Thông tư 22/2016/TT-BGTVT quản lý hoạt động của thủy phi cơ

thuộc tính Thông tư 22/2016/TT-BGTVT

Thông tư 22/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2016/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành:01/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về quản lý thủy phi cơ

Ngày 01/09/2016, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước. Theo đó, thủy phi cơ được giải thích là một loại tàu bay chuyên dùng được thiết kế để có khả năng cất và hạ cánh, di chuyển trên đường cất, hạ cánh bằng vật liệu hoặc đất, mặt nước.
Thông tư này chỉ rõ, thủy phi cơ được cất, hạ cánh tại sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sân bay chuyên dùng, Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng và được mở theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Hoạt động của thủy phi cơ trên mặt nước chịu sự quản lý tương ứng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Sở Giao thông Vận tải nơi có sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được mở và cấp phép khai thác.
Thủy phi cơ được xác định là tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa khi hoạt động trên mặt nước; được vào, rời cảng biển, bến thủy nội địa và phải tuân thủ các quy định các liên quan về việc quản lý phương tiện vào, rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa. Thủy phi cơ khi vào, rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Xem chi tiết Thông tư22/2016/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
Số: 22/2016/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THỦY PHI CƠ, SÂN BAY CHUYÊN DÙNG TRÊN MẶT NƯỚC, BÃI CẤT, HẠ CÁNH TRÊN MẶT NƯỚC
 
 
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, người khai thác bãi cất, hạ cánh trên mặt nước phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Thủy phi cơ là một loại tàu bay chuyên dùng được thiết kế để có khả năng cất và hạ cánh, di chuyển trên đường cất, hạ cánh bằng vật liệu hoặc đất, mặt nước.
2. Bãi cất, hạ cánh trên mặt nước là khu vực được xác định trên dải mặt nước được sử dụng cho thủy phi cơ cất cánh hoặc hạ cánh.
3. Sân bay chuyên dùng trên mặt nước là khu vực được xác định trên dải mặt nước và các công trình hạ tầng, thiết bị phụ trợ khác được sử dụng cho thủy phi cơ hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
4. Người khai thác thủy phi cơ là tổ chức, cá nhân khai thác thủy phi cơ sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
5. Người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng.
 
Chương II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỦY PHI CƠ, SÂN BAY CHUYÊN DÙNG TRÊN MẶT NƯỚC, BÃI CẤT, HẠ CÁNH TRÊN MẶT NƯỚC
 
Điều 3. Quy định chung về hoạt động thủy phi cơ trên mặt nước
1. Thủy phi cơ được cất, hạ cánh tại sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sân bay chuyên dùng, Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng và được mở theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Hoạt động của thủy phi cơ trên mặt nước chịu sự quản lý tương ứng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải nơi có sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được mở và cấp phép khai thác.
3. Thủy phi cơ, hoạt động khai thác của thủy phi cơ trên mặt nước phải tuân thủ các quy định về luồng, tuyến, bảo đảm an ninh, an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hàng hải và đường thủy nội địa.
Điều 4. Giấy chứng nhận đăng ký sân bay chuyên dùng
1. Giấy chứng nhận đăng ký sân bay chuyên dùng được Cục Hàng không Việt Nam cấp cho người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại theo quy định tại Điều 50 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký sân bay chuyên dùng, căn cứ vào phạm vi quản lý của các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa Cục Hàng không Việt Nam phải lấy ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (trường hợp sân bay chuyên dùng nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương hoặc tuyến đường thủy nội địa quốc gia được ủy quyền quản lý) và Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu) về các nội dung sau:
a) Vị trí, quy mô công trình;
b) Ảnh hưởng của sân bay chuyên dùng trên mặt nước với tuyến, luồng và phạm vi bảo vệ các công trình khác ở khu vực.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Điều 5. Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng
1. Sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được thiết kế, xây dựng theo quy định tại Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
2. Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng được Cục Hàng không Việt Nam cấp cho người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại theo quy định tại Điều 51 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Trước khi cấp Giấy chứng nhận khai thác sân bay chuyên dùng, căn cứ vào phạm vi quản lý của các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, Cục Hàng không Việt Nam phải gửi Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng đến Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (trường hợp sân bay chuyên dùng nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương hoặc tuyến đường thủy nội địa quốc gia được ủy quyền quản lý) và Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu) để lấy ý kiến về các nội dung trong Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Điều 6. Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng
1. Nội dung Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng gồm:
a) Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước hoặc bãi cất, hạ cánh trên mặt nước; tên, địa chỉ số điện thoại liên lạc của người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước hoặc bãi cất, hạ cánh trên mặt nước; hệ thống nhân sự bảo đảm khai thác;
b) Thông tin chung về sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước, bao gồm: các sơ đồ về vị trí, mặt bằng tổng thể, tọa độ điểm quy chiếu, tọa độ hai đầu dải mặt nước; bình đồ khu vực nước dự kiến xây dựng công trình hoặc lắp đặt các thiết bị;
c) Thông tin về kích thước của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước và các khu vực liên quan; vị trí của các hệ thống chỉ dẫn thủy phi cơ di chuyển hoặc đỗ trên mặt nước; thông tin về hệ thống kết cấu hạ tầng khác (nếu có); phương án di chuyển thủy phi cơ bị hư hỏng trong khu vực hoạt động; bản vẽ mặt bằng của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước;
d) Tài liệu về bảo vệ môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Quy trình vận hành khai thác của thủy phi cơ; biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn; kế hoạch khẩn nguy; tài liệu hệ thống quản lý an toàn của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất hạ cánh trên mặt nước.
2. Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng được sửa đổi, bổ sung khi có các thay đổi liên quan đến các nội dung của Tài liệu khai thác. Việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Điều 7. Chương trình an ninh hàng không của người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước
1. Người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, người khai thác bãi cất, hạ cánh trên mặt nước được mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại xây dựng Chương trình an ninh hàng không và trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt theo quy định tại Điều 196 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Việc phê duyệt Chương trình an ninh hàng không đối với người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, người khai thác bãi cất, hạ cánh trên mặt nước quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Trước khi thực hiện phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, người khai thác bãi cất, hạ cánh trên mặt nước, căn cứ vào phạm vi quản lý của các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, Cục Hàng không Việt Nam phải lấy ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (trường hợp sân bay chuyên dùng nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương hoặc tuyến đường thủy nội địa quốc gia được ủy quyền quản lý) để bảo đảm các nguyên tắc quản lý về an ninh hàng hải và đường thủy nội địa.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Điều 8. Quy định về việc vào, ri cảng biển, cảng, bến thủy nội địa của thủy phi cơ
1. Thủy phi cơ được xác định là tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa khi hoạt động trên mặt nước; được vào, rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa và phải tuân thủ các quy định có liên quan về việc quản lý phương tiện vào, rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa.
2. Thủy phi cơ khi vào, rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa.
3. Giấy tờ, tài liệu khai thác của thủy phi cơ bao gồm:
a) Giấy tờ phải nộp: giấy phép rời cảng biển hoặc cảng, bến thủy nội địa; kế hoạch bay; danh sách tổ bay, hành khách;
b) Giấy tờ phải xuất trình: giấy chứng nhận người khai thác tàu bay; giấy chứng nhận đủ điều kiện bay; giấy phép người lái tàu bay; các giấy tờ liên quan đến việc nộp phí, lệ phí.
Điều 9. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước
1. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam:
a) Thông báo cấp phép bay cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa Sở Giao thông vận tải nơi có sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước;
b) Giám sát hoạt động khai thác thủy phi cơ theo Tài liệu khai thác sân bay chuyên dùng được phê duyệt;
c) Giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng có liên quan triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, ứng phó khẩn nguy sân bay trong trường hợp thủy phi cơ lâm nguy, lâm nạn tại sân bay, khu vực lân cận sân bay, khu vực sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước;
đ) Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước.
2. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc quản lý hoạt động khai thác thủy phi cơ trên mặt nước bảo đảm các điều kiện an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật về hàng hải;
b) Phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải;
c) Điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn thủy phi cơ trên biển, trong vùng nước cảng biển theo quy định.
3. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc quản lý hoạt động khai thác thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước bảo đảm các điều kiện an toàn giao thông đường thủy nội địa;
b) Phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý;
c) Điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn thủy phi cơ trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, vùng nước ngoài luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
4. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải nơi có sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh thủy phi cơ trên mặt nước thuộc thẩm quyền quản lý:
a) Quản lý các hoạt động vào, rời cảng biển hoặc cảng, bến thủy nội địa của thủy phi cơ trong trường hợp sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước nằm trong vùng nước cảng biển hoặc cảng, bến thủy nội địa;
b) Quản lý các hoạt động của tàu thuyền quanh khu vực sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước để bảo đảm an ninh, an toàn;
c) Làm thủ tục cấp phép, thu phí, lệ phí cho thủy phi cơ vào, rời cảng biển, cảng bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật về hàng hải và đường thủy nội địa;
d) Giám sát hoạt động di chuyển của thủy phi cơ trên mặt nước trong phạm vi quản lý;
đ) Ngăn ngừa, xử lý các vi phạm về an ninh, an toàn hàng hải, đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của thủy phi cơ trên mặt nước thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.
5. Trách nhiệm của người khai thác thủy phi cơ, người khai thác sân bay chuyên dùng trên mặt nước, người khai thác bãi cất, hạ cánh trên mặt nước:
a) Gửi kế hoạch bay đối với từng chuyến bay cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải nơi có sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, hàng hải, đường thủy nội địa đối với thủy phi cơ khi cất cánh, hạ cánh, di chuyển trên mặt nước;
c) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến luồng, hướng di chuyển của tàu thuyền khi thủy phi cơ cất cánh, hạ cánh trên mặt nước;
d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc thuê mặt nước, cầu, bến cảng biển, cầu, bến thủy nội địa, cấp phép vào, rời cảng biển hoặc cảng, bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa;
đ) Bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động của thủy phi cơ và sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, hàng hải và đường thủy nội địa.
 
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 11;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, PC.
BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No. 22/2016/TT-BGTVT dated September 01,2016of the Ministry of Transport onregulations on management of activities of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings

Pursuant to the Law on Civil aviation No. 66/2006/QH11 dated June 29, 2006; the Laws on amendments to a number of articles of the Law on Civil aviation No. 61/2014/QH13 dated November 21, 2014;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation No. 23/2004/QH11 dated June 15, 2004; the Law on amendments to a number of articles of the Law on Inland Waterway Navigation No. 48/2014/QH13 dated June 17, 2014;

Pursuant to the Maritime Code No. 40/2005/QaH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government’s Decree No. 42/2016/ND-CP dated May 15, 2015 stipulating conditions, sequential order and procedures for opening and shutdown of special-use airports;

Pursuant to the Government s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20th 2012, defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of general director of the Legal Department and general director of the Civil Aviation Authority of Vietnam;

The Minister of Transport has promulgated the Circular stipulating management of activities of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1.This Circular stipulates the management of activities of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings serving commercial flights.

2.This Circular applies to:

a) Operators of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings serving commercial flights;

b) Agencies, organizations and individuals engaging in the management of activities of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings serving commercial flights.

Article 2. Interpretation of terms

1.Seaplanes refer to the special-use planes designed for taking off, landing, moving on stretches of land or open water.

2.Water areas for takeoffs and landings refer to the areas on a stretch of open water used for takeoffs and landings.

3.Seaplane bases refer to the areas on a stretch of open water, infrastructural constructions and other utilities intended for activities of seaplanes for aviation purposes in general or for transportation of passengers, cargo, postal packages without using public transportation.

4.Operators of seaplanes refer to the organizations and/or individuals that are certified as operator of seaplanes or granted certificates of seaplane operator by competent agencies.

5.Operators of seaplane bases refer to the organizations and/or individuals that are granted Certificates of operation of seaplane bases.

Chapter II

MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF SEAPLANES, SEAPLANE BASES, WATER AREAS FOR TAKEOFFS AND LANDINGS

Article 3. Regulations on activities of seaplanes on water

1.Seaplanes shall be allowed to take off and land on seaplane bases, water areas for takeoffs and landings which have been granted certificates of registration of special-use airports, certificates of operation of special-use airports and established according to the Law on Civil Aviation.

2.Activities of seaplanes on water shall be placed under the management of port authorities, inland waterway port authorities, Services of Transport where seaplane bases, water areas for takeoffs and landings are established and operate according to laws.

3.Seaplanes and their activities on water shall be compliant with regulations on navigable channels, routes, ensure security, safety and environment pollution control in the areas of civil aviation, maritime and inland waterways.

Article 4. Certifications of registration of special-use airports

1.Certificates of registration of special-use airports shall be granted by the Civil Aviation Authority of Vietnam to operators of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings established for commercial aviation purposes as prescribed in Article 50 of the Law on Vietnam Civil Aviation and guiding documents.

2.Before a certificate of registration of special-use airports is granted, based on the scope of management of agencies in maritime, inland waterways, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall collect suggestions from Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterways Administration, the Services of Transport (in case the special-use airport lies on local inland waterway routes or national inland waterway routes with management thereof being authorized) and Department of Operations (the General Staff) on following issues:

a) Positions and scale of the construction work;

b) Impacts of the seaplane base on navigable channels, routes and scope of protection of other constructions in the area;

Within seven working days since receipt of requests for suggestions, relevant agencies shall be responsible for providing written answers to the Civil Aviation Authority of Vietnam or reasons for rejection in case of rejection.

Article 5. Certifications of operation of special-use airports

1.Seaplane bases, water areas for takeoffs and landings shall be designed and constructed in accordance with the Government s Decree No. 42/2016/ND-CP dated May 15, 2016 stipulating conditions and procedures for opening and shutdown of special-use airports.

2.Certificates of operation of special-use airports shall be granted by the Civil Aviation Authority of Vietnam to operators of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings established for commercial aviation purposes as prescribed in Article 51 of the Law on Vietnam Civil Aviation and guiding documents.

3.Before a certificate of registration of special-use airports is granted, based on the scope of management of agencies in maritime, inland waterways, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall deliver materials concerning operation of special-use airports to Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterways Administration, the Services of Transport (in case the special-use airport lies on local inland waterway routes or national inland waterway routes with management thereof being authorized) and Department of Operations (the General Staff) to collect suggestions on such materials.

Within seven working days since receipt of requests for suggestions, relevant agencies shall be responsible for providing written answers to the Civil Aviation Authority of Vietnam or reasons for rejection in case of rejection.

Article 6. Special-use airport operation materials

1.Content of the materials includes:

a) Organization system, functions, tasks, and authority of operators of seaplane bases or water areas for takeoffs and landings; name, address, contact phone of operators; human resources to ensure operation;

b) General information about seaplane bases, water areas for takeoffs and landings includes diagrams of positions, general site layouts, coordinates of point of reference, coordinates of two ends of the stretch of open water; topographical map of the area expected for construction of the work or installation of equipment;

c) Information about dimensions of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings and other areas; positions of seaplane navigation system; information about other infrastructural systems (if any); plans for moving damaged seaplanes in the operation area; drawing of layout plan of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings;

d) Materials about environmental protection, oil spill response plans;

dd) Seaplane operation process; security and safety assurance measures; emergency plans; materials about safety management system for seaplane bases and water areas for takeoffs and landings;

2.Supplements and amendments (if any) to content of special-use airport operation materials. The granting of approval for supplements and amendments to content of special-use airport operation materials shall be stipulated by the law on civil aviation.

Article 7. Aviation security program by operators of seaplanes, seaplane bases

1.Operators of seaplanes, seaplane bases and water areas for takeoffs and landings established for commercial aviation purposes (herein ‘the operators’) shall formulate the aviation security program and submit it to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval according to Article 196 of the Law on Vietnam Civil Aviation.

2.The granting of approval for the aviation security program as prescribed in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the Law on Vietnam Civil Aviation.

3.Before the aviation security program is approved, based on scope of management by agencies in maritime, inland waterways, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall collect suggestions from Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterways Administration, the Services of Transport (in case the special-use airport lies on local inland waterway routes or national inland waterway routes with management thereof being authorized) to ensure principles of maritime and inland waterway security.

Within seven working days since receipt of requests for suggestions, relevant agencies shall be responsible for providing written answers to the Civil Aviation Authority of Vietnam or reasons for rejection in case of rejection.

Article 8. Regulations on seaplanes’ entry, exit from seaports, inland ports, wharves

1.Seaplanes shall be defined as boats, ships, inland watercraft when they operate on water, be allowed to enter, leave seaports, inland ports, wharves (herein ‘ports’) and compliant with regulations on management of watercraft’s entry, exit from ports.

2.To enter or leave ports, seaplanes shall fulfill procedures as stipulated by the law on maritime and inland waterways.

3.Seaplane operation papers, documents include:

a) Papers to be submitted: permits for exit from ports; flight plans; lists of crew, passengers;

b) Papers to be presented: air operator s certificate; certificates for airworthiness; pilot certificates; papers related to payment of fees, charges.

Article 9. Responsibility of organizations, individuals for operation of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings

1.Responsibility of the Civil Aviation Authority of Vietnam:

a) Give notifications of issuance of permission to fly to port authorities, inland waterway port authorities, Services of Transports where seaplane bases, water areas for takeoffs and landings are located;

b) Supervise activities of operation of seaplanes according to the approved seaplane base operation materials;

c) Supervise activities of assuring security, safety during the operation of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings according to the Law on Vietnam Civil Aviation;

d) Preside over and cooperate with relevant agencies, forces in carrying out search and rescue tasks, emergency responses in case seaplanes are in danger, in distress at airports, surrounding areas, seaplane bases and water areas for takeoffs and landings;

dd) Inspect, investigate and supervise activities of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings;

2.Responsibility of Vietnam Maritime Administration:

a) Provide instructions to subordinate agencies, units in the management of the operation of seaplanes, ensuring maritime safety conditions according to the Law on Maritime;

b) Cooperate with the Civil Aviation Authority of Vietnam in the inspection and supervision of activities of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings in seaport waters and areas under management by port authorities;

c) Coordinate seaplane search and rescue activities at sea and in seaport waters as prescribed;

3.Responsibility of Vietnam Inland Waterway Administration:

a) Provide instructions to subordinate agencies, units in the management of the operation of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings, ensuring safety for inland waterway traffic;

b) Cooperate with the Civil Aviation Authority of Vietnam in the inspection and supervision of activities of seaplane bases, water areas for takeoffs and landings in seaport waters and inland wharves under within management;

c) Coordinate seaplane search and rescue activities on inland waterways, seaport waters, inland wharves, waters beyond navigable waterways, waters that remain unexploited for transport traffic.

4.Responsibility of port authorities, inland waterway port authorities, Services of Transports where seaplane bases, water areas for takeoffs and landings within management are located:

a) Manage seaplanes entering, leaving seaports, inland ports, wharves in case seaplane bases, water areas for takeoffs and landings are located in seaport waters, inland ports, wharves;

b) Manage activities of boats, ships around seaplane bases, water areas for takeoffs and landings to ensure security and safety;

c) Perform procedures for collection of fees and charges, granting permission to seaplanes for entering, leaving inland wharves according to the Law on Maritime and Inland Waterways;

d) Supervise movement of seaplanes in water areas within management;

dd) Prevent and penalize acts in violation of regulations on security and safety in maritime, inland waterways; prevent environmental pollution caused by seaplanes in water areas within management.

5.Responsibility of operators of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings:

a) Submit flight plans to port authorities, inland waterway port authorities, Services of Transports where seaplane bases, water areas for takeoffs and landings within management are located;

b) Comply with regulations on civil aviation, maritime, inland waterways when seaplanes take off, land and move on water;

c) Ensure no adverse effect on navigable channels, directions of movement of boats, ships when seaplane take off, land on water;

d) Fulfill financial obligations for lease of water surface, seaports, inland wharves, issue of permission for entry, exit from ports, inland wharves according to regulations on maritime, inland waterways;

dd) Ensure security and safety for activities of seaplanes, seaplane bases, water areas for takeoffs and landings according to regulations on civil aviation, maritime and inland waterways;

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 10. Effect

1.This Circular takes effect on November 01, 2016.

2.Any difficulties arising on the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport for consideration.

Article 11. Implementation organization

Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, general directors of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterways Administration, directors of the Services of Transport, heads of relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for executing this Circular./.

The Minister

Truong Quang Nghia

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 22/2016/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất