Thông tư 11/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại

thuộc tính Thông tư 11/2009/TT-BCT

Thông tư 11/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2009/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Cẩm Tú
Ngày ban hành:20/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xử phạt hành vi đầu cơ, tăng giá, đưa tin thất thiệt - Ngày 20/05/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BCT, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại. Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi trên chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá. Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác, khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực (thì được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên trong cả nước hoặc khu vực được công bố) hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương (thì chỉ xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố). Theo quy định mới, việc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại Giấy phép kinh doanh quy định tại Nghị định số 107 được áp dụng như sau: Tước quyền sử dụng các loại giấy trên có thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên tối đa không quá 12 tháng; xác định thời hạn tước quyền sử dụng các loại giấy trên phải căn cứ vào trị giá hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Tước quyền sử dụng các loại giấy trên không thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên với thời gian từ trên 12 tháng trở lên và chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi vi phạm hành chính; việc xác định hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thông tư cũng quy định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi bao gồm: đầu cơ hàng hoá; găm hàng; kê khai giá và đăng ký giá; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; xuất lậu xăng, dầu qua biên giới; xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới; hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hoá và chất lượng hàng hoá, dịch vụ và xử phạt đối với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư11/2009/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 11/2009/TT-BCT NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2009

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2008/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG, TĂNG GIÁ QUÁ MỨC, ĐƯA TIN THẤT THIỆT, BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

 

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107) như sau:

 

MỤC I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 

Thông tư này quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9,10,11, 12, 13 Nghị định số 107.

Điều 2. Điều kiện áp dụng

1. Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 chỉ được áp dụng khi đủ hai điều kiện sau: 

a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá tại Nghị  định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá và Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP.

b) Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực (thì được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại  các Điều trên trong cả nước hoặc khu vực được công bố) hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương (thì chỉ xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố).

 Điều 3. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại  Giấy phép kinh doanh

 Về tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại Giấy phép kinh doanh quy định tại Nghị định số 107 áp dụng như sau:

- Tước quyền sử dụng các loại giấy trên có thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên tối đa không quá mười hai tháng; xác định thời hạn tước quyền sử dụng các loại giấy trên phải căn cứ vào trị giá hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

- Tước quyền sử dụng các loại giấy trên không thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên với thời gian từ trên mười hai tháng trở lên và chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi vi phạm hành chính;  việc xác định hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

 

MỤC II

HÀNH VI VI PHẠM VÀ ÁP DỤNG HÌNH THỨC,  MỨC XỬ PHẠT  

Điều 4. Xử phạt hành vi đầu cơ hàng hoá  

1. Về hành vi vi phạm

 Trường hợp trong thời gian và khu vực công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá mà người kinh doanh đi mua hàng hoá ở ngoài khu vực để đưa về khu vực có biến động bất thường được cấp có thẩm quyền công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá để bán ra ổn định thị trường thì không coi là hành vi đầu cơ hàng hoá, không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đầu cơ hàng hoá.

2. Cách tính giá trị hàng hoá, xác định lượng và giá hàng hoá mua vét, mua gom:

Giá trị hàng hoá mua vét, mua gom =  giá mua x lượng hàng hoá mua vét, mua gom.

Trong đó:

- Xác định giá:

Căn cứ xác định giá thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Xác định lượng gồm:

+ Hàng hoá đang mua vét, mua gom;

+ Hàng hoá mua vét, mua gom đang để trong kho, cửa hàng;

+ Hàng hoá mua vét, mua gom đã bán.

3. Tịch thu số tiền thu lợi áp dụng đối với hàng hoá đã bán, cách tính như sau:

 Số tiền thu lợi phải tịch thu  = ( Giá bán - giá mua) X lượng hàng mua vét, mua gom đã bán

         Điều 5. Xử phạt hành vi găm hàng

1.      Về hành vi vi phạm

Các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP bị xử phạt trong trường hợp có đủ hai điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này khi có hàng tại cửa hàng, tại kho, tại điểm bán hàng là hành vi găm hàng.

2. Việc xử phạt về hành vi găm hàng quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định số 107 được áp dụng như sau:

 a) Trường hợp siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại khác (Trung tâm mua bán, Cửa hàng hội viên dạng nhà kho, Đại siêu thị, Cửa hàng bán giá rẻ, Cửa hàng bách hoá hiện đại) kinh doanh hàng hoá có hành vi găm hàng thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại khác.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại khác có hành vi găm hàng thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại khác.

3. “Lý do chính đáng” được hiểu như sau: những hành vi vi phạm quy định tại các khoản trên xẩy ra mà tổ chức, cá nhân vi phạm do nguyên nhân khách quan bất khả kháng.

 Ví dụ:

- Mất điện cả khu vực khi bán xăng dầu;

- Tại thời điểm kiểm tra hàng hoá cả trong kho và địa điểm bán hàng đều hết nên không còn hàng để bán.

- Cắt giảm địa điểm kinh doanh để giảm chi phí hoặc địa điểm kinh doanh đó không có người mua, ít người mua vì chủng loại, màu sắc loại hàng không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng tại địa điểm phải cắt giảm.

Xác định lý do chính đáng hay không chính đáng thì người có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt kết luận, chịu trách nhiệm kết luận của mình và phải được ghi vào biên bản kiểm tra.

4. “Thờì gian trước đó” đựơc hiểu là thời gian trước khi cấp có thẩm quyền công bố các biện pháp bình ổn giá có hiệu lực.

5. Cách tính lượng hàng hoá tồn kho trung bình  của 3 tháng liền kề trước đó quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP như sau:

  Lượng hàng tồn kho trung bình của 3 tháng =  Tổng lượng hàng tồn kho  trung bình từng tháng tháng của 3 tháng liền kề : (chia)3

Trong đó cách tính “Lượng hàng tồn kho trung bình của 1 tháng” căn cứ số liệu cụ thể để áp dụng một trong  các cách tính như sau:

- Có đầy đủ số liệu tồn kho của từng ngày:

Lượng tồn kho trung bình 1 tháng = Tổng lượng tồn kho của từng ngày trong tháng : (chia) Số ngày trong tháng

- Không có đầy đủ số liệu của từng ngày:

Lượng tồn kho trung bình 1 tháng = (Lượng tồn kho đầu tháng + lượng tồn kho giữa tháng + lượng tồn kho cuối tháng) : (chia) 3

- Không có số liệu tồn kho giữa tháng:

Lượng tồn kho trung bình 1 tháng = (lượng tồn kho  đầu tháng  + lượng hàng tồn kho cuối tháng) : (chia) 2

Điều 6. Xử phạt vi phạm hành chính về kê khai giá và đăng ký giá  

1. Kê khai giá

  Danh mục hàng hoá phải kê khai giá, doanh nghiệp phải kê khai giá, hinh thức, nội dung và thủ tục kê khai giá, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận kê khai giá và doanh nghiệp kê khai giá theo quy định tại Mục VII Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

2. Đăng ký giá

  Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá, doanh nghiệp phải đăng ký giá, hình thức, nội dung và thủ tục đăng ký giá, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký giá và doanh nghiệp đăng ký giá theo quy định tại mục VI Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Điều 7. Xử phạt vi phạm hành chính về niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ  

1.      Hành vi vi phạm

Hành vi không niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ, ngoại tệ, vàng; niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán hàng, thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết; niêm yết giá hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép là hành vi vi phạm về niêm yết giá bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 107.

2. Niêm yết giá và giá niêm yết

a) Việc niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh giá, cụ thể:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lân cho khách hàng.

 Đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết.

Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

b) Đối với hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá là giá của doanh nghiệp đã đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 5.2 Mục VI  Thông tư số 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá là giá của doanh nghiệp đã kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 

Điều 8. Xử phạt hành chính đối với hành vi xuất lậu xăng, dầu qua biên giới  

1. Hành vi vi phạm về xuất khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép tại điểm b khoản 2 và hành vi vi phạm xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép  theo quy định tại điểm đ khoản 4  của khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mà mặt hàng xuất khẩu là xăng, dầu thì áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 10 Nghị định số 107 để xử phạt.

2. Hành vi làm giả, sử dụng trái phép hạn ngạch, Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hoá  và hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có hạn ngạch ngạch, Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hoá theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ mà mặt hàng xuất khẩu xăng, dầu thì áp dụng chế tài xử phạt quy định tại Điều 10 Nghị định số 107 để xử phạt.

3. Hướng dẫn cách tính giá trị xăng, dầu để áp dụng chế tài xử phạt quy định tại Điều 10 Nghị định như sau:

Giá trị xăng (dầu) =  Lượng xăng (dầu) thu giữ X giá

Căn cứ xác định giá thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 9. Xử phạt hành vi xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới

 Cách tính giá trị hàng hoá là thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản để áp dụng chế tài xử phạt quy định tại Điều 11 Nghị định:

Giá trị hàng hoá = Lượng hàng hoá thu giữ x giá

 

Trong đó:

- Lượng hàng hoá thực tế thu giữ.

- Giá: Căn cứ xác định giá thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 10. Xử phạt đối với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả

 Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên, hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và vi phạm về nhãn hàng hóa thực hiện theo Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn một số điều Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

Điều 11. Xử phạt đối với hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hoá và chất lượng hàng hoá, dịch vụ  

1. Hành vi vi phạm

Hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định 107 gồm:

a) Hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hoá là gian lận trong việc thực hiện các phép đo, phương pháp đo trong cân, đong, đo, đếm hàng hoá (lượng hàng thiếu so với lượng ghi trên bao bì) làm thiếu hàng mà người mua vẫn phải trả tiền theo giá đủ hàng, gây thiệt hại cho khách hàng.

b) Hành vi gian lận về chất lượng hàng hoá, dịch vụ là hành vi sản xuất, chế biến, sang chiết, nạp, đóng gói, kinh doanh hàng hoá mà chất lượng hàng hoá không đúng với công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hoá gây thiệt hại cho khách hàng.

2. Các hành vi vi phạm, chế tài xử phạt khác trong đo lường, chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà Nghị định số 107/2008/NĐ-CP không quy định thì áp dụng chế tài xử phạt quy định tại Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ và Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

3. Phương pháp tính giá trị hàng hoá gian lận về số lượng:

Giá trị hàng hoá gian lận = lượng hàng hoá gian lận x giá

 Trong đó:

a) Xác định lượng hàng hoá gian lận:

-  Lượng hàng hoá gian lận là lượng hàng hoá thực tế tại thời điểm kiểm tra, thu giữ;

Nếu có đủ căn cứ xác định được thời gian gian lận và lượng hàng hoá gian lận trong thời gian đó thì lấy lượng hàng hoá gian lận tính từ thời gian có hành vi gian lận.

Ví dụ:

Kiểm tra cây xăng A  ngày 30/12/2008 gắn chíp điện tử gây sai số  0,5%, quy định chỉ cho phép sai số 0,05%; Cơ quan kiểm tra có đủ căn cứ xác định cây xăng gắn chíp điện thử từ ngày 30/9/2008, lượng hàng hoá bán trong thời gian từ 30/9/2008 đến 30/12/2008 là 100.000 lít.

Cách tính lượng xăng gian lận về đo lường của cây xăng X như sau:

Lượng xăng gian lận = 100.000 lít X ( 0,5% - 0,05%) = 4.500 lít

- Hàng hoá gian lận về đo lường nếu là hàng hoá đóng gói sẵn mà có đủ căn cứ xác định số hàng gian lận đó thuộc lô hàng nào thì lượng hàng hoá gian lận là cả lô hàng đóng gói sẵn đó. Để đảm bảo tính đại diện cho cả lô hàng phải có đủ căn cứ đảm bảo kiểm tra xác xuất 5%  số lượng hàng đóng gói sắn đang thu giữ gian lận về đo lường gây thiệt hại cho khác hàng.

Ví dụ:

Khi kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón của Công ty X phát hiện mỗi bao có ghi trọng lượng tịnh 50 kg/bao nhưng thực tế qua kiểm tra xác định mỗi bao thiếu hụt so với trọng lượng ghi trên bao bì trung bình chỉ đạt 48,5 kg/bao; qua kiểm tra, xác định số hàng khi kiểm tra thuộc lô hàng Y và đã bán ra thị trường 500.000 kg ( 10.000 bao).

Cách tính số phân bón gian lận về đo lường của Công ty X như sau:

Lượng phân bón Công ty X gian lận = 10.000 bao X (50kg - 48,5kg) = 15.000 kg

b) Xác định giá

- Căn cứ xác định giá thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Trường hợp giá thay đổi nhiều lần mà không xác định được lượng gian lận của mỗi lần thay đổi giá thì giá trị hàng hoá gian lận được tính giá theo phương pháp bình quân giản đơn.

Ví dụ:

Ngày 10 tháng 10 năm 2008, kiểm tra phát hiện Cây xăng A bán xăng với tỉ lệ sai số 0,1 %, sai số quy định cho phép 0,05%, thời gian gắn chíp điện tử gây sai lệnh về đo lường, gây thiệt hại cho khách hàng của Cây xăng trên là ngày 01 tháng 12 năm 2007; Trong thời gian trên xăng đã điều chỉnh giá 4 lần:  tại thời điểm gắn chíp 1/12/2007 đang bán với giá 12.000đ/llít, điều chỉnh giá ngày 30/3/2008 lên 14.000đ/lít; điều chỉnh giá ngày 01/6/2008 lên 18.000 đ/lít; điều chỉnh giá ngày 30/8/2008 xuống 14.500 đ/lít; điều chỉnh giá ngày 20/9/2008 xuống 11.000 đ/lít.  Tổng số lượng xăng bán ra từ 01/12/2007 đến 10/10/2008 là 200.000 lít.

Do không có số liệu về lượng bán trong mỗi lần thay đổi giá nên tính giá bình  quan giản đơn:

 Giá bình quân giản đơn = (12.000 đ/l + 14.000 đ/l +  18.000 đ/l  + 14.500 đ/l +11.000 đ/l) : (chia) 5 = 13.900 đ/lít

Lượng xăng gian lận =  200.000 lít  X  (0.1 – 0,05) = 10.000 lít

Giá trị hàng hoá gian lận = 10.000 lít X 13.900 đồng = 139.000.000 đồng

- Trường hợp có số liệu về lượng bán của mỗi lần tăng (giảm ) giá thì tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền.

 Giá bình quân gia quyền = ∑ ( lượng hàng hoá gian lận trong từng lần thay đổi giá X giá của từng lần thay đổi) : ( chia) Tổng số lượng hàng hoá

Ví dụ: Từ ví dụ trên có thêm tài liệu chứng minh

Từ 1/12/2007 đến 29/3/2008 cây xăng A bán ra 50.000 lít, giá 12.000 đ/lít

Từ 30/03/2008 đến  01/6/2008 cây xăng A bán ra 50.000 lít giá 14.000 đ/lít

Từ 2/6/2007 đến 29/8/2008 cây xăng A bán ra: 40.000 lít giá 18.000 đ/lít

Từ 30/8/2008 đến 19/9/2008 cây xăng A bán ra: 40.000 lít giá 14.500 đ/lít

Từ 20/9/2007 đến 10/10/2008 cây xăng A bán ra: 20.000 lít giá 11.000 đ/lít

Giá bình quân gia quyền =  (50.000 X 12.000) + (50.000 X 14.000) + (40.000 X 18.000) + (40.000 X 14.500) + ( 20.000 X 11.000)﴿ : (chia) 200.000 = 14.200 đ/lít

4. Phương pháp tính giá trị hàng hoá gian lận về chất lượng

- Tính giá trị hàng hoá gian lận chất lượng để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt:

Giá trị hàng hoá gian lận chất lượng = lượng hàng hoá thu giữ X giá

- Giá trị buộc đền bù thiệt hại cho khách hàng, trường hợp không xác định được khách hàng thì tịch thu số tiền nộp ngân sách nhà nước  = Số lượng đơn vị hàng hoá thu giữ X ( đơn giá đơn vị hàng hoá đúng công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hoá  – đơn giá đơn vị hàng hoá gian lận về chất lượng).

 

MỤC III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

             Điều 12. Hiệu lực thi hành

             1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

             2. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 107/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này nếu có gì vướng mắc thì đề nghị các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phản ảnh về Bộ Công Thương để kịp thời nghiên cứu, hướng dẫn và giải đáp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Cẩm Tú

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 11/2009/TT-BCT

Hanoi, May 20, 2009

 

CIRCULAR

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO.107/2008/ND-CP DATED SEPTEMBER 22, 2008 OF THE GOVERNMENT DEFINING ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION FOR THE ACTS OF GOODS SPECULATION AND HOARDING, EXCESSIVE PRICE HIKING, RUMOR SPREADING, SMUGGLING AND TRADE FRAUDS

Pursuant to Decree No.189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government providing for function, duties, authorities of organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to Decree No.107/2008/ND-CP dated September 22, 2008 of the Government defining on sanction of administrative violation for the acts of goods speculation and hoarding, excessive price hiking, rumor spreading, smuggling and trade frauds;

The Ministry of Industry and Trade details a number of Articles of Decree No.107/2008/ND-CP dated September 22, 2008 of the Government defining on sanction of administrative violation for the acts of goods speculation and hoarding, excessive price hiking, rumor spreading, smuggling and trade frauds (hereinafter referred to as Decree No.107) as follows:

Item I. SCOPE OF GOVERNING AND CONDITIONS OF APPLICATION

Article 1. Scope of governing

This Circular details the sanction of administrative violations for the violations provided in Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9,10,11, 12, 13 of Decree No.107.

Article 2. Conditions of application

1. The administrative sanction for acts specified in Article 4, Article 5, Article 6 and Article 7 is only applied when meeting full two conditions:

a) For goods and services of the list of price stabilization in Decree No.75/2008/ND-CP dated June 09, 2008 of the Government amending and supplementing some Articles of Decree No.170/2003/ND-CP of December 25, 2003 of the Government detailing some Articles of the Ordinance on Prices and Circular No.104/2008/TT-BTC dated November 13, 2008 of Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No.170/2003/ND-CP of December 25, 2003, Decree No.75/2008/ND-CP dated June 09, 2008 amending and supplementing some Articles of Decree No.170/2003/ND -CP.

b) In the case of market’s irregular fluctuations of supply and demand, prices of goods and services due to natural disasters, fires, epidemics, war or other unexpected developments announced the decision to apply measures to stabilize prices in the country, each region by the Prime Minister or Minister of Finance (to be sanctioned the violations specified in the above Articles in the whole country or region to be announced) or announced the decision to apply measures to stabilize prices within the localities by the Presidents of provincial People s Committees (to be sanctioned only the violations specified in the Articles in the areas to be announced by the presidents of provincial-level People s Committees).

Article 3. Stripping the right to use certificate of satisfactory conditions of business, the types of business licenses

On stripping the right to use certificate of satisfactory conditions of business, the types of business licenses prescribed in Decree No.107 shall be applied as follows:

- Stripping the right to use the above types of papers with term is the stripping the right to use the above types of papers for a maximum period of twelve months; determination of the term of the stripping the right to use the above types of papers must be based on the value of the goods of violation, the nature and seriousness of violations.

- Stripping the right to use the above types of papers indefinitely is the stripping the right to use the above types of papers for the period from twelve months or more and only apply to multiple violations or repeated administrative violations; determination of multiple violations or repeated violations complies with the provisions of clause 2 and clause 3, Article 6 of Decree No.128/2008/ND-CP of December 16, 2008 of the Government detailing implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2008.

- The duration of stripping the right to use license or certificate of practice is calculated from the time of temporary keeping of certificate of satisfactory conditions of business, license, or certificate of practice.

Item II. VIOLATIONS AND APPLICATION OF FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 4. Sanction against acts of speculation of goods

1. Regarding violations

Where in the time and areas announced to apply the measures to stabilize the prices at which traders buy goods outside the area to bring to region with irregular fluctuations announced to apply measures to stabilize the prices by the competent authorities to sell for market stability is not considered as acts of commodity speculation, not be sanctioned administrative violation for acts of commodity speculation.

2. The method to calculate the value of goods, determine the amount and price of stampeded goods:

The value of stampeded goods = price of purchase x amount of stampeded goods.

In which:

- Determination of price:

Bases to determine price is implemented in accordance with provisions in Article 63 of Decree No.06/2008/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government defining sanction of administrative violations in trade activity, Circular No.15/2008/TT-BCT dated December 02, 2008 of Ministry of Industry and Trade guiding Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government defining handling of administrative violations in the trade activity and Article 34 of Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Ordinance amending and supplementing a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2008.

- Determination of the amount includes:

+ Goods are being stampeded;

+ Stampeded goods are stored in warehouse, shop;

+ Stampeded goods were sold.

3. Confiscation of the proceeds benefit amount applies to goods sold, calculated as follows:

Proceeds benefit amount required to confiscate = (price of selling - purchase price) x quantity of stampeded goods sold

Article 5. Sanction against acts of hoarding goods

1. Regarding violations

The acts prescribed in clause 1, clause 2, clause 3 and clause 4 of Article 5 of Decree No.107/2008/ND-CP are sanctioned in the case with full two conditions specified in Article 2 of this Circular when having goods in the stores, warehouses, sale place as an act of hoarding goods.

2. The sanction of acts of hoarding goods specified at point c, clause 5 of Article 5 of Decree No.107 is applied as follows:

a) Where supermarkets, trade centers, other modern goods distribution facilities (shopping centers, membership shops as warehouses, supermarkets, cheap-price selling shops, department store) trading goods with acts of hoarding goods, then subjects to sanction of administrative violation are organizations or individuals who own supermarkets, trade centers, other modern goods distribution facilities.

b) Where organizations or individuals trading in supermarkets, trade centers, other modern goods distribution facilities having acts of hoarding goods, then subjects to sanction of administrative violation are organizations or individuals who trade in supermarkets, trade centers, other modern goods distribution facilities.

3. "Legitimate reason" is interpreted as follows: the violations specified in the above clauses occur, however, the organization or individual violates them because of objective reasons of force majeure.

For example:

- Loss of power throughout the area as selling fuel;

- At the time of the inspection, goods in both warehouse and sales locations are all up so it’s no longer for sale.

- Cutting of business locations to reduce costs or such business locations have no buyers, few people to buy because type, color of goods does not match the tastes of the consumers at the locations of cutting.

When determine reason that is legitimate or not, the persons who are competent to inspect and sanction make a conclusion, are responsible for their conclusions and must be recorded in inspection reports.

4. "Previous time" is interpreted the time before the competent authorities announce the measures to stabilize prices in effect.

5. The method of calculation of average inventory of goods of the 3 preceding months in clause 4, Article 5 of Decree No.107/2008/ND-CP as follows:

The average inventory of goods of the 3 months = Total average inventory of goods of each month of the 3 preceding months: (divide) 3

In which the method of calculation "average inventory of goods of a month": based on the specific data to apply one of the following ways:

- Having sufficient inventory data of each day:

The average inventory of goods of a month = Total average inventory of goods of each day of the month: (divide) Number of days in month

- Having no sufficient data of each day:

The average inventory of goods of a month = (amount of inventory of earlier of month + amount of inventory of mid of month + amount of inventory of end of month): (divide) 3

- Having no inventory data of mid month:

The average amount of inventory a month = (amount of inventory of earlier of month + amount of inventory of end of month): (divide) 2

Article 6. Sanction of administrative violations on price declaration and registration of price

1. Price declaration

List of goods subject to price declaration, the enterprises required to declare the price, form, content and procedures of price declaration, the dossier-receiving agency of price declaration, powers and responsibilities of the dossier-receiving agency of price declaration and the enterprises to declare price comply with the provisions of Item VII of Circular No.104/2008/TT-BTC November 13, 2008 of Ministry of Finance.

2. Registration of price

The list of goods and services subject to registration of price and enterprises required to register price, form, content and procedures of price registration, the dossier-receiving agency of price registration, powers and responsibilities of the dossier-receiving agency of price registration and the enterprises to register price comply with the provisions of Item VI of Circular No.104/2008/TT-BTC November 13, 2008 of Ministry of Finance.

Article 7. Sanction of administrative violations on the prices listing of goods and services

1. Acts of violation

Acts of not listing the prices of goods and services, foreign currency, gold; price listing not in compliance with regulations, unclear causing confusion to customers; sale of goods, collection of service charge of more than listed prices; listing prices of goods and services in foreign currencies or collection of money from selling goods and services in foreign currencies without permission are violations of the price listing sanctioned for administrative violations as stipulated in Article 9 of Decree No.107.

2. Listing of price and listed price

a) The listing of price complies with provisions in Article 29 of the Ordinance on prices, specifically:

Organizations and individuals of production and trade must list prices of goods and services at their stores, places where buy and sell goods and provide services; the listing of price should be clear, not cause confusion to customers.

For goods and services valued by the State, organizations and individuals of production and trade must list the proper prices decided by the competent State agencies and purchase, sell in accordance with the listed prices.

For goods and services which are not of the list of valued by the State, they shall be listed according to the prices decided by organizations and individuals of producing and trade.

b) For goods and services subject to price registration, they are the prices of enterprises registered prices with the competent state management agency under provisions in clause 5.2, Item VI of Circular No.104/2008/TT-BTC of the Ministry of Finance.

c) For goods and services required to declare prices, they are the prices of enterprises declared prices with the competent state management agency.

Article 8. Administrative sanction for the acts of smuggling petrol across the border

1. Acts of violating the export of goods not in compliance with the contents of license in point b, clause 2 and violations of export of goods without a license as prescribed at point đ, clause 4, clause 10, Article 1 of Decree No.18/2009/ND-CP dated February 18, 2009 of the Government amending and supplementing some Articles of Decree No.97/2007/ND-CP on June 07, 2007 of the Government defining the handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in customs field that export commodities are petroleum, then apply penalty for administrative violations in Article 10 of Decree No.107 for sanctioning.

2. Acts of counterfeiting, unauthorized use of quotas, license of export, import of goods and acts of export and import of goods without quotas, license of export, license of import of goods as prescribed in clause 2, clause 3, Article 34 of Decree No.06/2008/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government that export commodities are petroleum, then apply penalty for administrative violations in Article 10 of Decree No.107 for sanctioning.

3. Guidance on the method to calculate the value of petroleum for the application of sanctions provided for in Article 10 of Decree as follows:

The value of gas (oil) = amount of gas (oil) price seized X price
Bases to determine price comply with provisions in Article 63 of Decree No.06/2008/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in trade activity, Circular No.15/2008/TT-BCT dated December 02, 2008 of Ministry of Industry and Trade guiding the implementation of Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in the trade activity and Article 34 of Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Ordinance amending and supplementing a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2008.

Article 9. Sanction of acts of smuggling paddy, rice, forest products, and minerals across the border

Method to calculate the value of goods is paddy, rice, forest products and minerals to apply the sanctions provided for in Article 11 of Decree:

The value of goods = amount of goods seized X price

In which:

- The actual amount of goods seized.

- Price: Bases to determine price comply with provisions in Article 63 of Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in trade activity, Circular No.15/2008/TT-BCT dated December 02, 2008 of the Ministry of Industry and Trade guiding the implementation of Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in trade activity and Article 34 of Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and the Ordinance amending, supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2008.

Article 10. Sanction against prohibited goods, smuggled goods, and fake goods

The sanction for violations of goods banned from trading, smuggled goods valued at VND 100,000,000 or more, counterfeit goods valued at 30 million dong or more and trademark violations complies with Circular No.15/2008/TT-BCT dated December 02, 2008 of Ministry of Industry and Trade guiding some Articles of Decree No.06/2008/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government on handling of administrative violations in trade activity.

Article 11. Sanction against fraud acts on measurement, packaging goods, and the quality of goods and services

1. Acts of violation

Acts of violations provided in Article 13 of Decree 107 include:

a) Acts of fraud on measurement, packaging goods are the fraud in carrying out the measurement, the method of measurement in weighing, measuring, counting goods (quantity of goods is short of compared with the amount stated on the package) to lack goods but the buyers still pay the full price of goods, causing damage to the customers.

b) Acts of fraud on the quality of goods and services are the acts of producing, processing, charging, loading, packaging, trading goods but the quality of goods are not in accordance with publication of quality or recording on labels causing damage to the customers.

2. The violations, other sanctions in measurement, the quality of goods and services that Decree No.107/2008/ND-CP does not define, shall apply sanctions stipulated in Decree No.126/2005/ND-CP dated October 10, 2005 of the Government and Decree No.95/2007/ND-CP dated June 04, 2007 amending and supplementing some Articles of Decree No.126/2005/ND- CP dated October 10, 2005 prescribing the sanction of administrative violations in the field of measurement and quality of products, goods.

3. Method of calculating the value of fraudulent goods on quality:

The value of fraudulent commodities = Amount of fraudulent commodities x price

In which:

a) Determination of the amount of fraudulent goods:

- The amount of fraudulent goods is the actual amount of goods at the time of inspection, seizure;

If there is sufficient evidence to determine the time of fraud and amount of fraudulent commodities within such time, then take amount of fraudulent goods calculated from the time with fraudulent act.

For example:

When checking the gas station A on 30/12/2008, it is installed microchip to cause error 0.5% while regulations allow only 0.05% of error; The inspection agency has enough grounds to determine that the gas station is installed microchip from 30/9/2008, the amount of goods sold during the period from 30/09/2008 to 30/12/2008 is 100,000 liters.

Method to calculate gas amount of fraudulent measurement of the gas station X as follows:

Gas amount of fraud = 100,000 liters X (0.5% - 0.05%) = 4500 liters

- For goods of fraudulent measurement, if they are packed-availably goods that there are enough grounds to determine that such number of fraudulent goods to be of a certain lot of goods, number of fraudulent goods is the whole such lot of goods. To ensure representation for the whole lot of goods, it must have enough grounds to ensure the probability inspection of 5% of availably packed number of goods which are being seized due to fraud measurement, causing damage to customers.

For example:

When checking fertilizer production facilities of the Company X, it is found that it has been recorded a net weight of 50 kg/bag on each packaging but in fact determined, each bag is lacked compared with the weight stated on the packaging, its average weight is only 48.5 kg/bag; the inspection is determined that the number of goods is inspected of lot of goods Y and has sold 500,000 kg (10,000 bags) to the market.

Method to calculate number of fraudulent fertilizer on measurement of Company X as follows:

Number of fraudulent fertilizer of company X = 10,000 bags X (50 kg - 48.5 kg) = 15,000 kg

b) Determination of price

- Bases to determine price comply with provisions in Article 63 of Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in trade activity, Circular No.15/2008/TT-BCT dated December 02, 2008 of Ministry of Industry and Trade guiding the implementation of Decree No.06/2006/ND-CP dated January 16, 2008 of the Government sanctioning administrative violations in trade activity and Article 34 of Decree No.128/2008/ND-CP of December 16, 2008 detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2008.

- If the price changes several times but can not determine the amount of fraud of each time of price change, the value of fraudulent goods is calculated by the method of simple average.

For example:

October 10, 2008, the inspection found that the gas station A sells petrol at a rate of 0.1% error, error allowed is 0.05%, the time that the gas station A was installed microchips causing incorrect measurement, leading harm to customer was December 01, 2007; within the above time, gasoline prices have been adjusted four times: at the time of installing the chip (1/12/2007) gasoline was being sold at the price of 12.000d/liter, 30/3/2008 the price was adjusted up to 14.000d/liter; 01/6/2008 the price was adjusted up to 18,000 VND/liter; 30/8/2008 the price was adjusted down 14,500 VND/liter; 20/9/2008 the price was adjusted down 11,000 VND/liter (d/l). The total amount of gasoline sold from 01/12/2007 to 10/10/2008 is 200,000 liters.

Due to not having data on the selling amount in every time of price change, so the simple average price should be applied:

Simple average price = (12,000 d/l + 14,000 d/l + 18,000 d/l + 14,500 d/l +11,000 d/l): (divide) 5 = 13,900 d/l

Amount of fraudulent gas = 200,000 liters X (0.1 - 0.05) = 10,000 liters

The value of fraudulent goods = 10,000 liters X 13,900 dong = 139,000,000 dong

- Where there is data on amount of sale of each time of price increase (decrease), the method of the weighted average shall be calculated.

Weighted average price = Σ (amount of fraudulent goods in each time of price change X price of each time of change): (divide) the total amount of goods

Example: From the above example, further documentation to prove

From 01/12/2007 to 29/03/2008 the gas station A sold 50,000 liters at 12,000 VND/liter

From 30/03/2008 to 01/06/2008 the gas station A sold 50,000 liters at 14,000 VND/liter

From 02/06/2007 to 29/8/2008 the gas station A sold 40,000 liters at 18,000 VND/liter From 30/08/2008 to 19/09/2008 the gas station A sold 40,000 liters at 14,500 VND/liter

From 20/09/2007 to 10/10/2008 the gas station A sold 20,000 liters at 11,000 VND/liter

Price of weighted average = ((50,000 x 12,000) + (50,000 x 14,000) + (40,000 x 18,000) + (40,000 x 14,500) + (20,000 X 11,000)): (divide) 200,000 = 14,200 VND/liter

4. Method of calculating value of fraudulent goods on quality

- The calculation of value of fraudulent goods on quality to determine the rate of fine and competence to sanction:

The value of fraudulent goods on quality = amount of seized goods X price

- The value required to compensate damage to customers, where unable to determine customers, the amount of money shall be confiscated to remit into state budget = amount of units of goods seized X (unit price of goods unit for proper publication of quality or stated on labels - unit price of fraudulent goods unit on quality).

Item III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12. Effect

1. This Circular takes effect 45 days from its signing date.

2. During the implementation of Decree No.107/2008/ND-CP and the guidance in this Circular, if any problems arise, the ministries and branches at central and local reflect to the Ministry of Industry and Trade for timely research, guidance and answers. 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Cam Tu

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2009/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe