Quyết định 1756/QĐ-BTNMT thủ tục hành chính mới lĩnh vực bảo vệ môi trường

thuộc tính Quyết định 1756/QĐ-BTNMT

Quyết định 1756/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1756/QĐ-BTNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:11/08/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bãi bỏ 26 thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngày 11/8/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 1756/QĐ-BTNMT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm:

Thứ nhất, 06 TTHC mới ban hành gồm: 03 TTHC cấp Trung ương (Chấp thuận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; Cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ); 03 TTHC cấp tỉnh (Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;…).

Thứ hai, 22 TTHC được sửa đổi, bổ sung gồm: 15 TTHC cấp Trung ương (Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;…); 06 TTHC cấp tỉnh (Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường;…); 01 TTHC cấp huyện.

Thứ ba, 26 TTHC bị bãi bỏ gồm: 11 TTHC cấp Trung ương; 09 TTHC cấp tỉnh; 01 TTHC cấp huyện; 04 TTHC cấp xã; 01 TTHC thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1756/QĐ-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_________

Số: 1756/QĐ-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
1. Danh mục 06 thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành gồm: 03 TTHC cấp Trung ương, 03 TTHC cấp tỉnh.
2. Danh mục 22 TTHC được sửa đổi, bổ sung gồm: 15 TTHC cấp Trung ương, 06 TTHC cấp tỉnh, 01 TTHC cấp huyện.
3. Danh mục 26 TTHC bị bãi bỏ gồm: 11 TTHC cấp Trung ương, 09 TTHC cấp tỉnh, 01 TTHC cấp huyện; 04 TTHC cấp xã, 01 TTHC thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2736/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà;
- Các Thứ trưởng;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, VPB, TCMT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Võ Tuấn Nhân

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Chấp thuận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hoặc cơ quan được ủy quyền

2

Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

Môi trường

Bộ TN&MT

nhayThủ tục hành chính Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thay thế bởi Phần I. Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT theo quy định tại Điều 2.nhay

3

Cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

Môi trường

Bộ TN&MT

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thay thế bởi Phần I. Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT theo quy định tại Điều 2.nhay

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Môi trường

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh

2

Cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

Môi trường

Ủy ban nhân dân

(UBND) cấp tỉnh

3

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Môi trường

UBND cấp tỉnh

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

STT

Mã số

Tên thủ tục hành

chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

1.004229

Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT

2

1.004287

Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

- Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền).

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được ủy quyền)

3

2.000837

Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án)

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

- Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được ủy quyền)

4

2.001825

Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

- Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền).

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được ủy quyền)

5

1.001060

Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

6

1.001253

Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

7

1.004431

Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

8

1.001724

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

9

2.000812

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

10

1.001502

Cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

11

1.001498

Chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền)

12

1.004880

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

13

1.004326

Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

14

1.004316

Điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

15

2.002207

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

1.004249

Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền)

2

1.004141

Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án)

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền)

3

1.004356

Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền)

4

1.004240

Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Môi trường

UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền)

5

1.004258

Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền)

6

1.004148

Đăng ký xác nhận/ đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Sở TN&MT

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

1.004138

Đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp huyện

3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1

B-BTM-264846-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

2

B-BTM-264848-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

3

B-BTM-264849-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

4

B-BTM-

265034-TT

Xin ý kiến việc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và điều chỉnh theo hướng không gia tăng hoặc gia tăng không đáng kể tác động xấu đến môi trường)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

5

B-BTM-264828-TT

Chấp thuận nhập khẩu mẫu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu phế liệu được phép nhập khẩu để phân tích

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

6

B-BTM-264825-TT

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

7

B-BTM-264826-TT

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

8

B-BTM-264827-TT

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

9

B-BTM-265031-TT

Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Nghị định số

18/2015/NĐ-CP

Môi trường

Bộ TN&MT

10

B-BTM-264822-TT

Chấp thuận điều chỉnh về quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, danh mục ngành nghề trong khu công nghiệp

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

- Bộ TN&MT

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

11

B-BTM-

264843-TT

Thông báo về việc thay đổi điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

 

Môi trường

Bộ TN&MT

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

B-BTM-264796-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh

2

B-BTM-

265041-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh

3

B-BTM-265042-TT

Thẩm định, phê duyệt phương cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh

4

B-BTM-264788-TT

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn)

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Sở TN&MT

5

B-BTM-264789-TT

Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng)

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Sở TN&MT

6

B-BTM-

264900-TT

Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh

7

B-BTM-

264901-TT

Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

Môi trường

Sở TN&MT

8

B-BTM-

264781-TT

Chấp thuận điều chỉnh về quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, danh mục ngành nghề trong khu công nghiệp

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp (nếu được ủy quyền)

9

B-BTM-

264782-TT

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Sở TN&MT

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

BTM-265165

Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp huyện

D. Thủ tục hành chính cấp xã

1

B-BTM-264791-TT

Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp xã

2

B-BTM-

264928-TT

Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Nghị định số

18/2015/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp xã

3

B-BTM-

264929-TT

Tham vấn ý kiến đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Nghị định số

18/2015/NĐ-CP

Môi trường

UBND cấp xã

4

B-BTM-264792-TT

Tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

 

Môi trường

UBND cấp xã

E. Thủ tục hành chính thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp

1

BTM-

265170

Chấp thuận điều chỉnh về quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, danh mục ngành nghề trong khu công nghiệp

Nghị định số

40/2019/NĐ-CP

Môi trường

Ban quản lý Khu công nghiệp (nếu được ủy quyền)

Phụ lục II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1. Chấp thuận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng đủ các điều kiện theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.

Bước 3. Tiến hành kiểm tra và trả kết quả:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản xác nhận miễn, giảm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, là căn cứ để cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ quan xác nhận công khai văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trên Cổng thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi bản chính văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu đến Cổng thông tin một cửa quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải Quan); Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và tổ chức, cá nhân được cấp văn bản xác nhận miễn kiểm tra.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tuyến sang Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 văn bản đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của 05 lần nhập khẩu liên tiếp gần nhất (bản quét từ bản chính được xác thực bằng chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời: 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận miễn, giảm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên các mẫu đơn

- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Trong thời hạn của Giấy xác nhận đã cấp;

- Phế liệu nhập khẩu có cùng tên gọi, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và xuất xứ của cùng một nhà cung cấp tại một quốc gia xuất khẩu hoặc phế liệu nhập khẩu có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng của tổ chức chứng nhận, giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

- Sau 05 lần nhập khẩu liên tiếp, phế liệu nhập khẩu có chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, được Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

(Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

 

(Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu)
________

Số: …
V/v đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
_________________________

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
(hoặc cơ quan được ủy quyền)

 

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ……………………………………………………….

Đại diện theo pháp luật của tổ chức: ……………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………..; Fax………………….; Email…………………….

Thông tin về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đề nghị được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu: tên gọi, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và xuất xứ của cùng một nhà cung cấp tại một quốc gia xuất khẩu hoặc phế liệu nhập khẩu có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng của tổ chức chứng nhận, giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Thông tin chi tiết về phế liệu nhập khẩu đề nghị miễn kiểm tra như sau:

TT

Tên phế liệu nhập khẩu (mã HS)

Đặc tính kỹ thuật (loại, hình dạng,...)

Xuất xứ (đơn vị/ nước xuất khẩu)

Khối lượng phế liệu nhập khẩu (tấn)

Theo giấy xác nhận

Đã nhập

Còn lại được miễn kiểm tra

1

Nhựa phế liệu...

màng/bao bì,...

Công ty A/ Nhật

100.000

50.000

50.000

2

...

         

Sau 5 lần nhập khẩu liên tiếp, phế liệu nhập khẩu của chúng tôi có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường thuộc đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 34 Điều 3 Nghị định số /201../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Chúng tôi xin gửi kèm theo Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của 5 lần nhập khẩu liên tiếp gần nhất và 01 bộ hồ sơ phế liệu nhập khẩu đã nhập cùng loại, gồm:

- Hợp đồng (Contract) số: …………………………………………………………….

- Danh mục phế liệu (Packing list): …………………………………………………..

- Chứng chỉ/chứng nhận/chứng thư giám định của tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật (đối với trường hợp áp dụng quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 34 Điều 3 Nghị định này).

- Hóa đơn (Invoice) số: ………………………………………………………………………

- Vận đơn (Bill of Lading) số: ………………………………………………………………..

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản tự khai điện tử) số: …………………………………

- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ……………………………………………….

- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có) số: ... do...cấp …………………..

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa.

- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

- Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc cơ quan được ủy quyền) xem xét, cấp Văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu cho chúng tôi theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các nội dung đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng các lô phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của chúng tôi sẽ nhập đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu....

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

2. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp hồ sơ đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định cấp phép. Nội dung thẩm định bao gồm:

- Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;

- Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;

- Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;

- Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;

- Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bước 4: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trong thời hạn mười (10) ngày, trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP;

Bộ hồ sơ với các nội dung:

* Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;

* Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;

* Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;

* Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;

* Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;

* Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Số lượng hồ sơ: ba (03) bộ hồ sơ.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét ra thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.

- Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh. Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.

- Trả kết quả: Bộ Tài nguyên và Môi trường không trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Trong thời hạn mười (10) ngày, trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Không quy định.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

h) Phí, lệ phí: không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính

- Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;

- Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy, cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Mẫu số 1, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

 

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị

- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

- Tên loài đề nghị (tên thông thường và tên khoa học).

- Lý do đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

- Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí xác định loài quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định về tiêu chí xác định loài và chế độ bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Tài liệu kèm theo

- Hồ sơ đánh giá hiện trạng loài đề nghị đưa vào hoặc đưa loài ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

- Các tài liệu nghiên cứu, đánh giá có liên quan đến loài đề nghị.

 

 

..., ngày ....tháng....năm.....

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể thủ tục hành chính Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thay thế bởi Phần II. Nội dung cụ thể thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT theo quy định tại Điều 2. nhay

3. Cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định cấp phép. Nội dung thẩm định bao gồm:

- Phương án khai thác;

- Đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác.

Bước 4: Quyết định việc cấp phép

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác quy định tại Mẫu số 2, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013;

+ Phương án khai thác quy định tại Mẫu số 3, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013;

+ Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác;

Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân.

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

- Số lượng hồ sơ: ba (03) bộ hồ sơ.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét ra thông báo bằng văn bản chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.

- Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định.

- Thời hạn trình, ban hành quyết định cấp phép: 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đăng ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.

h) Phí, lệ phí: chưa quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đề nghị cấp phép khai thác loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 2, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ);

- Phương án khai thác loài thuộc danh mục loài ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 3, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ);

- Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đề nghị khai thác (Mẫu số 4, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ);

- Giấy phép khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 5, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

- Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;

- Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;

- Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy, cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu Đơn đề nghị cấp phép khai thác loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Mẫu số 2, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:

- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

- Loài đề nghị khai thác:

+ Tên thông thường và tên khoa học;

+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;

+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);

- Mục đích khai thác.

3. Địa điểm khai thác

4. Thời gian dự kiến khai thác

5. Các tài liệu gửi kèm

- Thuyết minh phương án khai thác.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài đề nghị khai thác.

- Các tài liệu có liên quan khác liên quan đến khai thác loài.

 

 

......, ngày....tháng.....năm....

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu Phương án khai thác loài thuộc danh mục loài ưu tiên bảo vệ
(Mẫu số 3, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên tổ chức, cá nhân lập phương án khai thác

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị khai thác

- Loài đề nghị khai thác:

+ Tên thông thường và tên khoa học;

+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;

+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);

- Mục đích khai thác.

3. Địa điểm khai thác

3.1. Khai thác ngoài tự nhiên

+ Vị trí khu vực khai thác: nêu rõ lô, khoảnh, tiểu khu đối với rừng và tọa độ địa lý đối với các hệ sinh thái khác.

+ Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm sơ đồ, bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000

+ Diện tích khu vực khai thác.

+ Hiện trạng hệ sinh thái, khu hệ động, thực vật tại khu vực khai thác.

3.2. Khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

+ Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Địa chỉ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Quyết định thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Hiện trạng bảo tồn loài tại cơ sở: số lượng, quy mô, tình trạng các cá thể của loài được bảo tồn.

Vị trí và diện tích khu vực khai thác.

4. Thời gian khai thác: từ ngày ....tháng....năm ....đến ngày….tháng........ năm......

5. Phương án khai thác

- Phương tiện, công cụ khai thác.

- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...).

- Tổ chức, cá nhân thực hiện (ghi rõ tên, địa chỉ, số lượng....).

6. Đánh giá tác động của việc khai thác

 - Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với sự biến đổi của quần thể loài sau khi khai thác.

- Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với môi trường tự nhiên và các loài động vật, thực vật khác trong khu vực khai thác.

7. Các tài liệu kèm theo

 

......, ngày....tháng.....năm....

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài ưu tiên bảo vệ đề nghị khai thác

(Mẫu số 4, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

Tên đơn vị

___

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ ĐỀ NGHỊ KHAI THÁC

Tên loài: (tên thông thường và tên khoa học)

1. Thông tin chung

Giới thiệu chung về loài đề nghị khai thác tại Việt Nam gồm:

- Mô tả đặc điểm sinh thái học của loài, vùng phân bố;

- Hiện trạng quần thể, các mối đe dọa đối với loài, mức độ nguy cấp (đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN);

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loài;

- Những nghiên cứu đã được thực hiện về loài và các thông tin khác có liên quan.

2. Phương pháp, thời gian điều tra (đối với các nội dung điều tra phải nêu rõ các phương pháp điều tra đã thực hiện các nội dung đó):

3. Kết quả điều tra loài đề nghị khai thác

3.1. Đối với loài ngoài tự nhiên

- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng; số lượng tỷ lệ di cư, nhập cư; cấu trúc quần thể (số lượng cá thể đực, cái; số lượng cá thể già, non và trưởng thành).

- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, chủng loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững.

- Xây dựng sơ đồ, bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.

3.2. Đối với loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Xác định số lượng cá thể (đực, cái, già, trưởng thành, non), số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót; dự đoán tăng trưởng của đàn.

 -Kế hoạch phát triển loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Hoạt động nhân nuôi, tái thả, sinh sản của loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Đề xuất phương án khai thác: Nêu rõ phương tiện, công cụ, hình thức khai thác áp dụng đối với từng đối tượng dự kiến khai thác.

5. Kết luận và kiến nghị

6. Phụ lục

7. Tài liệu tham khảo

 

......, ngày....tháng.....năm....

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu Giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Mẫu số 5, Phụ lục II, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

______

Số: .../QĐ-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Hà Nội, ngày...tháng...năm....

GIẤY PHÉP

KHAI THÁC LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

 

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Mục đích khai thác

3. Nội dung khai thác

- Loài khai thác (tên thông thường và tên khoa học).

- Số lượng, chủng loại, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ).

- Địa điểm khai thác.

- Thời gian khai thác.

- Phương tiện, công cụ khai thác.

- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...)

4. Giấy phép này có giá trị: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng... năm...       

 

......, ngày....tháng.....năm....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể thủ tục hành chính Cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thay thế bởi Phần II. Nội dung cụ thể thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT theo quy định tại Điều 2.nhay

4. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

- Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ Cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo gửi cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để biết, bổ sung, hoàn thiện.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ:

2.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện thông qua hội đồng thẩm định. Cơ quan thường thực thẩm định, dự thảo Quyết định thành lập hội đồng thẩm định và trình Lãnh đạo Cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Hội đồng thẩm định được tổ chức họp có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định về kết quả thẩm định.

- Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch tới cơ quan lập chiến lược, quy hoạch; trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thì phải đồng thời gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch.

2.2. Thẩm định hồ sơ sau khi hồ sơ được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến góp ý của Hội đồng

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định và gửi lại cơ quan thẩm định hồ sơ sau khi sau thẩm định.

- Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ sau khi Cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch nộp lạ hồ sơ đã chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

Bước 3. Báo cáo kết quả thẩm định:

Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo Mẫu số 3 Phụ lục V Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ gửi cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật bảo vệ môi trường và cơ quan lập chiến lược, quy hoạch; trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thì phải gửi cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp vào báo cáo thẩm định quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c1. Hồ sơ nộp đề nghị thẩm định

- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo Mẫu số 1 Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo chiến lược, quy hoạch.

c2. Hồ sơ nộp lại sau khi chỉnh sửa, hoàn chỉnh sau họp Hội đồng thẩm định

+ Một (01) văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục V Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

+ Một (01) bản giấy đóng quyển, gáy cứng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc 01 bản điện tử định dạng đuôi “doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục); 01 bản giấy dự thảo chiến lược, quy hoạch hoặc 01 bản điện tử dự thảo chiến lược, quy hoạch đã được hoàn chỉnh.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lại hồ sơ: trong thời hạn thẩm định hồ sơ.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ.

- Thời hạn thông báo kết quả thẩm định: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng thẩm định.

- Thời hạn báo cáo kết quả thẩm định: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được hoàn chỉnh.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Mẫu số 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

- Mẫu cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (Mẫu số 01a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT);

- Mẫu văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Mẫu số 2 Phụ lục V Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 30/3/2012 hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
(Mẫu số 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

 

(1)

_____

Số: ….

V/v Đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm....

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là (1), là cơ quan lập (2) thuộc mục ... Phụ lục I Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày...tháng...năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt của (4).

Địa chỉ liên hệ của (1):

Điện thoại: ..............................................................

Fax:......................................................... ;E-mail: ........................................

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Chín (09) bản dự thảo (2).

Chúng tôi cam kết và bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2).

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...;

- Lưu: ...

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch;

(3) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

(4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch;

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan lập chiến lược, quy hoạch.

 

Mẫu cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch

(Mẫu số 01a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT)

___________________________

 

(1)

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của (2)

 

 

 

 

 

Đại diện của (1)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

Đại diện của đơn vị tư vấn (nếu có)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

 

 

 

 

 

 

Tháng... năm...

 

Ghi chú:

(1): Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch;

(2): Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch;

(*): Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch

- Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, trong đó nêu rõ là loại chiến lược, quy hoạch mới hoặc chiến lược, quy hoạch điều chỉnh (sau đây gọi là CQ).

- Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng CQ.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CQ.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2.1. Căn cứ pháp luật

- Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQ, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.

- Liệt kê đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQ.

2.2. Căn cứ kỹ thuật

- Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQ.

2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng để thực hiện ĐMC

- Đối với từng phương pháp được sử dụng cần chỉ rõ cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp.

- Chỉ rõ phương pháp được sử dụng như thế nào và ở bước nào của quá trình thực hiện ĐMC.

2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng cho ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích, ...).

3. Tổ chức thực hiện ĐMC

- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQ với quá trình thực hiện ĐMC với việc thể hiện rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết với các bước lập CQ (có thể được minh họa dưới dạng một sơ đồ khối hoặc bảng).

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia/cán bộ khoa học do cơ quan xây dựng CQ lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của CQ.

- Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.

- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn về ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập CQ nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQ.

Chương 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH

 

1.1. Tên của CQ

Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQ.

1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ

Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ Email.

1.3. Mối quan hệ của CQ được đề xuất với các CQ khác có liên quan

- Liệt kê các CQ khác đã được phê duyệt có liên quan đến CQ được đề xuất.

- Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa CQ được đề xuất với các CQ khác có liên quan.

1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của CQ

- Phạm vi không gian và thời kỳ của CQ.

- Các quan điểm và mục tiêu của CQ; các quan điểm và mục tiêu chính về bảo vệ môi trường của CQ.

- Các phương án của CQ và phương án được chọn.

- Các nội dung chính của CQ.

- Các định hướng và giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQ.

- Các định hướng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (nếu có).

- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên.

- Phương án tổ chức thực hiện CQ.

Chương 2

PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược

2.1.1. Phạm vi không gian

Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi việc thực hiện CQ).

2.1.2. Phạm vi thời gian

Thể hiện rõ khoảng thời gian được xem xét, dự báo, đánh giá tác động của CQ trong quá trình ĐMC.

2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội

2.2.1. Điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng

- Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.

- Mô tả tổng quát đặc điểm địa hình, cảnh quan khu vực, trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia phân bố trên khu vực có khả năng tác động bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.

- Mô tả tổng quát điều kiện thổ nhưỡng của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.

- Thể hiện điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng trên các bản đồ có tỷ lệ phù hợp.

- Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn

- Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng gồm chế độ nhiệt, chế độ nắng, chế độ mưa, chế độ gió và các điều kiện khí tượng khác.

- Mô tả tổng quát về đặc điểm hệ thống sông, suối chính và chi tiết hơn đối với các hệ thống sông, suối có khả năng chịu tác động bởi phân bố trên khu vực CQ.

- Mô tả tổng quát về điều kiện hải văn (đối với vùng CQ liên quan đến biển).

- Liệt kê các hiện tượng khí tượng cực đoan (lốc, bão, lũ lụt, v.v…) đã xảy ra trên khu vực CQ.

- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên khu vực CQ.

- Diễn biến các điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn trong các năm qua.

2.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí

- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm không khí thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.

- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm nước mặt lục địa, biển, nước dưới đất thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.

- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm tồn lưu đất thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.

2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật

- Mô tả khái quát đặc điểm, diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên; hành lang đa dạng sinh học; khu vực có đa dạng sinh học cao; vùng đất ngập nước quan trọng; hệ sinh thái rừng tự nhiên; hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh...) thuộc vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi CQ.

- Mô tả khái quát về các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam phân bố trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi CQ.

- Thể hiện đặc điểm và phân bố các hệ sinh thái tự nhiên, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trên các bản đồ có tỷ lệ phù hợp.

2.2.5. Điều kiện về kinh tế

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực CQ (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi CQ.

2.2.6. Điều kiện về xã hội

- Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình hạ tầng quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi CQ.

- Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi CQ.

Lưu ý:

- Nội dung trình bày về môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH thuộc khu vực chịu tác động bởi CQ chỉ tập trung vào các thành phần môi trường, KT- XH có khả năng chịu tác động bởi việc thực hiện CQ và có xét đến biến đổi khí hậu.

- Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC. Phân tích diễn biến các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội trong các năm qua.

- Thông tin, số liệu về chất lượng các thành phần môi trường phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và các số liệu dữ liệu khảo sát, đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình ĐMC.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn

- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ các văn bản chính thống liên quan như nghị quyết, chỉ thị của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu và các văn bản chính thống có liên quan.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của CQ với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mẫu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của CQ với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.

- Dự báo tác động (tiêu cực/tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của CQ đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.

3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất

- Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.

- Khuyến nghị phương án lựa chọn.

Lưu ý: Nội dung này chỉ thực hiện khi CQ có từ 02 phương án phát triển trở lên.

3.4. Những vấn đề môi trường chính

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQ cần xem xét trong ĐMC, bao gồm:

(1) Ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, nhất là ô nhiễm, suy giảm chất lượng không khí trong các đô thị, khu dân cư; ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước mặt như sông, suối, hồ, ao, vùng đất ngập nước, ven biển; ô nhiễm tồn lưu kim loại nặng, hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;

(2) Phát sinh chất thải rắn, bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác;

(3) Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái, ... của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh, cảnh quan thiên nhiên; ...);

(4) Thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng của các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ.

Lưu ý:

- Làm rõ cơ sở để lựa chọn các vấn đề môi trường chính của khu vực liên quan đến CQ.

- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.

3.5. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQ (phương án 0)

- Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện CQ như các chiến lược, quy hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v...

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, đánh giá xu hướng phát thải khí nhà kính đến khu vực.

3.6. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQ

3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của CQ đến môi trường

- Xác định các loại hình tác động của CQ đến môi trường vùng có thể chịu tác động dẫn đến các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4.

- Đánh giá tác động của CQ đến môi trường vùng có thể chịu tác động: xác định rõ nguồn phát sinh, cơ chế tác động và đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ tác động dẫn đến các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4.

Lưu ý: Cần đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp.

3.6.2. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện CQ

- Đánh giá, dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với CQ.

- Đánh giá, dự báo tác động của CQ đối với xu hướng biến đổi khí hậu.

Lưu ý: Cần dự báo tiềm năng phát thải khí nhà kính, khả năng hấp thụ khí CO2 từ các hoạt động của CQ.

3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo

- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn không chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v...

- Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề không chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy...); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp…); trình độ chuyên môn của các chuyên gia tham gia thực hiện ĐMC) và các nguyên nhân khác.

Chương 4

GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC,
QUY HOẠCH

4.1. Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược

4.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC

- Nêu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị dưới góc độ môi trường từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của CQ.

4.1.2. Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh

Trình bày các nội dung CQ đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm:

- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của CQ.

- Các điều chỉnh về phương án phát triển.

- Các điều chỉnh về các dự án thành phần.

- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác.

- Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQ.

4.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực trong quá trình thực hiện CQ

4.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý

- Đề ra các giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện CQ.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

4.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

- Đề ra các giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật nhằm phát huy các xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4 do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQ.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

4.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong CQ trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

4.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu

4.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ

Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

4.3.2. Các giải pháp thích ứng

Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

4.4. Các giải pháp khác (nếu có)

Chương 5

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Quản lý môi trường

Trình bày các nội dung về quản lý môi trường, tổ chức, trách nhiệm quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch.

5.2. Giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường gồm các nội dung:

- Mục tiêu giám sát: nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát.

- Trách nhiệm thực hiện giám sát: nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát.

- Nội dung giám sát:

+ Giám sát tác động môi trường: nêu rõ các đối tượng giám sát, thời gian, cơ chế, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát.

- Nguồn lực cho giám sát: nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát.

Chương 6

THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

6.1. Thực hiện tham vấn

- Trình bày rõ mục tiêu của tham vấn.

- Nêu rõ nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.

- Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC.

Lưu ý: Việc tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC, phải nêu rõ nội dung tham vấn của mỗi lần tham vấn.

6.2. Kết quả tham vấn

- Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến nhất trí, phản đối và các kiến nghị đối với bảo vệ môi trường, đối với nội dung CQ và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có).

- Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Các văn bản tham vấn và ý kiến của các đối tượng được tham vấn cần được đưa vào Phụ lục.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của CQ

- Kết luận chung về sự phù hợp/chưa phù hợp hoặc mẫu thuẫn của các mục tiêu của CQ với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

- Mức độ tác động tiêu cực/tích cực của CQ lên môi trường và tác động của biến đổi khí hậu.

- Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục và nguyên nhân.

2. Về hiệu quả của ĐMC

Nêu tóm tắt về:

- Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh trong quá trình ĐMC.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.

3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQ và kiến nghị hướng xử lý

Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.

Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.

 

Mẫu văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

(Mẫu số 2 Phụ lục V Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

 

(1)

_____

Số: ...

V/v Giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm....

 

Kính gửi: (3)

Căn cứ kết quả họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của (2) tổ chức ngày ... tháng ... năm ..., (1) giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC của (2) như sau:

1. Về việc chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC

1.1. Các nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong báo cáo ĐMC: giải trình rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo ĐMC.

1.2. Các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa: giải trình rõ các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa và lý do không tiếp thu, chỉnh sửa.

2. Về việc điều chỉnh dự thảo (2)

2.1. Các nội dung của dự thảo (2) đã được tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định: nêu rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo (2).

2.2. Các nội dung của dự thảo (2) đề xuất được giữ nguyên: giải trình rõ các nội dung đề xuất được giữ nguyên và lý do.

Nơi nhận:

- Như trên;       

- ….;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch;

(3) Cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC;

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan lập chiến lược, quy hoạch.

5. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại

5.1. Trường hợp TTHC thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường /báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ:

3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề.

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.

3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả

- Cơ quan thường trực thẩm định trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định

- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia

- 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Không quy định

- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục III và là loại hình thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục III nhưng không là loại hình thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với hình thức thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức liên quan đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP bao gồm các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thời hạn thông báo kết quả: 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.

- Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

h) Phí, lệ phí

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018.

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

- Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/6/2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

5.2. Trường hợp TTHC thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Cơ quan lập dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định của Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi là cơ quan thẩm định).

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ:

3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề.

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.

3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả

- Cơ quan thường trực thẩm định trình Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

- Bộ, cơ quan ngang bộ gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện, UBND cấp xã xã nơi thực hiện dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia

- 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Không quy định.

- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm thời gian hoàn thiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ Dự án):

+ Tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục II và loại hình thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục II nhưng loại hình không thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với hình thức thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức liên quan đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP bao gồm các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thời hạn thông báo kết quả: 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.

- Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ, cơ quan ngang bộ.

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao xử lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

h) Phí, lệ phí

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018

i) Tên các mẫu đơn

- Phụ lục 5.1 : Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ( Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

- Phụ lục 5.2: Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

(1)

______

Số: ...

V/v Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm...

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) thuộc mục số ..., cột 3 Phụ lục II Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày...tháng...năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

(2) do... phê duyệt; địa điểm thực hiện (2): ..........................................................................

Địa chỉ liên hệ của (1): ........................................................................................................

Điện thoại: ......................................... ;   Fax: .................................. ; E-mail: ...................

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của (2);

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: …

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án;

(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Cơ quan cấp trên của chủ dự án

(1)

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của dự án (2)

 

 

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

 

 Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ dự án;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ,...

MỞ ĐẦU

 

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác).

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) thì phải nêu rõ tên của khu công nghiệp và thuyết minh rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng. Đính kèm bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:

2.1. Chỉ liệt kê các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.

2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường: Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng và chỉ dẫn rõ sử dụng ở nội dung nào trong quá trình thực hiện ĐTM.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án:

- Tên dự án (theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng).

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.

- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án. Mô tả rõ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án.

- Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

Liệt kê đầy đủ, chi tiết về khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án, phân thành 3 loại sau:

- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ; các công trình đảm bảo chế độ thủy văn, dòng chảy tối thiểu, bảo tồn sinh thái (với các dự án tác động đến thủy văn, sinh thái) và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.

- Mô tả cụ thể hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án; sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan.

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án. Trường hợp dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phải làm rõ về nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu; tỷ lệ, khối lượng phế liệu sử dụng được nhập khẩu và thu mua trong nước, đề xuất khối lượng phế liệu nhập khẩu khi dự án vận hành theo công suất thiết kế của dự án.

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

Mô tả chi tiết, cụ thể về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ.

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án (nếu có):

- Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải.

- Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải.

- Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại.

- Quy mô, tính chất của chất thải khác.

2.3. Các tác động môi trường khác (nếu có):

- Thu hẹp không gian, biến đổi cấu trúc, chức năng, giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

- Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh....).

- Thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ.

- Các tác động môi trường khác.

2.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Nêu đầy đủ từng hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước trong và ngoài dự án; hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, súc rửa đường ống, nước thải đặc thù khác nếu có), gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; nguồn tiếp nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải, mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).

- Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải: Nêu đầy đủ từng hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống đường ống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải; các thiết bị công nghệ đồng bộ xử lý bụi, khí thải; thiết bị hợp khối hoặc các thiết bị xử lý khác), gồm: kiểu loại, số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; trình độ công nghệ (mới, tiên tiến, thân thiện môi trường); nguồn gốc, xuất xứ của công nghệ (nước ngoài hoặc trong nước); nguồn tiếp nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải khác (nếu có): Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải khác kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Đối với công trình xử lý chất thải phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, phương pháp, quy trình vận hành; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với từng nguồn ô nhiễm (nếu có).

- Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản): Nêu thông tin chính về phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).

- Phương án, biện pháp bảo vệ, phục hồi hoặc bồi hoàn đối với cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thải tự nhiên, các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ bị tác động, ảnh hưởng (nếu có).

- Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường: Nêu rõ phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (đối với: bụi, khí thải; nước thải; chất độc hại khác) áp dụng đối với dự án. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình (nếu có).

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2.5. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án: Nêu rõ những công trình bảo vệ môi trường chính của dự án.

2.6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Nêu rõ các nội dung, yêu cầu, cơ chế, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.

2.7. Cam kết của chủ dự án

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (không bắt buộc thực hiện đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường)

- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.

- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án.

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do dự án

2.2.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật

Tổng hợp dữ liệu thu thập (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực triển khai dự án, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án; khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án (dữ liệu về tài nguyên sinh vật không bắt buộc đối với dự án trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường).

2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí,...

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.

Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ, trong mục này cần bổ sung kết quả quan trắc phóng xạ, đánh giá hiện trạng và sơ bộ phân tích nguyên nhân. Trường hợp nước thải của dự án đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thì không cần đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt, trầm tích. Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện và chịu tác động của dự án (không bắt buộc đối với dự án trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường), bao gồm:

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án, như: nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước nội địa, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới trong và lân cận khu vực dự án); khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện hạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án (nếu có);

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học dưới nước là nguồn tiếp nhận chất thải hoặc chịu tác động trực tiếp của dự án (sông, hồ, biển, đất ngập nước ven biển,...) có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: đặc điểm hệ sinh thái dưới nước (nếu có), hệ sinh thái biển và đất ngập nước ven biển, danh mục và hiện trạng các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy, hải sản khác (nếu có).

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Nguyên tắc chung:

- Việc đánh giá tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại) và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, từng đối tượng bị tác động. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện phải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng tác động đã được đánh giá.

- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động phải đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới.

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:

- Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái;

- Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư,...;

- Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng;

- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

- Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);

- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).

Yêu cầu:

- Với mỗi tác động cần xác định quy mô tác động để tập trung dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động chính, đặc thù của loại hình và vị trí dự án.

- Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cụ thể hóa về thải lượng, nồng độ và giá trị của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

- Đối với nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: cần nêu cụ thể các nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động.

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

- Về nước thải: chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Về bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

 -Về ô nhiễm ồn, rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.

- Về xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.

- Về tác động đến tài nguyên sinh vật (nếu có).

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Việc đánh giá tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào 02 giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại, với các nội dung chính sau:

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác, tiếng ồn, độ rung,...). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng và giá trị của tất cả các thông số chất thải đặc trưng của dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải cần nêu cụ thể các nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động;

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 3.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp (trên cơ sở liệt kê, so sánh các thiết bị, công nghệ đang được sử dụng), đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế). Chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo.

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo);

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

c) Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo).

d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo).

đ) Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.

e) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án.

Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Chương 4

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản)

4.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có) tổ chức, cá nhân phải xây dựng tối thiểu 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.

- Đối với mỗi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:

+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo kiểu “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);

+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (mỏ khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);

+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

4.3. Kế hoạch thực hiện

- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1,3 dưới dạng bảng như sau:

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

1

2

3

4

5

6

7

8

Thi công

xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công xây dựng; (2) Vận hành thử nghiệm và (3) Dự kiến khi vận hành thương mại, cụ thể như sau:

- Giám sát nước thải và khí thải: phải quan trắc, giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải trước và sau xử lý với tần suất tối thiểu 03 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ.

- Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng chất thải rắn phát sinh; phải phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...

- Giám sát tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt).

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.

- Giám sát các vấn đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở, bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Chương 6

KẾT QUẢ THAM VẤN

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng:

Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án dưới hình thức họp cộng đồng dân cư như sau:

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số Ủy ban cấp xã, tổ chức chịu tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không nhận được ý kiến phản hồi.

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong đó làm rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp.

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu rõ các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các nội dung của báo cáo ĐTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu tóm tắt các ý kiến góp ý với trình bày của chủ dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư; kiến nghị của cộng đồng dân cư.

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn: Nêu rõ những ý kiến tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn; cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.

Lưu ý: Bản sao các văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn, văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến; bản sao Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án phải được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo ĐTM.

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC (đối với dự án thuộc Phụ lục IIa):

Mô tả rõ quá trình tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường thông qua hình thức hội thảo, tọa đàm; ý kiến đánh giá của từng nhà khoa học, chuyên gia; ý kiến giải trình, tiếp thu và cam kết thực hiện của chủ dự án đối với từng ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia tại hội thảo, tọa đàm.

Việc tham vấn ý kiến đối với các dự án quy định tại Phụ lục IIa Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên có sự tham gia của ít nhất 10 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường; các trường hợp còn lại quy định tại Phụ lục IIa Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có sự tham gia của ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

III. THAM VẤN TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN VỀ TÍNH CHUẨN XÁC CỦA MÔ HÌNH:

Mô tả quá trình lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tính chuẩn xác của mô hình; ý kiến nhận xét của tổ chức chuyên môn; ý kiến giải trình, tiếp thu và cam kết thực hiện của chủ dự án.

Việc lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tính chuẩn xác của mô hình được áp dụng đối với các dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc xâm nhập mặn do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án có hoạt động nhận chìm vật, chất nạo vét xuống biển có tổng khối lượng từ 5.000.000 m3 trở lên; các dự án có lưu lượng nước thải công nghiệp từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và nước thải của dự án nuôi trồng thủy sản) hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận: Phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các tác động môi trường quan trọng đặc thù cần quan tâm đặc biệt trong quá trình thực hiện dự án; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

2. Kiến nghị: Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Chỉ liệt kê các tài liệu có sử dụng để trích dẫn trong báo cáo ĐTM)

PHỤ LỤC I

Đính kèm trong Phụ lục I của báo cáo ĐTM là các loại tài liệu sau đây: Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án; các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện; bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng; bản sao các văn bản tham vấn thông qua hội thảo, tọa đàm (nếu có); bản sao các văn bản nhận xét của tổ chức chuyên môn có liên quan về tính chuẩn xác của mô hình (nếu có); các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có).

Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

PHỤ LỤC II

Đính kèm trong Phụ lục II của báo cáo ĐTM là thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).

Ghi chú:

- Tùy theo từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không cần thiết, không liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của dự án nhưng vẫn phải bảo đảm các nội dung chính và yêu cầu của báo cáo ĐTM nêu trên.

- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.

6. Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án)

6.1. Trường hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận

 a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ xử lý xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Xem xét hồ sơ:

- Nội dung Báo cáo xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt bao gồm: những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

- Việc xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của ít nhất 03 chuyên gia làm cơ sở để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.

Bước 4. Trả kết quả

- Cơ quan chuyên môn được giao xử lý trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận với lý do rõ ràng.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Văn bản đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.

b) Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án theo Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

b) Báo cáo về những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 (năm) ngày làm việc

- Thời hạn xem xét, chấp thuận về môi trường: tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Tổng cục Môi trường

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định chấp thuận/Văn bản trả kết quả về đề nghị chấp thuận về môi trường.

h) Phí, lệ phí: không quy định.

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thay đổi của Chủ dự án (Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

- Mẫu báo cáo về các nội dung thay đổi (Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

6.2. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ chấp thuận

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Cơ quan đầu tư dự án nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý hồ sơ của Bộ, cơ quan ngang bộ.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn được được giao nhiệm vụ xử lý xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Xem xét hồ sơ:

- Việc xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của ít nhất 03 chuyên gia làm cơ sở để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.

- Nội dung Báo cáo xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt bao gồm: những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Bước 4. Trả kết quả

- Cơ quan chuyên môn được giao xử lý trình Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận với lý do rõ ràng.

- Bộ, cơ quan ngang bộ gửi Văn bản đến chủ dự án và các cơ quan liên quan.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án (Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

b) Báo cáo về những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường (Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Thời hạn xem xét, chấp thuận về môi trường: tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ, cơ quan ngang bộ

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao xử lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định chấp thuận/Văn bản trả kết quả về đề nghị chấp thuận về môi trường.

h) Phí, lệ phí: không quy định.

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thay đổi của Chủ dự án (Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

- Mẫu báo cáo về các nội dung thay đổi (Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án đối với trường hợp tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp của dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng

(Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

(1)

_____

Số: ...

V/v Thay đổi........................... của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của (2), đã được (3) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số ...; địa điểm thực hiện dự án: ...;

Địa chỉ liên hệ của (1)............................................................................................................

Điện thoại: ................................... ; Fax: ............................... ; E-mail: .................................

Chúng tôi gửi đến (3) ba (03) bản báo cáo những thay đổi (nêu cụ thể việc thay đổi: tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ của dự án hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp) của (2).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét, phê duyệt những thay đổi nêu trên.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Mẫu Báo cáo những nội dung thay đổi của chủ dự án đối với trường hợp tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp của dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng

(Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

(1)

_____

Số: ...

V/v Thay đổi........................... của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: (3)

Căn cứ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ngày ... tháng ... năm ...của (2); Chúng tôi là chủ đầu tư của (2) đề nghị thay đổi (nêu cụ thể việc thay đổi: tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ của dự án hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp) của (2), cụ thể như sau:

1. Những nội dung đề nghị thay đổi:

1.1. Nội dung đã được phê duyệt (nêu rõ quy mô, công suất, công nghệ, ngành nghề đã được phê duyệt).

1.2. Nội dung đề nghị thay đổi (nêu rõ quy mô, công suất, công nghệ, ngành nghề đề nghị thay đổi, bổ sung).

2. Đánh giá tác động do việc thay đổi nêu tại mục 1.2 (phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ việc thay đổi).

3. Các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh

3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

3.2. Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh

4. Các thay đổi về quản lý, giám sát môi trường

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

7. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn hoặc gửi đến các Bộ, Cơ quan ngang Bộ.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Tiến hành kiểm tra và trả kết quả:

- Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua Đoàn kiểm tra do thủ trưởng Bộ, Cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập.

- Đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và kiểm tra thực tế các công trình bảo vệ môi trường của dự án. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường của dự án phải được thể hiện dưới hình thức biên bản kiểm tra.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được ủy quyền báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án về kết quả kiểm tra.

- Trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được xây dựng phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (nếu có) của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ, Cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan được ủy quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án chưa đủ điều kiện xác nhận, Bộ, Cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan được ủy quyền trả lời chủ dự án bằng một văn bản kèm theo tất cả các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác.

- Sau khi nhận được báo cáo đã khắc phục của chủ dự án (sau khi đã kiểm tra thực tế dự án), Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được ủy quyền cử cán bộ, công chức có tên trong quyết định thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế việc chủ dự án, cơ sở đã khắc phục các tồn tại của công trình bảo vệ môi trường.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý nước thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý.

- Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải: Các công trình, thiết bị đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình, thiết bị; hóa chất, các chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý.

- Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và rác thải sinh hoạt: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình bảo vệ môi trường khác: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi dự án vận hành.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- 07 bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm và hồ sơ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, chủ dự án phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm để phục vụ công tác kiểm tra;

- 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

- 01 văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: là 15 (mười lăm) ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ, Cơ quan ngang Bộ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ, Cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được Bộ, Cơ quan ngang Bộ ủy quyền).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án.

h) Phí, lệ phí: Không quy định.

i) Tên các mẫu đơn

- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án

(Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

(1)

________

Số: ...

V/v Đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

 

 

Kính gửi: (2)

Chúng tôi là (1), là chủ đầu tư Dự án (3), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số... ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ văn phòng của (1): ...............................................................................................

- Địa điểm thực hiện Dự án (3): ..........................................................................................

- Địa chỉ liên hệ của (1): ......................................................................................................

- Điện thoại: ........................................ ;   Fax: ................................. ; E-mail: ...................

Chúng tôi xin gửi đến (2) hồ sơ gồm:

- Bảy (07) Bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án.

- Một (01) Bản sao Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt.

- Một (01) văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

Chúng tôi xin cam kết về độ trung thực của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Đề nghị (2) kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ….

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (3);

(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án

(Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

(1)

________

Số: ...

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường

của Dự án (3)

Kính gửi: (2)

 

1. Thông tin chung về dự án:

- Tên chủ dự án: ................................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ..........................................................................................................

- Điện thoại: ...............; Fax:.................................................. ; E­mail: ………                 

- Địa điểm thực hiện dự án:

- Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án:  

- Văn bản của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá về kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án: …      

2. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) đã hoàn thành

2.1. Công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

2.1.1. Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật mạng lưới thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa.

2.1.2. Mạng lưới thu gom, thoát nước thải

- Mạng lưới thu gom nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải dẫn về các công trình xử lý nước thải.

- Mạng lưới thoát nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải.

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải, quy trình vận hành; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đối nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải.

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên.

2.1.3. Công trình xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý.

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; việc kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.

2.1.4. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:

- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn .... (Đơn vị tính)

Thông số A

Thông số B

v.v...

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n,

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số môi trường của dự án

Thông số A (Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v...

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n,...

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật).

Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số quan trắc tự động, liên tục

Thông số A (Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v...

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Ngày thứ 1

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ 2

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý khí thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý.

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; kết quả kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.

- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 2.1.4 nêu trên.

2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Công trình lưu giữ chất thải đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Công trình xử lý chất thải: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải.

2.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Công trình lưu giữ chất thải nguy hại đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Công trình xử lý chất thải nguy hại: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải nguy hại.

2.5. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với từng loại chất thải, trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình.

- Đánh giá hiệu quả, khả năng đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó sự cố về chất thải của công trình, thiết bị đã hoàn thành; đề xuất phương án cải thiện, bổ sung cam kết lộ trình hoàn thành trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm dự án.

2.6. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:

Mô tả các công trình lưu giữ chất thải khác đã được xây dựng, lắp đặt kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Riêng đối với công trình xử lý chất thải phải mô tả thêm quy mô, công suất và quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý.

3. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

(Kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi và quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; các nội dung thay đổi khác có tác động tích cực hoặc không có tác động xấu đến môi trường)

STT

Tên công trình bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)

1.

 

 

 

 

2...

 

 

 

 

 

4. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành (khi dự án đi vào vận hành thương mại):

Trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát để đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình quan trắc và giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ...

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

(3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3);

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

* Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

- Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình bảo vệ môi trường;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM của dự án;

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường

 

 

8. Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Thẩm định hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập. Cơ quan thường trực thẩm định dự thảo Quyết định thành lập hội đồng thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định.

- Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Tổ chức họp hội đồng thẩm định và thông báo kết quả họp tới tổ chức, cá nhân.

3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng

Sau khi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Bước 4: Phê duyệt và trả kết quả:

- Cơ quan thường trực thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã xác nhận đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án và quỹ bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định

- Văn ban đề nghị thẩm định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường;

- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng

+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

+Ba (03) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu Phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định;

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Năm (05) ngày làm việc.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn phê duyệt hồ sơ: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường và báo cáo phương án cải tạo phục hồi môi trường.

h) Phí, lệ phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2017/TT-BTC ngày 25/4/2017.

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).

- Cấu trúc và hướng dẫn nội dung xây dựng phương án cải tạo phục hồi môi trường (Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015).

- Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

- Thông tư 35/2017/TT-BTC ngày 25/4/2017 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung do cơ quan Trung ương thực hiện.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, PHƯƠNG ÁN, PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Phụ lục 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)

________

Số: ...

V/v Đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung “…(2)…”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

 

 

Kính gửi: ... (3) ...

Chúng tôi là: ... (1) ..., chủ dự án của …(2)…. thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản... Điều... Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Địa chỉ: ...;

- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...

Xin gửi quý ... (3) ... hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung gồm:

- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án/phương án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị ... (3)...xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường /phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)...của chúng tôi./.

 

... (4) ...

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân;

(2) Tên đầy đủ của dự án khai thác khoáng sản;

(3) Cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức, cá nhân.

CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I:

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

MỞ ĐẦU

Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG

 

I. Thông tin chung

- Tên tổ chức, cá nhân:

- Địa chỉ liên lạc:

- Điện thoại:............ Fax:........

- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).

- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.

II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Cơ sở pháp lý: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.

Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.

II. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

1. Công tác khai thác khoáng sản

- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.

- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.

- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.

- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.

- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.

- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.

- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.

2. Hiện trạng môi trường

- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình…, điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng.

- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...).

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:

Ip = (Gm - Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;

+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);

Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 của Thông tư này.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

III. Kế hoạch thực hiện

Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

I.1

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo đường lò, cửa lò khu A

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống thoát nước khu A

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực bãi thải

 

 

 

 

 

 

1

San gạt khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khu vực SCN và phụ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Tháo dỡ khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Chương III. DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

 

I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.

II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ

Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn quy định của Thông tư này.

III. Đơn vị nhận ký quỹ: Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).

Chương IV. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

I. Cam kết của tổ chức, cá nhân

Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:

- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;

- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;

- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;

- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;

- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.

II. Kết luận

Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Phần II:

CÁC PHỤ LỤC

1. Phụ lục các bản vẽ

TT

Tên bản vẽ

1

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

2

Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

3

Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác

4

Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật.

5

Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000).

6

Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật

7

Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

8

Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm

9

Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

10

Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

11

Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường

2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan

- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);

- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);

- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015)

I. Đối với mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường. Trường hợp để lại thành hồ chứa nước phải có hệ thống lưu thông nước với các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn và cải tạo bờ moong, đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước; trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc cắt tầng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng các dốc nước từ trên đỉnh xuống chân núi nhằm thoát nước; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Bãi thải đất đá

Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững; hệ thống thu gom nước các mặt tầng thải xuống chân tầng bãi thải; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải (cây bụi và cây thân gỗ).

4. Bãi thải quặng đuôi

a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, dễ thoát nước: san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;

b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng hoàn thổ phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ quặng đuôi đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra ngoài môi trường; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm xung quanh.

5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường.

II. Đối với mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ tạo dòng thải axit có phát sinh thành phần nguy hại

Tất cả các mỏ khai thác khoáng sản rắn có thành phần khoáng vật sulfua, phát sinh dòng thải axit mỏ và các mỏ khoáng sản có chất thải mỏ phát sinh có thành phần nguy hại vượt ngưỡng theo quy định hiện hành phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường nghiêm ngặt như sau:

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện lấp đầy đến mức có thể so với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng thích hợp để thu gom nước chảy tràn; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt.

Trường hợp để lại thành hồ chứa nước: Phải cải tạo bờ moong cho đúng an toàn - kỹ thuật; phải làm ngập nước vĩnh viễn, xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong giật cấp đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng để thu gom nước và xây dựng hệ thống thoát nước cho khu vực; phủ đất, trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước xung quanh moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc san cắt tầng và tạo độ nghiêng thu gom nước chảy tràn; xây dựng hệ thống thu gom nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; phủ đất để trồng cây;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Các bãi thải đất, đá

Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải (nếu nước thải có phát sinh dòng thải axit thì phải thu gom và xử lý); phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải.

4. Bãi thải quặng đuôi

a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, khô: san gạt, tạo mặt bằng phủ bề mặt bãi thải bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp, rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1x 10-6cm/s hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật chống thấm đảm bảo an toàn, phủ đất và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;

b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng cải tạo phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn; xây dựng đê xung quanh hồ thải quặng đuôi đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây ken dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; sau khi kết thúc đổ thải phải đưa hồ thải về trạng thái an toàn; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu và trạng thái chất thải trong hồ.

5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

III. Đối với khai thác hầm lò

 1. Các đường lò và khu vực cửa giếng lò

a) Đối với các khu vực khai thác trên bề mặt đất không có các công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư:

- Trường hợp phá hỏa toàn phần các đường lò: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng những khu vực bị sụt lún, trồng cây tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích;

- Trường hợp để lại các đường lò: phải thực hiện lấp các cửa lò chính và cửa lò phụ theo quy chuẩn, quy phạm khai thác hầm lò;

- Quy hoạch các khu vực có khả năng sụt lún trên mặt, đề xuất các phương án cải tạo phục hồi các khu vực sụt lún.

b) Đối với những khu vực khai thác dưới những công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư có nguy cơ sụt lún, phải được cải tạo phục hồi môi trường bằng phương pháp chèn lò từng phần hoặc toàn phần, cần chèn lấp toàn bộ những đường lò còn lại sau khi kết thúc khai thác để đảm bảo duy trì các công trình trên mặt đất. Cải tạo các khu vực sụt lún trên mặt.

2. Các bãi thải đất, đá bãi thải quặng đuôi

Các bãi thải đất đá; bãi thải quặng đuôi: tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường như đối với khai thác lộ thiên.

3. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

4. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

IV. Đối với khai thác cát sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển

1. Khu vực khai trường

a) Thực hiện khắc phục các khu vực xói lở bờ sông, bờ kè, đê do hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển gây ra;

b) San gạt và nạo vét các khu vực sông, cửa biển bị bồi, xói do hoạt động khai thác;

c) Phải quy hoạch, dự tính được các khu vực có nguy cơ xói lở, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục;

d) Kiểm tra diện tích, khắc phục các khu vực bị xói lở, xây dựng đê kè, và đưa mỏ về trạng thái an toàn.

2. Kho bãi khu vực phụ trợ phục vụ khai thác

a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Khu vực kho bãi tập kết cát, sỏi, sa khoáng, đường vận chuyển phải dọn sạch, san phẳng tái tạo lại hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và đền bù sự cố sạt lở trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố sạt lở do hoạt động khai thác.

V. Đối với khai thác nước nóng và nước khoáng thiên nhiên

1. Khu vực khai thác

Thực hiện lấp các giếng khoan theo quy định về việc xử lý, trám lấp giếng khoan không sử dụng.

2. Khu vực phụ trợ phục vụ khai thác

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

VI. Khai thác khoáng sản có chứa thành phần phóng xạ

Phải khoanh vùng theo liều chiếu phóng xạ từ thấp đến cao, dự tính khu vực nào dân có thể sinh sống;

Tất cả các khu vực có liều chiếu phóng xạ giới hạn vượt quá quy chuẩn cho phép và phải có giải pháp khoanh vùng, cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết. Tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp đất ở cho dân hoặc trồng các loại cây lương thực cho đến khi phông phóng xạ trở về trạng thái giới hạn cho phép; Thực hiện các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường giảm thiểu tác động của phóng xạ cụ thể như sau:

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Kiểm tra toàn bộ phông phóng xạ của khai trường khi kết thúc, đối với những khu vực phóng xạ cao hơn mức quy chuẩn phải có các giải pháp làm giảm mức phóng xạ đến mức quy chuẩn. Từ đó mới có các giải pháp cải tạo khai trường hợp lý.

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: tạo hệ thống lưu, thoát nước; phủ lớp đất mặt không chứa thành phần phóng xạ trồng cây công nghiệp, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống thu thoát nước bề mặt không để phát tán ra môi trường xung quanh; phủ lớp đất mặt trồng cây trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thu nước bề mặt; phủ đất trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

d) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích; xây dựng hệ thống thu nước bề mặt về hồ xử lý; tái, tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây công nghiệp hoặc trồng cỏ;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt và các sườn tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Bãi thải đất đá

a) Đối với bãi thải không nhiễm phóng xạ: tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây công nghiệp. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải; hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải, và hố thu và xử lý nước; hố thu nước phải có biển báo ô nhiễm phóng xạ; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải. Bãi thải không được cao hơn địa hình đồi núi tự nhiên gần nhất.

b) Đối với bãi thải có đất đá nhiễm phóng xạ: phải đo liều chiếu phóng xạ thường xuyên, quy hoạch, đóng gói cẩn thận, phải đổ thải hợp lý theo quy chuẩn kỹ thuật của đất đá chứa chất phóng xạ.

4. Hồ thải quặng đuôi

Đối với các hồ thải quặng đuôi xây dựng hoặc gia cố lại đê, đập tràn vĩnh viễn, đảm bảo an toàn; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm về độ sâu và ô nhiễm phóng xạ xung quanh hồ thải.

5. Kho bãi và các công trình phụ trợ phục vụ khai thác

a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; các thiết bị phải được tẩy xạ; phế thải nhiễm xạ phải được thu gom để xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa; thực hiện san gạt, tạo mặt bằng phủ lớp đất mặt không chứa chất phóng xạ và trồng các loại cây công nghiệp trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ, tuyệt đối không trồng cây lương thực; xây dựng hệ thống thu thoát nước bề mặt hạn chế phát tán ra khu vực xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; khoanh vùng cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết;

b) Các khu vực kho, hầm chứa chất phóng xạ phải được tháo dỡ, thu gom vận chuyển xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa.

6. Những khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

VII. Những yêu cầu khác

1. Lựa chọn cây trồng để phục hồi môi trường phải lựa chọn loài cây, giống cây phù hợp với điều kiện sống ở địa phương, có giá trị kinh tế cao;

2. Cải tạo moong khai thác thành hồ chứa nước, yêu cầu phải đảm bảo khả năng chứa nước, lưu thông nước; đảm bảo mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc cung cấp nước sinh hoạt;

3. Trong quá trình bóc tầng đất phủ bề mặt trước khi tiến hành khai thác phải lưu giữ lại tầng đất phủ bề mặt để phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường;

4. Việc duy tu, bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường hoặc công tác trồng dặm, chăm sóc cây yêu cầu tối thiểu 3 năm, tỷ lệ trồng dặm yêu cầu từ 10-30 % mật độ cây trồng. Đối với các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ khai thác có nguy cơ phát sinh dòng thải axit và các mỏ phóng xạ, công tác duy tu, bảo trì công trình xác định theo từng phương án.

 

9. Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được giao nhiệm vụ xác nhận có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện của cơ quan xác nhận, đại diện cơ quan cấp phép khai thác khoáng sản, các chuyên gia về môi trường, khoáng sản và lĩnh vực liên quan; đại diện cơ quan quản lý môi trường địa phương, quỹ bảo vệ môi trường nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ. Trường hợp cần thiết, cơ quan xác nhận mời thêm đơn vị giám sát chất lượng công trình, chất lượng môi trường và một số đơn vị liên quan tham gia đoàn kiểm tra - Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

 - Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan xác nhận tiến hành kiểm tra thực địa; kết quả kiểm tra thực địa được thể hiện bằng biên bản kiểm tra.

- Cơ quan xác nhận được thuê cơ quan có chức năng để đo đạc, lấy mẫu kiểm chứng các thông tin, số liệu trong báo cáo.

- Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ quan xác nhận cấp Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án.

- Trường hợp hạng mục, công trình đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường có chất lượng và khối lượng không phù hợp với phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt thì cơ quan xác nhận thông báo bằng văn bản nêu rõ các vấn đề còn tồn tại để tổ chức, cá nhân khắc phục và hoàn thiện.

Bước 4: Trả kết quả: Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi kết quả xác nhận tới tổ chức, cá nhân khai thác khoang sản.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;

- 07 (bảy) Báo cáo hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định.

- Thời hạn cấp giấy xác nhận: Trong thời hạn 40 (bốn mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường từng phần.

h) Phí, lệ phí: không có

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án (Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).

- Mẫu báo cáo hoàn thành từng phần nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường (Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

-  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung

(Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT)

 

(1)

________

Số: ...

V/v Đề nghị đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/ phương án bổ sung “ ...(2)...”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

 

 

Kính gửi: ... (3) ...

Chúng tôi là: ... (1) Chủ phương án, phương án bổ sung “... (2) ...”

- Địa điểm thực hiện phương án: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại: ..........Fax: ……….E-mail: ...

Xin gửi đến ... (3) ... những hồ sơ sau:

- 07 (bảy) bản báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung;

- 01 (một) bản sao phương án/phương án bổ sung kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt phương án/phương án bổ sung “...(2) ... ”;

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị ....(3)… xem xét, báo cáo cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung…(2)... của chúng tôi./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- .....;

- Lưu ...

…(5)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (4) Cơ quan đã ra quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (5) Thủ trưởng cơ quan tổ chức, cá nhân.

Mẫu Báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung

(Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BÁO CÁO

HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/PHƯƠNG ÁN CẢ TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

“... (2) ...” (Lần thứ...)

 

I. Thông tin chung

1. Địa điểm thực hiện: ...

2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân: ...

Địa chỉ liên hệ: ........... Điện thoại:............. Fax: ……….. E-mail: ...

3. Tên cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có):

Địa chỉ: …….Điện thoại: ...; Fax: ....; E-mail: ...

4. Tổng số tiền ký quỹ:..................

Số tiền đã ký quỹ:............ tại Quỹ bảo vệ môi trường...

Số tiền đã rút:...

II. Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

1. Nội dung hoàn thành:

- Trình bày nội dung tổng thể và chi tiết đã hoàn thành theo từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã phê duyệt và yêu cầu của quyết định phê duyệt;

- Nêu mục tiêu tổng quát và chất lượng đạt được của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

2. Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

- Mô tả chi tiết các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt;

- Khối lượng công việc thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành;

- Khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường phát sinh (không có trong kế hoạch) để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Lập bảng khối lượng công việc đã hoàn thành, thời gian và kinh phí thực hiện:

TT

Các công trình đã hoàn thành

Khối lượng/đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết quả giám sát và giám định

1. Kết quả giám sát

- Trình bày chuỗi số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực theo báo cáo giám sát môi trường hàng năm mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai thi công công trình đến khi kết thúc thi công công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

2. Kết quả giám định

- Kết quả giám định kỹ thuật của đơn vị giám định các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành (nêu rõ chỉ tiêu đạt được, chỉ tiêu chưa đạt được và nguyên nhân).

- Số liệu giám sát, kết quả phân tích, kết quả giám định được sao gửi kèm báo cáo.

IV. Đánh giá, đề xuất, kiến nghị

1. Đánh giá kết quả đạt được:

2. Đề xuất, kiến nghị:

- Đề xuất thay đổi kinh phí ký quỹ do thay đổi hệ số trượt giá, định mức, đơn giá của địa phương, ngành.

- Kiến nghị: cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ của các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

V. Phụ lục

- Các đơn giá, định mức sử dụng.

- Giấy xác nhận đã nộp tiền ký quỹ.

- Bản đồ không gian trước và sau quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Kết quả giám sát môi trường.

- Kết quả giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; giám định môi trường.

 

10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

a) Trình tự, cách thức thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

- Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

- Đối với thủ tục Cấp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại: Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan cấp phép (cơ quan thường trực, đơn vị được giao thụ lý hồ sơ cấp phép) kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan thường trực thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3. Kiểm tra, đánh giá xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH và có văn bản Chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản Kế hoạch vận hành thử nghiệm được cơ quan thường trực đóng dấu xác nhận) gửi tổ chức, cá nhân để thực hiện, sao gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định để vận hành thử nghiệm, đoàn kiểm tra có ý kiến cụ thể trong biên bản kiểm tra hoặc cơ quan thường trực thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình để cơ quan thường trực có văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm hoặc thành lập đoàn kiểm tra lại.

- Sau khi hoàn thành việc vận hành thử nghiệm, tổ chức, cá nhân lập Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm và gửi cơ quan thường trực thông qua Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính để tiếp tục được xem xét ở bước tiếp theo.

- Đối với trường hợp cấp lại Giấy phép và Cấp điều chỉnh giấy phép mà không yêu cầu vận hành thử nghiệm, cơ quan thường trực (Tổng cục Môi trường) không phải thực hiện bước 3 (kiểm tra, đánh giá xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm).

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý CTNH:

Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu trong trường hợp lồng ghép quy trình), trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Trong thời hạn này, cơ quan thường trực thành lập đoàn kiểm tra cấp phép xử lý CTNH tại cơ sở xử lý, trạm trung chuyển (nếu có), đồng thời có thể lựa chọn kết hợp tiến hành các hoạt động hỗ trợ như sau:

- Thành lập Nhóm tư vấn cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan để hỗ trợ cơ quan thường trực trong quá trình kiểm tra, xem xét hồ sơ và cơ sở;

- Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng văn bản hoặc mời tham dự kiểm tra thực tế cơ sở.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, biên bản kiểm tra và họp nhóm tư vấn cấp phép xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT phải có ý kiến, kết luận cụ thể hoặc cơ quan thường trực thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình và hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan cấp phép cấp Giấy phép xử lý CTNH hoặc thành lập đoàn kiểm tra lại (trường hợp cần thiết).

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định (đã chỉnh sửa, bổ sung và có giải trình theo biên bản kiểm tra), cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH theo mẫu tại Phụ lục 5.E Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT. Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH (cấp mới)

- Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.

- 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

- Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT.

- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký cấp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH

- Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT.

- Các hồ sơ, giấy tờ về thay đổi, bổ sung so với hồ sơ cấp lần đầu Giấy phép xử lý CTNH (nếu có) Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung, các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.3) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT;

- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 5 (C) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT trong trường hợp có bổ sung các hệ thống, thiết bị xử lý thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm. Đối với trường hợp cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép không yêu cầu vận hành thử nghiệm, thành phần hồ sơ không bao gồm Kế hoạch vận hành thử nghiệm.

Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:

- Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT;

- Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ: 10 ngày làm việc

- Thời hạn xem xét chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH: 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

1. Văn bản Chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại.

2. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

3. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trong trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại có đăng ký cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).

h) Phí, lệ phí

Thông tư số 59/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH (theo mẫu tại Phụ lục 5.A.1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

- Mẫu Kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5.C Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

- Mẫu văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm (Theo mẫu 5.D Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

- Mẫu báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm (theo mẫu 5.Đ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

- Thành phần Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH (Theo mẫu tại Phụ lục 5.B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

- Mẫu Giấy phép xử lý CTNH (Theo mẫu tại Phụ lục 5.E Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Điều kiện về cơ sở pháp lý:

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH.

+ Cơ sở xử lý CTNH phải thuộc quy hoạch theo quy định (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý CTNH hoặc đã được cấp phép xử lý CTNH)

- Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

+ Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), phương tiện vận chuyển, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

+ Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

- Điều kiện về nhân lực: Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

+ Một cơ sở xử lý CTNH phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành; có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;

  + Một trạm trung chuyển CTNH phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;

+ Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.

- Điều kiện liên quan đến công tác quản lý:

+ Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) CTNH.

+ Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.

+ Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/ 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH.

- Thông tư số 59/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU ĐƠN, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ, GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Theo mẫu tại Phụ lục 5.A Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

__________________

A. Mẫu Đơn đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

A.1. Mẫu Đơn đăng ký cấp hoặc điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH

 

….(1)….

______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

….., ngày ... tháng ... năm

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Kính gửi: (tên cơ quan cấp phép)

 

1. Phần khai chung:

1.1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại: …Fax: …..E-mail: ……

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ tương đương):….. ngày cấp:..... nơi cấp: …………

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:                            ngày cấp:               nơi cấp:

Mã số QLCTNH hiện có (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép)

Giấy phép xử lý CTNH có giá trị đến ngày (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép):

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

1.2. Cơ sở xử lý chất thải (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                       Fax:                     E-mail:

 1.3. Trạm trung chuyển CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:........................... Fax:……………… E-mail:…………………

(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung).

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo Bảng 3 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”

(lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh)

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau, trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung)

3. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng (đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung)

3a. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH):

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng (đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú)

3b. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây viết tắt là CTRCNTT):

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng (đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú).

4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:

TT

Tên chất thải

Trạng thái

tồn tại

Số lượng

(kg/năm)

CTNH

Phương

án xử lý

Mức độ xử

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung số lượng và mã CTNH thì phân biệt rõ số lượng và danh sách đã được cấp phép và đăng ký thay đổi).

5. Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:

-

-

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận các nội dung sau (nếu có):

- Việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRCNTT;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRSH.

 

 

…..(2)…..

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH;

(2) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH.

 

Mẫu Kế hoạch vận hành thử nghiệm

(Theo mẫu tại Phụ lục 5.C Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

KẾ HOẠCH
Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

(Kèm theo Văn bản số:... ngày…./.../... của (1))

1. Tên và địa điểm thực hiện Dự án:....................

2. Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án: số ... ngày... tháng... năm... của...

3. Chủ dự án: ..........................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................................

- Điện thoại:...................... ;   Fax:..................... ;   E-mail:........................................

- Thông tin liên hệ của đại diện chủ dự án, cán bộ phụ trách môi trường:...

4. Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Báo cáo sơ bộ tình hình triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục chính của Dự án, thời điểm khởi công, thời điểm hoàn thành từng hạng mục.

5. Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:

5.1. Các công trình xử lý chất thải phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu của quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần ... trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

5.2. Các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành phục vụ quá trình vận hành thử nghiệm (bao gồm toàn bộ hoặc từng hạng mục):

a) Công trình thu gom, xử lý nước thải:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

b) Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

c) Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

d) Công trình quản lý chất thải khác:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần ... trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

đ) Các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định):

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

e) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

g) Các phương tiện vận chuyển chất thải

Liệt kê chi tiết, đầy đủ các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại dự kiến hoạt động trong quá trình vận hành thử nghiệm

h) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

Đã được mô tả đầy đủ tại phần …. trong Bộ hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH.

Các bản vẽ hoàn công được đính kèm bộ hồ sơ đăng ký xử lý CTNH.

6. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm:

6.1. Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của Dự án, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả Dự án tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

6.2. Mô tả cụ thể quy trình vận hành thử nghiệm dự kiến.

(Lưu ý: Không nhất thiết phải vận hành thử nghiệm tất cả các mã chất thải đăng ký mà có thể lựa chọn một số mã chất thải có tính đại diện của từng nhóm chất thải có cùng tính chất và phương án xử lý; cần vận hành thử ở các mức công suất khác nhau, đặc biệt là công suất lớn nhất để lựa chọn công suất phù hợp cho từng nhóm chất thải; có thể không vận hành các phương tiện, thiết bị sơ chế như nghiền.)

7. Kế hoạch tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm

Nêu đầy đủ, chi tiết các thông tin về: Dự kiến về mã, số lượng và nguồn CTNH; phương án tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm

8. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch.

9. Kiến nghị (nếu có):

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- .....;

- Lưu: ...

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm.....

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án;

(3) Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép.

Lưu ý:

- Trường hợp vận hành thử nghiệm đồng thời tại nhiều hơn một cơ sở xử lý CTNH thì phải phân biệt rõ đối với từng cơ sở. Trường hợp các hoạt động xử lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT có cùng chung công trình BVMT (như cùng hệ thống xử lý nước thải) thì chỉ mô tả một lần;

- Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 27 Thông tư này được thay đổi cấu trúc, nội dung của Văn bản thông báo và Kế hoạch vận hành thử nghiệm cho phù hợp với thực tế theo hướng dẫn của cơ quan thường trực thụ lý hồ sơ.”

 

Mẫu văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm

(Theo mẫu 5.D Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

D. Mẫu văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

 

….(1)….

_______

V/v Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm…

                                  

Kính gửi:                     (2)                

Sau khi xem xét Văn bản đề nghị xem xét, chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải số ... ngày ... tháng ... năm.... của ….(2).... và kiểm tra thực tế tại cơ sở vào ngày ngày ... tháng ... năm....., (1) có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận (2) triển khai vận hành thử nghiệm các phương tiện, thiết bị xử lý chất thải cũng như các công trình bảo vệ môi trường tại (3); tạm thời cho phép (2) thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận các chất thải cho vận hành thử nghiệm theo đúng Kế hoạch nêu trên* và các yêu cầu nêu tại Phụ lục kèm theo Công văn.

2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện quy định tại Khoản 4, 5 Điều 17 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số …/2019/TT-BTNMT.

3. Trường hợp cần thiết, (1) kiểm tra và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm.

(1) thông báo để (2) biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Sở TN&MT;

- Lưu …

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC

Các yêu cầu đối với việc vận hành thử nghiệm

(Kèm theo Công văn số ... ngày ... tháng ... năm ... của (1) về việc chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm)

 

1. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá ... tháng kể từ ngày có Công văn này (kể cả thời gian thu gom, vận chuyển và chuẩn bị báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm). Lượng chất thải đăng ký tối đa được phép thu gom, vận chuyển để vận hành thử nghiệm không vượt quá ... kg (mã CTNH và số lượng tương ứng theo Kế hoạch vận hành thử nghiệm đã được (1) đóng dấu xác nhận).

2. Trong thời gian vận hành thử nghiệm, (2) phải thực hiện lấy mẫu giám sát môi trường và tuân thủ đầy đủ các quy định theo Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Được phép sử dụng các phương tiện vận chuyển chất thải để thu gom, vận chuyển chất thải phục vụ vận hành thử nghiệm như sau: .

4. Lưu giữ một lượng chất thải phù hợp để vận hành các công trình xử lý chất thải trong quá trình kiểm tra cấp phép.

5. ... (do cơ quan thường trực yêu cầu trong từng trường hợp)”

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan thường trực (hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp quy định tại Điều 27 Thông tư này)

(2) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH

(3) Tên và địa chỉ cơ sở xử lý CTNH

(4) Người có thẩm quyền ký của cơ quan thường trực

* Văn bản chấp thuận kèm theo một bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được cơ quan thường trực đóng dấu xác nhận vao trang bìa và dấu giáp lai.”

Mẫu báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm

(Theo mẫu 5.Đ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Đ. BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

***

1. Giới thiệu chung về tổ chức, cá nhân

2. Báo cáo nội dung vận hành thử nghiệm

2.1. Tóm tắt kế hoạch

2.1.1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Tên (nhóm)

CTNH thử nghiệm

Số lượng (kg)

Thời gian thử nghiệm

Đầu ra (cặn bã/sản phẩm)

1

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTNH

 

 

 

 

 

 

2

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

 

3

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2. Các công trình bảo vệ môi trường

TT

Tên công trình

Thời gian thử nghiệm

Tác động môi trường (khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn, bùn thải...)

1

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTNH

 

 

 

 

2

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

3

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

2.2. Báo cáo cụ thể về quá trình và kết quả vận hành thử nghiệm

2.3. Các vấn đề liên quan (an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố...)

3. Báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát

3.1. Tóm tắt kế hoạch

Vị trí

lấy

mẫu

Thời

gian,

tần suất

lấy

mẫu

Chỉ tiêu giám sát

(và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh)

Khí thải

Không khí xung quanh

Môi trường lao động

Tiếng ồn

Nước thải trước xử lý

Nước thải sau xử lý

Sản phẩm đầu ra

Cặn bã (chất thải

rắn, bùn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Đánh giá kết quả (kèm theo bảng chi tiết kết quả phân tích từng chỉ tiêu so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành)

3.3. Các vấn đề liên quan

4. Báo cáo việc thu gom, vận chuyển và tiếp nhận chất thải cho vận hành thử nghiệm

5. Kết luận

5.1. Các điểm đạt

5.2. Các điểm chưa đạt và giải thích nguyên nhân

5.3. Các điểm thay đổi so với kế hoạch và lý do thay đổi

6. Cam kết và kiến nghị

6.1. Cam kết (cam kết các biện pháp để bảo đảm các điểm chưa đạt)

6.2. Kiến nghị

 

..., ngày ... tháng ... năm ....

 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Thành phần Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

(Theo mẫu tại Phụ lục 5.B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

B.1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

b) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.

Phụ lục 1: Bản sao Báo cáo ĐTM

2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển CTNH.

- Có hồ sơ môi trường (chung với cơ sở xử lý hoặc riêng tùy theo quy mô, công suất) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ CTNH tại trạm trung chuyển CTNH trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại Mục 1, phần B1, Phụ lục này chưa bao gồm các hạng mục đó.

3. Bản mô tả các cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH đã đầu tư

3.1. Vị trí và quy mô

3.1.1. Vị trí (địa chỉ; các hướng tiếp giáp; khoảng cách đến khu dân cư và doanh nghiệp sản xuất gần nhất; đặc điểm khu vực...)

3.1.2. Quy mô (tổng diện tích; kích thước; đặc điểm khu đất...)

3.2. Điều kiện địa chất - thủy văn khu vực xung quanh

3.3. Mô tả các hạng mục công trình

3.3.1. Các hạng mục công trình xử lý CTNH

3.3.2. Các hạng mục công trình cho quản lý CTNH tại trạm trung chuyển (nếu có)

3.3.3. Các hạng mục công trình xử lý CTRSH (nếu có)

3.3.4. Các hạng mục công trình xử lý CTRCNTT (nếu có)

(Lưu ý các hạng mục được mô tả phải thống nhất về tên, ký hiệu và số thứ tự so với sơ đồ phân khu chức năng. Các hạng mục công trình cần được mô tả riêng biệt với các thông tin về: Chức năng; diện tích/quy mô; thiết kế kiến trúc/cấu trúc; các đặc điểm khác.... Trường hợp các hạng mục công trình xử lý CTNH dùng chung để xử lý CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần).

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở xử lý chất thải hoặc trạm trung chuyển CTNH thì trình bày lần lượt từng cơ sở hoặc trạm trung chuyển theo cấu trúc tương tự như trên).

Phụ lục 2: Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

4. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ chất thải

Bảng giới thiệu tóm tắt các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc quản lý chất thải:

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Mô tả

Chức năng

Ghi chú

1

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTNH (bao gồm tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có))

 

 

 

 

 

(thuộc cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH )

2

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

3

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

4.1. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTNH

4.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.1.1.1. Chức năng (nêu thêm là thuộc cơ sở xử lý hay trạm trung chuyển CTNH)

4.1.1.2. Công suất, quy mô, kích thước.

4.1.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.1.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa.)

4.1.1.5. Các vấn đề liên quan khác.

4.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

4.2. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTRSH (nếu có)

4.2.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.2.1.1. Chức năng

4.2.1.2. Công suất, quy mô, kích thước...

4.2.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất chất thải có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.2.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa.)

4.2.1.5. Các vấn đề liên quan khác.

4.2.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

4.3. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTRCNTT (nếu có)

4.3.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.3.1.1. Chức năng

4.3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước.

4.3.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất chất thải có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.3.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa.)

4.3.1.5. Các vấn đề liên quan khác.

4.3.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

Lưu ý: Trường hợp các phương tiện, thiết bị xử lý CTNH dùng chung để xử lý cả CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần.

Phụ lục 3: Các ảnh chụp, bản vẽ, giấy tờ, hợp đồng (bàn giao phương tiện không chính chủ) kèm theo các phương tiện, thiết bị (sắp xếp thành từng bộ đối với mỗi phương tiện, thiết bị)

(Hợp đồng bàn giao phương tiện không chính chủ gồm các nội dung chính sau: Thông tin của hai bên ký kết; số đăng ký và các thông tin khác của phương tiện; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và tại Thông tư này; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký đối với toàn bộ hoạt động và nhân sự của phương tiện vận chuyển liên quan đến quá trình vận chuyển CTNH; quy định rõ về trách nhiệm của các bên; chế độ kiểm tra, giám sát và liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm)

5. Hồ sơ kỹ thuật của các công trình BVMT đã đầu tư

Bảng giới thiệu tóm tắt các công trình BVMT:

TT

Tên công trình, biện pháp

Mô tả

Chức năng

Ghi chú

1

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

 

 

 

 

(thuộc cơ sở xử lý hay trạm trung chuyển CTNH)

2

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

3

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

 

5.1. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

5.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.1.1.1. Chức năng

5.1.1.2. Công suất, quy mô, kích thước...

5.1.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.1.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.1.1.5. Các vấn đề liên quan khác.

5.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

5.2. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRSH (nếu có)

5.2.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.2.1.1. Chức năng

5.2.1.2. Công suất, quy mô, kích thước.

5.2.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.2.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.2.1.5. Các vấn đề liên quan khác.

5.2.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

5.3. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRCNTT (nếu có)

5.3.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.3.1.1. Chức năng

5.3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước.

5.3.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.3.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.3.1.5. Các vấn đề liên quan khác...

5.3.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

(Trường hợp các hoạt động xử lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT có cùng chung công trình BVMT (như cùng hệ thống xử lý nước thải) thì chỉ mô tả một lần).

Phụ lục 4: Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM được phê duyệt hoặc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động xử lý CTRSH, CTRCNTT; nếu dày quá thì có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.

6. Hồ sơ nhân lực

6.1. Giới thiệu chung về nhân lực của cơ sở

6.2. Bảng lý lịch trích ngang của các cán bộ, công nhân viên (nêu toàn bộ những người tham gia hoặc có liên quan đến công tác chuyên môn về quản lý CTNH và bảo vệ môi trường)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Kinh nghiệm

Chức vụ

Nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 5: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc về trình độ quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

7. Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị

7.1. Quy trình vận hành an toàn của (tên phương tiện/thiết bị)

7.1.1. Mục tiêu

7.1.2. Phạm vi áp dụng

7.1.3. Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị vận hành

- Xác định nguy cơ/rủi ro

- Trang bị bảo hộ lao động

- Dụng cụ, thiết bị cần thiết

- Quy trình, thao tác vận hành chuẩn

- Kết thúc vận hành

7.1.4. Quy trình và tần suất bảo trì

7.2. Quy trình vận hành an toàn của...

Phụ lục 6: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành an toàn của các phương tiện/thiết bị (phải ghi chú vị trí đặt bản)

8. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (tại cơ sở xử lý và các trạm trung chuyển)

8.1. Chương trình quản lý môi trường

8.1.1. Mục tiêu

8.1.2. Tổ chức nhân sự

8.1.3. Kế hoạch quản lý (kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo báo cáo ĐTM hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương)

8.2. Quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (trình bày cho từng công trình đã lập hồ sơ kỹ thuật tại Mục 5 theo cấu trúc tương tự hồ sơ tại Mục 7 Phụ lục này)

8.3. Kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình

9. Kinh phí hàng năm

Phụ lục 7: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản)

9. Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

9.1. Chương trình giám sát môi trường được điều chỉnh so với báo cáo ĐTM được phê duyệt (nếu có) như sau :

9.1.1. Giám sát môi trường lao động trong các nhà xưởng (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ, sơ chế)

9.1.2. Giám sát môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ, sơ chế)

9.1.3. Giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

9.1.4. Giám sát nước thải (đầu vào và đầu ra) (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

9.1.5. Giám sát khí thải (không áp dụng đối với trạm trung chuyển CTNH)

9.1.6. Giám sát khác

Chú ý: Không bắt buộc giám sát định kỳ đối với thông số dioxin/furan theo quy định tại các QCKTMT hiện hành trừ trường hợp xử lý CTNH có các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH hoặc các trường hợp đặc biệt khác do cơ quan cấp phép yêu cầu.

9.2. Giám sát vận hành xử lý chất thải

Giám sát vận hành xử lý chất thải (ví dụ: Nhiệt độ, lượng ôxi, tốc độ nạp CTNH, công suất xử lý,…)

9.3. Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: Các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với QCKTMT về ngưỡng CTNH và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan,....)

(Từng hợp phần của chương trình giám sát nêu trên phải trình bày đầy đủ các thông tin sau: Vị trí giám sát; thông số giám sát; tần suất giám sát; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh; mô tả quy trình thực hiện)

9.4. Hệ thống quan trắc môi trường tự động (nếu có)

Phụ lục 8: Bảng tóm tắt chương trình giám sát; sơ đồ vị trí lấy mẫu...

10. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên

10.1. Trang bị bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động

10.1.1. Trang bị bảo hộ lao động

TT

Trang bị

Xuất xứ

Số lượng

Tính năng/trường hợp, điều kiện sử dụng

 

 

 

 

 

10.1.2. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác

10.2. Các thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình lao động

10.3. Chăm sóc sức khỏe (kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm; việc tổ chức uống sữa tẩy độc thường xuyên; chính sách về bảo hiểm, y tế, chế độ đối với bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ mới nhất của cán bộ công nhân viên)

10.4. Các vấn đề liên quan khác...

Phụ lục 9: Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản)

11. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

(Lưu ý cần phân biệt sự cố ở các khâu khác nhau như trên đường vận chuyển, tại trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải)

11.1. Mục tiêu

11.2. Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố (xác định các ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống khẩn cấp, liệt kê theo thứ tự ưu tiên)

11.3. Phân tích các kịch bản sự cố có thể xảy ra

TT

Sự cố

Ở khâu

Nguyên nhân

Tác động có thể

 

 

 

 

 

11.4. Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố

11.4.1. Biện pháp, quy trình về quản lý

11.4.2. Biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị

TT

Loại trang thiết bị/biện pháp

Số lượng

Đặc điểm, chức năng

Vị trí

 

 

 

 

 

11.5. Quy trình ứng phó khẩn cấp

11.5.1. Đối với sự cố cháy, nổ

a) Phạm vi áp dụng

b) Nội dung quy trình các bước ứng phó

c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (nêu rõ địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các bên liên quan như ban quản lý cơ sở, các cơ quan chức năng về môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...; nêu rõ phương án, địa điểm cấp cứu người)

11.5.2. Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn

11.5.3. Đối với tai nạn lao động

11.5.4. Đối với tai nạn giao thông

11.5.5. Đối với (các sự cố khác...).

11.6. Tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận (trong những tình huống nào thì phải sơ tán và tổ chức sơ tán như thế nào)

11.7. Biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố (đối với ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm; môi trường đất; môi trường không khí; quản lý chất thải phát sinh do sự cố)

11.8. Kinh phí dự phòng và bảo hiểm

Phụ lục 10: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản)

12. Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên

12.1. Mô tả các nội dung đào tạo, tập huấn

12.1.1. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT.

12.1.2. Vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị

12.1.3. Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (cần đề cập cả nội dung quản lý CTNH như nhận biết, phân loại, lưu giữ, xử lý...)

12.1.4. An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

12.1.5. Phòng ngừa và ứng phó sự cố

12.1.6. Các nội dung khác.

12.2. Các đối tượng (cán bộ, công nhân viên) cần được đào tạo

12.3. Tổ chức thực hiện

TT

(Nhóm) đối tượng

Nội dung đào tạo

Đơn vị/địa điểm tổ chức đào tạo

Thời gian-Tần suất thực hiện

 

 

 

 

 

12.4. Công tác đánh giá sau đào tạo, tập huấn (cách thức, nội dung, tiêu chí đánh giá)

Phụ lục 11: Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú)

13. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển CTNH).

13.1. Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp...)

13.2. Các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép.)

13.3. Kinh phí dự phòng

14. Báo cáo các vấn đề khác trong việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế tương đương (giải trình các điểm thay đổi so với báo cáo ĐTM).

B.2. Bộ hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.2 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

1. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã lập trong Bộ hồ sơ đăng ký (trong thời gian 01 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc điều chỉnh; trừ trường hợp đăng ký cấp lại trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp phép gần nhất thì không phải báo cáo), bao gồm:

1.1. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

1.2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

1.3. Thực hiện kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

1.4. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố.

1.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm

2. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận, xử lý vi phạm (nếu có) liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (trong thời gian 03 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh).

B.3. Bộ hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, giấy tờ trình bày theo cấu trúc như sau:

Đối với các hồ sơ, giấy tờ nêu từ Mục 1 đến 14 trong Phần B.1: Chỉ trình bày những nội dung cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

Các hồ sơ, giấy tờ đặc trưng cho việc đăng ký điều chỉnh Giấy phép bao gồm:

15. Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung.

16. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã lập trong Bộ hồ sơ đăng ký (trong thời gian 01 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc điều chỉnh; trừ trường hợp đăng ký cấp điều chỉnh trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp lần đầu thì không phải báo cáo), bao gồm:

16.1. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

16.2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

16.3. Thực hiện kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

16.4. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

16.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm

17. Bản sao tất cả các biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận, xử lý vi phạm (nếu có) liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (trong thời gian từ thời điểm được cấp phép gần nhất đến trước thời điểm đăng ký cấp điều chỉnh).

Lưu ý:

- Đối với bộ hồ sơ được nộp lại sau khi sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn của cơ quan cấp phép thì phải gửi kèm theo một bản giải trình cụ thể các điểm sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân muốn đổi bộ hồ sơ kèm theo các Giấy phép đã được cấp thì lập hồ sơ như cấp lần đầu cho cơ quan cấp phép xem xét khi cấp lại, điều chỉnh Giấy phép.

11. Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận theo quy định), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn..

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế

Bước 3: Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định

- Tổng cục Môi trường thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan và báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định, kiểm tra thực tế như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, Tổng cục Môi trường báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tuyến sang Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu các nguồn chất thải phát sinh của dự án, cơ sở để đánh giá (trường hợp cần thiết tiến hành lấy và phân tích mẫu tổ hợp để đánh giá). Kinh phí lấy, phân tích mẫu được lấy từ nguồn thu phí cấp Giấy xác nhận; trường hợp lấy mẫu tổ hợp kinh phí sẽ do tổ chức, cá nhân chi trả. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản.

Đối với các dự án mới, quy trình cấp Giấy xác nhận được thay thế quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (Giấy xác nhận thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường).

Đối với các dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại có công đoạn sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, quy trình cấp Giấy xác nhận được lồng ghép với quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (Giấy xác nhận được cấp đồng thời với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

Thời hạn thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời (Thời hạn không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và phân tích mẫu chất thải):

- Thời hạn cấp mới Giấy xác nhận là 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

 -Thời hạn cấp Giấy xác nhận đối với trường hợp dự án vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc văn bản không chấp thuận việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

h) Phí, lệ phí: Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

i) Các mẫu văn bản

- Văn bản đề nghị (Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm (Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu thực hiện:

+ Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành;

+ Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

- Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

+ Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

+ Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

+ Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

(Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

….(1)….

______

Số: ...

V/v Đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chúng tôi là (1): ...........................................................................................................

Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:...; Ngày cấp:...; Nơi cấp:…..           

2. Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

3. Địa điểm cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu: ...................................................................

4. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của (1): .....................................................

Số điện thoại:.. ....................... ; Fax............................... ; Email ......................................

5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các hồ sơ, tài liệu sau đây:

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của cơ sở;

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.

6. Khối lượng phế liệu nhập khẩu:

STT

Loại phế liệu nhập khẩu

Khối lượng phế liệu (tấn/năm)

Tên phế liệu

Mã HS

Sử dụng theo công suất thiết kế

Đề nghị được phép nhập khẩu

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra và cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho (1)./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

 (Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa của báo cáo

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng... năm...

 

 

Ghi chú:

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

 

2b. Cấu trúc và nội dung của báo cáo

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU

Chương 1

CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

1. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị:

Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ...; Ngày cấp:..; Nơi cấp:....

2. Địa chỉ trụ sở chính: …….

3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).

4. Tên người liên hệ: ...; Chức vụ:...; Điện thoại:...; Fax:...; Email:...

5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Giấy xác nhận) số .... ngày ....của ...(nếu có).

II. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

1. Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường:

2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).

3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:

a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: Loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích chất thải đi kèm phế liệu.

b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau: Tên phế liệu; loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu; kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu; những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu; mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.

4. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu:

a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng kho; tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu; Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng bãi; tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu; nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau: Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu; khu vực lưu giữ chất thải phát sinh; phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại); phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất; các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.

d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau: Công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý...); một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có); khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải; các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,...); hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).

đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, TIÊU HỦY ĐỐI VỚI LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOẶC KHÔNG THỂ TÁI XUẤT

1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.

- Cách thức vận chuyển.

- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.

- Dự kiến tỷ lệ sản phẩm thu được sau khi xử lý.

- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).

2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.

- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.

- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.

IV. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (KHÔNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN MỚI)

1. Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã nhập khẩu Giấy xác nhận;

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã sử dụng phục vụ quá trình sản xuất; khối lượng còn tồn lưu đến thời điểm báo cáo;

- Khối lượng sản phẩm đã sản xuất được từ phế liệu nhập khẩu; tỷ lệ sử dụng phế liệu nhập khẩu vào quy trình sản xuất.

2. Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng đối với cơ sở trong thời gian có Giấy xác nhận: Báo cáo chi tiết từng đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở; kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan (như: biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra; các quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm (nếu có).

3. Đánh giá nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu; sự đáp ứng về khối lượng, chất lượng phế liệu trong nước có thể sử dụng để thay thế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; kế hoạch triển khai thực hiện của cơ sở.

 

Chương 2

CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ

 

1. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thử nghiệm: Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu phải báo cáo các công trình bảo vệ môi trường hoàn thành theo quy định (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên); phải đáp ứng các yêu cầu, thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và kèm theo các hồ sơ quy định tại Mẫu số 09 và Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thương mại (thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường): Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm; thực hiện báo cáo đầy đủ, chi tiết các nội dung, công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên), kèm theo hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Mẫu số 11 và Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đối với trường hợp xin cấp lại Giấy xác nhận: tổ chức, cá nhân phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả, sự đáp ứng của các công trình bảo vệ môi trường hiện hữu; trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đã xuống cấp hoặc không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các biện pháp cải tạo, nâng cấp công trình đó theo quy định. Các công trình bảo vệ môi trường (kể cả các công trình đã được cải tạo, nâng cấp, nâng công suất xử lý chất thải) đã hoàn thành phải được báo cáo đầy đủ, chi tiết theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Nghị định này. Đối với công trình bảo vệ môi trường cải thiện, bổ sung theo hướng tốt hơn cho môi trường thì không phải thực hiện lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và được điều chỉnh, bổ sung trong Giấy xác nhận.

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phụ lục

(Đính kèm các phụ lục, các hồ sơ về bảo vệ môi trường có liên quan)

 

Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm
(Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

….(1)….

______

Số: ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

                                      

BẢN CAM KẾT

Về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu: .........................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ...; Điện thoại:...; Fax: ...; Email: ...................................................

3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu: ..............................

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ... ngày ..; Cơ quan cấp ... (nếu có).

II. THÔNG TIN VỀ PHẾ LIỆU DỰ KIẾN NHẬP KHẨU

TT

Loại phế liệu nhập khẩu

Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)

Tên phế liệu

Mã HS

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

III. NỘI DUNG CAM KẾT

1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường quy định.

2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.

4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.

5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả vi phạm.

6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:

- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.

- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.

- Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ....;

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

12. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận theo quy định), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế

Bước 3: Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định

- Tổng cục Môi trường thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan và báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định, kiểm tra thực tế như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, Tổng cục Môi trường báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tuyến sang Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu các nguồn chất thải phát sinh của dự án, cơ sở để đánh giá (trường hợp cần thiết tiến hành lấy và phân tích mẫu tổ hợp để đánh giá). Kinh phí lấy, phân tích mẫu được lấy từ nguồn thu phí cấp Giấy xác nhận; trường hợp lấy mẫu tổ hợp kinh phí sẽ do tổ chức, cá nhân chi trả. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản.

Đối với các dự án mới, quy trình cấp Giấy xác nhận được thay thế quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (Giấy xác nhận thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường).

Đối với các dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại có công đoạn sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, quy trình cấp Giấy xác nhận được lồng ghép với quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (Giấy xác nhận được cấp đồng thời với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

Thời hạn thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời (Thời hạn không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và phân tích mẫu chất thải):

- Thời hạn cấp mới Giấy xác nhận là 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc văn bản không chấp thuận việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

h) Phí, lệ phí: Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

i) Các mẫu văn bản

- Văn bản đề nghị (Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm (Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu thực hiện:

+ Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành;

+ Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

- Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

+ Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

+ Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

+ Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

(Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

…(1)….

___

Số: ...

V/v Đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chúng tôi là (1): ..........................................................................................................

Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:...; Ngày cấp:...; Nơi cấp:… 

2. Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................................

3. Địa điểm cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu: ..................................................................

4. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của (1): ..........................................................

Số điện thoại:.. ....................... ; Fax.......................... ;... Email ..................................

5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các hồ sơ, tài liệu sau đây:

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của cơ sở;

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.

6. Khối lượng phế liệu nhập khẩu:

STT

Loại phế liệu nhập khẩu

Khối lượng phế liệu (tấn/năm)

Tên phế liệu

Mã HS

Sử dụng theo công suất thiết kế

Đề nghị được phép nhập khẩu

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra và cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho (1)./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

 

Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

(Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa của báo cáo

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONGNHẬP KHẨU PH Ế LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng... năm...

 

Ghi chú:

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

2b. Cấu trúc và nội dung của báo cáo

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU

Chương 1

CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ......................................................................................

Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ...Ngày cấp:..; Nơi cấp:....

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................................

3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).

4. Tên người liên hệ: .................. ; Chức vụ:...; Điện thoại:...; Fax:...; Email:...

5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Giấy xác nhận) số…. ngày ....của.....(nếu có).

II. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

1. Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường:

2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).

3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:

a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: Loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích chất thải đi kèm phế liệu.

b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau: Tên phế liệu; loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu; kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu; những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu; mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.

4. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu:

a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng kho; tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu; Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng bãi; tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu; nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau: Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu; khu vực lưu giữ chất thải phát sinh; phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại); phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất; các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.

d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau: Công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý...); một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có); khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải; các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,...); hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).

đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, TIÊU HỦY ĐỐI VỚI LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOẶC KHÔNG THỂ TÁI XUẤT

1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.

- Cách thức vận chuyển.

- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.

- Dự kiến tỷ lệ sản phẩm thu được sau khi xử lý.

- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).

2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.

- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.

- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.

IV. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (KHÔNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN MỚI)

1. Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã nhập khẩu Giấy xác nhận;

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã sử dụng phục vụ quá trình sản xuất; khối lượng còn tồn lưu đến thời điểm báo cáo;

- Khối lượng sản phẩm đã sản xuất được từ phế liệu nhập khẩu; tỷ lệ sử dụng phế liệu nhập khẩu vào quy trình sản xuất.

2. Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng đối với cơ sở trong thời gian có Giấy xác nhận: Báo cáo chi tiết từng đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở; kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan (như: biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra; các quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm (nếu có).

3. Đánh giá nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu; sự đáp ứng về khối lượng, chất lượng phế liệu trong nước có thể sử dụng để thay thế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; kế hoạch triển khai thực hiện của cơ sở.

Chương 2

CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ

1. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thử nghiệm: Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu phải báo cáo các công trình bảo vệ môi trường hoàn thành theo quy định (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên); phải đáp ứng các yêu cầu, thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và kèm theo các hồ sơ quy định tại Mẫu số 09 và Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thương mại (thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường): Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm; thực hiện báo cáo đầy đủ, chi tiết các nội dung, công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên), kèm theo hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Mẫu số 11 và Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đối với trường hợp xin cấp lại Giấy xác nhận: tổ chức, cá nhân phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả, sự đáp ứng của các công trình bảo vệ môi trường hiện hữu; trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đã xuống cấp hoặc không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các biện pháp cải tạo, nâng cấp công trình đó theo quy định. Các công trình bảo vệ môi trường (kể cả các công trình đã được cải tạo, nâng cấp, nâng công suất xử lý chất thải) đã hoàn thành phải được báo cáo đầy đủ, chi tiết theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Nghị định này. Đối với công trình bảo vệ môi trường cải thiện, bổ sung theo hướng tốt hơn cho môi trường thì không phải thực hiện lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và được điều chỉnh, bổ sung trong Giấy xác nhận.

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phụ lục

(Đính kèm các phụ lục, các hồ sơ về bảo vệ môi trường có liên quan)

 

Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm
(Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

….(1)….

_____

Số: ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

                                 

BẢN CAM KẾT

Về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu: .........................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ...; Điện thoại:...; Fax: ...; Email: ...................................................

3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu: ..............................

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ... ngày ...; Cơ quan cấp ... (nếu có).

II. THÔNG TIN VỀ PHẾ LIỆU DỰ KIẾN NHẬP KHẨU

TT

Loại phế liệu nhập khẩu

Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)

Tên phế liệu

Mã HS

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

III. NỘI DUNG CAM KẾT

1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường quy định.

2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.

4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.

5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả vi phạm.

6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:

- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.

- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.

- Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ....;

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

13. Cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận theo quy định) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.

Bước 3: Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định

- Tổng cục Môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Sau khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.monre.gov.vn.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tuyến sang Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu các nguồn chất thải phát sinh của dự án, cơ sở để đánh giá (trường hợp cần thiết tiến hành lấy và phân tích mẫu tổ hợp để đánh giá). Kinh phí lấy, phân tích mẫu được lấy từ nguồn thu phí cấp Giấy xác nhận; trường hợp lấy mẫu tổ hợp kinh phí sẽ do tổ chức, cá nhân chi trả. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

 -Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);

- Bản sao văn bản đánh giá về nhu cầu sử dụng từng loại phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước và việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của bộ quản lý ngành liên quan đến sử dụng phế liệu nhập khẩu;

- Bản sao kết quả phân tích các thông số môi trường của mẫu phế liệu đề nghị nhập khẩu để thử nghiệm do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật thực hiện hoặc kết quả của tổ chức thử nghiệm, giám định, chứng nhận quốc tế thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về chất lượng phế liệu nhập khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết

Thời hạn thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời: 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (Thời hạn nêu trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và phân tích mẫu chất thải).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Văn bản trả lời của Thủ tướng Chính phủ;

- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc văn bản không chấp thuận việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

h) Phí, lệ phí: Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

i) Tên các mẫu đơn

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện cấp phép

- Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu

+ Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

• Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

• Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

• Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

+ Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

• Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

• Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

• Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

- Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

- Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

- Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

- Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

 - Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.

Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).

- Ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

(Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

….(1)….

_______

Số: ...

V/v Đề nghị nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ....................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................

Số điện thoại:............................ ;... Fax: ................................. ; Email: ….

3. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân: ...

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số ... ngày .. tháng ... năm ....; cơ quan cấp.... (nếu có).

5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các hồ sơ, tài liệu sau đây:

- Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

- Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

- Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của cơ sở (nếu có);

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

- Bản sao văn bản đánh giá về nhu cầu sử dụng từng loại phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước và việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của bộ quản lý ngành liên quan đến sử dụng phế liệu nhập khẩu;

- Bản sao kết quả phân tích mẫu phế liệu để thử nghiệm do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận thực hiện;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về chất lượng phế liệu nhập khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

6. Loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu:

TT

Tên phế liệu nhập khẩu

Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời gian thử nghiệm (tấn)

1

 

 

2

 

 

 

 

 

 

7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép (1) nhập khẩu (2) để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …;

- Lưu,...

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị;

(2) Tên loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.

Mẫu Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

(Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa của báo cáo

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng... năm...

 

 

Ghi chú:

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

2b. Cấu trúc và nội dung của báo cáo

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU

Chương 1

CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

 

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị:

Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ...; Ngày cấp:..; Nơi cấp:....

2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).

4. Tên người liên hệ: ...; Chức vụ:...; Điện thoại:...; Fax:...; Email:...

5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Giấy xác nhận) số ....ngày ....của ...(nếu có).

II. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

1. Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường:

2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).

3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:

a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: Loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích chất thải đi kèm phế liệu.

b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau: Tên phế liệu; loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu; kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu; những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu; mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.

4. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu:

a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng kho; tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu; Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: Tình trạng bãi; tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu; nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu; sự đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có; phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.

c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau: Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu; khu vực lưu giữ chất thải phát sinh; phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại); phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất; các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.

d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau: Công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý...); một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có); khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải; các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,...); hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).

đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, TIÊU HỦY ĐỐI VỚI LO HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOẶC KHÔNG THỂ TÁI XUẤT

1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.

- Cách thức vận chuyển.

- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.

- Dự kiến tỷ lệ sản phẩm thu được sau khi xử lý.

- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).

2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.

- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.

- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.

IV. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (KHÔNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI Dự ÁN MỚI)

1. Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã nhập khẩu Giấy xác nhận;

- Khối lượng, chủng loại phế liệu đã sử dụng phục vụ quá trình sản xuất; khối lượng còn tồn lưu đến thời điểm báo cáo;

- Khối lượng sản phẩm đã sản xuất được từ phế liệu nhập khẩu; tỷ lệ sử dụng phế liệu nhập khẩu vào quy trình sản xuất.

2. Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng đối với cơ sở trong thời gian có Giấy xác nhận: Báo cáo chi tiết từng đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở; kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan (như: biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra; các quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm (nếu có).

3. Đánh giá nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu nhập khẩu; sự đáp ứng về khối lượng, chất lượng phế liệu trong nước có thể sử dụng để thay thế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; kế hoạch triển khai thực hiện của cơ sở.

Chương 2

CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ

1. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thử nghiệm: Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu phải báo cáo các công trình bảo vệ môi trường hoàn thành theo quy định (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên); phải đáp ứng các yêu cầu, thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và kèm theo các hồ sơ quy định tại Mẫu số 09 và Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với trường hợp xin cấp Giấy xác nhận để dự án vào vận hành thương mại (thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường): Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm; thực hiện báo cáo đầy đủ, chi tiết các nội dung, công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành (ngoài các công trình đã được báo cáo tại Chương 1 nêu trên), kèm theo hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Mẫu số 11 và Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đối với trường hợp xin cấp lại Giấy xác nhận: tổ chức, cá nhân phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả, sự đáp ứng của các công trình bảo vệ môi trường hiện hữu; trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đã xuống cấp hoặc không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các biện pháp cải tạo, nâng cấp công trình đó theo quy định. Các công trình bảo vệ môi trường (kể cả các công trình đã được cải tạo, nâng cấp, nâng công suất xử lý chất thải) đã hoàn thành phải được báo cáo đầy đủ, chi tiết theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Nghị định này. Đối với công trình bảo vệ môi trường cải thiện, bổ sung theo hướng tốt hơn cho môi trường thì không phải thực hiện lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và được điều chỉnh, bổ sung trong Giấy xác nhận.

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phụ lục

(Đính kèm các phụ lục, các hồ sơ về bảo vệ môi trường có liên quan)

14. Chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Kiểm tra thực tế tại tổ chức đăng ký và ký biên bản kiểm tra

- Cơ quan cấp phép thành lập đoàn đánh giá, đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị giám định phế liệu.

- Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản kiểm tra.

Bước 4. Tổ chức đăng ký hoàn thiện hồ sơ và yêu cầu được nêu tại biên bản kiểm tra.

Bước 5. Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức đăng ký sau khi đã hoàn thiện: Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu tại Biên bản kiểm tra, đánh giá thực tế, Công ty gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chỉ định.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ đăng ký cấp chỉ định tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu khẩu bao gồm đơn đăng ký theo mẫu tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc sau:

(1) Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý

(1.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định

(1.2) Danh sách giám định viên, chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

(1.3) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn tham chiếu

(1.4) Quy trình, thủ tục giám định tương ứng với chủng loại phế liệu đăng ký chỉ định

(1.5.) Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực giám định theo TCVN 17020:2012 hoặc hồ sơ chứng minh hệ thống quản lý và năng lực đáp ứng TCVN 17020:2012 (nếu có)

(1.6) Mẫu chứng thư giám định

(1.7) Giấy chứng nhận đăng kí dấu nghiệp vụ đối với hoạt động giám định thương mại

(1.8) Các quy định nội bộ và các biểu mẫu khác, ví dụ như: tiếp nhận hồ sơ, xử lý hiện trường, biên bản lấy mẫu, biên bản giao mẫu, phiếu yêu cầu phân tích, thử nghiệm, phiếu nhận kết quả, ban hành chứng thư, quản lý thông tin... (nếu có)

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn tiếp nhận và soát xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Thời hạn tổ chức thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại tổ chức đăng ký, kiểm tra thực tế tại tổ chức đăng ký, hoàn thiện và ký biên bản kiểm tra: 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;

- Tổ chức đăng ký hoàn thiện hồ sơ và yêu cầu được nêu tại biên bản kiểm tra: 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế;

- Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức đăng ký sau khi đã hoàn thiện, soạn thảo Quyết định chỉ định hoặc văn bản trả kết quả nếu không đảm bảo yêu cầu: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu/ Văn bản trả hồ sơ do không đủ điều kiện được chỉ định

h) Phí, lệ phí: Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu đơn đăng ký chỉ định tổ chức giám định (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu Danh sách giám định viên, chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn tham chiếu (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Điều kiện về cơ sở pháp lý:

+ Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành.

- Điều kiện về nhân lực: Có ít nhất 04 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:

+ Có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa giám định;

+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;

+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học), trong đó có 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực giám định đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP.

- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu đơn đăng ký chỉ định tổ chức giám định

(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..., ngày...tháng...năm...

ĐƠN ĐĂnG KÝ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tên tổ chức:..................................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:..............................................................................................................

Điện thoại: .............................. Fax:... ....................... E-mail:............................................

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng đầu tư số:....  cơ quan cấp: ..... cấp ngày ..... tại……   

4. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định số ....cơ quan cấp: …cấp ngày…

5. Hồ sơ kèm theo:

- ……………………………

- ……………………………

6. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định thực hiện hoạt động giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (nêu cụ thể tên chủng loại phế liệu và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng)1.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động giám định đối với các chủng loại phế liệu....

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nêu trên./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)

 

_______________

1 Đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp nào thì ghi hoạt động đó (ví dụ: Đăng ký chỉ định chứng nhận thì ghi chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận)

Mẫu Danh sách giám định viên, chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

(Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC: …..

______ 

 

 

DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý

Kinh nghiệm công tác (ghi số năm)

Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi số cuộc)

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tên tổ chức).... gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.

 

....... , ngày......... tháng........... năm...........

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)

 

_____________________

1 Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó

Mẫu Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn tham chiếu

(Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC: …..

______ 

 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH1

TT

Tên tài liệu

Mã số

Hiệu lực từ

Cơ quan ban hành

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tên tổ chức).... gửi kèm theo quy trình, thủ tục giám định đã được phê duyệt và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.

 

....... , ngày......... tháng........... năm...........

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)

 

___________________

1 Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó

15. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

Tổ chức gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Thẩm định và chứng nhận

- Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận theo đường bưu điện trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;

- Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của cơ quan thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định;

- Cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá).

- Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

+ Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị Chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

- Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định trong trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định:

+ Cơ quan thẩm định thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư này;

+ Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp cơ quan thẩm định đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;

+ Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức;

+ Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá, xem xét trên hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp;

+ Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020.

- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1/Mẫu số 3/Mẫu số 4 tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc

- Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên toàn quốc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Mẫu số 10 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT).

- Văn bản thông báo về việc không cấp Giấy chứng nhận.

h) Phí, lệ phí

- Phí thẩm định hồ sơ: theo quy định của Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020;

- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- Hồ sơ năng lực của Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

+ Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

+ Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

+ Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

+ Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

+ Người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

+ quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có trụ sở, diện tích làm việc để thực hiện hoạt động phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23/4/2015' của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận

- Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 ban hành quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường....

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 Quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

     , ngày... tháng....năm ....

PHIẾU ĐĂNG KÝ

THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .........................................................................................

Địa chỉ:................................................... Thông tin liên hệ:...............................................

Chúng tôi đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính sau đây (đánh dấu X vào ô thích hợp):

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục gia hạn Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục điều chỉnh Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

 

Chúng tôi gửi kèm theo phiếu này là 02 bộ hồ sơ theo yêu cầu. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng... năm 2020./.

 

XÁC NHẬN CỦA VĂN PHÒNG TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký và đóng dấu)

 

 

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Môi trường.

Căn cứ Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày...tháng.... năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

1. Tên tổ chức:.............

2. Người đại diện: ………..Chức vụ: ...........................

3. Địa chỉ:        

4. Số điện thoại: ........  Số fax:            ……..

Địa chỉ Email:   

5. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:

a) Quan trắc hiện trường:□

b) Phân tích môi trường:□

6. Phạm vi, thành phần môi trường đề nghị chứng nhận:

a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Nước mặt:

- Nước thải:

- Nước dưới đất:

- Nước mưa:

- Phóng xạ trong nước:

- Nước biển:

- Khác:..........................

 

 

b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Không khí xung quanh:              □

- Khí thải:                                                □

- Phóng xạ trong không khí:                     □

- Khác:...........................................................................................................................

c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

g) Đa dạng sinh học (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

7. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, gồm:

- ………………………..

- ……………………..

- ……………………..

- ……………………..

(Tên tổ chức) ....................................................  cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.

Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.

Tổ chức sẵn sàng được đánh giá kể từ ngày........... tháng........... năm............

Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại mục 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

 

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: .............................. Số Fax:......................................................................

Địa chỉ Email:................................................... Website:..................................................

II. Cơ quan chủ quản

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ................................... Số Fax:..................................................................

Địa chỉ Email:................................................... Website:..................................................

III. Lãnh đạo đơn vị

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: .............................. Số Fax:......................................................................

Địa chỉ Email:...............................................................................................................

IV. Người liên lạc

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: .............................. Số Fax:......................................................................

Địa chỉ Email:.........................................................................................................

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cáo nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan)).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ...................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm   %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm  %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính

kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm

tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ:  °C ±   °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

+ Điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường

a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:

TT

Tên thông số

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Lấy và bảo quản mẫu:

TT

Tên thông số/Loại mẫu

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:                                                              Có □ Không □

- Tổng diện tích: ......... m2;

+ Phòng làm việc: ...... m2;

+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................... m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ............. m2;

+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu: .............. m2;

+ Khu phụ trợ:......... m2.

6. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng

- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □

- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)                                           □

II. Lĩnh vực phân tích môi trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ....................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm   %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %

2. Nhân sự

- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)

3. Tiện nghi và môi trường

- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.

- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

4. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/ nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:          Có □ Không □

- Tổng diện tích: .......... m2;

+ Phòng làm việc: ........... m2;

+ Phòng xử lý và phân tích mẫu: ................ m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ................ m2;

+ Kho chứa mẫu: ............ m2;

+ Kho hóa chất: .......... m2;

+ Phòng đặt cân: ............ m2;

+ Khu phụ trợ:............. m2.

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).

7. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng                                                                                  □

- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất                    □

- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ  □

- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng □

- Danh mục các tài liệu liên quan khác:

8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:

Có □                                      Chưa □

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)

 

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

16. Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

Tổ chức gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Thẩm định và chứng nhận

- Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận theo đường bưu điện trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;

- Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của cơ quan thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định;

- Cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá).

- Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

+ Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị Chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

- Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định trong trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định:

+ Cơ quan thẩm định thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư này;

+ Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp cơ quan thẩm định đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;

+ Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức;

+ Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá, xem xét trên hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp;

+ Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020.

- 01 bản chính văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1/Mẫu số 3/Mẫu số 4 tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên toàn quốc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Mẫu số 10 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT).

- Văn bản thông báo về việc không cấp Giấy chứng nhận.

h) Phí, lệ phí

- Phí thẩm định hồ sơ: theo quy định của Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020;

- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- Hồ sơ năng lực của Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

+ Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

+ Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

+ Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

+ Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

+ Người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có trụ sở, diện tích làm việc để thực hiện hoạt động phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận

- Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 ban hành quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường....

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 Quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

     , ngày... tháng... năm ....

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ

THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .........................................................................................

Địa chỉ:................................................... Thông tin liên hệ:...............................................

Chúng tôi đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính sau đây (đánh dấu X vào ô thích hợp):

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục gia hạn Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục điều chỉnh Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

 

Chúng tôi gửi kèm theo phiếu này là 02 bộ hồ sơ theo yêu cầu. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số…/QĐ-BTNMT ngày … tháng…. năm 2020./.

 

XÁC NHẬN CỦA VĂN PHÒNG TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

 (Ký và đóng dấu)

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký và đóng dấu)

 

Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC Môi TRƯỜNG
Kính gửi: Tổng cục Môi trường.

 

Căn cứ Nghị định số ...... /2014/NĐ-CP ngày.................... tháng.............. năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

1. Tên tổ chức:................................................................................................................

2. Người đại diện:.................................. Chức vụ:...........................................................

3. Địa chỉ:........................................................................................................................

4. Số điện thoại:....... Số fax: ............

Địa chỉ Email:..................................................................................................................

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số: ..... ngày.... tháng … năm.....

6. Có hiệu lực đến: Ngày.... tháng.......... năm..........

7. Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm:

- ……………;

- ………………..;

(Tên tổ chức) ……… cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.

Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.

Tổ chức sẵn sàng được đánh giá lại kể từ ngày.......... tháng............. năm............

Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, gia hạn./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại mục 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

 

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

 

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: .................. Số Fax: ......

Địa chỉ Email: ............................................. Website:.......................................................

II. Cơ quan chủ quản

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ..................................... Số Fax:...............................................................

Địa chỉ Email:.............................................. Website:.......................................................

III. Lãnh đạo đơn vị

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ................... Số Fax: .....

Địa chỉ Email:...............................................................................................................

IV. Người liên lạc

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ................... Số Fax: .....

Địa chỉ Email:..........................................................................................................

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cáo nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan)).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ...................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm   %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm   %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính

kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm

tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

+ Điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:

TT

Tên thông số

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Lấy và bảo quản mẫu:

TT

Tên thông số/Loại mẫu

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc: Có □ Không □

- Tổng diện tích: ......... m2;

+ Phòng làm việc: ...... m2;

+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................... m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ:.............. m2;

+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu: .............. m2;

+ Khu phụ trợ:......... m2.

6. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng

- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □

- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)                                          □

II. Lĩnh vực phân tích môi trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ...................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %

2. Nhân sự

- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)

3. Tiện nghi và môi trường

- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.

- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

4. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/ nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:          Có □ Không □

- Tổng diện tích: .......... m2;

+ Phòng làm việc: ........... m2;

+ Phòng xử lý và phân tích mẫu: ................ m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ................ m2;

+ Kho chứa mẫu: ............ m2;

+ Kho hóa chất: .......... m2;

+ Phòng đặt cân: ............ m2;

+ Khu phụ trợ:............. m2.

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).

7. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng                                                                                   □

- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất                     □

- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ □

- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng

- Danh mục các tài liệu liên quan khác:

8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:

Có □                                      Chưa□

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

17. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

Tổ chức gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Thẩm định và chứng nhận

- Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận theo đường bưu điện trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;

- Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của cơ quan thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định;

- Cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá).

- Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

+ Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị Chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

- Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định trong trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định:

+ Cơ quan thẩm định thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư này;

+ Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp cơ quan thẩm định đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;

+ Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức;

+ Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá, xem xét trên hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp;

+ Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020.

- 01 bản chính văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1/Mẫu số 3/Mẫu số 4 tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc

- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên toàn quốc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Mẫu số 10 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT).

- Văn bản thông báo về việc không cấp Giấy chứng nhận.

h) Phí, lệ phí

- Phí thẩm định hồ sơ: theo quy định của Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu phiếu đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020;

- Mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP;

- Hồ sơ năng lực của Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại điểm 4 điều 4 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

+ Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

+ Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

+ Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định

số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

+ Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

+ Người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

+ quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có trụ sở, diện tích làm việc để thực hiện hoạt động phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

- Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính-

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23/4/2015' của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận

- Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 ban hành quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường....

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 796/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2020 Quy trình thí điểm liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

     , ngày... tháng… năm ....

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ

THỰC HIỆN QUY TRÌNH LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .........................................................................................

Địa chỉ:................................................... Thông tin liên hệ:...............................................

Chúng tôi đăng ký thực hiện quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính sau đây (đánh dấu X vào ô thích hợp):

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục gia hạn Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Quy trình liên thông giải quyết thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thủ tục điều chỉnh Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

 

Chúng tôi gửi kèm theo phiếu này là 02 bộ hồ sơ theo yêu cầu. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng… năm 2020./.

 

XÁC NHẬN CỦA VĂN PHÒNG TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

 (Ký và đóng dấu)

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Môi trường.

 

Căn cứ Nghị định số........ /2014/NĐ-CP ngày................... tháng.............. năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

1. Tên tổ chức:..............................................................................................................

2. Người đại diện:.......................................... Chức vụ:.................................................

3. Địa chỉ:......................................................................................................................

4. Số điện thoại:............................ Số fax: .....

Địa chỉ Email:.................................................................................................................

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số: .... ngày ....tháng …năm… 

6. Lĩnh vực được cấp Giấy chứng nhận:

a) Quan trắc hiện trường:          □

b) Phân tích môi trường:           □

7. Lĩnh vực đề nghị điều chỉnh nội dung:

a) Quan trắc hiện trường:          □

b) Phân tích môi trường:           □

8. Phạm vi, thành phần môi trường được cấp Giấy chứng nhận:

a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Nước mặt:                            □

- Nước thải:                            □

- Nước dưới đất:                     □

- Nước mưa:                           □

- Phóng xạ trong nước:

- Nước biển:

- Khác:......................................................................................................................

b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Không khí xung quanh:

- Khí thải:

- Phóng xạ trong không khí:

- Khác:..........................................................................................................................

c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

g) Đa dạng sinh học (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

9. Phạm vi, thành phần môi trường đăng ký điều chỉnh nội dung:

a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Nước mặt                              □

- Nước thải                              □

- Nước dưới đất                      □

- Nước mưa                             □

- Phóng xạ trong nước             □

- Nước biển                             □

- Khác:......................................................................................................................

b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Không khí xung quanh:              □

- Khí thải:                                                □

- Phóng xạ trong không khí:                     □

- Khác:..........................................................................................................................

c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

g) Đa dạng sinh học (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

10. Giấy chứng nhận đã được cấp có hiệu lực đến: Ngày .... tháng.... năm….

11. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bao gồm:

- ………………….

(Tên tổ chức) ......................................................  cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.

Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.

Tổ chức sẵn sàng được đánh giá kể từ ngày........ tháng............. năm..........

Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

  Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại mục 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

TÊN TỔ CHỨC

________

Số:              

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

              , ngày… tháng …năm 20...

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: .............. Số Fax: ..........

Địa chỉ Email:.............................................. Website:.......................................................

II. Cơ quan chủ quản

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ..................................... Số Fax:...............................................................

Địa chỉ Email:.............................................. Website:.......................................................

III. Lãnh đạo đơn vị

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ................... Số Fax: .....

Địa chỉ Email:...............................................................................................................

IV. Người liên lạc

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại: ................... Số Fax: .....

Địa chỉ Email:..........................................................................................................

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cáo nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan)).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ...................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm  %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính

kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm

tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

+ Điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:

TT

Tên thông số

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Lấy và bảo quản mẫu:

TT

Tên thông số/Loại mẫu

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc: Có □ Không □

- Tổng diện tích: ......... m2;

+ Phòng làm việc: ...... m2;

+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................... m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ............. m2;

+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu: .............. m2;

+ Khu phụ trợ:......... m2.

6. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng

- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □

- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)

II. Lĩnh vực phân tích môi trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ....................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %

2. Nhân sự

- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)

3. Tiện nghi và môi trường

- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.

- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

4. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/ nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:          Có □ Không □

- Tổng diện tích: .......... m2;

+ Phòng làm việc: ........... m2;

+ Phòng xử lý và phân tích mẫu: ................ m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ................ m2;

+ Kho chứa mẫu: ............ m2;

+ Kho hóa chất: .......... m2;

+ Phòng đặt cân: ............ m2;

+ Khu phụ trợ:............. m2.

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).

7. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng                                                                                  □

- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất                    □

- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ  □

- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng □

- Danh mục các tài liệu liên quan khác:

8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:

Có □                                      Chưa□

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)

 

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

18. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ:

a) Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn giá trị (trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ), tổ chức lập và gửi 01 bản chính văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có) gửi đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ http: //dvctt.monre.gov.vn.;

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn giá trị (quá 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ), tổ chức đề nghị chứng nhận lập 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ gồm: 01 bản chính văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP; 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có) gửi đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn..

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận

a) Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn giá trị (trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ): Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. Nội dung thẩm định bao gồm việc xem xét trên hồ sơ của tổ chức;

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn giá trị (quá 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ): Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận theo đường bưu điện trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận;

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dvctt.monre.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn giá trị (trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ):

+ 01 bản chính văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có).

- Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn giá trị (quá 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ):

+ 01 bản chính văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP;

+ 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại điểm 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

d) Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn giá trị (trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ).

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà tổ chức đã gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn giá trị (quá 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT).

Văn bản thông báo không cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

h) Phí, lệ phí

- Phí thẩm định hồ sơ: theo quy định của Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

i) Tên mẫu đơn

Phụ lục 14.2.1: Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP;

Phụ lục 14.2.2: Hồ sơ năng lực của Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại điểm 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

 - Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

+ Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

+ Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

+ Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

+ Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

* Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

+ Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

+ Người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

+ Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

+ Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

+ Có quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

+ Có trụ sở làm việc để bảo đảm chất lượng công tác phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

+ Có các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận

- Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quả lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

…., ngày… tháng …năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Môi trường.

Căn cứ Nghị định số......... /2014/NĐ-CP ngày.... tháng...... năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

1. Tên tổ chức:...........................................................................................................

2. Người đại diện:........................................ Chức vụ:......................................................

3. Địa chỉ:...................................................................................................................

4. Số điện thoại:..................... Số fax: ........

Địa chỉ Email:...................................................................................................................

5. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:

a) Giấy chứng nhận đã cấp bị mất □

b) Giấy chứng nhận đã cấp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được □

6. Thông tin về Giấy chứng nhận đã được cấp:

a) Lĩnh vực được cấp chứng nhận:

- Quan trắc hiện trường □

- Phân tích môi trường □

b) Phạm vi, thành phần môi trường được cấp chứng nhận:

- Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

+ Nước mặt                            □

+ Nước thải                            □

+ Nước dưới đất                     □

+ Nước mưa                           □

+ Phóng xạ trong nước

+ Nước biển

+ Khác:..........................................................................................................................

- Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

+ Không khí xung quanh:

+ Khí thải:

+ Phóng xạ trong không khí:

+ Khác:....................................................................................................................

- Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

- Đa dạng sinh học (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

c) Số hiệu Giấy chứng nhận đã được cấp:

d) Ngày cấp:.................... Hiệu lực của Giấy chứng nhận:..........................................

đ) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận:.............................................................................

(Tên tổ chức) ...... cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.

Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.

Tổ chức sẵn sàng được đánh giá kể từ ngày......... tháng........... năm...........

Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại mục 4, điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

 

TÊN TỔ CHỨC

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

…., ngày… tháng …năm 20...

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Số điện thoại: .................. Số Fax:.......

Địa chỉ Email:................................................... Website:.................................................

II. Cơ quan chủ quản

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Số điện thoại: .................................... Số Fax:................................................................

Địa chỉ Email:................................................... Website:..................................................

III. Lãnh đạo đơn vị

Địa chỉ:...........................................................................................................................

Số điện thoại: .................................... Số Fax:.........................................................

Địa chỉ Email:............................................................................................................

IV. Người liên lạc

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Số điện thoại: ................... Số Fax:......

Địa chỉ Email:............................................................................................................

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cáo nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan)).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ...................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

X

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

+ Điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:

TT

Tên thông số

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Lấy và bảo quản mẫu:

TT

Tên thông số/Loại mẫu

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:                                                              Có □ Không □

- Tổng diện tích: ......... m2;

+ Phòng làm việc: ...... m2;

+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................... m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ............. m2;

+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu: .............. m2;

+ Khu phụ trợ:......... m2.

6. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng

- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □

- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)                                           □

II. Lĩnh vực phân tích môi trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ....................... mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)

- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):

+ Nội bộ                                  □ Chiếm %

+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %

2. Nhân sự

- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)

3. Tiện nghi và môi trường

- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.

- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:

+ Nhiệt độ:  °C ± °C

+ Độ ẩm:     % ±         %

4. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/ nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử

dụng

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc:          Có □ Không □

- Tổng diện tích: .......... m2;

+ Phòng làm việc: ........... m2;

+ Phòng xử lý và phân tích mẫu: ................ m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ................ m2;

+ Kho chứa mẫu: ............ m2;

+ Kho hóa chất: .......... m2;

+ Phòng đặt cân: ............ m2;

+ Khu phụ trợ:............. m2.

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).

7. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng                                                                                   □

- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất                     □

- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ □

- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng □

- Danh mục các tài liệu liên quan khác:

8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:

Có □                                      Chưa□

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước ít nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra để vận hành thử nghiệm:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm, Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án tiến hành kiểm tra các công trình xử lý chất thải của dự án.

- Trường hợp các công trình xử lý chất thải của dự án đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì buộc chủ dự án phải hoàn thành trước khi vận hành thử nghiệm.

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án chủ trì, phối hợp với chủ dự án để kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án trong trường hợp cần thiết.

Bước 4. Thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc vận hành thử nghiệm, Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, làm căn cứ để chủ dự án lập báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định. Căn cứ ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án dựa trên: văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm; bảng tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải (theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ), kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải được chủ dự án gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong quá trình vận hành thử nghiệm và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong quá trình vận hành thử nghiệm.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

b1) Cách thức thực hiện trong quá trình kiểm tra các công trình xử lý chất thải của dự án để vận hành thử nghiệm:

- Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ, được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- Kiểm tra thực tế dự án gồm các nội dung sau:

+ Đối với công trình xử lý nước thải: Chỉ nêu có hoặc không có các công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Chỉ nêu có hoặc không có các công trình xử lý bụi, khí thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chỉ nêu có hoặc không có các công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Chỉ nêu có hoặc không có các công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Đối với công trình quản lý chất thải khác (rác thải sinh hoạt,...): Chỉ nêu có hoặc không có các công trình quản lý chất thải khác theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Chỉ nêu có hoặc không có các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

b2) Nội dung thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án:

- Đối với công trình xử lý nước thải: Đánh giá quá trình vận hành thử nghiệm từng hệ thống xử lý nước thải của dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành; hóa chất sử dụng; hệ thống có vận hành ổn định hay không? kết quả phân tích các mẫu nước thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).

- Đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Đánh giá quá trình vận hành đối với các hệ thống xử lý bụi, khí thải của dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng hệ thống xử lý bụi, khí thải; hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý khí thải; hệ thống có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu bụi, khí thải sau xử lý có đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).

- Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: Đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?

- Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?

- Đối với công trình quản lý chất thải khác (rác thải sinh hoạt, ...): Đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?

- Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Đánh giá việc vận hành đối với các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hệ thống có vận hành ổn định hay không? các thông số kỹ thuật cơ bản của từng công trình? đánh giá các công trình này có đáp ứng yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hay không?

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

- 01 bản sao các hồ sơ quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

- 01 Bảng tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải (theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ), kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải của dự án trong quá trình vận hành thử nghiệm (thực hiện trong giai đoạn vận hành thử nghiệm).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ/Thời hạn kiểm tra các công trình xử lý chất thải của dự án: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Thời hạn có văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

- Thời hạn có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án: 05 (năm) ngày làm việc trước khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án nộp hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm;

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

h) Phí, lệ phí: Không quy định.

i) Tên các mẫu đơn

- Văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm dự án theo Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

- Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục để giám sát chất lượng nước thải, khí thải theo quy định của pháp luật;

- Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Có hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án/cơ sở

(Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

….(1)…..

________

Số: ……

V/v Thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm......................

 

Kính gửi: (2)

Chúng tôi là (1), chủ đầu tư của Dự án (3) (sau đây viết tắt là Dự án), đã được (4) phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số... ngày... tháng... năm...

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày...tháng... năm... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, chúng tôi xin gửi tới (2) kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án (Kế hoạch chi tiết xin gửi kèm theo).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong Kế hoạch vận hành thử nghiệm kèm theo văn bản này, nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, đồng thời cam kết sẽ dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Kính đề nghị (2) tổ chức kiểm tra các công trình xử lý chất thải của Dự án để (1) có căn cứ đưa (3) vào vận hành thử nghiệm theo đúng Kế hoạch./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

KẾ HOẠCH

Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án ...(3) ... (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án ...(3)...)

(Kèm theo Văn bản số:... ngày                 /.../... của (1))

1. Tên và địa điểm thực hiện Dự án:...

2. Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án: số ... ngày... tháng... năm... của...

3. Chủ dự án:.....................................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: .................................................................................................................

- Điện thoại: ............; Fax: ...........................; E-mail: ……..

- Thông tin liên hệ của đại diện chủ dự án, cán bộ phụ trách môi trường:

4. Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Báo cáo sơ bộ tình hình triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục chính của Dự án, thời điểm khởi công, thời điểm hoàn thành từng hạng mục.

5. Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:

5.1. Các công trình xử lý chất thải phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu của quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:

Liệt kê chi tiết, đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM, trong đó làm rõ về quy mô, công suất, công nghệ, thông số kỹ thuật cơ bản, quy trình vận hành của từng hạng mục công trình; các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; các biện pháp bảo vệ môi trường khác,...

5.2. Các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành phục vụ quá trình vận hành thử nghiệm (bao gồm toàn bộ hoặc từng hạng mục):

a) Công trình thu gom, xử lý nước thải:

- Các công trình thu gom, thoát nước mưa, nước thải đã xây dựng: báo cáo các thông số kỹ thuật cơ bản như: kết cấu, kích thước, vật liệu, chức năng, hướng tiêu thoát (kèm theo sơ đồ, bản vẽ tổng mặt bằng hệ thống thoát nước).

- Báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý nước thải đã xây dựng hoặc lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất, công nghệ xử lý; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành; các loại hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý; báo cáo việc lắp đặt công tơ điện riêng để theo dõi mức tiêu hao điện năng trong quá trình vận hành công trình, thiết bị.

- Bảng cân bằng nước dự kiến trong quá trình vận hành dự án: Làm rõ từng nguồn nước thải kèm theo lưu lượng phát sinh, phương án thu gom, xử lý từng nguồn thải tại các công trình, thiết bị xử lý nước thải đã hoàn thành.

- Hồ sơ bản vẽ hoàn công đối với công trình xử lý nước thải, kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với thiết bị xử lý nước thải hợp khối phải có hồ sơ lắp đặt kèm theo CO/CQ của thiết bị (trong trường hợp thiết bị được nhập khẩu nguyên khối).

b) Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:

- Báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất, công nghệ xử lý; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành, ứng phó sự cố của hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải; các loại vật liệu, hóa chất, xúc tác sử dụng trong quá trình vận hành.

- Hồ sơ bản vẽ hoàn công đối với công trình xử lý bụi, khí thải kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc phải có hồ sơ lắp đặt kèm theo CO/CQ của thiết bị (trường hợp thiết bị được nhập khẩu nguyên chiếc).

c) Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:

- Công trình lưu giữ chất thải: quy mô, kết cấu và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; hồ sơ bản vẽ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Công trình, thiết bị xử lý chất thải: báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đã được xây dựng, lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành; các loại vật liệu, hoá chất sử dụng trong quá trình vận hành. Hồ sơ bản vẽ hoàn công công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

d) Công trình quản lý chất thải khác:

Công trình xử lý, lưu giữ chất thải đã được xây dựng; quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình. Hồ sơ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

đ) Các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định):

- Mô tả từng thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục đã lắp đặt, gồm: vị trí, thông số lắp đặt; chủng loại kèm theo CO/CQ của từng thiết bị.

- Việc kết nối dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để theo dõi, giám sát.

e) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị hoặc phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trong quá trình vận hành thử nghiệm. Thuyết minh từng quy trình ứng phó sự cố đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Hồ sơ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình, thiết bị theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình ứng phó sự cố môi trường.

g) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

6. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của Dự án, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả Dự án tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

7. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch.

8. Kiến nghị (nếu có):

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án;

(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3);

(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án

Văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm dự án

(Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

 

….(1)…..

________

Số: ……

V/v Thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm....

 

Kính gửi: (2)

Căn cứ quy định tại Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày... tháng...năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm đối với Dự án (3) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (3)) của Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số... ngày..../…./... của (4), (1) thông báo kết quả như sau:

1. Đối với hệ thống xử lý nước thải: (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình xử lý nước thải theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, gồm: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành; đánh giá quy trình vận hành có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật? Đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa?)

2. Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải: (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình xử lý bụi, khí thải theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, gồm: số lượng, chủng loại, quy mô, công suất, quy trình vận hành; đánh giá quy trình vận hành có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không? Đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa?)

3. Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; đánh giá quy trình vận hành có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không? kiểm tra số lượng, quy mô các công trình lưu giữ chất thải; Đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa?)

4. Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình xử lý chất thải nguy hại của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; đánh giá quy trình vận hành có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không? kiểm tra số lượng, quy mô các công trình lưu giữ chất thải; đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa?)

5. Đối với công trình quản lý chất thải khác (rác thải sinh hoạt,...): (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình quản lý chất thải khác của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình quản lý chất thải; đánh giá quy trình vận hành có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không?kiểm tra số lượng, quy mô các công trình lưu giữ chất thải; đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa?)

6. Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: (Phần này đánh giá việc hoàn thành các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; đánh giá quy trình phòng ngừa, ứng phó sự cố có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không? đã đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng hay chưa? Việc lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và kết nối truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật)

Căn cứ kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm Dự án như nêu trên, cho thấy Dự án đã đủ điều kiện (hoặc chưa đủ điều kiện) vận hành thử nghiệm (trường hợp chưa đủ điều kiện phải nêu rõ lý do và yêu cầu cụ thể nội dung và thời hạn khắc phục đối với chủ dự án).

(1) thông báo để (2) biết, làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án;

(2) Chủ dự án;

(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án;

(4) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án

(Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

….(1)…..

________

Số: ……

V/v Thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm....

 

Kính gửi: (2)

Căn cứ quy định tại Nghị định số...................... /2019/NĐ-CP ngày............. tháng...năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đối với Dự án (3) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (3)) của Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số... ngày..../…./... của (4), (1) thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án như sau:

1. Đối với hệ thống xử lý nước thải:

(Phần này đánh giá quá trình vận hành thử nghiệm từng hệ thống xử lý nước thải của Dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành; hóa chất sử dụng; hệ thống có vận hành ổn định hay không? kết quả phân tích các mẫu nước thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục do (2) truyền về (nếu có))

2/ Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải:

(Phần này đánh giá quá trình vận hành đối với các hệ thống xử lý bụi, khí thải của Dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng hệ thống xử lý bụi, khí thải; hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý khí thải; hệ thống có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu bụi, khí thải sau xử lý có đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục do (2) truyền về (nếu có))

3. Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:

(Phần này đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của Dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?)

4. Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại:

(Phần này đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của Dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?)

5. Đối với công trình quản lý chất thải khác (rác thải sinh hoạt, ...):

(Phần này đánh giá quá trình vận hành đối với các công trình xử lý chất thải của Dự án (nếu có) gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình xử lý chất thải; công trình xử lý có vận hành ổn định hay không? kết quả đo đạc, phân tích các mẫu chất thải sau xử lý có đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không? đánh giá việc xây dựng các công trình lưu giữ chất thải của Dự án có đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hay không?)

6. Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

(Phần này đánh giá việc vận hành đối với các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Dự án gồm các nội dung: số lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hệ thống có vận hành ổn định hay không? các thông số kỹ thuật cơ bản của từng công trình? đánh giá các công trình này có đáp ứng yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hay không?)

Căn cứ kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của Dự án như nêu trên, cho thấy Dự án đã đủ điều kiện (hoặc chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

(1) thông báo để (2) biết, làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án;

(2) Chủ dự án;

(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án;

(4) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

- Nội dung, mục đích, hình thức của việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

- Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ; Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

Bước 4: Quyết định việc cấp phép

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cấp Giấy phép Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;

Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

- Số lượng hồ sơ: không quy định.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

- Thời hạn thẩm định, ban hành quyết định cấp phép: trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.

h) Phí, lệ phí: chưa quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đề nghị cấp phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ);

Mẫu giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

- Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3, Điều 12 Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy, cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đơn đề nghị cấp phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài được ưu tiên bảo vệ

(Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi: ......

1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:

Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

2.1. Mục đích

2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê

2.3. Thông tin về mẫu vật

- Tên khoa học.

- Tên thông thường.

- Số lượng, chủng loại.

- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm ...).

2.4. Nguồn gốc mẫu vật

3. Thời gian dự kiến trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê: từ ngày... tháng ... năm .... đến ngày... tháng... năm....

4. Tài liệu kèm theo

 

...., ngày.... tháng .... năm....

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN...

(Tên đơn vị được UBND tỉnh giao cấp Giấy phép)

_________

Số: …./….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…, ngày... tháng... năm….

GIẤY PHÉP
TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị

 -Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung:

2.1. Mục đích

2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê

2.3. Thông tin về mẫu vật

- Tên khoa học.

- Tên thông thường.

- Số lượng, chủng loại.

- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...).

3. Giấy phép này có giá trị từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...

 

....., ngày... tháng...năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

3. Cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp t ỉnh tổ chức thẩm định cấp phép. Nội dung thẩm định bao gồm:

- Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

- Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị được quy định tại Khoản 3, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

- Đánh giá năng lực quản ly của cơ sơ bảo tồn đa dạng sinh học sau khi được cấp phép.

Bước 4: Quyết định việc cấp phép

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ: Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

+ Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.

h) Phí, lệ phí: Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính

- Mẫu đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 02, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 03, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 04, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội;

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

CÁC MẪU ĐƠN

Mẫu đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

(Địa danh), ngàytháng... năm…..

ĐƠN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Kính gửi: ......(1)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập, chứng nhận:

Tên người đại diện của tổ chức đăng ký thành lập, chứng nhận:

Chức vụ:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:                                                                     Fax:

E-mail:

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố .......................  xem xét, cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với các nội dung chính sau đây:

1. Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đề nghị cấp giấy chứng nhận:

Tên cơ sở bằng tiếng Việt:

Tên cơ sở bằng tiếng Anh:

Tên viết tắt:

2. Địa điểm và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Mô tả vị trí địa lý và quy mô của cơ sở kèm theo bản đồ mô tả chi tiết vị trí địa lý và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (xây dựng bản đồ sử dụng hệ tọa độ VN 2000).

- Địa điểm của cơ sở bảo tồn: phường (xã), huyện (thành phố), tỉnh (thành phố).

- Diện tích của cơ sở bảo tồn (m2).

3. Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Đánh dấu (X) vào ô vuông để lựa chọn loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đăng ký thành lập. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký một hoặc nhiều loại hình tùy thuộc vào điều kiện đáp ứng các tiêu chí thành lập.

□ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

□ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

□ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;

□ Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;

□ Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;

□ Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

4. Đối tượng được bảo tồn tại cơ sở:

□ Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

□ Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

5. Các tài liệu kèm theo

1) Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2) Các giấy tờ chứng minh cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 20081

Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo.

Đề nghị Ủy ban nhân dân............................................... xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết để thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(2)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(2) Lãnh đạo của tổ chức đăng ký hoặc cá nhân đăng ký;

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

_____________________

1Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được thể hiện tại điểm 2.6 và 2.7 Mục II của Dự án thành lập Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Phụ lục 02, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DỰ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân chủ dự án:

Địa chỉ:

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

DỰ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

I. Thông tin chung

1.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân chủ dự án

- Tên tổ chức, cá nhân chủ dự án:

- Người đại diện của tổ chức:

- Chức vụ:

- Địa chỉ liên hệ:

- Điện thoại:                                                                 Fax:

- E-mail:

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân:

+ Cá nhân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (gồm: số, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp)

+ Tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (gồm: số, ngày cấp, nơi cấp) hoặc Giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu doanh nghiệp.

1.2. Thông tin chung về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

- Loại hình cơ sở bảo tồn:

□ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

□ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

□ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;

□ Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;

□ Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;

□ Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Địa chỉ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

- Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Cấp lần đầu:                        

+ Cấp bổ sung:                        □

II. Nội dung dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

2.1. Sự cần thiết và mục đích thành lập

- Sự cần thiết thành lập.

- Mục đích thành lập.

2.2. Địa điểm, quy mô, phạm vi của dự án thành lập

- Mô tả địa điểm, vị trí địa lý, phạm vi của dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học kèm theo bản đồ chi tiết các thông tin này (Bản đồ sử dụng hệ tọa độ VN 2000).

- Mô tả khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thành lập dự án.

- Tổng diện tích, quy mô cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (dự kiến các phân khu thành phần như hành chính dịch vụ, chuồng nuôi, vườn ươm, khu nuôi bán hoang dã (nếu có), phòng thú y, khu cách ly, xử lý nước/chất thải...) kèm theo sơ đồ mô tả chi tiết về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất nơi xây dựng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Bản sao không cần chứng thực).

- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các giấy tờ tương đương (Bản sao không cần chứng thực).

2.3. Đối tượng nuôi, trồng, cứu hộ, lưu giữ nguồn gen và mẫu vật di truyền tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

a) Thông tin về loài/chủng/giống/mẫu vật dự kiến nuôi, trồng, lưu giữ: tổng số loài, tên loài (tên thông thường, tên khoa học) và số lượng cá thể/mẫu vật của mỗi loài theo bảng dưới đây.

TT

Tên loài/chủng/giống

Số lượng dự kiến (số lượng cá thể, mẫu vật, chủng)

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

 

 

A

Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

I

Động vật

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

II

Thực vật (bao gồm nấm lớn)

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Vi sinh vật và vi nấm

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

IV

Nguồn gen của loài/ Mẫu vật di truyền

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

I

Động vật

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thực vật (bao gồm nấm lớn)

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Vi sinh vật và vi nấm

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Nguồn gen của loài /Mẫu vật di truyền

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

b) Thông tin về các loài đang được nuôi, trồng, lưu giữ đối với các cơ sở đang hoạt động được thống kê như sau:

- Đối với các loài động vật

TT

Mã hồ sơ

Cá thể

Tên loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Hiện trạng các cá thể được nuôi, trồng, cứu hộ, lưu  giữ tại cơ sở

Nguồn gốc
(từ tự nhiên, gây nuôi, cứu hộ, tặng cho, thuê hoặc nhập khẩu

 

Tổng số cá thể hiện có

 

Ghi chú

 

 

 

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Cá thể đực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

 

 

 

I

Họ Chồn dơi

....

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Họ Cu li

....

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Họ....

....

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với các loài thực vật

TT

Tên loài

Nguồn gốc (khai thác từ tự nhiên, nhân nuôi, tặng cho, hoặc nhập khẩu)

Tổng số lượng cá thể/mẫu vật hiện có

Ghi chú

Tên Việt

Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với giống cây trồng, giống vật nuôi

TT

Tên loài

Nguồn gốc (khai thác từ hộ gia đình/cá nhân, nhân nuôi, tặng cho, hoặc nhập khẩu)

Tổng số lượng cá thể/mẫu vật hiện có

Ghi chú

Tên Việt

Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với nguồn gen, mẫu vật di truyền

TT

Tên loài

Hình thức lưu giữ, bảo quản cá thể/mẫu vật tại cơ sở

Nguồn gốc (từ tự nhiên, nhân nuôi, cứu hộ, tặng cho, thuê hoặc nhập khẩu)

Tổng số lượng cá thể/mẫu vật di truyền đang lưu giữ

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

Cá thể sống /chết

Bộ phận cơ thể

Sản phẩm /dẫn xuất

Trứng

/Ấu trùng

Khác

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng

2.4.1. Đối với cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

a) Đối với loại hình cơ sở nuôi, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:

Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc nuôi dưỡng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Tổng diện tích của cơ sở.

- Diện tích chuồng nuôi.

- Diện tích khu nuôi kiểm dịch, cách ly; tổng số chuồng nuôi kiểm dịch, cách ly (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).

- Tổng số chuồng nuôi (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).

- Thiết kế chuồng trại, khu bảo quản, lưu giữ.

- Diện tích khu bảo quản, lưu giữ, trưng bày mẫu vật (nếu có).

- Khu điều trị thú y, tiêu hủy động vật chết (nếu có).

- Trang thiết bị:

+ Trang thiết bị phục vụ chăm sóc động vật (Chuồng di động, lồng cũi phù hợp với từng loài, thiết bị gây mê (dụng cụ hoặc súng gây mê), ôtô bán tải, thiết bị hỗ trợ khác)

+ Thuốc thú y lưu giữ (Tùy thuộc vào từng đối tượng, số lượng loài nuôi nhốt để lưu giữ chủng loại thuốc, số lượng thuốc thú y)

+ Danh mục trang thiết bị chăm sóc, theo dõi động vật;

+ Thiết bị kỹ thuật cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (nếu có);

+ Trang thiết bị tiêu hủy, xử lý động vật chết (nếu có);

- Nguồn cung cấp thức ăn.

- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.

- Hệ thống giao thông nội bộ.

- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Phương án xử lý đối với các thế hệ được sinh sản trong quá trình gây nuôi.

- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học, an toàn vật nuôi và người chăm sóc, tham quan...

- Biện pháp giám sát, quản lý rủi ro và phòng chống dịch bệnh.

b) Đối với loại hình cơ sở trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:

Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Tổng diện tích của cơ sở.

- Diện tích vườn trồng; Diện tích vườn ươm.

- Phòng lưu trữ, bảo quản.

- Tổng số loài, giống thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Thiết kế khu ươm giống, nhân trồng...................

- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.

- Hệ thống giao thông nội bộ.

- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học.

- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.

2.4.2. Đối với loại hình cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Tổng diện tích cơ sở cứu hộ.

- Diện tích khu nuôi, nhốt cứu hộ.

- Diện tích khu nuôi kiểm dịch, cách ly; Tổng số chuồng nuôi kiểm dịch, cách ly (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).

- Diện tích khu bán hoang dã (nếu có).

- Diện tích khu bảo quản, lưu giữ, trưng bày mẫu vật (nếu có).

- Diện tích khu điều trị thú y, xử lý động vật chết (nếu có).

- Số chuồng nuôi (Phụ thuộc vào loài nuôi và diện tích đăng ký thành lập).

- Thiết kế chuồng trại/khu bảo quản, lưu giữ.

- Danh mục loài và số lượng cá thể loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có thể tiếp nhận, cứu hộ (Phụ thuộc vào khả năng cứu hộ và diện tích khu nuôi, chuồng nuôi có thể tiếp nhận).

- Số loài và số lượng cá thể của loài nguy cấp, quý, hiếm được tái thả lại môi trường tự nhiên.

- Trang thiết bị kỹ thuật cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền:

+ Trang thiết bị phục vụ cứu hộ (Chuồng di động, lồng cũi phù hợp với từng loài, thiết bị gây mê (dụng cụ hoặc súng gây mê), ôtô bản tải, thiết bị hỗ trợ khác);

+ Trang thiết bị phục vụ lưu giữ, bảo quản nguồn gen, mẫu vật di truyền (kho/tủ đông lạnh...);

+ Thuốc thú y lưu giữ (Tùy thuộc vào từng đối tượng, số lượng loài nuôi nhốt để lưu giữ chủng loại thuốc, cơ số thuốc thú y);

+ Trang thiết bị tiêu hủy, xử lý động vật chết (nếu có);

+ Danh mục trang thiết bị chăm sóc, theo dõi động vật,...

- Nguồn cung cấp thức ăn.

- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.

- Hệ thống giao thông nội bộ.

- Phương án xử lý đối với các thể hệ được sinh sản trong quá trình cứu hộ.

- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học, an toàn vật nuôi và người chăm sóc, tham quan...

- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.

2.4.3. Đối với loại hình cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền

Mô tả về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng và thuyết minh khả năng bảo đảm thực hiện thành công việc trồng, cấy, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:

- Diện tích của cơ sở lưu giữ bảo tồn nguồn gen.

- Diện tích và thiết kế khu lưu giữ, bảo quản.

- Diện tích khu nghiên cứu phân tích.

- Tổng số các loài, giống, chủng được lưu giữ, bảo tồn nguồn gen.

- Danh mục và số lượng loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã, chủng vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được lưu giữ.

- Nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được bảo tồn (mẫu giống, chủng đang lưu giữ, bảo quản).

- Mẫu vật/tiêu bản thực vật hoang dã, động vật hoang dã, vi sinh vật, nấm, giống cây trồng và giống vật nuôi được lưu giữ, bảo tồn.

- Ngân hàng gen hạt (Lưu ý: thiết bị cần có như kho lạnh trung hạn, ngắn hạn, dài hạn; trang thiết bị làm khô; phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng hạt giống lưu giữ; khu nhân mới hạt giống phục vụ lưu giữ; máy phát điện).

- Ngân hàng gen đồng ruộng (Lưu ý: đồng ruộng đạt tiêu chuẩn; nhà kính; nhà lưới/khu chuồng trại: số lượng và diện tích chuồng trại).

- Ngân hàng gen invitro (trong ống nghiệm) (Lưu ý: thiết bị cần thiết gồm phòng vô trùng; trang thiết bị tách triết; bảo quản (tủ lạnh sâu)).

- Hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.

- Hệ thống giao thông nội bộ.

- Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở (trích dẫn từ hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Biện pháp đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học.

- Biện pháp giám sát và quản lý rủi ro.

2.5. Nguồn nhân lực

- Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

- Số lượng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ kỹ thuật.

- Danh sách cán bộ quản lý, kỹ thuật có chuyên môn phù hợp (sinh học, thú y, chăn nuôi, công nhân chăm sóc) thuộc diện có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động.

2.6. Năng lực tài chính

Chứng minh năng lực tài chính để vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

- Chi phí cho hoạt động của cơ sở bảo tồn gồm: chi lao động, nhân công; chi phí chăm sóc động vật, thực vật; chi phí bảo quản, lưu giữ; chi phí hoạt động chung của cơ sở (điện, nước...).

- Nguồn tài chính: từ ngân sách nhà nước; tư nhân; hợp tác quốc tế; kinh doanh dịch vụ...

- Phương án duy trì và phát triển nguồn tài chính cho hoạt động của cơ sở bảo tồn.

2.7. Tổ chức quản lý và quy trình kỹ thuật

2.7.1. Tổ chức quản lý tại cơ sở

2.7.2. Mô tả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở

a) Đối với cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:

Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:

- Nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật phục vụ mục tiêu bảo tồn số lượng cá thể, quần thể và nguồn gen thuần chủng của các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Hỗ trợ, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.

- Gây nuôi, cung cấp con giống đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn gen phục vụ tái thả lại môi trường tự nhiên.

- Hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.

b) Đối với loại hình cơ sở cứu hộ loài hoang dã:

Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:

- Tiếp nhận các hoang thu giữ từ các vụ săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép, nuôi phục hồi sức khỏe, thả lại môi trường tự nhiên.

- Bảo tồn nguồn gen các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học (như tập tính, sinh lý, sinh sản trong nuôi nhốt các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển.

- Đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, sưu tập, gây nuôi bảo tồn nguồn gen, phát triển số lượng cá thể, quần thể.

- Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở nuôi, trồng, lưu giữ, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác bảo tồn.

- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.

c) Đối với loại hình cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền:

Nêu cụ thể các hoạt động cơ sở sẽ thực hiện nhằm đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:

- Thu thập, lưu giữ, bảo quản nguồn gen giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm với mục đích bảo tồn tài nguyên di truyền.

- Phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn giống, khôi phục quần thể loài và nghiên cứu lai tạo hỗ trợ phát triển quần thể.

- Hỗ trợ, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.

- Chuyển giao kỹ thuật lưu giữ, bảo quản, khai thác và phát triển nguồn gen phục vụ công tác bảo tồn và phát triển kinh tế.

- Các hoạt động khác nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.

2.7.3. Quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ,... (mô tả cụ thể đối với những loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở)

2.7.4. Quy trình an toàn lao động, quy trình phòng cháy, chữa cháy..., quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp (các giải pháp ứng phó rủi ro, sự cố như: động vật xổng chuồng, thực vật bị phát tán ra ngoài, cháy, nổ, dịch, bệnh, xâm hại đối với con người...)

2.7.5. Kiểm tra, kiểm kê, giám sát hoạt động

III. Cam kết

Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hàng năm báo cáo đúng thời hạn về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở theo quy định của pháp luật.

 

(1)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu(*))

 

Ghi chú:

(1) Lãnh đạo của tổ chức đăng ký hoặc cá nhân lập dự án;

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Phụ lục 03, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ.......

 

CHỨNG NHẬN:........................................................... (1).................................................

Địa điểm:.........................................................................................................................

Là Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thuộc loại hình:................................. (2)..................

Tổng diện tích Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là: ...............  (Đơn vị tính: mét vuông (m)2)

Đối tượng được bảo tồn tại Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: (Danh sách loài kèm theo Giấy chứng nhận này).

 

Số: ...(3) /QĐ-UBND-GCN

Địa danh, ngày…tháng…năm…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở đề nghị đăng ký chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

(2) Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi thẩm định dự án thành lập;

(3) Theo số Quyết định chứng nhận của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO TỒN TẠI CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

(kèm theo Giấy chứng nhận số.......................... /QĐ-UBND-GCNngày tháng..... năm...)

 

TT

Tên loài/chủng/giống

Số lượng cá thể/mẫu vật/chủng được phép bảo tồn tại cơ sở

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

 

 

A

Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

I

Động vật

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thực vật (bao gồm nấm lớn)

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Vi sinh vật và vi nấm

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Nguồn gen của loài/Mẫu vật di truyền

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

I

Động vật

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

II

Thực vật (bao gồm nấm lớn)

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Vi sinh vật và vi nấm

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

IV

Nguồn gen của loài, Mẫu vật di truyền

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

             
 

Mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Phụ lục 04, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.

_____

Số: …/…

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

 

                                                         

BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG NĂM VỀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ TẠI CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...

 

1. Thông tin chung về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

- Tên người đại diện, chức vụ (đối với tổ chức):

- Địa chỉ liên hệ:

- Điện thoại:                                            Fax:                              E-mail:

2. Tình hình quản lý, vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

2.1. Tổng quan chung về công tác quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

2.2. Tình hình hoạt động cụ thể của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Lưu ý nêu đầy đủ nội dung hoạt động của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như tiếp nhận, cách ly, gây nuôi, tái thả, lưu giữ, bảo quản mẫu vật, nguồn gen, trao đổi, xử lý cá thể chết, công tác giám sát, phối hợp với các cơ quan .... cung cấp các thông tin giải trình về những thay đổi tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh so với kỳ báo cáo hoạt động ban đầu hoặc kỳ báo cáo trước đây).

3. Tình hình tài chính của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

3.1. Tổng kinh phí chi cho các hoạt động của cơ sở (quản lý, nhân sự, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng, mua sắm trang thiết bị, điều trị thú y, bảo quản, lưu giữ, xử lý động vật chết...; và chi phí hoạt động chung của cơ sở (điện, nước...)

3.2. Tổng nguồn tài chính của cơ sở (từ ngân sách nhà nước, tư nhân, huy động tài trợ, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở (nếu có)...)

4. Tình trạng các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở

4.1. Đối với động vật

TT

Tên loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Số lượng loài, cá thể được nuôi, trồng, cứu hộ, lưu giữ tại cơ sở

Số lượng cá thể được sinh sản tại cơ sở

Số lượng loài, cá thể mới được tiếp nhận tại cơ sở

Số lượng loài, cá thể được chuyển đi khỏi cơ sở

Số lượng loài và cá thể được cứu hộ

Số cá thể được tái thả lại tự nhiên (đối với cơ sở cứu hộ)

Số lượng loài, cá thể bị chết tại cơ sở

Phương án xử lý các loài và cá thể bị chết tại cơ sở

Tổng số cá thể hiện có

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Cá thể đực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Đối với thực vật, giống, nguồn gen và mẫu vật di truyền

TT

Tên loài

Số lượng đề nghị nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen, mẫu vật di truyền tại cơ sở

Tổng số lượng

Số lượng cá thể/mẫu vật được nuôi trồng, nhân giống tại cơ sở

Số lượng loài, cá thể/mẫu vật mới được tiếp nhận tại cơ sở

Số lượng cá thể được trồng lại tự nhiên/trao đổi

Số lượng cá thể/mẫu vật bị chết/hỏng khi nuôi trồng, lưu giữ

Phương án xử lý cá thể/mẫu vật bị chết/hỏng tại cơ sở

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên địa phương (nếu có)

Tên khoa học

Nuôi trồng

Nguồn gen

Mẫu vật

 

 

 

 

 

 

I

Thực vật (bao gồm nấm lớn)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vi sinh vật và vi nấm

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nguồn gen của loài/Mẫu vật di truyền

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị

5.1. Khó khăn, vướng mắc.

5.2. Đề xuất và kiến nghị.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- ….;

- Lưu.

, ngày…tháng…năm….

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (*))

 

Ghi chú:

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

4. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (gọi là cơ quan thẩm định).

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ:

3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề.

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.

3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức,chuyên gia

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả

- Cơ quan thường trực thẩm định trình UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

- UBND cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện, UBND cấp xã xã nơi thực hiện dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

b) Cách thức thực hiện

 - Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định

- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Mấu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng/lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia

- 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

 -Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: trong thời hạn thẩm định.

- Thời hạn thông báo kết quả: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.

- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm thời gian hoàn thiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ Dự án):

+ Tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục II và loại hình thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc Phụ lục II nhưng nhưng loại hình không thuộc Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

+ Tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với hình thức thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức liên quan đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP bao gồm các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thời hạn thông báo kết quả: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.

- Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

h) Phí, lệ phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT của Chính phủ);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

(Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

…(1)….

______

Số: ...

V/v Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) thuộc mục số ..., cột 3 Phụ lục II Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

(2) do... phê duyệt; địa điểm thực hiện (2): ............................................................

Địa chỉ liên hệ của (1): ..................................................................................................

Điện thoại: ............................... ; Fax: ..................................... ;   E-mail: ....................

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của (2);

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).

Nơi nhận:

Như trên;

- …..;

- Lưu: …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án;

(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường

(Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT của Chính phủ)

 

quan cấp trên của chủ dự án

(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của dự án (2)

 

 

 

 

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

                                                                                       

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ dự án;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ,...

MỞ ĐẦU

 

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác).

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) thì phải nêu rõ tên của khu công nghiệp và thuyết minh rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng. Đính kèm bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:

2.1. Chỉ liệt kê các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.

2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường: Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng và chỉ dẫn rõ sử dụng ở nội dung nào trong quá trình thực hiện ĐTM.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án:

- Tên dự án (theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng).

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.

- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án. Mô tả rõ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án.

- Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

Liệt kê đầy đủ, chi tiết về khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án, phân thành 3 loại sau:

- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ; các công trình đảm bảo chế độ thủy văn, dòng chảy tối thiểu, bảo tồn sinh thái (với các dự án tác động đến thủy văn, sinh thái) và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.

- Mô tả cụ thể hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án; sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan.

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án. Trường hợp dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phải làm rõ về nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu; tỷ lệ, khối lượng phế liệu sử dụng được nhập khẩu và thu mua trong nước, đề xuất khối lượng phế liệu nhập khẩu khi dự án vận hành theo công suất thiết kế của dự án.

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

Mô tả chi tiết, cụ thể về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ.

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án (nếu có):

- Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải.

- Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải.

- Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại.

- Quy mô, tính chất của chất thải khác.

2.3 Các tác động môi trường khác (nếu có):

- Thu hẹp không gian, biến đổi cấu trúc, chức năng, giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

- Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh....).

- Thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ.

- Các tác động môi trường khác.

2.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Nêu đầy đủ từng hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước trong và ngoài dự án; hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, súc rửa đường ống, nước thải đặc thù khác nếu có), gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; nguồn tiếp nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải, mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).

- Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải: Nêu đầy đủ từng hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống đường ống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải; các thiết bị công nghệ đồng bộ xử lý bụi, khí thải; thiết bị hợp khối hoặc các thiết bị xử lý khác), gồm: kiểu loại, số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; trình độ công nghệ (mới, tiên tiến, thân thiện môi trường); nguồn gốc, xuất xứ của công nghệ (nước ngoài hoặc trong nước); nguồn tiếp nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải khác (nếu có): Nêu đầy đủ các hạng mục công trình lưu giữ chất thải khác kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Đối với công trình xử lý chất thải phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý (nếu có).

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác: Nêu đầy đủ các hạng mục công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, phương pháp, quy trình vận hành; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với từng nguồn ô nhiễm (nếu có).

- Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản): Nêu thông tin chính về phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).

- Phương án, biện pháp bảo vệ, phục hồi hoặc bồi hoàn đối với cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thải tự nhiên, các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ bị tác động, ảnh hưởng (nếu có).

- Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường: Nêu rõ phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (đối với: bụi, khí thải; nước thải; chất độc hại khác) áp dụng đối với dự án. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì phải thể hiện đầy đủ thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình (nếu có).

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2.5. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án: Nêu rõ những công trình bảo vệ môi trường chính của dự án.

2.6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Nêu rõ các nội dung, yêu cầu, cơ chế, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.

2.7. Cam kết của chủ dự án

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (không bắt buộc thực hiện đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường)

- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.

- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án.

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do dự án

2.2.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật

Tổng hợp dữ liệu thu thập (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực triển khai dự án, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án; khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án (dữ liệu về tài nguyên sinh vật không bắt buộc đối với dự án trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường).

2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí,.............................

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.

Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ, trong mục này cần bổ sung kết quả quan trắc phóng xạ, đánh giá hiện trạng và sơ bộ phân tích nguyên nhân. Trường hợp nước thải của dự án đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thì không cần đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt, trầm tích. Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện và chịu tác động của dự án (không bắt buộc đối với dự án trong khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường), bao gồm:

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án, như: nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước nội địa, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới trong và lân cận khu vực dự án); khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện hạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án (nếu có);

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học dưới nước là nguồn tiếp nhận chất thải hoặc chịu tác động trực tiếp của dự án (sông, hồ, biển, đất ngập nước ven biển,...) có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: đặc điểm hệ sinh thái dưới nước (nếu có), hệ sinh thái biển và đất ngập nước ven biển, danh mục và hiện trạng các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy, hải sản khác (nếu có).

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Nguyên tắc chung:

- Việc đánh giá tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại) và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, từng đối tượng bị tác động. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện phải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng tác động đã được đánh giá.

- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động phải đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới.

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:

- Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái;

- Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư,...;

- Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng;

- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

- Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);

- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).

Yêu cầu:

- Với mỗi tác động cần xác định quy mô tác động để tập trung dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động chính, đặc thù của loại hình và vị trí dự án.

- Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cụ thể hóa về thải lượng, nồng độ và giá trị của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

- Đối với nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: cần nêu cụ thể các nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động.

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

- Về nước thải: chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Về bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Về ô nhiễm ồn, rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.

- Về xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.

- Về tác động đến tài nguyên sinh vật (nếu có).

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Việc đánh giá tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào 02 giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại, với các nội dung chính sau:

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác, tiếng ồn, độ rung,...). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng và giá trị của tất cả các thông số chất thải đặc trưng của dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải cần nêu cụ thể các nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động;

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 3.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp (trên cơ sở liệt kê, so sánh các thiết bị, công nghệ đang được sử dụng), đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế). Chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo.

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo);

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

c) Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo).

d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục 2 báo cáo).

đ) Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.

e) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án.

Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Chương 4
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản)

4.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có) tổ chức, cá nhân phải xây dựng tối thiểu 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.

- Đối với mỗi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:

+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo kiểu “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);

+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);

+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

4.3. Kế hoạch thực hiện

- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

 -Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1,3 dưới dạng bảng như sau:

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự ' án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và

hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức

thực hiện

Trách nhiệm giám sát

1

2

3

4

5

6

7

8

Thi công xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công xây dựng; (2) Vận hành thử nghiệm và (3) Dự kiến khi vận hành thương mại, cụ thể như sau:

- Giám sát nước thải và khí thải: phải quan trắc, giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải trước và sau xử lý với tần suất tối thiểu 03 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ.

- Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng chất thải rắn phát sinh; phải phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...

- Giám sát tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt).

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.

- Giám sát các vấn đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở, bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Chương 6

KẾT QUẢ THAM VẤN

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng:

Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án dưới hình thức họp cộng đồng dân cư như sau:

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số Ủy ban cấp xã, tổ chức chịu tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không nhận được ý kiến phản hồi.

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong đó làm rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp.

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu rõ các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các nội dung của báo cáo ĐTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Nêu tóm tắt các ý kiến góp ý với trình bày của chủ dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư; kiến nghị của cộng đồng dân cư.

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn: Nêu rõ những ý kiến tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn; cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.

Lưu ý: Bản sao các văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn, văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến; bản sao Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án phải được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo ĐTM.

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC (đối với dự án thuộc Phụ lục IIa):

Mô tả rõ quá trình tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường thông qua hình thức hội thảo, tọa đàm; ý kiến đánh giá của từng nhà khoa học, chuyên gia; ý kiến giải trình, tiếp thu và cam kết thực hiện của chủ dự án đối với từng ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia tại hội thảo, tọa đàm.

Việc tham vấn ý kiến đối với các dự án quy định tại Phụ lục IIa Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên có sự tham gia của ít nhất 10 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường; các trường hợp còn lại quy định tại Phụ lục IIa Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có sự tham gia của ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

III. THAM VẤN TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN VỀ TÍNH CHUẨN XÁC CỦA MÔ HÌNH:

Mô tả quá trình lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tính chuẩn xác của mô hình; ý kiến nhận xét của tổ chức chuyên môn; ý kiến giải trình, tiếp thu và cam kết thực hiện của chủ dự án.

Việc lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tính chuẩn xác của mô hình được áp dụng đối với các dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc xâm nhập mặn do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án có hoạt động nhận chìm vật, chất nạo vét xuống biển có tổng khối lượng từ 5.000.000 m3 trở lên; các dự án có lưu lượng nước thải công nghiệp từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và nước thải của dự án nuôi trồng thủy sản) hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận: Phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các tác động môi trường quan trọng đặc thù cần quan tâm đặc biệt trong quá trình thực hiện dự án; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

2. Kiến nghị: Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Chỉ liệt kê các tài liệu có sử dụng để trích dẫn trong báo cáo ĐTM)

PHỤ LỤC I

Đính kèm trong Phụ lục I của báo cáo ĐTM là các loại tài liệu sau đây: Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án; các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện; bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng; bản sao các văn bản tham vấn thông qua hội thảo, tọa đàm (nếu có); bản sao các văn bản nhận xét của tổ chức chuyên môn có liên quan về tính chuẩn xác của mô hình (nếu có); các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có).

Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

PHỤ LỤC II

Đính kèm trong Phụ lục II của báo cáo ĐTM là thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).

Ghi chú:

- Tùy theo từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không cần thiết, không liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của dự án nhưng vẫn phải bảo đảm các nội dung chính và yêu cầu của báo cáo ĐTM nêu trên.

- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.

5. Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường đến Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh).

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ xử lý xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Xem xét hồ sơ:

- Việc xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của ít nhất 03 chuyên gia làm cơ sở để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.

- Nội dung Báo cáo xem xét, chấp thuận về môi trường đối với đề nghị thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt bao gồm: những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Bước 4. Trả kết quả

- Cơ quan chuyên môn được giao xử lý trình UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường do chủ dự án gửi đến. UBND cấp tỉnh ban hành Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận với lý do rõ ràng.

- UBND cấp tỉnh gửi Văn bản đến chủ dự án và các cơ quan liên quan.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án theo Mẫu số 07 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

b) Báo cáo về những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Thời hạn xem xét, chấp thuận về môi trường: tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ xử lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định chấp thuận/Văn bản trả kết quả về đề nghị chấp thuận về môi trường.

h) Phí, lệ phí: không quy định.

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thay đổi của Chủ dự án (Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu báo cáo về các nội dung thay đổi (Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án đối với trường hợp tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp của dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng

(Mẫu số 07 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)

…(1)…

___

Số: ...

V/v Thay đổi ....của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

                         

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của (2), đã được (3) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số …; địa điểm thực hiện dự án: ...;

Địa chỉ liên hệ của (1):.............................................................................................

Điện thoại: ......................... ;... Fax: ............................ ; E-mail: ............................

Chúng tôi gửi đến (3) ba (03) bản báo cáo những thay đổi (nêu cụ thể việc thay đổi: tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ của dự án hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp) của (2).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét, phê duyệt những thay đổi nêu trên.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Báo cáo những nội dung thay đổi của chủ dự án đối với trường hợp tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp của dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng

(Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

…(1)…

___

Số: ...

V/v Thay đổi....của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: (3)

Căn cứ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ngày ... tháng ... năm ...của (2); Chúng tôi là chủ đầu tư của (2) đề nghị thay đổi (nêu cụ thể việc thay đổi: tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ của dự án hoặc bổ sung ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp) của (2), cụ thể như sau:

1. Những nội dung đề nghị thay đổi:

 1.1. Nội dung đã được phê duyệt (nêu rõ quy mô, công suất, công nghệ, ngành nghề đã được phê duyệt).

1.2. Nội dung đề nghị thay đổi (nêu rõ quy mô, công suất, công nghệ, ngành nghề đề nghị thay đổi, bổ sung).

2. Đánh giá tác động do việc thay đổi nêu tại mục 1.2 (phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ việc thay đổi).

3. Các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh

3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

3.2. Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh

4. Các thay đổi về quản lý, giám sát môi trường

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

6. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến UBND cấp tỉnh, Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh (nếu có) hoặc nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan chuyên môn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Tiến hành kiểm tra và trả kết quả:

- Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua Đoàn kiểm tra do UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập.

- Đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và kiểm tra thực tế các công trình bảo vệ môi trường của dự án. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường của dự án phải được thể hiện dưới hình thức biên bản kiểm tra.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được ủy quyền báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án về kết quả kiểm tra.

- Trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được xây dựng phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (nếu có) của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án chưa đủ điều kiện xác nhận, UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền trả lời chủ dự án bằng một văn bản kèm theo tất cả các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đã khắc phục của chủ dự án (sau khi đã kiểm tra thực tế dự án), Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được ủy quyền cử cán bộ, công chức có tên trong quyết định thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế việc chủ dự án, cơ sở đã khắc phục các tồn tại của công trình bảo vệ môi trường.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý nước thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý.

- Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải: Các công trình, thiết bị đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình, thiết bị; hóa chất, các chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý.

  • Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và rác thải sinh hoạt: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình bảo vệ môi trường khác: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

- Chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi dự án vận hành.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- 01 văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- 07 bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm và hồ sơ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;

- 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

- 01 văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: là 15 (mười lăm) ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án.

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên các mẫu đơn

- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án

(Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

 

…(1)…

___

Số: ...

V/v Đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: (2)

Chúng tôi là (1), là chủ đầu tư Dự án (3), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số... ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ văn phòng của (1): ...........................................................................................

- Địa điểm thực hiện Dự án (3): ......................................................................................

- Địa chỉ liên hệ của (1): .................................................................................................

- Điện thoại: ........................... ; Fax: ....................................... ;   E-mail: .....................

Chúng tôi xin gửi đến (2) hồ sơ gồm:

- Bảy (07) Bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án.

- Một (01) Bản sao Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt.

- Một (01) văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.

Chúng tôi xin cam kết về độ trung thực của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Đề nghị (2) kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (3);

(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án

(Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ)

 

…(1)…

___

Số: ...

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường

của Dự án (3)

Kính gửi: (2)

1. Thông tin chung về dự án:

- Tên chủ dự án:

- Địa chỉ văn phòng:

- Điện thoại: .. …….; Fax: .........; E­mail:...........................

- Địa điểm thực hiện dự án:

- Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: .....

- Văn bản của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá về kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án:          

2. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) đã hoàn thành

2.1. Công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

2.1.1. Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật mạng lưới thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa.

2.1.2. Mạng lưới thu gom, thoát nước thải

- Mạng lưới thu gom nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải dẫn về các công trình xử lý nước thải.

- Mạng lưới thoát nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải.

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải, quy trình vận hành; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đối nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải.

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên.

2.1.3. Công trình xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý.

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; việc kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.

2.1.4. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:

- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn …. (Đơn vị tính)

Thông số A

Thông số B

v.v...

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n,

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số môi trường của dự án

Thông số A

(Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v...

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n,...

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật).

Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá

Lưu lượng thải (Đơn vị

Thông số quan trắc tự động, liên tục

Thông số A (Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v...

trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

tính)

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Trước

xử lý

Sau xử lý

Ngày thứ 1

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ 2

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý khí thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý.

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; kết quả kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.

- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 2.1.4 nêu trên.

2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Công trình lưu giữ chất thải đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Công trình xử lý chất thải: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải.

2.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Công trình lưu giữ chất thải nguy hại đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Công trình xử lý chất thải nguy hại: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải nguy hại.

2.5. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với từng loại chất thải, trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình.

- Đánh giá hiệu quả, khả năng đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó sự cố về chất thải của công trình, thiết bị đã hoàn thành; đề xuất phương án cải thiện, bổ sung và cam kết lộ trình hoàn thành trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm dự án.

2.6. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:

Mô tả các công trình lưu giữ chất thải khác đã được xây dựng, lắp đặt kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Riêng đối với công trình xử lý chất thải phải mô tả thêm quy mô, công suất và quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý.

3. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

(Kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi và quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; các nội dung thay đổi khác có tác động tích cực hoặc không có tác động xấu đến môi trường)

STT

Tên công trình bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)

1.

 

 

 

 

2...

 

 

 

 

 

4. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành (khi dự án đi vào vận hành thương mại):

Trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát để đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình quan trắc và giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ….

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

(3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3);

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

* Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

- Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình bảo vệ môi trường;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM của dự án;

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường.

7. Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đến Ủy ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: UBND cấp tỉnh xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

- Thẩm định hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường thông qua Hội đồng thẩm định do UBND cấp tỉnh thành lập. Cơ quan thường trực thẩm định dự thảo Quyết định thành lập hội đồng thẩm định và trình Lãnh đạo UBND cấp tỉnh xem xét quyết định.

- Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Tổ chức họp hội đồng thẩm định và thông báo kết quả họp tới tổ chức, cá nhân.

3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng

Sau khi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Bước 4: Phê duyệt và trả kết quả

- Cơ quan thường trực thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình Lãnh đạo UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường do chủ dự án gửi đến. UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

- UBND cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã xác nhận đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án và quỹ bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định

- Văn ban đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;

- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng

+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

+Ba (03) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu Phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Năm (05) ngày làm việc.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn phê duyệt hồ sơ: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường và báo cáo phương án cải tạo phục hồi môi trường.

h) Phí, lệ phí: Thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án (Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Cấu trúc và hướng dẫn nội dung xây dựng phương án cải tạo phục hồi môi trường (Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.-

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN, PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG

(Phụ lục 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…

___

Số: ...

V/v Đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung “…(2)...”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: ... (3) ...

Chúng tôi là: ... (1) .., chủ dự án của …(2)… thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản... Điều... Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Địa chỉ: ...;

- Điện thoại: ....... Fax: ….. E-mail: ...

Xin gửi quý ... (3) ... hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung gồm:

- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án/phương án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị ... (3)... xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung...(2)…. của chúng tôi./.

 

 

... (4) ...

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của dự án khai thác khoáng sản; (3) Cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức, cá nhân.

Mẫu cấu trúc và hướng dẫn xây dựng nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường

(Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I:

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

MỞ ĐẦU

Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương I.

KHÁI QUÁT CHUNG

 

I. Thông tin chung

- Tên tổ chức, cá nhân:

- Địa chỉ liên lạc:

- Điện thoại:........... Fax:........

- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).

- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.

II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Cơ sở pháp lý: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.

Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.

III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

1. Công tác khai thác khoáng sản

- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.

- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.

- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.

- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.

- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.

- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.

- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng,thiết kế cơ sở đã lựa chọn.

2. Hiện trạng môi trường

- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình..., điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương II.

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng.

- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...).

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:

Ip = (Gm - Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;

+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);

Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 của Thông tư này.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

III. Kế hoạch thực hiện

Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

I.1

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy

mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo đường lò, cửa lò khu A

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống thoát nước khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực bãi thải

 

 

 

 

 

 

1

San gạt khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu

A.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khu vực SCN và phụ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Tháo dỡ khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 

Chương III.

DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.

II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ

Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn quy định của Thông tư này.

II. Đơn vị nhận ký quỹ: Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).

Chương IV.

CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

I. Cam kết của tổ chức, cá nhân

Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:

- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;

- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;

- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;

- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;

- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.

II. Kết luận

Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Phần II:

CÁC PHỤ LỤC

1. Phụ lục các bản vẽ

TT

Tên bản vẽ

1

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

2

Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

3

Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác

4

Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật.

5

Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000).

6

Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật

7

Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

8

Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm

9

Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

10

Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

11

Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường

 

2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan

- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);

- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);

- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. Đối với mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường. Trường hợp để lại thành hồ chứa nước phải có hệ thống lưu thông nước với các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn và cải tạo bờ moong, đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước; trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc cắt tầng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng các dốc nước từ trên đỉnh xuống chân núi nhằm thoát nước; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Bãi thải đất đá

Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững; hệ thống thu gom nước các mặt tầng thải xuống chân tầng bãi thải; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải (cây bụi và cây thân gỗ).

4. Bãi thải quặng đuôi

a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, dễ thoát nước: san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;

b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng hoàn thổ phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ quặng đuôi đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra ngoài môi trường; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm xung quanh.

5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường.

II. Đối với mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ tạo dòng thải axit có phát sinh thành phần nguy hại

Tất cả các mỏ khai thác khoáng sản rắn có thành phần khoáng vật sulfua, phát sinh dòng thải axit mỏ và các mỏ khoáng sản có chất thải mỏ phát sinh có thành phần nguy hại vượt ngưỡng theo quy định hiện hành phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường nghiêm ngặt như sau:

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện lấp đầy đến mức có thể so với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng thích hợp để thu gom nước chảy tràn; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt.

Trường hợp để lại thành hồ chứa nước: Phải cải tạo bờ moong cho đúng an toàn - kỹ thuật; phải làm ngập nước vĩnh viễn, xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong giật cấp đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng để thu gom nước và xây dựng hệ thống thoát nước cho khu vực; phủ đất, trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước xung quanh moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc san cắt tầng và tạo độ nghiêng thu gom nước chảy tràn; xây dựng hệ thống thu gom nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; phủ đất để trồng cây;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Các bãi thải đất, đá

Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải (nếu nước thải có phát sinh dòng thải axit thì phải thu gom và xử lý); phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải.

4. Bãi thải quặng đuôi

a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, khô: san gạt, tạo mặt bằng phủ bề mặt bãi thải bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp, rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1x10-6 cm/s hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật chống thấm đảm bảo an toàn, phủ đất và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;

b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng cải tạo phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn; xây dựng đê xung quanh hồ thải quặng đuôi đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây ken dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; sau khi kết thúc đổ thải phải đưa hồ thải về trạng thái an toàn; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu và trạng thái chất thải trong hồ.

5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

III. Đối với khai thác hầm lò

1. Các đường lò và khu vực cửa giếng lò

a) Đối với các khu vực khai thác trên bề mặt đất không có các công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư:

- Trường hợp phá hỏa toàn phần các đường lò: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng những khu vực bị sụt lún, trồng cây tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích;

- Trường hợp để lại các đường lò: phải thực hiện lấp các cửa lò chính và cửa lò phụ theo quy chuẩn, quy phạm khai thác hầm lò;

- Quy hoạch các khu vực có khả năng sụt lún trên mặt, đề xuất các phương án cải tạo phục hồi các khu vực sụt lún.

b) Đối với những khu vực khai thác dưới những công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư có nguy cơ sụt lún, phải được cải tạo phục hồi môi trường bằng phương pháp chèn lò từng phần hoặc toàn phần, cần chèn lấp toàn bộ những đường lò còn lại sau khi kết thúc khai thác để đảm bảo duy trì các công trình trên mặt đất. Cải tạo các khu vực sụt lún trên mặt.

2. Các bãi thải đất, đá bãi thải quặng đuôi

Các bãi thải đất đá; bãi thải quặng đuôi: tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường như đối với khai thác lộ thiên.

3. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác khoáng sản

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

4. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

IV. Đối với khai thác cát sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển

1. Khu vực khai trường

a) Thực hiện khắc phục các khu vực xói lở bờ sông, bờ kè, đê do hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển gây ra;

b) San gạt và nạo vét các khu vực sông, cửa biển bị bồi, xói do hoạt động khai thác;

c) Phải quy hoạch, dự tính được các khu vực có nguy cơ xói lở, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục;

d) Kiểm tra diện tích, khắc phục các khu vực bị xói lở, xây dựng đê kè, và đưa mỏ về trạng thái an toàn.

2. Kho bãi khu vực phụ trợ phục vụ khai thác

a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

b) Khu vực kho bãi tập kết cát, sỏi, sa khoáng, đường vận chuyển phải dọn sạch, san phẳng tái tạo lại hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và đền bù sự cố sạt lở trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố sạt lở do hoạt động khai thác.

V. Đối với khai thác nước nóng và nước khoáng thiên nhiên

1. Khu vực khai thác

Thực hiện lấp các giếng khoan theo quy định về việc xử lý, trám lấp giếng khoan không sử dụng.

2. Khu vực phụ trợ phục vụ khai thác

Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

VI. Khai thác khoáng sản có chứa thành phần phóng xạ

Phải khoanh vùng theo liều chiếu phóng xạ từ thấp đến cao, dự tính khu vực nào dân có thể sinh sống;

Tất cả các khu vực có liều chiếu phóng xạ giới hạn vượt quá quy chuẩn cho phép và phải có giải pháp khoanh vùng, cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết. Tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp đất ở cho dân hoặc trồng các loại cây lương thực cho đến khi phông phóng xạ trở về trạng thái giới hạn cho phép; Thực hiện các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường giảm thiểu tác động của phóng xạ cụ thể như sau:

1. Khai trường khi kết thúc khai thác

a) Kiểm tra toàn bộ phông phóng xạ của khai trường khi kết thúc, đối với những khu vực phóng xạ cao hơn mức quy chuẩn phải có các giải pháp làm giảm mức phóng xạ đến mức quy chuẩn. Từ đó mới có các giải pháp cải tạo khai trường hợp lý.

b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: tạo hệ thống lưu, thoát nước; phủ lớp đất mặt không chứa thành phần phóng xạ trồng cây công nghiệp, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

c) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước thông thủy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống thu thoát nước bề mặt không để phát tán ra môi trường xung quanh; phủ lớp đất mặt trồng cây trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thu nước bề mặt; phủ đất trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;

d) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích; xây dựng hệ thống thu nước bề mặt về hồ xử lý; tái, tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.

2. Khu vực xung quanh khai trường

a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây công nghiệp hoặc trồng cỏ;

b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt và các sườn tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.

3. Bãi thải đất đá

a) Đối với bãi thải không nhiễm phóng xạ: tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây công nghiệp. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải; hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải, và hố thu và xử lý nước; hố thu nước phải có biển báo ô nhiễm phóng xạ; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải. Bãi thải không được cao hơn địa hình đồi núi tự nhiên gần nhất.

b) Đối với bãi thải có đất đá nhiễm phóng xạ: phải đo liều chiếu phóng xạ thường xuyên, quy hoạch, đóng gói cẩn thận, phải đổ thải hợp lý theo quy chuẩn kỹ thuật của đất đá chứa chất phóng xạ.

4. Hồ thải quặng đuôi

Đối với các hồ thải quặng đuôi xây dựng hoặc gia cố lại đê, đập tràn vĩnh viễn, đảm bảo an toàn; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm về độ sâu và ô nhiễm phóng xạ xung quanh hồ thải.

5. Kho bãi và các công trình phụ trợ phục vụ khai thác

a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; các thiết bị phải được tẩy xạ; phế thải nhiễm xạ phải được thu gom để xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa; thực hiện san gạt, tạo mặt bằng phủ lớp đất mặt không chứa chất phóng xạ và trồng các loại cây công nghiệp trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ, tuyệt đối không trồng cây lương thực; xây dựng hệ thống thu thoát nước bề mặt hạn chế phát tán ra khu vực xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; khoanh vùng cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết;

b) Các khu vực kho, hầm chứa chất phóng xạ phải được tháo dỡ, thu gom vận chuyển xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa.

6. Những khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản

Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.

VII. Những yêu cầu khác

1. Lựa chọn cây trồng để phục hồi môi trường phải lựa chọn loài cây, giống cây phù hợp với điều kiện sống ở địa phương, có giá trị kinh tế cao;

2. Cải tạo moong khai thác thành hồ chứa nước, yêu cầu phải đảm bảo khả năng chứa nước, lưu thông nước; đảm bảo mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc cung cấp nước sinh hoạt;

3. Trong quá trình bóc tầng đất phủ bề mặt trước khi tiến hành khai thác phải lưu giữ lại tầng đất phủ bề mặt để phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường;

4. Việc duy tu, bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường hoặc công tác trồng dặm, chăm sóc cây yêu cầu tối thiểu 3 năm, tỷ lệ trồng dặm yêu cầu từ 10-30 % mật độ cây trồng. Đối với các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ khai thác có nguy cơ phát sinh dòng thải axit và các mỏ phóng xạ, công tác duy tu, bảo trì công trình xác định theo từng phương án.

8. Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: UBND cấp tỉnh xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được giao nhiệm vụ xác nhận có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện của cơ quan xác nhận, đại diện cơ quan cấp phép khai thác khoáng sản, các chuyên gia về môi trường, khoáng sản và lĩnh vực liên quan; đại diện cơ quan quản lý môi trường địa phương, quỹ bảo vệ môi trường nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ. Trường hợp cần thiết, cơ quan xác nhận mời thêm đơn vị giám sát chất lượng công trình, chất lượng môi trường và một số đơn vị liên quan tham gia đoàn kiểm tra- Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan xác nhận tiến hành kiểm tra thực địa; kết quả kiểm tra thực địa được thể hiện bằng biên bản kiểm tra.

- Cơ quan xác nhận được thuê cơ quan có chức năng để đo đạc, lấy mẫu kiểm chứng các thông tin, số liệu trong báo cáo.

- Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ quan xác nhận cấp Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án.

- Trường hợp hạng mục, công trình đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường có chất lượng và khối lượng không phù hợp với phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt thì cơ quan xác nhận thông báo bằng văn bản nêu rõ các vấn đề còn tồn tại để tổ chức, cá nhân khắc phục và hoàn thiện.

Bước 4: Trả kết quả: UBND cấp tỉnh trả kết quả xác nhận trực tiếp tại Trụ sở hoặc qua đường bưu điện.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;

- 07 (bảy) Báo cáo hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT.

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định.

- Thời hạn cấp giấy xác nhận: Trong thời hạn 40 (bốn mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

h) Phí, lệ phí

i) Tên mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án (Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).

- Mẫu báo cáo hoàn thành từng phần nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường (Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung

(Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…

___

Số: ...

V/v Đề nghị đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung “...(2) ...”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: ... (3) ...

Chúng tôi là: ... (1) .., Chủ phương án, phương án bổ sung “ ... (2) ... ”

- Địa điểm thực hiện phương án: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại:               Fax:            E-mail: ...

Xin gửi đến ... (3) ... những hồ sơ sau:

- 07 (bảy) bản báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung;

- 01 (một) bản sao phương án/phương án bổ sung kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt phương án/phương án bổ sung (2) ... ”;

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên.Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị . .(3).xem xét, báo cáo cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)..của chúng tôi./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...;

- Lưu ...

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú: (1) Cơ quan tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (4) Cơ quan đã ra quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (5) Thủ trưởng cơ quan tổ chức, cá nhân.

Mẫu báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung

(Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BÁO CÁO

HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN  CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

“…(2) ...” (Lần thứ...)

I. Thông tin chung

1. Địa điểm thực hiện: ...

2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân: ...

Địa chỉ liên hệ: ….Điện thoại: …..; Fax: …..; E-mail: ...

3. Tên cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có):

Địa chỉ: ….Điện thoại: ….; Fax: ....; E-mail: …..

4. Tổng số tiền ký quỹ:.................

Số tiền đã ký quỹ:........... tại Quỹ bảo vệ môi trường...

Số tiền đã rút:...

II. Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

1. Nội dung hoàn thành:

- Trình bày nội dung tổng thể và chi tiết đã hoàn thành theo từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã phê duyệt và yêu cầu của quyết định phê duyệt;

- Nêu mục tiêu tổng quát và chất lượng đạt được của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

2. Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

- Mô tả chi tiết các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt;

- Khối lượng công việc thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành;

- Khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường phát sinh (không có trong kế hoạch) để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Lập bảng khối lượng công việc đã hoàn thành, thời gian và kinh phí thực hiện:

TT

Các công trình đã hoàn thành

Khối lượng/đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết quả giám sát và giám định

1. Kết quả giám sát

- Trình bày chuỗi số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực theo báo cáo giám sát môi trường hàng năm mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai thi công công trình đến khi kết thúc thi công công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

2. Kết quả giám định

- Kết quả giám định kỹ thuật của đơn vị giám định các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành (nêu rõ chỉ tiêu đạt được, chỉ tiêu chưa đạt được và nguyên nhân).

- Số liệu giám sát, kết quả phân tích, kết quả giám định được sao gửi kèm báo cáo.

IV. Đánh giá, đề xuất, kiến nghị

1. Đánh giá kết quả đạt được:

2. Đề xuất, kiến nghị:

- Đề xuất thay đổi kinh phí ký quỹ do thay đổi hệ số trượt giá, định mức, đơn giá của địa phương, ngành.

- Kiến nghị: cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ của các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

V. Phụ lục

- Các đơn giá, định mức sử dụng.

- Giấy xác nhận đã nộp tiền ký quỹ.

- Bản đồ không gian trước và sau quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Kết quả giám sát môi trường.

- Kết quả giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; giám định môi trường.

9. Đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường tới Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Xem xét hồ sơ:

- Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, xác nhận đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc.

- Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).

Bước 4. Trả kết quả

- Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết quả tới Chủ dự án, Chủ cơ sở.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: Không quy định

- Thời hạn xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: Tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án, cơ sở.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

h) Phí, lệ phí: không quy định

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường (Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

(Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

 

…(1)…

___

Số: ...

V/v Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm…

Kính gửi: (3)

(1) Là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại mục số …., cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chúng tôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Tên của (1):...........................................................................................................................

Địa điểm thực hiện của (2): ...................................................................................................

Địa chỉ liên hệ của (1): ...; Điện thoại: ...; Fax: .................... ; E-mail: ......................................

Chúng tôi gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Một (01) bản điện tử của các hồ sơ nêu trên.

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu: ...

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 

Mẫu Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

(Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa:

(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của (2)

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

(**), tháng... năm ...

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

(**) Ghi địa danh cấp huyện nơi thực hiện hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2b. Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU
Chương 1

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án):

- Tên gọi của dự án (theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng).

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.

- Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.

1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án: Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án.

1.3. Các hạng mục công trình của dự án

- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; cung cấp điện; cung cấp nước; giải phóng mặt bằng;...

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.

1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

- Làm rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án. Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án trong thời gian ít nhất 02 năm gần nhất, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án.

- Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải báo cáo bổ sung tình trạng hoạt động của khu công nghiệp; sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành của khu công nghiệp và sự đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nguyên tắc chung:

- Việc dự báo tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành.

- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động phải dự báo tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ của dự án mới.

2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

2.1.1. Dự báo các tác động: Dự báo sơ bộ các tác động đến môi trường của giai đoạn, trong đó tập trung vào các hoạt động chính như: vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án); vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng); làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước, ...).

2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

- Về nước thải: Mô tả quy mô, công suất, công nghệ các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống, ...), đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Mỗi công trình xử lý nước thải phải có bản vẽ thiết kế cơ sở của từng hạng mục và cả công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.2.1. Dự báo các tác động: Việc dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

- Tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác).

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.

2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả dự báo các tác động tại Mục 2.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm lớn nhất) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Mô tả quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải.

- Các thông số cơ bản của từng các hạng mục thành phần và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở (đưa vào Phụ lục báo cáo).

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thực hiện như đối với nước thải.

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

c) Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại): Thực hiện như đối với nước thải.

d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt): Thực hiện như đối với nước thải.

2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.-

 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: Kế hoạch quan trắc môi trường được xây dựng theo từng giai đoạn của dự án, gồm: thi công xây dựng và vận hành thương mại, cụ thể: Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng của dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Cam kết của chủ dự án, cơ sở

Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chúng tôi gửi kèm theo dưới đây Phụ lục các hồ sơ, văn bản có liên quan đến dự án, cơ sở (nếu có và liệt kê cụ thể).

Phụ lục

(Các Phụ lục I, II,...)

Phụ lục IV

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

III. Thủ tục hành chính cấp huyện

1. Thủ tục đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường tới Ủy ban nhân dân cấp huyện (UBND huyện).

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: UBND huyện xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3. Xem xét hồ sơ:

- UBND huyện xem xét, xác nhận đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc.

- Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).

Bước 4. Trả kết quả

- Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết quả tới Chủ dự án, Chủ cơ sở.

b) Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu 1.1 trong Phụ lục kèm theo dưới đây.

b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu 1.2 trong Phụ lục kèm theo dưới đây.

c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).

d) Thời hạn giải quyết

- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: trong thời hạn xem xét hồ sơ.

- Thời hạn xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án, cơ sở.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: cơ quan chuyên môn được giao xử lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

h) Phí, lệ phí: không quy định

i) Tên các mẫu đơn

- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ);

- Mẫu cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường (Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

(Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

…(1)…

________

Số: ...

V/v Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

Kính gửi: (3)

(1) Là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại mục số -, cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chúng tôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Tên của (1)..........................

Địa điểm thực hiện của (2): ..........

Địa chỉ liên hệ của (1): ...; Điện thoại: ...; Fax: ....; E-mail: ......

Chúng tôi gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Một (01) bản điện tử của các hồ sơ nêu trên.

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …;

- Lưu: ...

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Mẫu Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

(Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa:

 

 

(1)

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của (2)

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

(**), tháng... năm ...

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

(**) Ghi địa danh cấp huyện nơi thực hiện hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2b. Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU
Chương 1

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH,
DỊCH VỤ

 

1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án):

- Tên gọi của dự án (theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng).

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.

- Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.

1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án: Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án.

1.3. Các hạng mục công trình của dự án

- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; cung cấp điện; cung cấp nước; giải phóng mặt bằng;...

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.

1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

- Làm rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án. Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án trong thời gian ít nhất 02 năm gần nhất, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án.

- Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải báo cáo bổ sung tình trạng hoạt động của khu công nghiệp; sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành của khu công nghiệp và sự đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nguyên tắc chung:

- Việc dự báo tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành.

- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động phải dự báo tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ của dự án mới.

2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

2.1.1. Dự báo các tác động: Dự báo sơ bộ các tác động đến môi trường của giai đoạn, trong đó tập trung vào các hoạt động chính như: vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án); vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng); làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước, ...).

2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

- Về nước thải: Mô tả quy mô, công suất, công nghệ các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống, ...), đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Mỗi công trình xử lý nước thải phải có bản vẽ thiết kế cơ sở của từng hạng mục và cả công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.2.1. Dự báo các tác động: Việc dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

- Tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác).

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.

2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả dự báo các tác động tại Mục 2.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm lớn nhất) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Mô tả quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải.

- Các thông số cơ bản của từng các hạng mục thành phần và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở (đưa vào Phụ lục báo cáo).

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thực hiện như đối với nước thải.

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

c) Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại): Thực hiện như đối với nước thải.

d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt): Thực hiện như đối với nước thải.

2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.1.1. Kế hoạch quan trắc môi trường: Kế hoạch quan trắc môi trường được xây dựng theo từng giai đoạn của dự án, gồm: thi công xây dựng và vận hành thương mại, cụ thể: Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng của dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Cam kết của chủ dự án, cơ sở

Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chúng tôi gửi kèm theo dưới đây Phụ lục các hồ sơ, văn bản có liên quan đến dự án, cơ sở (nếu có và liệt kê cụ thể).

Phụ lục

(Các Phụ lục I, II,...)

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất