Thông tư 31/2018/TT-BGTVT về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị

thuộc tính Thông tư 31/2018/TT-BGTVT

Thông tư 31/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:31/2018/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành:15/05/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đường sắt đô thị mở rộng quy mô tuyến cũng phải đánh giá an toàn lại

Theo Thông tư 31/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 15/05/2018 quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị:

Đường sắt đô thi xây dựng mới, đường sắt đô thị được nâng cấp, thay đổi một trong các nội dung như hệ thống tín hiệu điều khiển tàu chạy, kiểu loại phương tiện, nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến... phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác.

Ngoài ra, sau 36 tháng kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới được đưa vào vận hành, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được kiểm tra, chứng nhận định kỳ lần đầu.

Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị có hiệu lực 24 tháng kể từ ngày cấp. Giấy chứng nhận này hết hiệu lực khi tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị tiến hành nâng cấp, thay đổi về hệ thống tín hiệu điều khiển tàu chạy, kiểu loại phương tiện, nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

 

Từ ngày 29/01/2021, Thông tư này hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 32/2020/TT-BGTVT

Xem chi tiết Thông tư31/2018/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BGIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 31/2018/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN AN TOÀN HỆ THỐNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; thủ tục kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với đường sắt một ray dẫn hướng tự động, đường xe điện bánh sắt chạy chung nền với đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, thiết kế, xây dựng, vận hành; đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn hệ thống là việc đảm bảo an toàn bằng cách áp dụng có hệ thống các biện pháp kỹ thuật, công cụ quản lý để xác định các nguy cơ, kiểm soát các rủi ro nhằm đạt được các mục tiêu về độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn.
2. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp đường sắt đô thị.
3 . Đánh giá rủi ro là quá trình phân tích định tính hoặc định lượng rủi ro để có cơ sở lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.
4. Đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là việc đánh giá độc lập về an toàn hệ thống đối với các hạng mục công việc thực hiện và xác nhận tuyến đường sắt đô thị đảm bảo an toàn vận hành.
5. Đề cương nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống (sau đây gọi tắt là Đề cương đánh giá, chứng nhận) là tài liệu do Tổ chức chứng nhận chuẩn bị để mô tả các nội dung liên quan đến công việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.
6. Giấy chứng nhận an toàn hệ thống là chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận xác nhận tuyến đường sắt đô thị được thiết kế, xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn và đủ điều kiện an toàn vận hành.
7. Hệ thống quản lý an toàn vận hành là hệ thống quản lý của Tổ chức vận hành, bao gồm các quy định, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và các quy trình quản lý của Tổ chức vận hành được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát hiệu quả các rủi ro.
8. Kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành là việc kiểm tra, đánh giá định kỳ của Cơ quan quản lý nhà nước để chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn vận hành được Tổ chức vận hành duy trì liên tục, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với quy định của Thông tư này và tiêu chuẩn quản lý an toàn đã được phê duyệt cho dự án.
9. Rủi ro là tỉ lệ xuất hiện của một nguy hiểm gây ra thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đó.
10. Tổ chức chứng nhận an toàn độc lập (sau đây gọi tắt là Tổ chức chứng nhận) là tổ chức độc lập có năng lực phù hợp được công nhận bởi các Tổ chức công nhận quốc tế, cung cấp dịch vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cho đường sắt đô thị.
11. Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống là việc kiểm tra thủ tục, hồ sơ và xem xét các quy trình thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận phù hợp với quy định của Thông tư này.
12. Tổ chức vận hành là tổ chức được giao quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động của tuyến đường sắt đô thị.
Bổ sung
Điều 4. Quy định chung về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống
1. Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.
2. Đường sắt đô thị khi tiến hành nâng cấp, thay đổi một trong các nội dung dưới đây phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác:
a) Thay đổi hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu;
b) Thay đổi kiểu loại phương tiện;
c) Cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo;
d) Nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến;
đ) Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành.
3. Đề cương đánh giá, chứng nhận phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Phạm vi đánh giá, chứng nhận;
b) Phương pháp, quy trình thực hiện;
c) Các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro;
d) Kế hoạch thực hiện đánh giá, chứng nhận;
đ) Tài liệu chuyển giao.
Điều 5. Quy định về hệ thống quản lý an toàn vận hành
1. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được xây dựng trước khi đưa tuyến đường sắt đô thị vào khai thác.
2. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải đảm bảo thực hiện được ít nhất các nội dung sau đây:
a) Chính sách an toàn được người đại diện theo pháp luật của Tổ chức vận hành phê duyệt và được phổ biến trong nội bộ tổ chức;
b) Các mục tiêu an toàn bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Mục tiêu định tính là các mục tiêu về đánh giá, xếp hạng mức an toàn, mục tiêu định lượng là các mục tiêu số liệu cụ thể có thể đo đếm được;
c) Kế hoạch an toàn: kế hoạch thực hiện các mục tiêu an toàn;
d) Quản lý sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và tuân thủ quy định vận hành liên quan;
đ) Quản lý sự thay đổi;
e) Quản lý rủi ro;
g) Quản lý năng lực người làm công tác vận hành, bảo trì hệ thống;
h) Quản lý đào tạo nguồn nhân lực quản lý an toàn;
i) Quản lý tài liệu, trao đổi thông tin liên quan đến an toàn;
k) Quản lý tình huống khẩn cấp: các quy định về công tác cứu hộ, cảnh báo, thông tin và phối hợp với các bên liên quan trong trường hợp khẩn cấp;
l) Quản lý điều tra tai nạn, sự cố: đảm bảo các tai nạn, sự cố, các tình huống nguy hiểm được ghi chép, điều tra và phân tích cùng với các biện pháp khắc phục phòng ngừa cần thiết được áp dụng;
m) Đánh giá nội bộ.
3. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, chứng nhận định kỳ trong quá trình khai thác.
Chương II
ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN AN TOÀN HỆ THỐNG
Điều 6. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới
1. Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có).
2. Đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm.
3. Đánh giá tương thích điện từ.
4. Đánh giá tích hợp hệ thống.
5. Đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống.
6. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
7. Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Điều 7. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi nâng cấp
1. Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục nâng cấp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
2. Đánh giá tích hợp hệ thống.
3. Đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp.
4. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
5. Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Điều 8. Trình tự thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới hoặc nâng cấp
1. Chủ đầu tư xây dựng các quy định kỹ thuật của gói thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Căn cứ quy định kỹ thuật, Tổ chức chứng nhận xây dựng Đề cương đánh giá, chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện theo Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt. Căn cứ theo kế hoạch nêu trong đề cương và tiến độ thực tế của dự án, Tổ chức chứng nhận gửi báo cáo đánh giá định kỳ hoặc báo cáo đánh giá các hạng mục ngay sau khi hoàn thành công việc cho Chủ đầu tư và các bên liên quan.
4. Sau khi hoàn thành và kết thúc toàn bộ công việc theo Đề cương đánh giá, chứng nhận, Tổ chức chứng nhận lập báo cáo đánh giá cuối cùng, cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống.
Điều 9. Giấy chứng nhận an toàn hệ thống
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận.
2. Tên của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị.
3. Tên, địa chỉ của tổ chức vận hành.
4. Thông tin về đặc tính kỹ thuật của tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: khổ đường, chiều dài tuyến, đoạn tuyến, số ga, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thành phần đoàn tàu, hệ thống tín hiệu, năng lực chuyên chở.
5. Tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận.
6. Kết luận của Tổ chức chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị.
Chương III
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG
Điều 10. Quy định về hồ sơ thẩm định
1. Việc thẩm định sẽ được thực hiện đối với từng hạng mục công việc nêu trong Đề cương đánh giá, chứng nhận, tương ứng với từng hạng mục công việc, hồ sơ thẩm định bao gồm:
a) Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;
c) Báo cáo đánh giá và các tài liệu đánh giá kèm theo đối với các hạng mục mà Tổ chức chứng nhận đã thực hiện theo Đề cương đánh giá, chứng nhận;
d) Báo cáo xử lý, khắc phục của Chủ đầu tư đối với các vấn đề được nêu trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận;
đ) Báo cáo đánh giá cuối cùng và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.
2. Thời điểm nộp hồ sơ:
a) Giấy đề nghị thẩm định nộp cùng với Đề cương đánh giá, chứng nhận;
b) Các tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nộp sau khi được Chủ đầu tư phê duyệt;
c) Các tài liệu theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này nộp ngay sau khi hoàn thành công việc;
d) Các tài liệu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành và kết thúc toàn bộ công việc.
3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 11. Nội dung thẩm định
1. Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.
2. Xem xét quy trình thực hiện và kết quả đánh giá của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Kiểm tra sự phù hợp của các nội dung công việc đã thực hiện với Đề cương đánh giá, chứng nhận.
Điều 12. Trình tự thực hiện thẩm định
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ.
2. Đối với việc thẩm định các hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 10 của Thông tư này, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản thông báo kết quả thẩm định, trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục, hoàn thiện.
3. Đối với việc thẩm định báo cáo đánh giá cuối cùng, Giấy chứng nhận an toàn hệ thống, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ toàn bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu;
b) Có văn bản nêu rõ lý do không đạt và yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục, hoàn thiện trong trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu.
Chương IV
KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH
Điều 13. Quy định về kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành
1. Sau 36 tháng, kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới được đưa vào vận hành, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được kiểm tra, chứng nhận định kỳ lần đầu. Trước khi kết thúc thời hạn 36 tháng ít nhất 02 tháng, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhận định kỳ.
2. Trước khi Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành hết hiệu lực ít nhất 02 tháng, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhận định kỳ.
3. Hồ sơ kiểm tra định kỳ bao gồm:
a) Giấy đề nghị chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo đánh giá nội bộ của Tổ chức vận hành.
4. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức vận hành nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 14. Nội dung thực hiện
1. Xem xét báo cáo đánh giá nội bộ và các tài liệu liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn vận hành của Tổ chức vận hành.
2. Kiểm tra việc duy trì hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn vận hành theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Điều 15. Trình tự thực hiện
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc có văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Thông tư này, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thực hiện kiểm tra việc duy trì Hệ thống quản lý an toàn vận hành và cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị trong trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
Điều 16. Hiệu lực của Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị
1. Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị có hiệu lực 24 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị sẽ hết hiệu lực khi tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị tiến hành nâng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan; Tổ chức chứng nhận có năng lực và chuyên gia có chuyên môn phù hợp để thực hiện:
1. Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị;
2. Kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
1. Phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc quản lý an toàn đường sắt đô thị.
3. Xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm trong hoạt động đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị và vận hành, khai thác đường sắt đô thị.
Điều 19. Trách nhiệm của Chủ đầu tư
1. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều khoản tham chiếu của hồ sơ mời thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Lựa chọn Tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Phê duyệt Đề cương đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận lập.
4. Chủ trì, phối hợp với Tổ chức vận hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp.
5. Lập và hoàn thiện hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
6. Lập danh mục các tiêu chuẩn áp dụng cho việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định.
7. Bảo quản, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định và bàn giao đầy đủ cho Tổ chức vận hành khi tuyến đường sắt đô thị được đưa vào khai thác.
8. Thanh toán giá, phí thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức vận hành
1. Phối hợp với Chủ đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp.
2. Định kỳ 12 tháng, thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
3. Duy trì hiệu lực và cải tiến Hệ thống quản lý an toàn vận hành phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý an toàn đã được phê duyệt.
4. Lập và hoàn thiện hồ sơ chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành.
6. Thanh toán giá, phí thực hiện kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Tổ chức chứng nhận
1. Lập Đề cương đánh giá, chứng nhận trình Chủ đầu tư phê duyệt.
2. Thực hiện theo đúng Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Quy định chuyển tiếp
Đối với các tuyến đường sắt đô thị triển khai xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà dự án đã có nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo nội dung công việc đã được phê duyệt và phải thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo quy định tại Thông tư này.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 24;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông; Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

PHỤ LỤC 1

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

…., ngày ... tháng ... năm ....

GIẤY ĐNGHỊ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ

AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ST ĐÔ THỊ

Loại hình đánh giá, chứng nhận: ……………(Xây dựng mới/nâng cấp)

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Tên Chủ đầu tư: .................................................................................................................

Địa chỉ ................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại ............................... Fax: ............................ E-mail: ..........................................

Tên Tchức vận hành: ......................................................................................................

Địa chỉ.................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại................................ Fax: ........................... E-mail:............................................

Nội dung đề nghị: ...............................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

ĐƠN VỊ ĐNGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

…………., ngàythángnăm

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Tên Tổ chức vận hành: ......................................................................................................

Địa chỉ ................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại................................ Fax: ...........................  E-mail: ..........................................

Nội dung đề nghị: ...............................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH

HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Số: …………

Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị;

Căn cứ kết quả đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận (tên Tổ chức chứng nhận).

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Tuyến/đoạn tuyến đường sắt đô thị: ..................................................................................

Chủ đầu tư .........................................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Tổ chức vận hành: .............................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Khổ đường: ........................................................................................................................

Chiều dài tuyến: .................................................................................................................

Thành phần đoàn tàu:.........................................................................................................

Điện áp cung cấp ...............................................................................................................

Phương thức lấy điện: ........................................................................................................

Phương thức điều khiển chạy tàu: .....................................................................................

Năng lực vận chuyển (người/hướng/giờ): ..........................................................................

Hồ sơ an toàn hệ thống của tuyến/đoạn tuyến đường sắt đô thị: ………… đã được thẩm định phù hợp với quy định của Thông tư: 31/2018/TT-BGTVT

 

Hà Nội, ngày…tháng…năm…
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Số: ……………

Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị;

Căn cứ báo cáo đánh giá số: ………..ngày: ………………..

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Tổ chức vận hành: .............................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Tên tuyến đường sắt đô thị: ...............................................................................................

............................................................................................................................................

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị (Tên tuyến) đã được Tổ chức vận hành (Tên Tổ chức vận hành) duy trì theo quy định hiện hành và có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với Tiêu chuẩn quản lý an toàn được phê duyệt.

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ………………………………………….

 

Hà Nội, ngày…tháng…năm ...
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

nhay
Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT được bổ sung bởi Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGTVT theo quy định tại Khoản 15 Điều 2.
nhay
Bổ sung
nhay
Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT được bổ sung bởi Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGTVT theo quy định tại Khoản 16 Điều 2.
nhay
Bổ sung
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

CircularNo. 31/2018/TT-BGTVT dated May 15, 2018 of the Ministry of Transport on assessment and certification of urban railway system safety

Pursuant to the Law on Railway No. 06/2017/QH14 dated June 16, 2017;

Pursuant to the Government s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017, defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of director of Department of Science and Technology and Director of the Vietnam Register;

The Minister of Transport promulgates a Circular on assessment and certification of urban railway system safety.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular sets forth assessment and certification of system safety; procedures for verification and issuance of certificates of verification of system safety dossier for urban railway routes being newly constructed or upgraded; procedures for inspection and issuance of periodic certificates of operation safety management system for urban railway routes during operation.

2. This Circular shall not apply to automated guide way transit (AGT) monorails, tramways.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations, individuals in connection with management, design, construction, operation; assessment and certification of system safety; verification of system safety dossier for urban railway routes being newly constructed or upgraded; periodic certification of operation safety management system for urban railway routes during operation.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1.“System safety”means the assurance of safety through systematic application of technical measures, management tools to determine threats and control risks with the aim of gaining reliability, availability, maintainability and safety.

2.“Investor”means an agency or organization which uses its own capital or uses funded capital to invest in construction and upgrade of urban railways.

3.“Risk assessment”refers to the qualitative and quantitative analysis of risks as the basis for application of efficient risk control measures.

4.“Assessment and certification of system safety for urban railway”means independent assessment of whether work items satisfy system safety requirements and certifying that urban railway routes are adequately secured to operate.

5.“Outline of assessment and certification of system safety objectives”(hereinafter referred to as assessment and certification outline) is a document prepared by the certification body, describing tasks related to assessment and certification of system safety.

6.“Certificates of system safety”means a certificate issued by the certification body certifying that the urban railway routes have been designed and constructed in accordance with safety management standards and operation safety conditions.

7.“Operation safety management system”refers to the management system of the operating organization including regulations, instructions on organizational structure and management processes of the operating organization that have been formulated in accordance with safety management standards approved by competent authorities to control risks efficiently.

8.“Periodic inspection and certification of operation safety management system”means periodic inspection and certification of regulatory agencies to certify the operation safety management system which has been continuously maintained and efficiently operating by the operating organization, in accordance with this Circular and safety management standards approved for the project.

9.“Risks”means rate of occurrence of a danger that causes damage and extent of severity of such damage.

10.“Independent safety certification body” (hereinafter referred to as “the certification body”)refers to a qualified independent organization accredited by the international accreditation body to provide the services of assessment and certification of safety system for urban railway.

11.“Verification of system safety dossier”means verification of procedures, dossier and consideration of process to carry out assessment and certification of system safety of the certification body in accordance with this Circular.

12.“Operating organization” refers to the organization that is tasked with managing, operating and maintaining activities of urban railway routes.

Article 4. General provisions on assessment and certification of system safety

1. An urban railway that has been newly constructed shall be subject to assessment and certification of system safety; assessment and issuance of certificate of verification of system safety dossier.

2. An urban railway being upgraded, if one of the following items changes, shall be subject to assessment and certification of system safety, verification and issuance of certificate of verification of system safety dossier before it is put into operation:

a) Change of train control signaling system;

b) Change of vehicle type;

c) Renovation of traction power supply system;

d) Enhancement of transport capacity and expansion of network of routes;

dd) Change of organizational structure of operating organization.

3. The outline of assessment and certification must at least contain:

a) Scope of assessment and certification;

b) Methods, procedures;

c) Safety limits, risk acceptance criteria;

d) Plan to carry out assessment and certification;

dd) Transfer documents.

Article 5. Regulations on operation safety management system

1. The operation safety management system shall be constructed before the urban railway route is put into operation.

2. The operation safety management system must ensure implementation of the following:

a) Safety policies approved by the legal representative of the operating organization and propagated in the organization;

b) Safety objectives include: qualitative and quantitative objectives. Qualitative objectives are objectives in terms of assessment and rating of safety, quantitative objectives are specific data objectives which are measurable;

c) Safety plans: plan to realize safety objectives;

d) Management of conformity with technical standards and compliance with relevant operation regulations;

dd) Change of management;

e) Risk management;

g) Management of capacity of persons in charge of operation and maintenance of the system;

h) Management and training of safety management human resource;

i) Dossier management and information communications relevant to safety;

k) Emergency management: regulations on rescue, warning, communication and cooperation with related parties in emergencies;

l) Accident and incident investigation management: ensuring that every accident, incident, dangerous circumstance has been recorded, investigated and analyzed in conjunction with necessary prevention and remedial measures;

m) Internal assessment.

3. Operation safety management system shall be regularly inspected and certified by the Vietnam Register during operation.

Chapter II

SYSTEM SAFETY ASSESSMENT AND CERTIFICATION

Article 6. Contents of assessment and certification of system safety regarding newly-constructed urban railway

1. Assess reliability, availability, maintainability and safety of following systems:  vehicle types, train control sign allying system, traction power supply system; platform screen door (if any).

2. Assess risks of passenger evacuation measures in case of emergency; on overpass, in tunnel, station; assess risks of controlling smoke, heat escape and ventilation in tunnels.

3. Assess electromagnetic compatibility;

4. Assess system integration.

5. Assess operation trial, system testing and commissioning.

6. Assess operation safety management system.

7. Other matters at the request of the investor.

Article 7. Contents of assessment and certification of system safety in case of upgraded urban railway

1. Assess reliability, availability, maintainability and safety of upgraded work items prescribed in Point a, Point b, Point c Clause 2 Article 4 of this Circular.

2. Assess system integration.

3. Assess system operation trial after upgrading.

4. Assess operation safety management system.

5. Other matters at the request of the investor.

Article 8. Procedures for assessment and certification of system safety in case of newly-constructed or upgraded urban railway

1. The investor shall establish the technical specifications of the bidding documents for assessment and certification of system safety according to laws on bidding.

2. Pursuant to technical specifications, the certification body formulates the outline of assessment and certification as prescribed in Clause 3 Article 4 of this Circular.

3. The certification body shall follow the approved the outline of assessment and certification.  According to the plan in the outline and actual progress of the project, the certification body sends periodic assessment reports or report on assessment of work items as soon as practicable after completely performing the tasks for the investor and relevant entities.

4. After finishing and completing all tasks in the outline of assessment and certification, the certification body makes the final assessment report, and issue a certificate of system safety.

Article 9. Certificates of system safety

The certificate of system safety includes following basic information:

1. Name and address of the certification body.

2. Name of the urban railway routes, sections.

3. Name and address of the operating organization.

4. Technical characteristics of urban railway routes, including: track gauge, lengths of routes, sections, number of terminals, traction power supply system, train components, train control signaling system, transport capacity.

5. Applicable standards for certification.

6. Conclusions by the certification body on conformity of the urban railway route with applicable standards and operation safety conditions.

Chapter III

VERIFICATION OF SYSTEM SAFETY DOSSIER

Article 10. Regulations on verification dossiers

1. Each work item in the outline of assessment and certification shall be verified, the verification dossier includes:

a) An application form for verification using the form in Annex 1 enclosed herewith;

b) Outline of assessment and certification and amended updates approved by the investor;

c) Assessment report and enclosed assessment documents associated with work items that the certification body assessed according to the outline of assessment and certification;

d) Investor’s report on remedial measures for issues mentioned in the assessment report of the certification body;

dd) Final assessment report and valid copy of the certificate of system safety issued by the certification body.

2. Date of submission:

a) The application form for verification shall be submitted together with the outline of assessment and certification;

b) Documents prescribed in Point b Clause 1 of this Article, submitted after the investor approves them;

c) Documents prescribed in Point c, Point d Clause 1 of this Article, submitted after completely performing the tasks;

d) Documents prescribed in Point dd Clause 1 of this Article, submitted after the certification body finishes and completes all the tasks.

3. Manner of submission:  The investor shall submit the dossier in person or by post to the Vietnam Register.

Article 11. Contents of verification

1. Inspect conformity of the dossier with provisions as prescribed in Clause 1 Article 10 hereof.

2. Consider assessment process and result of the certification body as to the matters prescribed in Article 6 hereof.

3. Inspect the conformity of performed tasks with the outline of assessment and certification.

Article 12. Procedures for verification

1. The Vietnam Register shall receive and inspect the dossier.  In case the dossier is not adequate as prescribed, after 2 working days since receipt of the dossier, the Vietnam Register shall give written notification to the investor for supplements.  In case the dossier is adequate as prescribed, the Vietnam Register shall verify the dossier.

2. As for verification of dossiers prescribed in Point b, Point c, Point d Clause 1 Article 10 of this Circular, within 20 working days, after receiving a duly completed dossier, the Vietnam Register shall notify the verification result, if the dossier is rejected, it shall provide explanation and request the investor to carry out remedial measures..

3. As for verification of final assessment report, the certificate of system safety, within 20 working days, after receiving a duly completed dossier as prescribed in Clause 1 Article 10 of this Circular, the Vietnam Register shall:

a) Issue a certificate of verification of system safety dossier using the form in Annex 3 enclosed herewith if such result is satisfactory;

b) Specify the reasons in writing and require the investor to carry out remedial works and completion in case the result is unsatisfactory.

Chapter IV

PERIODIC INSPECTION AND CERTIFICATION OF OPERATION SAFETY MANAGEMENT SYSTEM

Article 13. Regulations on periodic inspection and certification of operation safety management system

1. After 36 months since the newly constructed urban railway route is put into operation, the operation safety management system should be inspected and certified for the first time.  At least two months before the end of 36-month time limit, the operation safety management system shall be inspected and certified on a periodic basis.

2. At least two months before the certificate of system safety expires, the operation safety management system shall be inspected and certified on a periodic basis.

3. The dossier of periodic inspection includes:

a) Written request for periodical certification of the urban railway operation safety management system using the form in Annex 2 enclosed herewith;

b) Report on internal assessment of the operating organization.

4. Manner of submission:  The operating organization shall submit the dossier in person or by post to the Vietnam Register.

Article 14. Implementation

1. Review reports on internal assessment of the operation safety management system and relevant documents.

2. Inspect the maintenance of validity of the operation safety management system as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular.

Article 15. Procedures for implementation

1. The Vietnam Register shall receive and inspect the dossier and require supplements immediately if the dossier is not adequate within the working day (in case of submission in person) or give a guiding document for completing the dossier (in case of submission by post) within 2 working days, from the date on which the dossier is received.

2. Within 15 working days from the date on which an adequate dossier prescribed in Clause 3 Article 13 of this Circular is received, the Vietnam Register shall:

a) Inspect the maintenance of the operation safety management system and issue periodic certificates of operation safety management system for urban railway using the form prescribed in Annex 4 issued herewith if the inspect result is satisfactory;

b) Give a reply, providing explanation for rejection to issue the periodic certificate of operation safety management system for urban railway if the inspection result is unsatisfactory.

Article 16. Validity of periodic certificate of urban railway operation safety management system

1. The periodic certificate of urban railway operation safety management system shall be valid for 24 months since the date of issue.

2. The certificate shall automatically expires when railway routes, sections are upgraded according to provisions set out in Clause 2, Article 4 hereof.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 17. Responsibility of the Vietnam Register

Take charge and cooperate with relevant agencies; qualified certification body and experts in:

1. Carrying out verification of system safety dossier for urban railway;

2. Inspect and certify urban railway operation safety management system on a periodic basis.

Article 18. Responsibility of People’s committees of provinces, cities

1. Raise awareness of this Circular among relevant organizations and individuals in provinces or cities.

2. Perform regular or irregular inspection and investigation of urban railway safety management.

3. Take actions against violations in the assessment and certification of urban railway system safety, operation of urban railway system.

Article 19. Responsibilities of the investor

1. Formulate for approval the terms of reference of the bidding documents for assessment and certification of system safety according to laws on bidding.

2. Select the certification body qualified for performing assessment and certification of system safety for urban railway routes according to laws on bidding.

3. Approve the outline of assessment and certification prepared by the certification body.

4. Take charge and cooperate with the operating organization in constructing the operation safety management system for the newly constructed or upgraded urban railway route.

5. Formulate and complete the dossier for examination and verification of system safety as prescribed in Article 10 hereof.

6. Formulate the list of standards applicable to assessment and certification of system safety and submit it to the investment decision makers for approval as prescribed.

7. Preserve and keep all dossiers of assessment and certification of system safety as prescribed and hand over all to the operating organization when the urban railway route is put into operation.

8. Pay expenses incurred in performance of examination and verification of urban railway system safety as per the law.

Article 20. Responsibilities of the operating organization

1. Cooperate with the investor in constructing the operation safety management system for the newly-constructed or upgraded urban railway route.

2. Carry out internal assessment of the operation safety management system on a yearly basis.

3. Maintain validity and keep the operation safety management system consistent with the approved safety management standards.

4. Formulate and complete the dossier for examination and verification of system safety as prescribed in Clause 3 Article 13 hereof.

5. Provide information, documents intended for periodic inspection and certification of operation safety management system.

6. Pay expenses incurred in performance of periodical certification of urban railway safety management system as per the law.

Article 21. Responsibilities of the certification body

1. Prepare and submit the outline of assessment and certification to the Employer for approval.

2. Follow the approved outline and take responsibility for results of assessment and certification of system safety.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 22. Transitional provisions

For urban railway routes that have been constructed before the effective date of this Circular and the project has assessment and certification of system safety tasks, the approved tasks shall be continued but the examination and subject to verification of system safety dossiers in accordance with this Circular.

Article 23. Effect

1. This Circular takes effect on of July 1, 2018.

2. This Circular supersedes Circular No. 16/2016/TT-BGTVT dated June 30, 2016 of Minister of Transport on assessment and certification of urban railway system safety.

Article 24. Implementation

Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of Ministries, General Directors, Director of the Vietnam Register, heads of relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.

For the Minister

Deputy Minister

Nguyen Ngoc Dong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 31/2018/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp