Thông tư 91/2015/TT-BGTVT tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 91/2015/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự là 40km/h.
Với các xe cơ giới còn lại, tốc độ tối đa cho phép trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên là 60km/h; 50km/h với đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 01 làn xe cơ giới. Ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép dao động từ 50km/h - 90km/h, tùy từng loại xe và loại đường. Đặc biệt, khi tham gia đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, không quá 120km/h.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng có quy định chi tiết về khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao thông trên đường bộ. Theo đó, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, tối thiểu là 35m khi chạy với vận tốc trên 60km/h; 55m nếu tốc độ lưu hành là 80km/h; khi điều khiển xe chạy với vận tốc 100km/h và 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu lần lượt là 70m và 100m.
Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/07/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2016.
Từ ngày 15/10/2019, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Xem chi tiết Thông tư91/2015/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 91/2015/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thông tư này áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” (Biển số 420) và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt); Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.
Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang; mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.
Riêng tốc độ, khoảng cách an toàn xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự chỉ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Thông tư này.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:
TỐC ĐỘ CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới | |
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. | 60 | 50 |
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. | 60 | 50 |
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Trong quá trình khai thác, đơn vị quản lý đường bộ chịu trách nhiệm theo dõi, chủ động kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biển báo nêu trên cho phù hợp với thực tế và quy định hiện hành.
KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE (THUỘC LOẠI XE CƠ GIỚI VÀ XE CHUYÊN DÙNG) KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Tốc độ lưu hành (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
>60 | 35 |
80 | 55 |
100 | 70 |
120 | 100 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây