Quyết định 730/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế về tổ chức và quản lý bến xe ôtô khách

thuộc tính Quyết định 730/1999/QĐ-BGTVT

Quyết định 730/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế về tổ chức và quản lý bến xe ôtô khách
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:730/1999/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đào Đình Bình
Ngày ban hành:24/03/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 730/1999/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 730/1999/QĐ-BGTVT NGÀY 24 THÁNG 03 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ VỀ
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ BẾN XE ÔTÔ KHÁCH

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

- Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lí nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Nhằm tăng cường công tác quản lí Nhà nước đối với các bến xe ôtô khách, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ phương tiện và hành khách đi xe, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vận tải hành khách công cộng, góp phần lập lại trật tự vận tải, thực hiện mục tiêu an toàn, thuận tiện, văn minh, hiệu quả;

- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Qui chế về tổ chức và quản lí bến xe ôtô khách".

 

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1277/QĐ-VT ngày 4/7/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 3.-. Cục trưởng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với các Sở GTVT (GTCC) tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

 

Điều 4.- Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

 

QUI CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ BẾN XE Ô TÔ KHÁCH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 730 /1999/QĐ-BGTVT
ngày 24 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.-

Qui chế này qui định những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức quản lí bến xe ôtô khách (sau đây gọi tắt là Bến xe khách ).

 

Điều 2.- Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Qui chế này được áp dụng đối với tất cả các bến xe khách trong toàn quốc.

- Đơn vị quản lí bến xe khách, tập thể và cá nhân tham gia vận chuyển hành khách công cộng (gọi chung là đơn vị vận tải) có ôtô hoạt động đón trả khách, nhận trả hành lý, hàng hoá bao gửi tại bến xe khách đều phải tuân theo các qui định của Qui chế này.

 

Điều 3.- Bến xe khách

- Là nơi qui định để xe khách vào đón, trả khách trên nhiều luồng tuyến vận chuyển hành khách; nơi hành khách tập trung để lên phương tiện vận tải; nơi có bộ phận quản lí nhà nước về giao thông vận tải.

- Là một bộ phận thuộc cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bến xe khách được xây dựng ở những nơi thuận tiện cho sự đi lại của hành khách như gần các đầu mối giao thông, khu tập trung dân cư, trung tâm hành chính, kinh tế, trung tâm văn hoá hoặc gần nơi chuyển tiếp từ phương tiện vận tải khác sang phương tiện vận tải đường bộ và từ phương tiện vận tải đường bộ sang các phương tiện vận tải khác.

 

Điều 4.-

Bến xe khách (hoặc các bến xe khách) được tổ chức thành doanh nghiệp do ngành GTVT thống nhất quản lí về mặt tổ chức và hoạt động. Việc thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản doanh nghiệp bến xe khách được thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 5.-

Các phương tiện vận tải hành khách hoạt động theo luồng tuyến cố định đều phải đón trả khách, nhận trả hành lý, hàng hoá trong khu vực bến xe hoặc tại những nơi có điểm đỗ, điểm dừng xe đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW qui định (trừ khi ôtô được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền huy động đi làm nhiệm vụ khẩn cấp). Ôtô ra hoạt động nhất thiết phải xuất phát từ bến đầu luồng tuyến và kết thúc ở bến cuối tuyến. Xe phải chạy đúng hành trình qui định. Việc đưa xe ra hoạt động trên các luồng tuyến, số chuyến lượt và giờ xe chạy được thực hiện thống nhất theo biểu đồ vận hành do Sở GTVT (GTCC) phê duyệt.

 

Điều 6.- Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- "Ôtô " là các loại xe chạy bằng động cơ hoạt động trên đường giao thông, có số bánh xe nhiều hơn 3 (ba) và do người điều khiển.

- " Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách công cộng" là ôtô của các chủ doanh nghiệp đã được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép vận tải công cộng và được cấp giấy phép vận tải hành khách công cộng.

- "Luồng tuyến vận tải hành khách" được xác định bởi bến xe đi (nơi phương tiện xuất phát) và bến xe đến (nơi phương tiện kết thúc hành trình) qua các điểm dừng, đỗ cố định trên dọc tuyến đường.

- "Điểm đỗ xe" là nơi được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW qui định để cho xe ôtô đỗ đón trả khách. Khi đỗ ôtô phải tắt máy.

- " Điểm dừng xe" là nơi được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW qui định để cho xe ôtô dừng đón trả khách. Khi dừng, xe ôtô phải nổ máy và người điều khiển phương tiện vẫn ngồi ở vị trí lái.

 

Điều 7.- Đầu tư, xây dựng bến xe khách

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vận tải ôtô, các thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn xây dựng, cải tạo, nâng cấp (sau đây gọi tắt là xây dựng) bến xe khách. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bến xe khách.

- Bến xe khách được thiết kế và xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lưu lượng hành khách, số lượng xe ôtô ra vào bến là căn cứ để thiết kế quy mô xây dựng bến xe khách.

- Việc xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp bến xe khách hiện có phải tuân theo các qui định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

 

 

CHƯƠNG II
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẾN XE KHÁCH

 

Điều 8.-

Quản lí nhà nước đối với bến xe khách bao gồm các nhiệm vụ:

- Quản lí về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo bến xe khách.

- Ban hành các qui định về tổ chức và quản lí bến xe khách.

- Duyệt thiết kế xây dựng và cấp phép khai thác bến xe khách.

- Quản lí về giá và các khoản thu khác của bến xe khách.

- Ban hành qui chế phục vụ hành khách, chế độ chính sách đối với hành khách đi xe.

- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động của bến xe khách; thanh tra, kiểm tra tại bến xe khách việc thực hiện Thể lệ vận tải.

 

Điều 9.- Phân cấp quản lí bến xe khách

9.1 Bộ Giao thông vận tải:

- Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về tổ chức quản lí hoạt động của bến xe khách thực hiện trong phạm vi cả nước.

- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động của bến xe khách.

9.2 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi tắt là UBND cấp tỉnh):

- Duyệt qui hoạch, kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bến xe khách thuộc tỉnh. Quyết định thành lập hoặc giải thể các doanh nghiệp bến xe khách thuộc quyền quản lí.

- Căn cứ vào giá và các khoản thu khác của Nhà nước, qui định giá và các khoản thu khác cho các hoạt động tại bến xe khách.

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế chính sách của Nhà nước và của Bộ GTVT đối với các bến xe khách thuộc tỉnh, thành phố.

9.3 Cục Đường bộ Việt Nam:

- Được Bộ GTVT uỷ quyền thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với các bến xe khách trong phạm vi cả nước.

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức và quản lí bến xe khách để trình Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. Cục có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

- Trình Bộ Giao thông vận tải, Ban Vật giá Chính phủ công bố giá trần cho các hoạt động của bến xe khách.

9.4 Các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính):

- Tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng qui hoạch hệ thống bến xe khách trong phạm vi địa phương. Tham gia thẩm định khi thành lập và có ý kiến khi giải thể doanh nghiệp bến xe khách.

- Tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lí bến xe khách.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện qui định của nhà nước, của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến hoạt động bến xe khách. Chỉ đạo việc hiệp thương về phân công chuyến lượt, xếp nốt (tài chuyến), quay vòng nốt.

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước như trật tự, vệ sinh môi trường.

 

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BẾN XE KHÁCH

 

Điều 10.- Mô hình tổ chức bến xe khách

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô, Bến xe khách có thể tổ chức thành một trong các mô hình sau:

- Một bến xe khách tổ chức thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu theo qui định của pháp luật hiện hành.

- Nhiều bến xe khách tổ chức thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu theo qui định của pháp luật hiện hành.

Việc lựa chọn mô hình tổ chức do cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định.

 

Điều 11.- Tổ chức bộ máy của bến xe khách

Bến xe khách có bộ máy điều hành, bộ máy giúp việc tuỳ theo quy mô, nội dung, tính chất công việc.

 

Điều 12.- Các loại bến xe khách

Theo loại luồng tuyến hoạt động có thể phân chia bến xe khách thành các loại sau:

- Bến xe khách nội tỉnh là bến xe được tổ chức để phục vụ các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng hoạt động trên các luồng tuyến nội tỉnh, nội thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bến xe khách liên tỉnh là bến xe khách được tổ chức để phục vụ cho các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng hoạt động trên các luồng tuyến liên tỉnh.

- Bến xe khách hỗn hợp là bến xe khách vừa được tổ chức cho những phương tiện vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh vừa tổ chức cho những phương tiện vận chuyển hành khách công cộng nội tỉnh, nội thành phố trực thuộc trung ương.

 

Điều 13.- Điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của Bến xe khách

13.1 Điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ:

- Thủ trưởng bến xe khách phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và có thời gian công tác trong ngành trên 3 năm.

- Cán bộ công nhân viên bến xe phải là người am hiểu nghiệp vụ, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm quản lí về lĩnh vực chuyên ngành vận tải ôtô.

Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ công nhân viên bến xe khách phải mặc quần áo đồng phục và đeo biển tên theo quy định của Bộ GTVT.

13.2 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

13.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật bắt buộc

- Có diện tích phù hợp giành cho sân đỗ xe, nhà chờ và các công trình phụ trợ khác.

- Có quầy bán vé phục vụ cho khách mua vé đi các tuyến đường.

- Có sân đỗ xe (sân nền cứng, không lầy lội, phương tiện ra vào thuận tiện)

- Có nơi đón khách, trả khách.

- Có hệ thống biển báo hướng dẫn ( về luồng tuyến, chuyến lượt, giờ xe chạy, giá vé...).

- Có hệ thống chiếu sáng, khu vực vệ sinh, cứu hoả, y tế.

- Có đường cho xe ôtô ra vào bến.

- Có tường hoặc hàng rào bao quanh bến xe khách, có nhân viên bảo vệ.

13.2.2 Tuỳ thuộc vào điều kiện, qui mô, bến xe có thể có thêm cơ sở vật chất kỹ thuật sau:

- Có dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật ôtô.

- Có trạm xăng dầu, chỗ rửa xe.

- Có nơi ăn nghỉ cho lái phụ xe và hành khách chờ đi xe nghỉ qua đêm.

- Có nơi vui chơi giải trí, phục vụ ăn uống giải khát.

- Có gian hàng bán phụ tùng vật tư ôtô và các dịch vụ khác.

 

Điều 14.- Nhiệm vụ, quyền hạn của bến xe khách

14.1 Nhiệm vụ của bến xe khách:

- Nếu được Giám đốc Sở GTVT (GTCC) uỷ quyền, thủ trưởng bến xe chủ trì việc hiệp thương giữa các doanh nghiệp vận tải (chủ phương tiện vận tải thuộc các thành phần kinh tế) có phương tiện hoạt động tại bến xe khách về bố trí chuyến lượt, xếp nốt (tài chuyến) và quay vòng nốt.

- Tổ chức bán vé cho các chủ phương tiện theo hợp đồng ký kết (kể cả bán vé hành lý, hàng hoá) hoặc cho các đơn vị vận tải thuê địa điểm để bán vé.

- Tổ chức bốc xếp hành lý, hàng hoá kể cả xe đạp, xe máy, tổ chức trông giữ ôtô đỗ trong bến xe.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ hành khách và lái xe, dịch vụ kỹ thuật cho các phương tiện vận tải.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có nhiệm vụ quản lý nhà nước đảm bảo trật tự trị an, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường trong bến.

- Đưa xe vào bến xếp khách theo biên bản hiệp thương của các chủ phương tiện cùng tham gia hoạt động trên tuyến và biểu đồ vận hành đã được Sở GTVT (GTCC) phê duyệt.

Bến xe khách được cơ quan quản lí nhà nước uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ sau:

+ Kiểm tra việc chấp hành thể lệ vận chuyển hành khách bằng ôtô đối với các phương tiện hoạt động tại bến xe khách.

+ Kiểm tra các thủ tục, giấy tờ của phương tiện và người lái theo qui định hiện hành khi hoạt động tại bến xe khách.

+ Trực tiếp giải quyết chế độ ưu đãi cho hành khách đi xe được hưởng theo quy định của nhà nước và của Bộ GTVT.

14.2 Quyền hạn của bến xe khách:

- Bến xe khách được quyền ký kết hợp đồng với các đơn vị vận tải có đủ thủ tục kinh doanh vận tải hợp pháp và được cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành GTVT cho phép; Nếu được đơn vị vận tải uỷ quyền bến xe khách thay mặt đơn vị vận tải ký kết hợp đồng với các bến xe khách khác.

Hợp đồng thể hiện những cam kết cơ bản giữa bến xe và đơn vị vận tải trên các mặt: bảo đảm số chuyến lượt, giờ xe chạy, chất lượng phương tiện, giá cước vận tải hành khách, giá dịch vụ bến xe, phương thức bán vé, biện pháp thu hút khách, trật tự vệ sinh, thái độ phục vụ.v.v....

Hợp đồng được thoả thuận những điều kiện thưởng phạt về hành chính và kinh tế giữa các bên ký kết.

Hợp đồng nói ở phần trên chỉ áp dụng cho các bến xe có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập. Hợp đồng có giá trị trong 1 năm. Trước 60 ngày hết hạn hợp đồng nếu 2 bến không có văn bản đề nghị thay đổi hợp đồng thì mặc nhiên hợp đồng có giá trị trong năm tiếp theo.

- Ký xác nhận ngày giờ xe xuất bến cho các phương tiện vận tải.

- Bến xe khách có quyền từ chối không cho phương tiện vào bến xếp khách đối với những xe không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ, lái xe vi phạm nội qui, qui chế phục vụ hành khách.

- Bến xe khách có quyền kiến nghị và phối hợp với các cơ quan: thanh tra giao thông, chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Lập biên bản đối với những lái xe xuất bến không đúng giờ, không đảm bảo số chuyến lượt đã đăng ký, xe chở quá tải, chở hàng lậu, hàng quốc cấm, chất dễ cháy nổ, tinh thần thái độ phục vụ thiếu văn minh lịch sự với hành khách.

- Bến xe khách có quyền yêu cầu đơn vị vận tải khác bố trí xe chạy thay cho các xe hỏng hoặc xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc lái xe vi phạm các qui định của bến xe khách.

 

Điều 15.-

- Bến xe khách tổ chức nhiều hình thức bán vé để phục vụ thuận tiện cho hành khách (như bán vé tại bến, bán vé tại các khu vực tập trung dân cư, bán vé qua điện thoại, bán vé đưa đến tận nhà và đón khách đến bến xe).

- Các đơn vị vận tải được tổ chức các địa điểm bán vé tại các khu vực sau khi được Sở GTVT (GTCC) chấp thuận. Bến xe khách có trách nhiệm hướng dẫn hành khách đã có vé do các đơn vị vận tải bán vào bến đi xe.

- Các điểm bán vé ngoài bến xe khách (của bến xe hoặc đơn vị vận tải) phải có thông tin về bến xe để điều hành chung và bố trí phương tiện vận chuyển.

 

Điều 16.- Qui trình hoạt động của bến xe khách

Hoạt động của bến xe khách bao gồm hai qui trình chính sau đây:

16.1 Qui trình 1: ôtô vào bến trả khách.

- Hướng dẫn cho ôtô vào vị trí qui định để trả khách.

- Hướng dẫn hành khách xuống xe và mua vé đi tiếp (nếu có yêu cầu).

- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá, hành lý, hàng bao gửi cho hành khách.

- Nhận hoặc trả hàng bao gửi (nếu có).

- Làm thủ tục cho hành khách đăng ký tiếp chuyển (nếu là khách đi liên tuyến)

- Hướng dẫn cho ôtô vào vị trí làm vệ sinh xe và kiểm tra an toàn kỹ thuật.

- Hướng dẫn ôtô về vị trí chờ đợi.

16.2 Qui trình 2: ôtô xuất bến

- Làm thủ tục cho ôtô đăng ký vào bến xếp khách.

- Thông tin hướng dẫn hành khách vào cửa mua vé, bán vé cho hành khách (kể cả hành lý, hàng hoá) và những hành khách có vé liên tuyến cần chuyển tiếp tại bến theo yêu cầu.

- Hướng dẫn lái xe đưa ôtô vào vị trí xếp khách.

- Kiểm soát vé hành khách, hành lý khi ra cửa lên ôtô.

- Lập chứng từ vận chuyển và ký tên đóng dấu xác nhận ngày giờ ôtô xuất bến.

 

Điều 17.- Các khoản thu chi của bến xe khách.

17.1 Khoản thu của bến xe khách bao gồm:

- Thu về hoạt động bán vé: trích tỷ lệ % trong tổng số vé bán ra cho các chuyến xe xuất phát tại bến.

- Thu về xe ra vào bến.

- Thu về bảo vệ các loại xe ôtô đỗ qua đêm trong bến.

- Thu về xếp dỡ, nhận bảo quản, giao nhận hành lý, hàng bao gửi ( kể cả xe đạp, xe máy).

- Thu về các dịch vụ khác như xăng dầu, bảo dưỡng kỹ thuật, ăn nghỉ của lái phụ xe (nếu có).

- Các khoản thu khác.

Các khoản thu trên (trừ hai khoản thu về dịch vụ, thu khác) do Cục ĐBVN qui định mức giá trần, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định mức cụ thể.

17.2 Khoản chi của bến xe khách :

Các khoản chi và mức chi được thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG IV
THÀNH LẬP VÀ BàI BỎ BẾN XE KHÁCH

 

Điều 18.- Thành lập và bãi bỏ bến xe ôtô khách

18.1 Thành lập bến xe khách

Bến xe khách phải được xây dựng theo đúng qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không nằm trong qui hoạch thì phải được bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ thủ tục do đơn vị lập, Sở GTVT (GTCC) thẩm định, trình UBND tỉnh, thành phố quyết định theo qui định của pháp luật hiện hành về quản lí đầu tư và xây dựng.

Hồ sơ lập bến xe khách mới bao gồm :

- Đơn xin mở bến xe khách

- Dự án về lập bến xe thể hiện các nội dung cơ bản :

+ Có số liệu điều tra nhu cầu đi lại của hành khách và số lượng phương tiện vận chuyển thông qua bến xe.

+ Số liệu về vốn và nguồn vốn đầu tư.

+ Phương án tổ chức, điều hành quản lí hoạt động của bến xe khách.

- Dự án thiết kế xây dựng bến xe khách.

- Giấy xác nhân quyền sử dụng đất đai tại nơi mở bến xe khách.

- Điều lệ tổ chức hoạt động của bến xe khách .

- Quyết định thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi xây dựng xong bến xe khách mới, Sở GTVT (GTCC) thông báo cho các đơn vị vận chuyển có liên quan và nhân dân biết trước 15 ngày (qua các phương tiện thông tin đại chúng).

18.2 Bãi bỏ bến xe khách

Khi bến xe khách không phù hợp với nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng (vùng kinh tế hay vùng dân cư) hoặc để đảm bảo cho nhu cầu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thì đơn vị quản lí bến xe làm văn bản nêu rõ lý do trình cấp quản lí nhà nước có thẩm quyền quyết định bãi bỏ bến xe khách.

Khi có quyết định bãi bỏ đối với bến xe khách đó, đơn vị quản lí bến xe tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui định hiện hành và thông báo cho các đơn vị vận tải có liên quan và nhân dân biết trước 15 ngày (trên các phương tiện thông tin đại chúng).

Căn cứ vào điều 13, Sở GTVT (GTCC) kiểm tra các bến xe đang hoạt động theo điều kiện tiêu chuẩn bến xe.

 

 

CHƯƠNG V
KIỂM TRA, XỬ LÍ VI PHẠM

 

Điều 19.-

Các Sở GTVT (GTCC) căn cứ nội dung bản Qui chế này, phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính những bến xe khách thành lập trái với các qui định của Qui chế này.

Các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra việc đỗ đón khách ngoài bến và lệnh xuất bến của các phương tiện tại các điểm đỗ và trong khu vực bến xe.

 

Điều 20.-

Mọi trường hợp kiểm tra đối với phương tiện, người lái, hành khách, hành lý, hàng bao gửi đều phải được thực hiện tại bến xe khách (trước giờ xe xuất bến). Trường hợp cần thiết phải giữ ôtô, người điều khiển phương tiện, bến xe khách phải thông báo cho hành khách biết và bố trí cho hành khách có chỗ chờ đợi nghỉ ngơi. Nếu phải kéo dài thời gian quá 60 phút thì thủ trưởng bến xe khách phải có trách nhiệm bố trí xe khác thay thế để phục vụ hành khách đi đúng tuyến đã bán vé.

Bên nào gây ra sự chậm trễ dẫn đến các thiệt hại, thì bên đó phải chịu mọi phí tổn phát sinh.

 

Điều 21.-

Mọi vi phạm qui chế này và các qui định khác có liên quan đến bến xe khách đều bị xử lí theo các qui định của pháp luật hiện hành.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 730/1999/QD-BGTVT
Hanoi, March 24, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PASSENGER CAR TERMINALS
THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Pursuant to Decree No. 22/CP of March 22, 1994 of the Government on the tasks, powers, State management responsibility and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
To enhance the State management over the passenger car terminals, to protect the legitimate rights and interests of the means owners and passengers, to create environment for equal business among different economic sectors participating in the public transportation of passengers, to contribute to restoring the transport order and to achieve the targets of safety, convenience, civilization and efficiency;
At the proposal of the Director of the Vietnam Road Administration and the Director of the Legal Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on organization and management of passenger car terminals.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 1277/QD-VT of July 4, 1991 of the Minister of Communications and Transport.
Article 3.- The Director of the Vietnam Road Administration shall have to guide and coordinate with the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services in organizing and inspecting the implementation of this Decision.
Article 4.- The Director of the Ministry’s Office, the Director of the Legal Department, the Director of the Vietnam Road Administration, Directors of the Communications and Transport (Public Works) Services of the provinces and centrally-run cities and the heads of relevant agencies and units shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Dao Dinh Binh
 
REGULATION
ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PASSENGER CAR TERMINALS
(Issued together with Decision No. 730/1999/QD-BGTVT of March 24, 1999 of the Minister of Communications and Transport)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Regulation prescribes the basic principles in organizing the management of passenger car terminals (hereafter referred to as the car terminals)
Article 2.- Scope and objects of application
- This Regulation is applied to all car terminals throughout the country.
- Car terminal-managing units and collectives as well as individuals engaged in public passenger transportation (referred collectively to as the transport units) that have cars involving in the take-in and release of passengers, the return of luggage and baggage at the car terminals shall all have to abide by this Regulation.
Article 3.- Car terminals
- Car terminals are places designated for passenger cars to enter to pick up and release passengers who travel on different routes and to/from different directions; the places where passengers gather to board the transport means; and the places where exist the units which exercise the State management over communications and transport.
- Car terminals constitute part of the land road communications and transport infrastructure, which lie in the master plans of the provinces and centrally-run cities.
- Car terminals are built at places convenient for the passengers’ movement such as being near traffic hubs, population quarters, administrative, economic and/or cultural centers or near traffic links for switching from other transport means to land road transport means and vice versa.
Article 4.- A car terminal (or car terminals) shall be organized into an enterprise (or enterprises) uniformly managed by the communications and transport service in term of their organization and operation. The establishment, operation, dissolution or bankruptcy of car terminal enterprises shall comply with the current law provisions.
Article 5.- Passenger transport means operating on fixed routes shall have to pick up and release passengers, return luggage and goods in the car terminal premises or at places where exist parks or stops prescribed by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (except for cars mobilized by competent State management bodies for urgent tasks). Cars put into operation must depart from the head terminals and arrive at the end terminals of the routes. Cars shall have to run on their prescribed itineraries. The cars’ operation on different routes, the number of services and the departure time shall comply with the operation time-tables approved by the Communications and Transport (Public Works) Services.
Article 6.- In this document, the following terms shall be construed as follows:
- "Automobiles" are motorized vehicles operating on traffic roads with more than three wheels and operated by men.
- "Means of commercial public passenger transportation" are automobiles of enterprise owners, which are permitted by competent State management bodies to be engaged in the public transportation and licensed for the public passenger transportation.
- "Passenger transport routes and lines" are determined by the departure terminal (where the means depart) and the arrival terminal (where the means terminate their journeys) through fixed stops and parks along the routes.
- "Car parks" are places prescribed by the People’s Committees of the provinces and centrally- run cities for cars to park in order to pick up and release passengers. When parking, cars must stop their engines.
- "Car stops" are places prescribed by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities for cars to stop to pick up and release passengers. When on stop, the cars shall have to keep running the engines and the drivers shall have to keep sitting on their driving seats.
Article 7.- Investment in the construction of car terminals
- The State encourages automobile transport enterprises of all economic sectors to contribute capital to the construction, improvement and upgrading (hereafter referred to as construction) of car terminals. The State shall protect the legitimate rights and interests of the car terminal enterprises.
- The car terminals shall be designed and constructed according to projects approved by competent levels. The volume of passengers and the number of cars in and out of a terminal shall serve as basis for the terminal design and construction.
- The construction of new car terminals or the upgrading of existing ones must comply with the law provisions on investment and construction management.
Chapter II
THE STATE MANAGEMENT OVER CAR TERMINALS
Article 8.- The State management over car terminals shall include the following tasks:
- The management of the strategy, planning and plans for construction, upgrading and improvement of car terminals.
- Promulgation of regulations on organization and management of car terminals.
- Approving the construction designs and plans for exploitation of car terminals.
- Controlling the prices and other charges at the car terminals.
- Promulgation of regulations on provision of services to passengers as well as regimes and policies towards passengers.
- Inspecting and examining the operations of car terminals; inspecting and examining the observance of transport rules at car terminals.
Article 9.- Division of responsibility for management of car terminals
9.1. The Ministry of Communications and Transport:
- To promulgate legal documents on organization and management of the operation of the car terminals for nationwide implementation.
- To inspect and examine the operations of car terminals.
9.2. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as the provincial-level People’s Committees):
- To approve planning and plans for the construction, improvement and upgrading of car terminals in their respective provinces or cities. To decide the establishment or dissolution of car terminal enterprises under their respective management.
- To base themselves on the State’s prices and other charges to determine prices and other charges for operations at car terminals.
- To examine and inspect the implementation of policy mechanisms of the State and the Ministry of Communications and Transport towards the provincially-/municipally-run car terminals.
9.3. The Vietnam Road Administration:
- To perform, under the authorization of the Ministry of Communications and Transport, the function of State management over the car terminals throughout the country.
- To elaborate or join in the elaboration of policy mechanisms for organization and management of car terminals, to be submitted to the Minister of Communications and Transport for promulgation. The Vietnam Road Administration shall have to guide and inspect the implementation thereof.
- To submit to the Ministry of Communications and Transport and the Government’s Pricing Committee for announcement the ceiling prices for operations of the car terminals.
9.4. The provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services:
- To advise the provincial-level People’s Committees on the planning of car terminal system within their respective localities. To join in the evaluation of car terminal enterprises when they are established and to give comments when they are dissolved.
- To advise the provincial-level People’s Committees on the organization and management of car terminals.
- To inspect and supervise the observance of the regulations of the State and the Ministry of Communications and Transport on the operation of the car terminals. To direct the consultative meetings on the assignment of car services trips and return trips.
- To inspect the implementation of such State management tasks as the order and environmental hygiene.
Chapter III
ORGANIZATION OF CAR TERMINALS
Article 10.- Models of car terminal organization
Depending on their characters, nature and sizes, car terminals may be organized after one of the following models:
- A car terminal is organized into an independent enterprise with its legal person status, bank account(s) and seal as prescribed by the current law provisions.
- Many car terminals are organized into an independent enterprise with its legal person status, bank account(s) and seal as prescribed by the current law provisions.
The selection of organizational model shall be decided by the competent managing agencies.
Article 11.- Organizing the car terminal apparatus
A car terminal is run by a managerial apparatus and an assisting apparatus depending on its work size, contents and nature.
Article 12.- Types of car terminals.
According to operation routes and lines, car terminals can be classified into the following types:
- The intra-provincial car terminals are those organized in service of public passenger transportation means operating on intra-provincial and/or intra-municipal routes or lines.
- The inter-provincial car terminals are those organized in service of public passenger transportation means operating on inter-provincial routes or lines.
- The mixed car terminals are those organized for means of inter-provincial public transportation of passengers and also for means of intra-provincial/municipal public transportation of passengers.
Article 13.- Professional conditions and material as well as technical foundations of car terminals.
13.1. Professional conditions:
- The car terminal managers must have the professional qualifications of intermediate or higher levels and have worked in the service for more than three years.
- Car terminal officials and employees must be professionally knowledgeable, trained in or have the managerial experience in the specialized field of automobile transportation.
While on duty, the car terminal officials and employees shall have to wear uniforms and name plates as stipulated by the Ministry of Communications and Transport.
13.2. Conditions on material and technical foundations:
13.2.1. The compulsory material and technical foundations:
- Having appropriate land area for parking yard, departure and arrival lounges and other support facilities.
- Having ticket-selling counters in service of departing passengers on various routes.
- Having parking yard (hard-surface, non-muddy, convenient for vehicles to move in and out).
- Having places to pick up and release passengers.
- Having a system of signboards for guidance (on routes, services, departure time, ticket prices…).
- Having a lighting system, toilets, fire-fighting, first-aid room.
- Having the drive-in and drive-out.
- Having walls or fence surrounding the car terminal and security staff members.
13.2.2. Depending on their conditions and sizes, car terminals may have the following additional material and technical foundations:
- The garage for car maintenance services.
- The filling station, car-washing pit.
- Restaurants and accommodation for drivers and their assistants as well as passengers staying overnight.
- Entertainment place and cafeteria.
- Car parts and supplies shops and other services.
Article 14.- The tasks and rights of car terminals
14.1. The tasks of car terminals:
- If authorized by the directors of the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services, the car terminal managers shall preside over the negotiations among transport enterprises (transport means owners of all economic sectors) with means operating at their car terminals on arrangement of car services, trips and return trips.
- To organize the ticket sale for means owners under signed contracts (including the sale of luggage and baggage tickets) or for transport units which rent places for ticket sale.
- To organize the loading and unloading of luggage and cargo including bicycles, motorbikes; organize the watch over and protection of cars parking in the terminals.
- To organize the provision of services for passengers and drivers as well as technical services for transport means.
- To coordinate with the local administration and relevant State management bodies in ensuring order and security, the beautiful views as well as environmental hygiene in the terminals.
- To guide cars into the terminals for passengers arrangement according to the record of the negotiations among means owners joining in the operation on the same routes or lines and to the operation tables already approved by the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services.
The car terminals are authorized by State management bodies to perform a number of following tasks:
+ Inspecting the observance of the rules on passenger car transportation by means operating at the terminals.
+ Examining procedures, papers concerning the means and drivers according to the current regulations as they are operating at the terminals.
+ Directly settling preference policies for eligible passengers according to the regulations of the State and the Ministry of Communications and Transport.
14.2. The rights of car terminals:
- Car terminals are entitled to sign contracts with transport units which are fully qualified for lawful transport business activities and permitted by the State management bodies. If authorized by transport units, car terminals may sign on their behalf contracts with other car terminals.
A contract includes the basic commitments between a car terminal and a transport unit in the following aspects: ensuring the service, running hours, quality of means, the passenger fares, terminal service charges, mode of ticket sale, measures to attract passengers, order and hygiene, terminal employees’ working conducts, etc.
Contracts shall also prescribe conditions for commendation and administrative as well as economic sanctions between signing parties.
The above-mentioned contracts shall only apply to terminals with legal person status and independent operation. A contract shall be valid for one year. Sixty days before the expiry of a contract, if the two parties do not make written request to change the contract, the contract shall automatically be valid for another year.
- To certify with signature the departure time for transport means.
- The car terminals may deny the entry of cars for passengers loading, which fail to meet the services qualifications or the drivers of which have breached the rules and regulations on service of passengers.
- Car terminals may make any petitions to and enhance the coordination with: the traffic inspectorate and local administration in order to well fulfill the assigned tasks; to make records on drivers who fail to depart as scheduled, fail to ensure the registered numbers of services or runs, carry overload, transport smuggled and/or banned goods or inflammables, show poor service attitude and impoliteness to passengers.
- Car terminals may request other transport units to arrange cars for running in replacement of broken ones or those which are not up to the technical conditions or the drivers of which breach the car terminals’ regulations.
Article 15.-
- Car terminals shall organize the ticket sale in different forms so as to ensure convenience for passengers (such as selling tickets right at the terminals, selling tickets at population quarters, selling tickets through telephones, home delivery of tickets and pick up passengers to car terminals).
- Transport units may organize ticket-selling places in different areas after they are approved by the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services. The car terminals shall have to guide the passengers with tickets sold by transport units into the car terminals.
- Ticket-selling places outside the car terminals (organized by the car terminals themselves or transport units) must be provided with information on the car terminals for general management and arrangement of transport means.
Article 16.- The process of a car terminal’s operation
The car terminal’s operations include two following major processes:
16.1. Process 1: Cars enter the terminals to release passengers
- Guiding the cars into the prescribed places for the release of passengers.
- Guiding the passengers to dismount the cars and buy tickets for next trips (if passengers have such demand).
- Organizing the unloading of cargoes, luggage and baggage for the passengers.
- Taking or returning baggage (if any).
- Carrying out the procedures for connected trip registration (if the passengers are on inter-provincial journeys).
- Guiding cars into places for car cleaning and technical safety inspection.
- Guiding cars to awaiting places.
16.2. Process 2: Cars depart the terminals
- Carrying out procedures for cars to register their terminal entry for passenger loading.
- Guiding passengers to enter for ticket purchase; selling tickets to passengers (including their luggage and cargoes) and passengers with tickets for connected trips who wish the arrange the connection at the terminals.
- Guiding drivers to drive their cars into place for passenger loading.
- Checking the tickets for passengers and their luggage when the latter board the cars.
- Making the transport dossiers with signature and seal to certify the departure time of cars.
Article 17.- Car terminals’ revenues and expenditures.
17.1. The car terminals revenues shall include:
- Revenue from the sale of tickets: with percentage deduction from the total number of sold tickets with regard to cars departing the terminals.
- Fees for cars entering and leaving the terminals.
- Charges for protection of cars parking overnight in the terminals.
- Charges for loading and unloading, preservation and delivery of luggage and baggage (including bicycles and motorbikes).
- Charges for other services such as gasoline supply, technical maintenance, food catering and accommodation for car drivers and their assistants (if any).
- Other revenues.
For the above-said revenues (except for service charges and other revenues), the ceiling prices shall be stipulated by the Vietnam Road Administration while the concrete levels shall be decided by the competent bodies of the provinces and centrally-run cities.
17.2. Car terminals’ expenditures:
The expenditures and the levels thereof shall comply with the current law provisions.
Chapter IV
ESTABLISHMENT AND DISSOLUTION OF CAR TERMINALS
Article 18.- Establishment and dissolution of car terminals
18.1. The establishment of car terminals.
The car terminals must be constructed in strict accordance with the planning already ratified by competent levels. If they are not included in the planning, their addition shall be made and submitted to the competent levels for ratification. The dossiers thereon shall be compiled by the units and evaluated by the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services which shall submit them to the provincial/municipal People’s Committees for decision in accordance with the current law provisions on investment and construction management;
The dossiers on the establishment of a new car terminal shall include:
- The written application for the establishment of the car terminal.
- The project on the establishment of the car terminal reflecting the following basic contents:
+ The data on the basic survey of the passengers’ demand for movement and the volume of transport means operating through the car terminal.
+ The data on capital and source of investment capital.
+ The plan for organization, running and management of the operations of the car terminal.
- The project on the design and construction of the car terminal.
- The certificate of the right to use the land in the area where the car terminal is going to be established.
- The car terminal’s organization and operation charter.
- The decision on the establishment of the enterprise and the business registration certificate.
Upon the completion of the construction of a new car terminal, the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services shall notify 15 days in advance (through mass media) the relevant transport units and people thereof.
18.2. Dissolution of car terminals
When a car terminal is no longer suitable to the movement demand of the people in the regions (economic zones or population areas), or to ensure the requirements of political security as well as social order and safety, the car terminal-managing unit shall compile a written document clearly stating the reasons therefor and submit it to the competent State management body for deciding the dissolution of the car terminal.
When the decision on the dissolution of such car terminal is available, the car terminal-managing unit shall carry out the necessary procedures according to the current regulations and notify 15 days in advance (through mass media) the relevant transport units and people thereof.
Basing themselves on Article 13, the provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services shall inspect the operating car terminals according to the conditions and criteria prescribed for car terminals.
Chapter V
INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 19.- The provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services shall base themselves on this Regulation to coordinate with the administration at all levels and relevant functional bodies in conducting regular inspections and handling administrative violations by car terminals which have been established in contravention of the provisions of this Regulation.
The provincial/municipal Communications and Transport (Public Works) Services shall direct the traffic inspection forces to inspect the car parking and picking up passengers outside the terminals and the order for departure of means at parking points and in the car terminals.
Article 20.- All inspections of means, drivers, passengers, luggage and/or baggage must be carried out at the car terminals (before the departure time). In case of necessity to hold a car and its driver, the car terminal shall have to notify the passengers thereof and arrange their rests and waiting. If the time is longer than 60 minutes the manager of the car terminal shall have to arrange another cars for the passengers who have bought tickets for travel on the designated routes.
Those parties which delay this and cause loss shall have to bear all arising costs.
Article 21.- All violations of this regulation and other regulations relating to the car terminals shall be handled according to the current law provisions.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Dao Dinh Binh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 730/1999/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất