Thông tư 48/2016/TT-BGTVT về bảo trì công trình hàng không

thuộc tính Thông tư 48/2016/TT-BGTVT

Thông tư 48/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bảo trì công trình hàng không
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2016/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Những công trình hàng không bắt buộc quan trắc

Ngày 30/12/2016, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng không, trong đó yêu cầu các công trình hàng không bắt buộc quan trắc gồm: Đường cất hạ cánh; Đường lăn; Sân đỗ tàu bay; Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Với các công trình nêu trên, trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải quy định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc, chu kỳ quan trắc và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng thiết kế dự án. Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc khi cso biểu hiện xuống cấp về chất lượng thì phải tổ chức thực hiện việc quan trắc trước thời hạn.
Cũng theo Thông tư này, đối với công trình hàng không có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng, người quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình; Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn, trong đó có: Hạn chế sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản, tiến hành ngay việc sửa chữa đột xuất hoặc lập kế hoạch sửa chữa công trình và thực hiện quy trình đề nghị ngừng khai thác công trình, bộ phận công trình hàng không theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017 và thay thế Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT ngày 23/08/2013.

 

Từ ngày 15/12/2020, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2020/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư48/2016/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------


Số: 48/2016/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

Quy định về bảo trì công trình hàng không
_____________________

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam s 61/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam s 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật xây dựng s 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Căn cứ Nghị định s 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bảo trì công trình hàng không trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc quản lý, bảo trì công trình hàng không trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Công trình hàng không là công trình phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, bao gồm:
a) Công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Công trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nằm ngoài ranh giới cảng hàng không, sân bay.
2. Công trình, bộ phận công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng là công trình đã xuất hiện các hư hỏng hoặc không duy trì đủ điều kiện khai thác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
3. Công trình, bộ phận công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình xuất hiện các dấu hiệu biến dạng đến giá trị giới hạn an toàn cho phép theo thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
Điều 4. Yêu cầu về bảo trì công trình hàng không
1. Bảo trì công trình hàng không phải được thực hiện theo nội dung, quy trình bảo trì, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến bảo trì công trình hàng không.
2. Việc bảo trì công trình hàng không phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì được lập trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
Điều 5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo trì công trình hàng không
1. Trách nhiệm bảo trì công trình hàng không
a) Đối với công trình hàng không thuộc sở hữu nhà nước, người được Nhà nước cho thuê, giao quản lý, khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình;
b) Đối với công trình hàng không đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian sử dụng theo hợp đồng dự án; hết thời gian sử dụng, người được giao tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình hàng không từ nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm tiếp tục bảo trì công trình;
c) Đối với công trình hàng không khác không quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
2. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê hoặc giao quản lý, sử dụng công trình hàng không phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình hàng không trong hợp đồng cho thuê, giao quản lý, khai thác, sử dụng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện bảo trì công trình hàng không.
Điều 6. Yêu cầu và danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc
1. Danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc bao gồm:
a) Đường cất hạ cánh;
b) Đường lăn;
c) Sân đỗ tàu bay;
d) Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Đối với các công trình hàng không quy định tại khoản 1 Điều này, trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải quy định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc, chu kỳ quan trắc và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng thiết kế dự án.
Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng không bắt buộc quan trắc bị mất hoặc không quy định về quan trắc thì người có trách nhiệm bảo trì công trình phải tổ chức thực hiện việc xác định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc và tổ chức thực hiện việc quan trắc công trình theo quy định.
3. Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc khi có biểu hiệu xuống cấp về chất lượng thì phải tổ chức thực hiện việc quan trắc trước thời hạn theo quy định.
4. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình
a) Phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập và phải được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc quan trắc, phương án tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác;
b) Các quy định về quan trắc bao gồm: các vị trí quan trắc; thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng); thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác;
c) Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì công trình về kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá, so sánh với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng không phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 7. Xử lý công trình hàng không đang khai thác nhưng chưa xác định thời hạn sử dụng công trình
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không phải tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng công trình theo tuổi thọ thiết kế đối với công trình hàng không đang khai thác, sử dụng nhưng chưa xác định tuổi thọ thiết kế.
2. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng không bị mất hoặc không quy định thời gian sử dụng của công trình hàng không thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không phải tổ chức thực hiện việc xác định thời gian sử dụng công trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với công trình hoặc căn cứ theo thời gian sử dụng đã được xác định của công trình tương tự cùng loại và cùng cấp.
3. Sau khi hoàn thành việc xác định thời hạn sử dụng công trình hàng không, người quản lý, sử dụng công trình hàng không báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bổ sung thời hạn sử dụng công trình hàng không trong hồ sơ cấp phép đưa công trình vào khai thác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Điều 8. Xử lý công trình hàng không hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
1. Việc xử lý công trình hàng không hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có), Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không xem xét, đánh giá, đề xuất việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình. Trường hợp được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện quy trình cấp phép đưa công trình vào khai thác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng
Điều 9. Xử lý đối với công trình hàng không có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện công trình, bộ phận công trình hàng không có biểu hiện xuống cấp về chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, người quản lý, sử dụng công trình hàng không có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình;
b) Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn, bao gồm: hạn chế sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản, tiến hành ngay việc sửa chữa đột xuất hoặc lập kế hoạch sửa chữa công trình và thực hiện quy trình đề nghị ngừng khai thác công trình, bộ phận công trình hàng không theo quy định.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ nguy hiểm, yêu cầu người quản lý, sử dụng công trình hàng không thực hiện việc sửa chữa, tạm ngừng hoặc ngừng khai thác công trình theo quy định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Quyết định việc tạm ngừng hoặc ngừng khai thác công trình theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố, công trình, bộ phận công trình hàng không có dấu hiệu không đảm bảo an toàn khai thác, sử dụng phải thông báo cho cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng không để kịp thời xử lý.
Điều 10. Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng không
1. Người quản lý, sử dụng công trình hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kế hoạch bảo trì, tình hình thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không bao gồm các nội dung theo mẫu số 01, mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, kiểm tra đột xuất về công tác bảo trì công trình hàng không; tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25 tháng 12 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng không bao gồm:
a) Việc lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng không;
b) Việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không;
c) Việc báo cáo thực hiện bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không;
d) Việc thực hiện các quy định tại các Điều 7, 8, 9 của Thông tư này trong trường hợp công trình bắt buộc phải quan trắc, công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp, xử lý đối với công trình hoặc bộ phận công trình hàng không không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
đ) Các nội dung khác liên quan đến thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quản lý thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình hàng không
Việc xác định chi phí bảo trì công trình hàng không, chi phí quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình hàng không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bảo trì công trình hàng không.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo quy định của các văn bản đó.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 12;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU TỔNG HỢP, BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu số 01: Kế hoạch bảo trì công trình hàng không.

2. Mẫu số 02: Báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì công trình hàng không.

Mẫu số 01

KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG NĂM ...

(ban hành kèm theo văn bản số ………..(1) của ....(2))

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hin

Phương thức thực hiện

Mức độ ưu tiên

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

 

1

Bảo dưỡng công trình hàng không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sửa chữa định kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Sửa chữa đt xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Kiểm định chất lượng công trình hàng không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Quan trắc công trình hàng không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Cột số 8 - Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).

(1) số văn bản của cơ quan, đơn vị báo cáo.

(2) tên cơ quan, đơn vị báo cáo.

Mẫu số 02

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG NĂM ...

(ban hành kèm theo văn bản s ...(1) của ...(2))

1. Kết quả bảo trì công trình hàng không

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao

Mức độ hoàn thành (%)

Khối lượng

Giá trị

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lý do điều chỉnh kế hoạch (nếu có)

3. Các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trong quá trình thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không

Ghi chú

(1) số văn bản của cơ quan, đơn vị báo cáo.

(2) tên cơ quan, đơn vị báo cáo.

Bổ sung
nhayMẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT được bổ sung bởi Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT theo quy định tại Khoản 2 Điều 3.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No. 48/2016/TT-BGTVT dated December 30, 2016 of the Ministry of Transport on regulation on aviation works maintenance

Pursuant to the Law No.61/2006/QH11 on Civil aviation dated June 29, 2006 and the Law on amendment and supplement to a number of Articles of the Law No.61/2014/QH13 on Civil Aviation of Vietnam dated November 2014;

Pursuant to the Law on Construction No.50/2014/QH13 dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction quality control and maintenance;

Pursuant to the Government’s Decree No.102/2015/ND-CP dated October 20, 2015 on management and operation of airport;

Pursuant to the Government s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, rights, responsibilities and organizational structure of the Ministry of Transport

Upon request the Director of the Department of Transport Infrastructure and the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam;

The Minister of Transport hereby issues this Circular stipulating regulation on civil aviation maintenance.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular stipulates regulations on maintenance of aviation works in the territory of Vietnam.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to entities engaging in management and maintenance of aviation works within the territory of Vietnam.

Article 3. Interpretation

1.Aviation works means any works for the purpose of civil aviation as stipulated in the law on civil aviation, including:

a) Components of airport infrastructures as stipulated in clause 2 Article 2 of the Government’s Decree No.102/2015/ND-CP dated October 20, 2015 on airport management and operation;

b) Works for provision of air navigation services located outside airports.

2.Degraded works and component means the works or component which is in run-down conditions or disqualified for operation under relevant technical regulations and standards.

3.Unsafe construction works or component means the works or component which may threaten the safety and operation of the works and has signs of deformation at the safety limits stipulated in the applicable technical regulations and standards.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS ON AVIATION WORKS MAINTENANCE

Article 4. Requirements for aviation works maintenance

1.Aviation works maintenance shall be carried out in accordance with maintenance procedures, relevant technical regulations and standards and economic-technical norms.

2.Maintenance of aviation works shall conform to the maintenance plan prepared on the basis of the approved maintenance procedure and current condition of the aviation works.

Article 5. Responsibilities for aviation works maintenance

1.Responsibilities for aviation works maintenance

a) As for State-owned aviation works, the person granted aviation works leasing or designated to manage, operate and use the aviation works shall be responsible for maintenance ;

b) As for PPP aviation works, the investor and project management enterprise shall be responsible for maintenance of the aviation works during use as stipulated in the project contract. After the expiry of the project contract, the person designated to manage and operate the aviation works by the investor and/or project management enterprise shall take charge of the aviation works maintenance.

c) The aviation works owner or manager/operator shall take charge of maintenance of aviation works other than those stipulated in point a and point b clause 1 of this Article.

2.If an owner leases the aviation works to or designated any entity to manage and operate the aviation works, an agreement on aviation works maintenance shall be included in the contract.

3.The owner, manager/operator shall ensure the sufficient funding for aviation works maintenance.

Article 6.Requirements and lists of works and works components where monitoring is required

1.Works and works components required to be monitored are as follows:

a) Runways;

b) Taxiways;

c) Aprons;

d) Air navigation service providers.

2.As for aviation works specified in clause 1 of this Article, the design contractor shall specify work items and location required to be monitored, date and period of monitoring during the process of design and requests the competent authority to review for approval.

In case design documentation of the aviation works required to be monitored is lost or monitoring of the aviation works is not mentioned in the design documentation, the entity responsible for aviation maintenance shall determine the work item, location required to be monitored and date of monitoring, and carry out the monitoring as stipulated in regulations of laws.

3.In case the works or works components required to be monitored has any sign of degradation, monitoring shall be carried out before the stipulated time.

4.General requirements for aviation works monitoring

a) The monitoring plan shall be prepared by the monitoring contractor and approved by the person responsible for works maintenance. The monitoring plan shall specify measurement methods, measuring instruments, site layout plan, monitoring station location, plan for safe operation, monitoring data processing and other necessary aspects;

b) Monitoring regulations shall specify monitoring locations, monitoring indicators and their limits ( deformation, subsidence, gradient, cracking and sagging); date and time of monitoring, frequency and other necessary aspects;

c) The monitoring contractor shall prepare and submit a monitoring report in which monitoring data shall be evaluated and compared with the limits set by the design contractor and applicable technical standards and regulations. In case any monitoring indicator reaches its limit or any abnormality is found, the person responsible for aviation maintenance shall evaluate the aviation works safety and promptly take remedy measures.

Article 7. Actions on operating aviation works whose useful life is still not determined

1.The owner or manager/operator of the aviation works which is launched into operation but its useful life is still not determined shall determine the useful life of such aviation works  according to its design life.

2.In case the design documentation of such aviation works is lost or the useful life is not mentioned therein, the owner or manager/operator shall determine the useful life of the aviation works in accordance with the applicable technical regulations and standards or according to the useful life of the same-grade or same-type works.

3.After determination of the aviation works’ useful life, the manager/operator shall notify the Civil Aviation Authority of Vietnam to add the useful life to the application for permit to operate the aviation works under laws on civil aviation.

Article 8. Actions on expired aviations works demanded to be used

1.Expired aviation works demanded to be used shall be dealt with in accordance with Article 45 of the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction works quality control and maintenance.

2.After receipt of the report on aviation works quality assessment, inspection and examination or repair report (if any), the Ministry of Transport shall request the Civil Aviation Authority to review, evaluate and make proposals for extension of the aviation works’ useful life. After obtaining the Ministry of Transport s approval, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the permit to operate the aviation works as stipulated in laws on civil aviation.

Article 9. Actions on unsafe aviation works

1.In case any sign of degradation or unsafe, the aviation works’ manager and operator shall:

a) Examine, inspect and assess the current condition of the aviation works;

b) Make decisions on implementation of safety measures, including use restriction, asset and user evacuation, occasional repair or preparation of repair plans and request for suspension of operation of the aviation works or component under regulations of laws.

2.The Civil Aviation Authority of Vietnam shall:

a) Inspect and assess risk levels, request the manager and operator to repair suspend or terminate the operation of the aviation works and submit reports to the Ministry of Transport;

b) Make decisions on suspension or termination of the aviation works under regulations of laws.

3.Any sign of danger or incident found shall be reported to the State authority or person responsible for aviation maintenance to promptly tackle.

Article 10. Aviation maintenance inspection and reporting

1.Aviation works manager and operators shall  submit maintenance plans and status reports on implementation of maintenance plans made by using form 01 and form 02 in the Annex attached hereto.

2.The Civil Aviation Authority of Vietnam shall prepare and implement the periodic and surprised inspection of aviation maintenance and submit annual report to the Ministry of Transport before December 25 of every year or submit surprised reports upon the Ministry of Transport’s request.

3.Aviation maintenance inspection shall cover:

a) Preparation and approval of the aviation works maintenance procedure;

b) Compliance with maintenance regulations by the owners, managers or operators of aviation works;

c) Compliance with reporting regime by the owners, managers or operators of aviation works;

d) observation with Articles 7, 8 and 9 hereof in case any aviation works is mandatory to be monitored, expired works is demanded to be used or its is necessary to handle unsafe works or components;

dd) Other aspects in relation to implementation of the aviation works maintenance plan under regulations of laws.

Article 11. Management of settlement and finalization of aviation maintenance costs

The costs of aviation maintenance, costs of management, use, settlement and finalization of costs of aviation maintenance shall be determined in accordance with the Government s Decree No.46/2015/ND-CP on construction quality control and maintenance dated May 12, 2015.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 12. Effect

1.This Circular takes effect on March 01, 2017 and replaces Circular No.22/2013/TT-BGTVT on aviation maintenance dated August 23, 2013 by the Minister of Transport

2.In case any document referred to this Circular is amended or supplemented, the new one shall prevail.

3.The Chief of the Ministry Office, Chief ministerial inspectors, Directors of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Heads of relevant organizations and entities shall be responsible for the implementation of this Circular./.

The Minister

Truong Quang Nghia

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 48/2016/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 45/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 76/2015/TT-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt và Thông tư 38/2010/TT-BGTVT ngày 17/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Giao thông

văn bản mới nhất