penetration.

2.“another sexual act”in Clause 1 Article 141, Clause 1 Article 142, Clause 1 Article 143, Clause 1 Article 144 and Clause 1 Article 145 of the Penal Code means the penetration of a male genitals parts, one of the other body parts (e.g. finger, toe, tongue, etc.) or a sex equipment into a female genitals parts or the mouth or anus of another person of the same sex or different sex regardless of the depth of penetration. To be specific:

a) Insertion of a male genitals parts into the mouth or anus of another person;

b) Insertion of one of the other body parts (e.g. finger, toe, tongue, etc.) or a sex equipment into a female genitals part or the anus of another person.

3.“obscenity”in Clause 1 Article 146 of the Penal Code means an act committed by a person against another person of different or the same genderz that involves direct or indirect physical contact via clothing with a genitals parts, private part or one of the other body parts of a person under 16 that is sexual in nature but is not committed with the intention to engage in sexual intercourse. To be specific:

a) Using a genitals parts or private part to touch (e.g. groping, rubbing, etc.) a genitals parts, private part or one of the other body parts of a person under 16;

b) Using one of the other body parts (e.g. finger, toe, tongue, etc.) to touch (e.g. caressing, groping, squeezing, pinching, kissing, licking, etc.) a genitals parts or private part of a person under 16;

c) Using a sex equipment to touch (e.g. groping, rubbing, etc.) a genitals parts or private part of a person under 16;

b) Enticing or forcing a person under 16 to use one of their other body parts to touch (e.g. caressing, groping, squeezing, pinching, kissing, licking, etc.) a private part of the offender or another person;

dd) Other acts that are sexual in nature but are not committed with the intention to engage in sexual intercourse (e.g. kissing the mouth, neck, ear, nape, etc. of a person under 16).

4.“pornographic performance”in Clause 1 Article 147 of the Penal Code means using gestures, actions, words, writing, symbols, pictures and sound to sexually stimulate a person under 16; exposing a genitals parts or private part, completely or partially undressing or committing other acts that imitate sexual activities (including sexual intercourse, masturbation and another sexual act) in any shape or form.

5.“directly witness pornographic performance”in Clause 1 Article 147 of the Penal Code means the case where a person under 16 watches another person giving a sexual performance in any shape or form.

6.“stage or directly witness pornographic performance”in Clause 1 Article 147 of the Penal Code include:

a)  Giving a pornographic performance to a person under 16 or enticing a person under 16 to participate in a pornographic performance;

b) Showing a pornographic performance involving a person under 16;

c) Enticing, persuading or forcing a person under 16 to photograph or record their pornographic performance and distributing such photo or video;

d) Enticing, persuading and forcing a person under 16 to undress completely and live stream;

dd) Showing pornographic contents involving a person under 16 or running simulation of a person under 16 (animated works or digitally-created characters);

e) Description of human genitals parts and private parts, excluding the cases provided for in Clause 2 Article 5 herein;

g) Other forms of pornographic performances or watching of pornographic performances.

7.“take advantage of the victim’s defenselessness”in Clause 1 Article 141 and Clause 1 Article 142 of the Penal Code means the offender takes advantage of one of the following situations to engage in sexual intercourse or another sexual act with the victim:

a) The victim is defenseless (e.g., the victim has an accident, is unconscious, tied, disabled, etc.);

b) The victim partially or completely loses awareness or control over their acts (e.g. the victim is under influence of alcohol, sleeping pills, anesthetics, narcotic substances, tranquilizers or other stimulants, is mentally incapacitated or suffers from another disease, etc. leading to partial or complete loss of awareness or control over their acts).

8.“another trick”in Clause 1 Article 141 and Clause 1 Article 142 of the Penal Code refers to situations in which the offence involves actions such as poisoning the victim; drugging the victim with sleeping pills, anesthetics, alcohol or other strong stimulants that make the victim loses awareness or control over their acts to engage in sexual intercourse or another sexual act; promising to allow the victim to graduate, attend school, participate in an overseas performance or competition to engage in sexual intercourse or another sexual act.

9.“against the latter’s will”in Clause 1 Article 141 and Point a Clause 1 Article 142 of the Penal Code refers to situations in which the victim does not consent or is unable to consent to the offender’s deliberate act of sexual intercourse, or is indifferent towards such act.

10.“dependent”in Clause 1 Article 143 and Clause 1 Article 144 of the Penal Code means a person who is financially dependent on the offender (e.g. the victim is under the offender’s care; the offender provides living expenses to the victim; etc.) or mentally, professionally, educationally or religiously dependent on the offender (e.g. the victim works for the offender; the offender is the victim’s homeroom teacher or subject teacher; etc.).

11.“a person being in dire straits”in Clause 1 Article 143 and Clause 1 Article 144 of the Penal Code means a person who is in an extremely difficult or urgent situation that cannot be relieved without the assistance of another person (e.g. lack of money to treat a fatal disease; lack of money to pay for ransom for child; etc.).

Article 4. Penalty determination circumstances

1.“In an incestuous manner”in Point e Clause 2 Article 141, Point a Clause 2 Article 142, Point d Clause 2 Article 143 and Point a Clause 2 Article 144 of the Penal Code means the offence is committed against: 

a) A person related to the offender by consanguinity, blood sibling or half-sibling; or

b) The offender’s aunt, uncle, niece or nephew; or

c) The offender’s adopted child or adoptive parent; or

d) The offender’s step-child or step-parent; or

dd) The offender’s daughter-in-law, son-in-law or parent-in-law.

2.“Committing the offense twice or more”in Point d Clause 2 Article 141, Point dd Clause 2 Article 142, Point b Clause 2 Article 143, Point d Clause 2 Article 144, Point a Clause 2 Article 145, Point b Clause 2 Article 146 and Point b Clause 2 Article 147 of the Penal Code means the offender has committed the offence more than once but has yet to face a criminal prosecution and the prescriptive period for criminal prosecution remains effective.

3.“Against 2 or more persons”in Point dd Clause 2 Article 141 and Point b Clause 3 Article 142 of the Penal Code means the case where 02 or more people rape 01 person, including the case where 02 or more people discuss and reach an agreement on taking turns to rape 01 person but, due to reasons not intended by the offenders, only 01 person successfully commits the crime.

The crime shall not be“Against 2 or more persons”if 02 or more people jointly aid and abet 01 person to commit it. This case is considered as complicity.

4.Forcible sexual intercourse that“Against 2 or more persons” in Point a Clause 2 Article 143 and Point a Clause 3 Article 144 of the Penal Code means the case where 02 or more people sexually abuse 01 person, including the case where 02 or more people discuss and reach an agreement on taking turns to sexually abuse 01 person but, due to reasons not intended by the offenders, only 01 person successfully commits the sexual abuse.

Forcible sexual intercourse is not“Against 2 or more persons”if 02 or more people jointly aid and abet 01 person to commit it. This case is considered as complicity.

Article 5.Exclusion of penal liability

1.The following cases are excluded from penal liability as prescribed in Article 146 of the Penal Code in the following cases:

a) A caretaker of a person under 10, a patient or a disabled person touches their genitals parts or private part without sexual intention (e.g. a parent bathing or cleaning for a child under 10; a preschool teacher bathing or cleaning for a preschool student; etc.);

b) A health professional; or a person providing emergency aid or first aid to an injured person touches a genitals parts, a private part or one of the other body parts of a person under 16 without sexual intention (e.g. a doctor examining or treating a patient; emergency aid or first aid provided to an injured person, a drowning victim, etc.).

2.To exclude the penal liability as prescribed in Article 147 of the Penal Code for the cases where an educator or a health professional describes a human genitals parts or private part for the purposes of education and medical examination, treatment and care.

Article 6. Principles of handling sexual offenders

1.Comply with basic principles of the criminal law and law on criminal procedures

2.Impose strict penalties for violations against social norms and morals; abuse of position and power; abuse of profession; and assault against persons under 13.

3.Impose additional penalties of the highest level according to the Penal Code and other relevant legal provisions. If necessary, prohibit the assumption of positions or jobs relating to persons under 16. 

Article 7. Organization of the trial of a sexual assault case whose victim is under 18

1.Regarding the time limit for the trial of a Sexual assault case whose victim is under 18:

a) Summary procedures shall be implemented for the cases that satisfy the requirements prescribed in the law on criminal procedures;

b) Other cases shall be brought to trial within ½ of the time limit permitted by the law for the corresponding cases.

2.Regarding the trial of a sexual assault case whose victim is under 18, the Court shall:

a) Conduct a secret trial and pronounce the sentence publicly according to regulations of Article 327 of the Criminal Procedure Code. When pronouncing the sentence, the trial panel shall read only the ruling section of the sentence document;

b) Assign a judge who possesses knowledge or experience in the trial of cases related to persons under 18;

c) The Judge shall adopt the workplace dress code of the People’s Court, excluding the robe, when hearing the case;

d) Hear the case in a friendly courtroom as prescribed in the Circular No. 01/2017/TT-TANDTC dated July 28, 2017 and Circular No. 02/2018/TT-TANDTC dated September 21, 2018 by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

dd) Ensure the participation of a representative, guardian or person protecting the legitimate rights and interests of the person under 18.

3.Regarding the hearing of a Sexual assault case whose victim is under 18, depending on specific conditions and situations, the Court shall follow these instructions:

a) Avoid summoning the victim if the case could be settled via other measures (e.g. using the victim’s testimony from the investigation or prosecution stage; inviting the victim to the Court or another lawful location to give a testimony in writing or have the testimony recorded by a sound recorder, camcorder, etc.).

b) If the victim has to be summoned to the hearing, the Court shall assist the victim in becoming acquainted with the Court s environment and the proceedings; and provide a separate room and electronic devices (e.g. microphone, loudspeaker, television, camera, etc.) to protect the victim’s mental state when they give a testimony or participate in the hearing; if a separate room could not be arranged, the victim may be seated in the courtroom and separated from the defendant by a screen, and the distance between the trial panel and the victim shall not exceed 03 meters.

c) Questions for the victim shall be suitable for their age, development stage, education level and knowledge. The questions shall be concise, clear, simple and comprehensible; not involve too many matters at the same time; serve to clarify the case’s facts and not to draw up a discussion. A question for a victim under 10 shall not exceed 10 words and each questioning time shall not exceed 01 hour.

d) Use a diagram or model of the human body with its parts numbered for the victim to identify the body parts involved in the offence.

dd) Any question from the defendant to the victim must be transferred to the defense counsel or trial panel and be asked by such defense counsel or trial panel.

4.Regarding the hearing of a sexual assault case whose victim is under 18, the Court shall not:

a) Request the victim to describe the crime in details;

b) Ask any question that is of a criticizing, threatening, shaming or offending nature to the victim;

c) Permit conversation between the victim and the defendant in the hearing;

d)  Identify the body part(s) involved in the offence by asking the victim to directly point at the body part(s) of themselves or another person;

dd) Permit the defendant to directly question the victim;

e) Force the victim to stand in the hearing;

g) Publicize the sentence document or the Court’s decision relating to the case on the Court’s portal.

5.The Court shall consider and request competent authorities and persons to implement appropriate protective measures according to regulations of Chapter XXXIV of the Criminal Procedure Code at the request of the victim, the victim’s family or a competent authority/organization to protect the life, health, honor, dignity, belongings and other legitimate rights and interests of the victim and/or the victim’s family.

6.Other regulations of Chapter XXVIII of the Criminal Procedure Code; guidelines in the Circular No. 02/2018/TT-TANDTC dated September 21, 2018 by the Chief Justice of the Supreme People’s Court; Joint Circular No. 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH dated December 21, 2018 by the Supreme People’s Procuracy, Supreme People’s Court, Ministry of Public Security, Ministry of Justice and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant guiding documents shall be complied with.

Article 8. Effect

1.This Resolution was passed by the Judicial Council Of The Supreme People’s Court on September 20, 2019 and takes effect from November 05, 2019.

2.If an offender has been convicted before the effective date of this Resolution according to previous regulations and guidelines and a Court s effective conviction has been passed, the Court’s judgment and ruling shall not be appealed according to this Resolution through the cassation or re-opening procedures.

On behalf of the Judicial Council of the Supreme People’s Court

Chief Justice

NGUYEN HOA BINH

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 06/2019/NQ-HDTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất