Thông tư 61/2015/TT-BGTVT về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa

thuộc tính Thông tư 61/2015/TT-BGTVT

Thông tư 61/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:61/2015/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:02/11/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chở hàng trên 100 tấn trên đường thủy nội địa phải được phê duyệt

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, nhấn mạnh tổ chức cá nhân vận tải hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn; hàng có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10m hoặc chiều dài trên 40m hoặc chiều cao trên 4,5m phải nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải.
Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc siêu trọng trên đường thủy nội địa; phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc siêu trọng với các nội dung về tuyến đường thủy nội địa mà phương tiện vận chuyển hàng hóa; thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình; mô tả về loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng cần vận chuyển; vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa; hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông và yêu cầu hỗ trợ (nếu có)…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng cho phép người kinh doanh vận tải hàng hóa yêu cầu người thuê vận tải mở bao, kiện để kiểm tra trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng; từ chối vận tải bao, kiện chứa hàng không đúng quy cách, tiêu chuẩn; không có ký hiệu, mã hiệu, trọng lượng, kích thước rõ ràng và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển; yêu cầu trả tiền lưu hàng hóa trên phương tiện do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra.
Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hay người bảo quản hàng hóa gây ra thì phải bồi thường theo giá trị đã khai trong giấy vận chuyển; theo mức do hai bên thỏa thuận hoặc theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng nếu không khai giá trị hàng trong giấy vận chuyển. Ngoài mức bồi thường nêu trên, người kinh doanh vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng bị tổn thất.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Xem chi tiết Thông tư61/2015/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 61/2015/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa.
2. Thông tư này không áp dụng đối với vận tải hàng hóa nguy hiểm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là bất cứ tài sản nào, kể cả công-ten-nơ, ván sàn, tấm nâng hàng, vật liệu chèn lót hàng hóa hay công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do tổ chức, cá nhân vận tải cung cấp.
2. Bao, kiện gồm: bao, hòm, kiện, thùng, công-ten-nơ chứa hàng hóa.
3. Người xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa.
4. Người thuê xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng xếp, dỡ hàng hóa với người xếp, dỡ hàng hóa.
5. Người bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bảo quản hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa.
6. Người thuê bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo quản hàng hóa với người bảo quản hàng hóa.
7. Người nhận hàng hóa là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển hàng hóa.
8. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.
9. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.
10. Cảng, bến bao gồm cảng, bến thủy nội địa và bến cảng thuộc cảng biển được cấp có thẩm quyền công bố, cấp phép.
Điều 4. Bao, kiện hàng hóa
Bao, kiện chứa hàng hóa phải đúng quy cách và tiêu chuẩn; đủ độ bền; có ký hiệu, mã hiệu, trọng lượng, kích thước rõ ràng; bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải, xếp, dỡ.
Chương II
VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 5. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Lập giấy vận chuyển theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này sau khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện.
2. Vận tải hàng hóa đến điểm đến và bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải.
3. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 6. Quyền của người kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Yêu cầu người thuê vận tải hàng hóa mở bao, kiện để kiểm tra trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng hóa.
2. Từ chối vận tải những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển.
3. Yêu cầu trả tiền lưu hàng hóa trên phương tiện do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra.
4. Các quyền khác được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 7. Nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
1. Cung cấp giấy tờ, tài liệu và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa và đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa.
2. Cử người trực tiếp giao, nhận hàng hóa với người kinh doanh vận tải hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp có người đi áp tải hàng hóa, người áp tải phải có hiểu biết về đặc tính hàng hóa, biện pháp xử lý đối với hàng hóa trong quá trình vận tải và chấp hành nội quy của phương tiện.
4. Xác định thủy phần của hàng hóa tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa để tính trọng lượng hàng hóa đối với những hàng hóa có độ ẩm ảnh hưởng đến trọng lượng hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Quyền của người thuê vận tải hàng hóa
1. Yêu cầu người kinh doanh vận tải có biện pháp bổ sung, gia cố thêm để đảm bảo tính ổn định, an toàn của hàng hóa.
2. Yêu cầu người kinh doanh vận tải xác nhận số lượng, niêm phong đối với hàng hóa mà mình gửi đi.
3. Các quyền khác được quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 9. Thời gian vận tải
Thời gian vận tải một chuyến tính từ khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải hoàn chỉnh đầy đủ hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa và giao cho người kinh doanh vận tải, người kinh doanh vận tải lập giấy vận chuyển có xác nhận của người thuê vận tải đến khi phương tiện đến nơi trả hàng hóa, người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải phương tiện đến cảng, bến.
Điều 10. Giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải
1. Trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ, đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hóa; đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi chung là Cảng vụ) nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết. Chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa không đúng với kê khai của người thuê vận tải
a) Phát hiện trước khi vận tải: nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì phải đưa lên bờ và người kinh doanh vận tải phải thông báo cho Cảng vụ hoặc hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý theo quy định của pháp luật. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm và thanh toán mọi chi phí phát sinh;
b) Phát hiện trên đường vận tải: nếu là hàng hóa thông thường thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết và tiếp tục vận tải đến nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh (nếu có) người thuê vận tải phải thanh toán; nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết để giải quyết; người thuê vận tải phải thanh toán các chi phí và tổn thất phát sinh cho người kinh doanh vận tải và phải chịu mọi chi phí khác do vận chuyển hàng nguy hiểm gây ra, đồng thời người kinh doanh vận tải thông báo cho Cảng vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng, bến nơi đến biết để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết để phối hợp thực hiện. Những phát sinh do phương tiện bị trưng dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11. Thủ tục phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh), Sở Giao thông vận tải (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh), Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải (đối với phương tiện thủy nội địa rời bến cảng biển) (sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng theo các nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho tổ chức, cá nhân để thực hiện. Trường hợp không phê duyệt phương án phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Tổ chức, cá nhân không phải nộp phí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải.
Chương III
GIAO NHẬN, XẾP, DỠ VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA
Điều 12. Nghĩa vụ và quyền của người xếp, dỡ hàng hóa
1. Thực hiện đúng quy trình xếp, dỡ đối với từng loại hàng hóa; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa.
2. Chịu trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa hoặc chỉ dẫn của thuyền trưởng.
3. Bảo đảm thời gian xếp, dỡ hàng hóa như đã thỏa thuận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Người xếp, dỡ có quyền từ chối xếp, dỡ những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Điều 13. Nghĩa vụ và quyền của người thuê xếp, dỡ hàng hóa
1. Chuẩn bị hàng hóa đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận với người xếp, dỡ.
2. Cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người xếp, dỡ hàng hóa trước khi xếp, dỡ hàng hóa theo đúng thỏa thuận.
3. Yêu cầu bồi thường khi người xếp, dỡ hàng hóa không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với người xếp, dỡ hàng hóa.
Điều 14. Thời gian xếp, dỡ hàng hóa
Trường hợp người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải không có thỏa thuận khác thì thời gian xếp, dỡ hàng hóa được tính như sau:
1. Thời gian xếp hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải cho đến khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.
2. Thời gian dỡ hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người kinh doanh vận tải đã báo cho người thuê vận tải đến khi người thuê vận tải dỡ xong hàng hóa khỏi phương tiện và người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.
Điều 15. Các phương thức giao, nhận hàng hóa
1. Căn cứ hợp đồng và giấy vận chuyển, việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc nhận hàng hóa theo phương thức nào thì trả hàng hóa theo phương thức đó.
2. Các phương thức giao, nhận hàng hóa bao gồm:
a) Giao, nhận theo số lượng bao, kiện;
b) Giao, nhận theo nguyên hầm cặp chì;
c) Giao, nhận theo trọng lượng (cân toàn bộ hoặc cân giám định theo tỷ lệ), theo thể tích (đo mét khối hoặc đong, đếm bằng lít);
d) Giao, nhận theo mớn nước, các bên thống nhất xác định tỷ trọng của nước tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa.
Điều 16. Trách nhiệm khi giao, nhận hàng hóa
1. Việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện qua mạn phương tiện. Mạn phương tiện là ranh giới để xác định hàng hóa thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải hay trách nhiệm của người kinh doanh vận tải, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Quy định trách nhiệm trong các trường hợp giao, nhận hàng hóa.
a) Trường hợp xếp hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là đã giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như chưa giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;
b) Trường hợp dỡ hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là chưa giao cho người nhận hàng và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như đã giao cho người nhận hàng hóa và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;
c) Trường hợp hàng hóa bị rách, đổ, vỡ trong quá trình xếp dỡ nếu do lỗi của bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm;
d) Trường hợp phải ngừng xếp dỡ để giải quyết tranh chấp về giao, nhận hàng hóa thì bên có lỗi phải thanh toán các chi phí phát sinh.
Điều 17. Giải quyết các phát sinh trong giao, nhận hàng hóa
1. Khi giao hàng hóa theo số lượng bao, kiện nếu bao, kiện còn nguyên vẹn hoặc bao, kiện còn nguyên kẹp chì thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về trọng lượng, khối lượng và tình trạng hàng hóa ở bên trong.
2. Khi giao hàng hóa theo nguyên hầm kẹp chì hoặc bao, kiện kẹp chì nếu niêm phong, kẹp chì còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về hàng hóa. Nếu niêm phong, kẹp chì không còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 18. Giải quyết hàng hóa hư hỏng hoặc quá hạn lưu kho, bãi
1. Khi phát hiện hàng hóa gửi tại kho, bãi của cảng, bến có hiện tượng tự hư hỏng hoặc do bất khả kháng thì người bảo quản phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý, thông báo ngay cho người thuê bảo quản biết. Nếu sau 06 giờ, kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc theo ngày, giờ của bưu điện xác nhận) người thuê bảo quản không có ý kiến thì người bảo quản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và xử lý; người thuê bảo quản phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trong quá trình xếp, dỡ, nếu bao bì bị rách, vỡ dưới mức quy định hoặc thỏa thuận thì người thuê xếp dỡ chịu trách nhiệm thu gom, đóng gói lại và chịu chi phí phát sinh. Nếu phần rách vỡ quá mức quy định hoặc thỏa thuận thì bên có lỗi phải chịu chi phí phát sinh.
3. Trường hợp hàng hóa trong kho, bãi của cảng, bến đã quá thời hạn quy định theo hợp đồng, nếu người bảo quản hàng hóa muốn di chuyển, thu gom thì phải thông báo trước cho người thuê bảo quản hàng hóa. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ lúc nhận tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc ngày, giờ bưu điện xác nhận), nếu người thuê bảo quản không trả lời thì người bảo quản hàng hóa có quyền di chuyển, thu gom hàng hóa và người thuê bảo quản hàng hóa phải chịu chi phí phát sinh.
Chương IV
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG
Điều 19. Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải
1. Trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải, người áp tải hàng hóa (nếu có) biết và chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình phương tiện lưu lại tại vùng nước cảng, bến.
2. Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa phương tiện, hàng hóa tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Nếu phương tiện phải sửa chữa và vẫn có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải và chịu mọi chi phí phát sinh;
b) Nếu phương tiện phải sửa chữa và không có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải thỏa thuận lại với người thuê vận tải và người nhận hàng về thời gian nhận giao hàng và chịu mọi chi phí phát sinh, bồi thường do việc không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển;
c) Nếu phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình chuyển đổi phương tiện, mọi chi phí phát sinh, hậu quả pháp lý người kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trường hợp do lỗi của người thuê vận tải
Người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo phương tiện đến cảng, bến mà người thuê vận tải không xếp, dỡ hàng hóa theo thời gian thỏa thuận thì người thuê vận tải phải thanh toán dôi nhật cho người kinh doanh vận tải theo hợp đồng thỏa thuận hai bên ký kết.
Điều 21. Trường hợp bất khả kháng
1. Khi phương tiện chưa xuất cảng, bến người kinh doanh vận tải phải thông báo ngay cho người thuê vận tải và người nhận hàng việc tạm dừng việc vận chuyển hàng; trường hợp hủy bỏ việc vận chuyển hàng hóa, người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền cước vận tải đã được thanh toán trước.
2. Khi phương tiện đang hành trình
a) Trường hợp phương tiện phải đi trên tuyến khác dài hơn thì người kinh doanh vận tải không được thu thêm tiền cước được ghi trong hợp đồng hoặc giấy vận chuyển;
b) Trường hợp phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết. Người kinh doanh vận tải chịu mọi chi phí phát sinh;
c) Trường hợp không thể hành trình tiếp, phương tiện phải quay về cảng, bến gần nhất hoặc cảng, bến xuất phát thì người thuê vận tải hoặc người nhận hàng không phải trả thêm tiền cước đoạn đường quay về; người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền cước tương ứng với đoạn đường chưa đi (nếu đã được nhận trước); các chi phí khác phát sinh được xử lý theo hợp đồng đã thỏa thuận hoặc xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 22. Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.
2. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì bồi thường phần hư hỏng, mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
Điều 23. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì các bên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.
2. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ Quyết định số 33/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 25;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Cục KSTTHC (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, VTải (5)

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)

TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI GỬI HÀNG:

…………………………………….

Điện thoại: ………. Fax: …………

TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI NHẬN HÀNG:

……………………………………….

Điện thoại: ………. Fax: ………….

Họ và tên người đi áp tải hàng hóa:

………………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY VẬN CHUYỂN

TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI VẬN TẢI:

……………………………………………..

Điện thoại: ……………… Fax:………….

Tài khoản: …………………………………

………………………………………………

Tên, số đăng ký phương tiện: …………..

Họ và tên thuyền trưởng: ……………….

………………………………………………

Nơi giao hàng

Nơi trả hàng

Cự ly

Loại hàng

Ký hiệu, mã hiệu

Số lượng (Bao kiện)

Tổng trọng lượng (Tấn)

Giá trị hàng hóa

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện đến nơi nhận hàng hồi…….. giờ…….. ngày ……
Người gửi hàng ký nhận

Phương tiện nhận xong hàng và hoàn thành thủ tục hồi…….. giờ…….. ngày ……tháng ..… năm …..
Thuyền trưởng ký xác nhận

PHẦN THANH TOÁN

Tiền cước: …………………………..

Chi phí khác (nếu có): ……………….

Tổng cộng: ……………………………

…………………………………………..

Phương tiện đến nơi trả hàng hồi…….. giờ…….. ngày ……
Người gửi hàng ký nhận

Phương tiện trả xong hàng và hoàn thành thủ tục hồi…….. giờ…….. ngày ……tháng ..… năm …..
Thuyền trưởng ký xác nhận

Ngày…. tháng…. năm …
Tên người vận tải
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày …. tháng …. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa

Kính gửi: ……..(tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) ……

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ......................................................................

- Địa chỉ: .......................................................................................................

- Số điện thoại: ………………………………………..; Fax/email: ........................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………….. ngày ................

- Cơ quan cấp: ..............................................................................................

1. Phương tiện vận chuyển

1.1. Phương tiện tự hành

1. Tên phương tiện ………………………………….. số đăng ký: ........................

- Công suất máy ........................................................................... (sức ngựa)

- Chiều dài: ............................................................................................... (m)

- Chiều rộng: ............................................................................................ (m)

- Chiều cao không hạ của phương tiện: ..................................................... (m)

- Mớn nước .............................................................................................. (m)

- Trọng tải ............................................................................................... (tấn)

1.2. Phương tiện tàu kéo, tàu đẩy

- Tên phương tiện ………………………………. số đăng ký: ..............................

- Công suất .................................................................................. (sức ngựa)

- Chiều dài: ............................................................................................... (m)

- Chiều rộng: ............................................................................................ (m)

- Chiều cao không hạ của phương tiện: ..................................................... (m)

- Mớn nước .............................................................................................. (m)

- Trọng tải ............................................................................................... (tấn)

- Tên sà lan ………………………… số đăng ký: ...............................................

- Chiều dài:............................................................................................... (m)

- Chiều rộng: ...........................................................................................  (m)

- Chiều cao không hạ sà lan: ....................................................................  (m)

- Mớn nước............................................................................................... (m)

- Trọng tải................................................................................................ (tấn)

2. Loại hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng vận chuyển

- Loại hàng: ...................................................................................................

- Trọng lượng hàng xin chở...................................................................... (tấn)

- Chiều dài loại hàng vận chuyển................................................................ (m)

- Chiều rộng loại hàng vận chuyển.............................................................. (m)

- Chiều cao loại hàng vận chuyển............................................................... (m)

3. Tuyến vận tải

- Cảng, bến xuất phát ....................................................................................

- Địa chỉ ........................................................................................................

- Các tuyến đường thủy sẽ đi..........................................................................

- Cảng, bến đến.............................................................................................

- Địa chỉ.........................................................................................................

4. Thời gian đề nghị thực hiện: từ ngày …. tháng …. năm ....đến ngày …. tháng …. năm....

5. Cam kết: Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Đại diện tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải
Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có)

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI HÀNG HÓA SIÊU TRƯỜNG, HÀNG HÓA

 SIÊU TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

I. Tên tổ chức, cá nhân: .................................................................................

II. Nội dung của phương án

1. Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải.

2. Mô tả về vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng.

3. Mô tả về loại hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng cần vận chuyển; mô tả kích thước hàng hóa khi xếp xuống phương tiện thủy hoặc sà lan.

4. Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có).

5. Tuyến đường thủy nội địa mà phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng hóa.

6. Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI HÀNG HÓA SIÊU TRƯỜNG, HÀNG HÓA

SIÊU TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------

Số:    /QĐ-(3)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.... (4)...., ngày …. tháng …. năm 20...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt phương án ……………

Điều 1 …………………………………………. (5) ................................................

.....................................................................................................................

Điều 2 …………………………………………. (5) ................................................

.....................................................................................................................

Điều 3 …………………………………………. (5) ................................................

………………………………………………………………/.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;

- Lưu: VT,.... (7) A.xx (8)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên)

________________________________________________________________

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Nội dung Quyết định phê duyệt (có nội dung thể hiện hiệu lực của quyết định đến ngày, tháng, năm).

(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Cục trưởng, Giám đốc Sở, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu.

(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No.61/2015/TT-BGTVT dated November 02, 2015 of the Ministry of Transport on regulations on cargo transportation on inland waterways

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 15, 2004; Law on amendments to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 17, 2014;

Pursuant the Government’s Decree No. 24/2015/NĐ-CP dated February 27, 2015 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Inland Waterway Navigation and Law on amendments to the Law on Inland Waterway Navigation;

Pursuant to the Government’s Decree No. 110/2014/NĐ-CP dated November 20, 2014 regulating conditions for inland waterway transport business;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of Director of Department of Transportation and General Director of Vietnam Inland Waterway Agency;

The Minister of Transport promulgates the Circular providingon cargo transportation on inland waterways.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides for activities of transport, loading, unloading, delivery, receipt and storage of cargo on inland waterways.

Article 2. Subject of application

1. This Circular applies to organizations and individuals involved in activities of transport, loading, unloading, delivery, receipt and storage of cargo on inland waterways.

2. This Circular does not apply to transport of dangerous cargo.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. Cargo mean any property including containers, flooring, pallets, dun age or other similar transport and packaging means that are not provided by organizations and individuals involved in transport of cargo.

2. Packages include bags, chests, packages, barrels, containers...

3. Dockers mean organizations and individuals trading in services of loading and unloading of cargo at ports and inland wharves.

4. Loading/unloading service buyers mean organizations and individuals concluding contracts with ducker for loading and unloading services.

5. Storage sellers mean organizations and individuals trading in services of storage of cargo at ports, inland wharves.

6. Storage buyers mean organizations or individuals concluding contracts with storage sellers for storage of cargo.

7. Cargo recipients means organizations or individuals having names included in the bill of lading as consignees.

8. Super-size cargo means the cargo with actual inseparable size over 10 m, 40 m or 4.5 m in width, length and height respectively.

9. Super-weight cargo means inseparable cargo of over 100 tons.

10. Ports, wharves include inland wharves and ports belonging to sea ports publicly announced and licensed by competent authorities.

Article 4. Packages

Packages should meet specifications and standards as prescribed; be highly durable; have clear symbols, codes, size; ensure safety during transportation, loading and unloading of cargo.

Chapter II

TRANSPORT OF CARGO ON INLAND WATERWAYS

Article 5. Obligations of cargo transport traders

1. Establish bill of lading according to forms in Appendix I enclosed herewith after cargo is loaded onto ships.

2. Transport cargo to intended destinations and ensure shipping time as specified in the contract signed with cargo transport service buyers (hereinafter referred to as ‘transport buyers’).

3. Other obligations as prescribed in Clause 2, Article 87 of the Law on Inland Waterway Navigation.

Article 6. Rights of cargo transport traders

1. Request transport buyers to open packages for examination in case of any doubt about declaration of cargo types;

2. Reject transport of packages failing to meet requirements as prescribed in Article 4 hereof and cargo banned from transportation;

3. Request payment of fees for storage of cargo on the ship as a result of the fault caused by transport buyers or cargo recipients;

4. Other obligations as prescribed in Clause 1, Article 87 of the Law on Inland Waterway Navigation.

Article 7. Obligations of transport buyers

1. Provide papers, documents and other necessary information about cargo and ensure legality of such cargo;

2. Appoint persons to take charge of delivery and receipt of cargo with cargo transport traders unless otherwise as agreed;

3. In case a cargo escort is needed, such escort should have good knowledge about characteristics of cargo and handling measures during the transport and comply with the ship’s rules.

4. Determine moisture of cargo at loading and unloading places to calculate weight of cargo, especially cargo with moisture affecting weight unless otherwise as agreed;

5. Other obligations as prescribed in Clause 2, Article 88 of the Law on Inland Waterway Navigation.

Article 8. Rights of transport buyers

1. Request cargo transport traders to provide further reinforcement to ensure stability and safety for cargo;

2. Request cargo transport traders to confirm quantity and seal off the cargo transported.

3. Other obligations as prescribed in Clause 1, Article 88 of the Law on Inland Waterway Navigation.

Article 9. Shipping time

Shipping time of a shipment is calculated from the loading of cargo onto the ship with all invoices and other cargo-related documents being transferred by the transport buyer to the transport trader who has completed the establishment of the bill of lading with the transport buyer’s confirmation to arrival of cargo at intended destination where the transport trader has completed all arrival procedures and delivered to written notice the transport buyer.

Article 10. Handling of issues arising during the transport

1. In case cargo shows signs of burning up, leakage or breaking to pieces, the transport trader must take appropriate measures to protect people, cargo and vehicles including removal of part or all of the cargo and at the same time establish a written record confirmed by the escort (if any), local authorities or waterway traffic police or inland waterway port authorities or marine port authorities (hereinafter referred to as the port authorities ) where the problem arises and make a written notification to the transport buyer. Any expenses arising shall be incurred by the party that has caused the problem. If neither party has caused the problem or as a result of force majeure events, each party shall be responsible for level of damage caused to its own part.

2. In case cargo is found inconsistent with the transport buyer’s declaration:

a) Before the shipping: If the cargo is among dangerous or banned-from-transport types, the transport trader must put it ashore and make a written notification to the port authorities or competent agencies for handling as prescribed. The transport buyer shall be responsible for all expenses arising;

b) During the shipping: If the cargo is among normal types, the transport trader shall make a written notification to the transport buyer and continue transportation to the destination and all expenses arising (if any) shall be incurred by the transport buyer; if the cargo is among dangerous or banned-from-transport types, the transport trader shall make a written notice to the transport buyer for handling; the transport buyer shall be responsible for all expenses and damage caused to the transport trader as well as other expenses for damage caused by transport of dangerous cargo, and the transport trade should make a written notice to the port authorities or competent agencies at arrival port for handling as prescribed.

3. If the transport vehicle is under a requisition order by competent agencies, the vehicle driver should make a written notice to the transport trader and transport buyer for coordination. Any problem arising as a result of the requisition of the vehicle shall be handled according to applicable regulations.

Article 11. Procedures on approval for super-size or super-weight cargo transport plan

1. Organizations or individuals should submit 01 (one) set of application for approval for super-size or super-weight cargo transport plan to Vietnam Inland Waterways Agency or Regional Inland Waterways Branch (in case of inland watercraft leaving inland ports and traveling on interprovincial waterway routes), to the Services of Transport (in case of inland watercraft leaving inland ports and traveling on intra-provincial waterway routes), to Vietnam Maritime Administration or Maritime Branch (in case of inland watercraft leaving sea ports) (hereinafter referred to as competent agencies). The application includes:

a) A written request (see forms in Appendix II enclosed herewith);

b) Super-size or super-weight cargo transport plan according to instructions as prescribed in Appendix III enclosed herewith;

2. Competent agencies shall inspect and handle the application as follows:

a) In case the application is submitted in person, issue a receipt and an appointment note (if the application is found adequate as prescribed) or return and provide instructions (if the application is inadequate as prescribed)

b) In case the application is submitted by post or other appropriate means and if the application is found inadequate as prescribed, within one working day since receipt of the application, competent agencies shall issue a written notice to organizations or individuals for supplements;

c) If the application is found adequate as prescribed, within two working days since receipt of the application, competent agencies shall carry out inspection and grant approval for the plan according to forms in Appendix IV enclosed herewith and deliver it to organizations or individuals for implementation. In case the plan is not approved, a written notice must be issued.Organizations or individuals are exempted from fees or charges for approval for the plan.

Chapter III

DELIVERY, RECEIPT, LOADING, UNLOADING AND STORAGE OF CARGO

Article 12. Obligations and rights of dockers

1. Comply strictly with procedures on loading and unloading for each type of cargo; ensure safety for people, vehicles, cargo and facilities during loading and unloading;

2. Carry out loading and unloading of cargo according to cargo map or as instructed by the captain;

3. Guarantee loading and unloading time as agreed unless otherwise as agreed;

4. Dockers have the right to reject loading and unloading of packages failing to meet requirements as prescribed in Article 4 hereof.

Article 13. Obligations and rights of loading/unloading service buyers

1. Prepare cargo according to the contract signed with dockers;

2. Provide information about cargo to dockers before loading/unloading according to the contract;

3. Request compensations when dockers fail to comply with the contract;

Article 14. Loading/unloading time

In case transport traders and transport buyers have no other agreements, loading/unloading time shall be calculated as follows:

1. The loading time is calculated from arrival of watercraft and that the transport buyer has received notice from the transport trader to completion of loading and that a bill of lading is countersigned by the transport buyer.

2. The unloading time is calculated from arrival of watercraft and that the transport buyer has received notice from the transport trader to completion of unloading and that a bill of lading is confirmed by the transport buyer.

Article 15. Manner of delivery and receipt of cargo

1.Based on the contract and the bill of lading, receipt and delivery of cargo shall be implemented on the principle that receipt and delivery are in the same manner

2. Manner of delivery and receipt of cargo include:

a) Delivery, receipt by number of packages;

b) Delivery, receipt by whole container;

c) Delivery, receipt by payload, volume (m3, liter)

d) Delivery, receipt by draught. Both parties agree on determination of water density at loading and unloading places.

Article 16. Responsibility for delivery and receipt of cargo

1. Delivery and receipt of cargo are carried out alongside watercraft. Watercraft side is the borderline for determination of responsibility for the cargo unless otherwise as agreed.

2. Responsibility for delivery and receipt of cargo

a) In case of loading, if cargo that lies within the range from watercraft side inwards (into the watercraft), responsibility shall be assumed by the transport trader; if cargo lies outside watercraft side, responsibility shall be assumed by the transport buyer;

b) In case of unloading, if cargo that lies within the range from watercraft side inwards, responsibility shall be taken by the transport trader; if cargo lies outside watercraft side, such cargo is considered as having been delivered to cargo recipient and responsibility shall be assumed by the transport buyer;

c) In case cargo is torn apart, broken or damaged during the loading and unloading, each party shall assume responsibility for what it has caused.

d) In case loading/unloading is suspended for settlement of disputes on delivery and receipt, any party that causes the fault shall be responsible for the expenses arising.

Article 17. Handling of issues arising during loading/unloading

1. In case of delivery by number of packages, if the packages are found intact or their lead seals untouched, the transport trader shall not bear any responsibility for payload and conditions of the contents.

2. In case of delivery by number of packages, if the packages are found intact or their lead seals intact, the transport trader shall not assume any responsibility for payload and conditions of the contents.

Article 18. Handling of damaged or overdue cargo

1. When cargo stored at ports shows signs of self-damage or any damage caused by force majeure events, the attendant (a person who takes care of protecting cargo) should take appropriate measures to handle it and make immediate notification to the owner (a person who hires storage service provided by the attendant). After six hours since receipt of notice, in case of no response from the owner, the attendant has the right to make request to competent agencies for establishing a written record and handling. The owner shall be responsible for the expenses arising.

2. During the loading/unloading, if the packages are torn apart, damaged or broken to the extent below the limit as prescribed or agreed, the owner shall be responsible for carrying out collection and packaging again and incurring the expenses arising.

3. In case the cargo stored at the port is in excess of the time limit as agreed in the contract, the attendant should make a notice to the owner before moving or collecting such cargo. Within 15 days since receipt of notice, in case of no response from the owner, the attendant has the right to move and collect the cargo and the owner shall be responsible for the expenses arising.

Chapter IV

SETTLEMENT OF DISPUTES, COMPENSATIONS

Article 19. In case of fault of transport trader

1. In case the watercraft leaves the port at the time other than as prescribed, the transport trader should be responsible for making notice to the transport buyer, escort (if any) and shall incur expenses arising during the period of staying at the port.

2. In case the watercraft is damaged on the way and unable to continue the journey, the captain should seek every measure to bring the watercraft and cargo to nearest port, wharf to ensure safety and at the same make notification to the transport trader about followings:

a) If the watercraft is able to make delivery as agreed after being repaired, the transport trader should make notice to the transport buyer and incur the expenses arising;

b) If the watercraft is unable to make delivery at the time as agreed after being repaired, the transport trader should make notice to the transport buyer and cargo recipient, and conduct negotiation again with the transport buyer and cargo recipient on delivery time, incur the expenses arising and make compensations for failure to meet the transport contract;

c) If cargo is transferred to another watercraft, the transport trader should make notice to the transport buyer and cargo recipient, and guarantee safety for quantity and quality of cargo during the transfer. The transport trade shall incur all expenses arising and legal consequences according to the contract and law provisions.

Article 20. In case of fault of transport buyer

Upon receipt of arrival notice from the transport trader, if the transport buyer fails to carry out loading/unloading according to the time as prescribed, the transport buyer shall pay a demurrage to the transport trader under the contract signed between the two parties.

Article 21. Force majeure

1. When the watercraft is yet to leave the port, wharf, the transport trader should make immediate notice to the transport buyer and cargo recipient about temporary suspension of transport of cargo; in case the transport is postponed, the transport trader should return all transport fees previously received.

2. During the journey

a) In case the watercraft has to take a longer route, the transport trader should not charge more than the fees as specified in the contract or bill of lading;

c) In case the cargo is transferred to another watercraft, the transport trader should make notice to the transport buyer and cargo recipient. The transport trader shall incur all expenses arising;

c) In case the watercraft is unable to continue the journey and is forced to return to nearest ports or its departure port, the transport buyer or cargo recipient shall not pay fees for the return and the transport trader should return the transport fees previously received; expenses arising shall be handled according to the contract or applicable regulations.

Article 22. Compensations for cargo lost or damaged

1. In case the cargo is damaged or lost by the fault of the transport trader, docker or attendant, compensations shall be made as follows:

a) For cargo with value declared in the bill of lading, compensation should be made for the value declared; If actual damage is lower than declared value as proved by the transport trader, compensation for value of actual damage.

b) For cargo without declaration of value in the bill of lading, compensation for average value of cargo of the same type in arrival area;

c) According to level as agreed by the two parties

2. In case the damage or loss of cargo is caused partly by the transport trader, docker, attendant, compensate for the damage or loss it has caused; In case the damage or loss results in overall damage, compensate for the whole.

3. Apart from compensation for damage as prescribed in Clause 1, this Article, the transport trader, docker, attendant shall return additional fees previously paid for the quantity of damaged cargo.

Article 23. Settlement of disputes

1. During the transport of cargo on inland waterways, any issue arising and affecting interests of the parties shall be settled via negotiation and reconciliation.

2. If the issue cannot be settled, the parties have the right to refer to the arbitrator for settlement or file court lawsuit. Sequence and procedures on settlement of disputes are implemented according to law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24. Effect

1. This Circular takes effect on January 01, 2016.

2. The Minister of Transport’s Decision No. 33/2004/QĐ-BGTVT dated December 21, 2004 providing for transport of cargo on inland waterways is hereby annulled.

Article 25. Implementation

Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector, general directors of Vietnam Inland Waterway Agency, general directors of the Vietnam Register, Vietnam Maritime Administration, director of the Services of Transport, heads of relevant organizations, agencies and individuals shall be responsible for executing this Circular./.

The Minister

Dinh La Thang

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 61/2015/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường