Quyết định 519/QĐ-TTg 2016 Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 519/QĐ-TTg

Quyết định 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:519/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/03/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hà Nội quy hoạch 8 tuyến xe buýt nhanh

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và thân thiện với môi trường, ngày 31/03/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 519/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quan điểm ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình và lớn, góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Tại Quy hoạch, Thủ tướng khẳng định, đến năm 2020, xe buýt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần vận tải của hệ thống giao thông công cộng Thủ đô Hà Nội; xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 08 tuyến gồm: (1) Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, (2) Ngọc Hồi - Phú Xuyên, (3) Sơn Đồng - Ba Vì, (4) Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, (5) Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3), (6) Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc lộ 5 - Lạc Đạo (Vành đai 4), (7) Ba La - Ứng Hòa, (8) Ứng Hòa - Phú Xuyên và 03 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail; cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được cải tạo, nâng cấp thành cảng hàng không cấp 4E theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế vào năm 2020, đạt 20 - 25 triệu hành khách/năm và trên 260.000 tấn hàng hóa/năm.
Các bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thường Tín cũng sẽ được nâng cấp, cải tạo; đồng thời xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp điểm trung chuyển xe buýt; từng bước di chuyển các bến xe tải liên tỉnh hiện có ra khu vực ngoài đường Vành đai 3 và chuyển đổi đất của các bến xe này phục vụ giao thông công cộng. Các bãi đỗ xe công cộng cũng sẽ được quy hoạch; tổng diện tích các bãi đỗ xe khu vực nội đô khoảng 1.706ha.
Dự kiến, tổng nhu cầu vốn để thực hiện Quy hoạch khoảng 1.235.380 tỷ đồng; trong đó, 523.777 tỷ đồng để phát triển đường bộ, 646.525 tỷ đồng phát triển đường sắt, 19.750 tỷ đồng phát triển đường thủy và 45.329 tỷ đồng để phát triển hàng không.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định519/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------
Số: 519/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
1. Phạm vi Quy hoạch: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên Khoảng 3.344,6 km2 và dân số gần 6,70 triệu người (thống kê năm 2011) có mở rộng ra vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội.
2. Đối tượng Quy hoạch: Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
II. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam, Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô.
- Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại, dễ tiếp cận, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và thân thiện với môi trường.
- Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mặt và định hướng lâu dài.
- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình và lớn, góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững, đồng bộ, hiện đại trên cơ sở định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông vận tải theo các giai đoạn, xác định các dự án ưu tiên.
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức, quản lý giao thông và các cơ chế chính sách cho việc quản lý, thực hiện Quy hoạch.
- Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Các chỉ tiêu quy hoạch cần đạt được đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
- Về kết cấu hạ tầng:
+ Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch xây dựng đô thị để đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20 - 26% cho đô thị trung tâm; đạt 18 - 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16 - 20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3 - 4%.
+ Chỉ tiêu về mật độ mạng đường trong đô thị (tỷ lệ giữa tổng chiều dài các tuyến đường trên diện tích đất xây dựng đô thị) cần đạt được gồm: Tính đến đường cao tốc đô thị: 0,25 - 0,4 km/km2; tính đến đường trục chính đô thị: 0,5 - 0,83 km/km2; tính đến đường trục đô thị: 1,0 - 1,5 km/km2; tính đến đường liên khu vực 2,0 - 3,3 km/km2 và tính đến đường chính khu vực: 4,0 - 6,5 km/km2.
+ Chỉ tiêu về mật độ mạng lưới vận tải hành khách công cộng đạt từ 2 - 3,0 km/km2 cho đô thị trung tâm và 2 - 2,5 km/km2 cho đô thị vệ tinh.
- Về vận tải hành khách công cộng: Tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30 - 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 Khoảng 50 - 55%, sau 2030 đạt 65 - 70%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 Khoảng 40%, sau năm 2030 đạt tối đa 50%.
- Vận tải hành khách liên tỉnh: Đường bộ Khoảng 75 - 80%; đường sắt Khoảng 10 - 15%; hàng không Khoảng 7 - 10%.
- Vận tải hàng hóa liên tỉnh: Đường bộ Khoảng 65 - 70%; đường sắt Khoảng 3 - 5%; đường thủy Khoảng 25 - 30%.
2. Hạ tầng đường bộ
a) Mạng lưới đường bộ đối ngoại
Mạng đường bộ đối ngoại bao gồm đường cao tốc, quốc lộ và đường vành đai liên vùng.
- Các cao tốc:
+ Các đường cao tốc 4 - 8 làn xe song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, theo các hướng: Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; cao tốc Hà Nội - Lào Cai; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cao tốc Nội Bài - Hạ Long; cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5; đường Hồ Chí Minh. Đại lộ Thăng Long và Pháp Vân - Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
+ Các cao tốc hướng tâm được tính từ đường Vành đai 3 trở ra.
- Các quốc lộ:
+ Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại thành đường có 4 - 6 làn xe cơ giới, gồm: Quốc lộ 1 phía Bắc đoạn Ninh Hiệp - Bắc Ninh, Quốc lộ 1 phía Nam đoạn Thường Tín (Vành đai 4) - Hà Nam; Quốc lộ 3 đoạn Phủ Lỗ (Vành đai 4) - Thái Nguyên; Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài (Vành đai 4) - Vĩnh Phúc; Quốc lộ 21 đoạn Xuân Mai đi song song đường Hồ Chí Minh - Thanh Hà (Hòa Bình); Quốc lộ 21B đoạn Phú Lương (Vành đai 4) - Hà Nam; Quốc lộ 32 đoạn Phùng (Vành đai 4) - Phú Thọ; Quốc lộ 6 đoạn Yên Nghĩa (Vành đai 4) - Hòa Bình; Quốc lộ 5 đoạn Như Quỳnh - Hưng Yên.
+ Các quốc lộ hướng tâm được tính từ đường Vành đai 4 trở ra. Các đoạn từ Vành đai 4 trở vào đô thị trung tâm được xác định là các trục chính đô thị.
- Các đường vành đai giao thông liên vùng:
+ Xây dựng mới đường Vành đai 4 với chiều dài Khoảng 148 km. Trong đó đoạn phía Nam Quốc lộ 18 đã được phê duyệt với chiều dài Khoảng 98 km, quy mô mặt cắt ngang cơ bản là 120 m. Đoạn đi trùng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long từ Hiền Ninh tới Kim Lũ được Điều chỉnh đi về phía Bắc sân bay Nội Bài; đoạn từ Hiền Ninh - Nỉ - Bắc Giang xây dựng đường với quy mô tương đương đường cấp II.
+ Xây dựng đường Vành đai 5 theo Quy hoạch đã được phê duyệt gồm các đoạn đi mới và các đoạn đi trùng đường hiện tại với tổng chiều dài Khoảng 375 km, quy mô tối thiểu 4 làn xe, qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
b) Mạng lưới đường ngoài đô thị
- Xây dựng mới các trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh với tổng chiều dài Khoảng 90 km; quy mô mặt cắt ngang 40 - 60 m cho tối thiểu 6 làn xe cơ giới, bao gồm các trục: (1) Trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài Khoảng 20 km; (2) Trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài Khoảng 25 km; (3) Trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài Khoảng 20 km; (4) Trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài Khoảng 25 km.
- Xây dựng 31 trục đường tỉnh, đường liên huyện có tính chất quan trọng về giao thông với tổng chiều dài Khoảng 611 km theo quy mô đường cấp III và cấp II đồng bằng trên cơ sở bám theo các đường tỉnh hiện có và bổ sung các trục mới gồm: Đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam; đường trục phát triển kinh tế phía Nam có kết nối với đường Bái Đính - Ba Sao; đường trục Đỗ Xá - Quan Sơn; đường trục Chúc Sơn - Miếu Môn - Hương Sơn...
c) Mạng lưới đường đô thị
- Đô thị trung tâm:
+ Cao tốc đô thị: Xây dựng đường cao tốc đô thị (đi trên nền đắp hoặc trên cầu cao ở giữa) trên đường Vành đai 3 (trừ đoạn Quang Minh - Tiên Dương - Dục Tú là đường trục chính đô thị).
+ Các đường vành đai đô thị: (1) Vành đai 2: Hướng tuyến Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - Vĩnh Tuy. Quy mô mặt cắt ngang 8 - 10 làn xe. Đoạn từ Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy xây dựng thêm đường trên cao; (2) Vành đai 3: Hướng tuyến Nam Hồng - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng. Quy mô mặt cắt ngang 8 - 10 làn xe. Xây dựng đường trên cao trong đoạn Nam Thăng Long - Mai Dịch - Trung Hòa - Thanh Xuân - Linh Đàm - Pháp Vân.
+ Các trục chính đô thị (trục chính chủ yếu): Cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới các trục chính đô thị với tổng chiều dài Khoảng 336 km, bao gồm: 11 trục phía Bắc sông Hồng với tổng chiều dài Khoảng 125 km và 9 trục phía Nam sông Hồng với tổng chiều dài Khoảng 159 km, trục Thượng Cát - Quốc lộ 32 - Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 6 - Ngọc Hồi (đường Vành đai 3,5) chiều dài Khoảng 42 km.
+ Các trục đô thị (trục chính thứ yếu): Cải tạo, mở rộng kết hợp xây dựng mới các trục đô thị với tổng chiều dài Khoảng 131 km, bao gồm: 06 trục phía Bắc sông Hồng với tổng chiều dài Khoảng 84 km và 02 trục phía Nam sông Hồng với tổng chiều dài Khoảng 47 km, bao gồm cả trục có tính chất vành đai (đường Vành đai 2,5) An Dương - Xuân La - Quốc lộ 32 - đường Trần Duy Hưng - Quốc lộ 6 - đường Giải Phóng - Lĩnh Nam.
+ Đường liên khu vực: Cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới các đường liên khu vực với tổng chiều dài Khoảng 456 km.
+ Hệ thống đường giao thông trong quy hoạch các phân khu đã được phê duyệt.
+ Hệ thống đường trên cao: Xây dựng các tuyến đường trên cao và được kết nối thành mạng thuộc phạm vi từ đường Vành đai 2 trở ra, trên các trục có lưu lượng xe lớn nhưng khó có khả năng mở rộng chỉ giới đã công bố, bao gồm 4 tuyến với tổng chiều dài Khoảng 36 km: (1) Vành đai 2: Cầu Giấy - Ngã Tư Sở - Vĩnh Tuy; (2) Vành đai 3: Nam Thăng Long - Thanh Xuân - Pháp Vân; (3) Tuyến Phú Đô - Yên Hòa - Vành đai 2; (4) Tuyến Tôn Thất Tùng - Vành đai 3. Tùy theo tình hình thực tế của từng giai đoạn, nghiên cứu bổ sung một số tuyến trên cao khác trên các đường có lưu lượng giao thông lớn nhưng không thể mở rộng được trong tương lai và trục quy hoạch dọc sông Hồng.
- Các đô thị vệ tinh: Xây mới các đường trục nội bộ, kết hợp sử dụng các đường cao tốc, đường quốc lộ chạy qua để hình thành mạng đường cho các đô thị vệ tinh. Tổng chiều dài đường các loại tại mỗi đô thị được quy hoạch như sau:
 

STT
Đô thị
Cao tc và quốc lộ (km)
Trục chính đô thị (km)
Trc đô th (km)
1
Sơn Tây
8,50
9,15
13,30
2
Hòa Lạc
28,90
24,21
38,58
3
Xuân Mai
1,00
10,31
15,66
4
Phú Xuyên
12,70
6,64
6,42
5
Sóc Sơn
10,16
15,63
0,00
 
d) Các nút giao
- Cải tạo và xây dựng mới 185 nút giao khác mức giữa các đường cao tốc, đường trục chính đô thị với đường ngang, gồm: Đô thị trung tâm 130 nút; Đô thị vệ tinh Sơn Tây 04 nút; Đô thị vệ tinh Hòa Lạc 07 nút; Đô thị vệ tinh Xuân Mai 04 nút; Đô thị vệ tinh Phú Xuyên 06 nút; Đô thị vệ tinh Sóc Sơn 05 nút; khu vực khác 29 nút. Một số nút giao trong nội đô lưu lượng giao thông lớn ưu tiên xây dựng các cầu vượt cho tải trọng nhẹ để giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông.
- Tổ chức giao khác mức tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ với đường sắt quy hoạch. Đối với đường sắt hiện có trong giai đoạn trước mắt khi chưa cải tạo có thể xem xét giao bằng.
- Tổ chức giao cùng mức tại các vị trí giao cắt giữa các tuyến đường bộ có lưu lượng và tốc độ xe thấp; tùy thuộc vào lưu lượng giao thông để xem xét bố trí hệ thống đèn tín hiệu Điều khiển.
- Kết hợp đồng bộ với việc xây dựng các công trình sử dụng chung (Tuynen, hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật) để hạ ngầm các công trình đường dây, cáp cũng như dự phòng để bố trí các đường dây, cáp, đường ống trong tương lai, đảm bảo mỹ quan đô thị, giảm chi phí đầu tư và quản lý vận hành trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng giao thông theo quy hoạch.
đ) Các cầu, hầm qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Đáy
- Xây dựng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, trong đó có 06 cầu đã xây dựng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh; cải tạo nâng cấp cầu Long Biên thành cầu cho đường bộ đi riêng; xây dựng mới các cầu, hầm gồm: Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh), cầu Việt Trì - Ba Vì kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C thuộc địa phận Thủ đô Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng 08 cầu qua sông Đuống, trong đó có 04 cầu hiện đang sử dụng (cầu Đuống dùng chung cho đường sắt và đường bộ, cầu Phù Đổng 1 và cầu Phù Đổng 2 trên đường Vành đai 3, cầu Đông Trù thuộc dự án đường 5 kéo dài); 04 cầu xây dựng mới gồm: Cầu Đuống mới (cầu đường bộ), cầu Giang Biên trên tuyến đường kéo dài từ quận Long Biên sang Ninh Hiệp, cầu Mai Lâm (trên tuyến đường kéo dài từ quận Long Biên đến trục trung tâm Cổ Loa), cầu Ngọc Thụy (trên tuyến đường dọc đê tả sông Hồng).
- Các cầu qua sông Đà gồm: Cầu Trung Hà hiện có, cầu Trung Hà mới trên tuyến cao tốc phía Tây, cầu Đồng Quang.
- Xây dựng các cầu qua sông Đáy gồm: Cầu Thanh Đa (Trục Tây Thăng Long), cầu Phùng (Quốc lộ 32), cầu Sông Đáy (Đại Lộ Thăng Long), cầu Mai Lĩnh (Quốc lộ 6), cầu Đồng Hoàng (Trục Hà Đông - Xuân Mai), cầu Hoàng Thanh (trục huyện Thanh Oai), cầu Mỹ Hòa (nối Mỹ Đức - Ứng Hòa), cầu Hòa Viên (nối Ứng Hòa - Chương Mỹ), cầu Sông Đáy (đường Đỗ Xá - Quan Sơn), cầu trên đường cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5... Quy mô các cầu phù hợp với hệ thống phân lũ sông Đáy theo Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ.
- Trên các tuyến sông khác: Xây dựng các cầu quy mô đồng bộ với quy mô của đường quy hoạch.
3. Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt nhanh
a) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua khu vực thành phố Hà Nội bắt đầu từ ga Hà Nội, đi theo hướng song song với đường sắt thống nhất hiện tại. Đoạn từ ga Hà Nội đến ga Ngọc Hồi đi tách riêng hoặc đi trùng với đường sắt đô thị Tuyến số 1.
b) Mạng lưới đường sắt quốc gia
- Đường sắt vành đai:
+ Ưu tiên xây dựng đường sắt vành đai nhánh phía Đông bắt đầu từ ga Thạch Lỗi - Bắc Hồng - Đông Anh - Việt Hùng (Cổ Loa mới) - Yên Viên - Lạc Đạo - cầu Mễ Sở - Ngọc Hồi.
+ Xây dựng mới đường sắt vành đai nhánh phía Tây bắt đầu từ ga Thạch Lỗi - cầu Hồng Hà - Phùng - Vân Côn - Ngọc Hồi đi dọc theo phía ngoài đường Vành đai 4. Bố trí một ga lập tầu hàng ngoài Vành đai 4 tại khu vực huyện Thường Tín khi nhu cầu vận tải hàng hóa thông qua tuyến đường sắt vành đai tăng cao. Sau khi xây dựng một trong hai nhánh phía Đông hoặc phía Tây đường sắt vành đai, chuyển toàn bộ chức năng tuyến đường sắt vành đai hiện có thành đường sắt đô thị.
- Đường sắt hướng tâm (05 tuyến):
+ Tuyến đường sắt xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi phục vụ vận tải hành khách: Được cải tạo và xây dựng chủ yếu đi trên cầu cạn, chạy chung đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị (Tuyến số 1).
+ Tuyến Hà Nội - Lào Cai: Cải tạo tuyến hiện có và xây dựng tuyến đường sắt khổ đôi, điện khí hóa, khổ 1,435 m, bắt đầu từ ga Yên Viên. Trong tương lai có thể nghiên cứu, bổ sung Điểm đầu từ ga Tây Hà Nội (Vân Côn).
+ Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: Cải tạo tuyến hiện có và xây mới tuyến đường sắt khổ đôi 1,435 m bắt đầu từ ga Yên Viên.
+ Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên: Cải tạo thành tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1,435 m, bắt đầu từ ga Yên Viên.
+ Tuyến Hà Nội - Hải Phòng: Cải tạo tuyến hiện có và xây mới tuyến đường sắt khổ đôi 1,435 m, bắt đầu từ ga Lạc Đạo cho tầu hàng, bắt đầu từ ga Phú Thụy (Dương Xá) cho tầu khách.
- Hệ thống các ga đường sắt quốc gia:
+ Xây dựng 06 ga lập tầu gồm: Ga Hà Nội, Khoảng 15 ha; ga Yên Viên, Khoảng 60 - 70 ha; ga Lạc Đạo, Khoảng 70 - 80 ha; ga Tây Hà Nội, Khoảng 60 - 70 ha; ga Ngọc Hồi, Khoảng 98 - 130 ha và Bắc Hồng, Khoảng 120 ha; trong đó ga Hà Nội chỉ lập tầu khách và là ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác, ga Bắc Hồng chủ yếu lập tầu hàng, các ga còn lại lập cả tầu khách và hàng.
+ Xây dựng 06 ga quan trọng khác gồm: Ga Giáp Bát, Khoảng 32 ha; ga Hà Đông, Khoảng 15 - 30 ha; ga Mê Linh, Khoảng 19 ha; ga Đông Anh, Khoảng 12 - 13 ha; ga Gia Lâm, Khoảng 9 ha; ga Phú Thụy (Dương Xá), Khoảng 30 ha (cho các Mục đích kết nối với đường sắt đô thị, nối ray hoặc dự phòng cho các ga đầu mối).
+ Xây dựng 6 ga trung gian có diện tích Khoảng 12 - 23 ha gồm: Trung Giã, Đa Phúc, Việt Hùng (Cổ Loa mới), Phùng, Phú Xuyên, Thường Tín.
c) Mạng lưới đường sắt nội vùng: Tổ chức các tuyến đường sắt nội vùng trên hạ tầng các tuyến đường sắt quốc gia để kết nối Hà Nội với các đô thị có bán kính cách trung tâm Hà Nội 50 - 70 km.
d) Hệ thống đường sắt đô thị
- Đường sắt đô thị khu vực đô thị trung tâm:
+ Tuyến số 1: Gồm 02 nhánh: Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy). Tuyến đi trên cao, có xem xét phương án đi kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến Khoảng 36 km, tổng số ga được bố trí là 23 ga và 02 đề pô tại Ngọc Hồi và Yên Viên.
+ Tuyến số 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài Khoảng 42 km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 02 đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.
+ Tuyến số 2A: Cát Linh - Ngã tư Sở - Hà Đông với chiều dài Khoảng 14 km, tuyến đi trên cao với tổng số 12 ga và 01 đề pô tại Yên Nghĩa.
+ Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài Khoảng 26 km, tuyến đi cao trên đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội với 12 ga và 01 đề pô tại Nhổn.
+ Tuyến số 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài Khoảng 54 km. Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi cao. Tổng số ga trên tuyến 41 ga và 02 đề pô tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường Vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị, bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.
+ Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài Khoảng 39 km. Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long. Tổng số ga trên tuyến 17 ga và 02 đề pô tại Sơn Đồng (Hoài Đức) và Hòa Lạc.
+ Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài Khoảng 43 km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi cao hoặc đi bằng với tổng số 29 ga và 02 đề pô tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ.
+ Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài Khoảng 28 km, tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4, với tổng số 23 ga và 01 đề pô tại Mê Linh.
+ Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài Khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 26 ga và 02 đề pô tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn.
- Kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh: Kéo dài các tuyến đường sắt đô thị trung tâm để kết nối với đô thị vệ tinh như sau:
+ Kéo dài tuyến số 2 từ Nội Bài đến Trung Giã, huyện Sóc Sơn, chiều dài Khoảng 9 km.
+ Kéo dài tuyến số 2A từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài Khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai.
+ Kéo dài tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài Khoảng 30 km, bố trí đề pô tại Sơn Tây.
+ Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai: Chiều dài Khoảng 32 km, từ khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, tuyến đi theo hướng Quốc lộ 21 kéo dài đến các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai, khi chưa xây dựng đường sắt đô thị nghiên cứu sử dụng xe buýt nhanh, bố trí đề pô tại xã Hòa Thạch.
- Các tuyến tàu điện một ray (monorail): Quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị gồm: (1) Liên Hà - Tân Lập - An Khánh dài Khoảng 11 km; (2) Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương dài Khoảng 22 km; (3) Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh dài Khoảng 11 km, sau này tuyến có thể kéo dài lên Phúc Yên.
đ) Cầu đường sắt qua sông Hồng: Xây dựng 05 cầu đường sắt đô thị qua sông Hồng gồm: Cầu đường sắt vượt sông Hồng Tuyến số 1 (vị trí cách cầu Long Biên Khoảng 75 m về phía thượng lưu), cầu Nhật Tân (Tuyến số 2), cầu Vĩnh Tuy (Tuyến số 4), cầu Thượng Cát (Tuyến số 7), cầu Lĩnh Nam (Tuyến số 8).
e) Mạng lưới xe buýt nhanh (BRT): Quy hoạch 08 tuyến xe buýt nhanh gồm: (1) Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, chiều dài Khoảng 14 km; (2) Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo Quốc lộ 1 cũ), chiều dài Khoảng 27 km; (3) Sơn Đồng - Ba Vì, chiều dài Khoảng 20 km; (4) Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, chiều dài Khoảng 15 km; (5) Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3), chiều dài Khoảng 30 km; (6) Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc lộ 5 - Lạc Đạo (Vành đai 4), chiều dài Khoảng 53 km; (7) Ba La - Ứng Hòa chiều dài Khoảng 29 km; (8) Ứng Hòa - Phú Xuyên, chiều dài Khoảng 17 km. Một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh: Tuyến số 4, số 8, và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.
Theo nhu cầu của từng giai đoạn, có thể xem xét bố trí tuyến xe buýt nhanh trên một số tuyến đường khác có đủ Điều kiện về hạ tầng.
4. Hạ tầng giao thông thủy
a) Luồng vận tải thủy: Quy hoạch các luồng vận tải thủy đáp ứng các yêu cầu về giao thông thủy nội địa, phòng chống lũ, cải tạo chỉnh trị sông, ổn định đường bờ sông và bãi sông để khai thác quỹ đất vào các Mục tiêu quy hoạch của Thành phố. Quy hoạch phân cấp kỹ thuật các sông, kênh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:
 

TT
Tên sông
Tổng chiều dài trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (km)
Chiều dài quy hoch (km)
Cấp sông quy hoạch
1
Sông Hồng
163
163
 
 
Ngã ba Việt Trì - Cảng Hà Nội
75
75
II
 
Cảng Hà Nội - Quang Lãng (giáp Hà Nam)
88
88
I
2
Sông Đuống
37
37
II
3
Sông Thao
14
14
III
4
Sông Đà
32
32
III
5
Sông Đáy
120
120
 
 
Cẩm Đình - Ba Thá
 
76
V
 
Ba Thá - Tân Sơn (Hà Nam)
 
44
IV
6
Sông Cầu
15
15
III
7
Sông Công
12
12
III
8
Sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê)
Sông cấp V, phục vụ du lịch, thoát nước, thủy lợi và cảnh quan môi trường đô thị
 
b) Hệ thống cảng
- Cảng chính:
+ Quy hoạch 04 cảng hàng hóa chính gồm: Cảng Hà Nội cho tầu trọng tải 1.000 tấn, công suất 500.000 tấn/năm; cảng Khuyến Lương (sông Hồng) cho tầu trọng tải 1.000 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Phù Đổng (sông Đuống) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 3.000.000 tấn/năm; cụm cảng Đa Phúc (sông Công) cho tầu trọng tải 600 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm. Cảng Hà Nội được đầu tư theo hướng chuyển đổi công năng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hợp bốc dỡ hàng hóa sạch.
+ Quy hoạch các cảng container kết hợp với cảng tổng hợp gồm: Cảng Khuyên Lương, cảng Hồng Vân và cảng Phù Đổng.
- Cảng chuyên dụng: Các cảng chuyên dụng sẽ được xây dựng theo quy hoạch riêng của các ngành, các nhà máy tuân thủ theo các định hướng sau:
+ Cảng chuyên dụng xăng dầu Đức Giang: Di chuyển ra khu vực cảng Giang Biên khi Điều kiện cho phép.
+ Các cảng chuyên dụng phục vụ các nhà máy, công nghiệp tầu thủy... không kết hợp làm cảng tổng hợp cho vùng.
- Cảng khu vực và sắp xếp lại bến thủy nội địa:
+ Nâng cấp và xây dựng mới các cảng khu vực (cảng địa phương) gồm: Cụm cảng Sơn Tây cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Hồng Hà cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.000.000 tấn/năm; cụm cảng Chèm - Thượng Cát cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 4.500.000 tấn/năm; cảng Bắc Hà Nội (cảng Tầm Xá) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 1.200.000 tấn/năm; cảng Thanh Trì cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm; cảng Bát Tràng cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 300.000 tấn/năm; cảng Vạn Điểm - Phú Xuyên (sông Hồng) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Mai Lâm (sông Đuống) cho tầu trọng tải 600 tấn, công suất 500.000 tấn/năm; cảng Chẹ (sông Đà) cho tầu trọng tải 300 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm; cảng Ba Thá cho tầu trọng tải 300 tấn, công suất 200.000 tấn/năm; cảng Tế Tiêu (sông Đáy) cho tầu trọng tải 300 tấn, công suất 300.000 tấn/năm.
+ Không bố trí các bến thủy nội địa trong phạm vi đường Vành đai 2.
- Cảng hành khách:
+ Cụm cảng hành khách trung tâm Hà Nội tại khu vực bến tầu khách Chương Dương hiện có và khu quy hoạch bến tầu khách tại cảng Hà Nội.
+ Các cảng hành khách khác bố trí dọc các tuyến vận tải hành khách: Tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch sông Hồng, sông Đuống; tuyến du lịch sinh thái trên các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê).
- Hệ thống đường ngoài cảng:
+ Đường ngoài cảng có quy mô tối thiểu 2 làn xe, tải trọng phù hợp với các trục đường theo quy hoạch và được kết nối với các đường vành đai, đường dọc bờ sông.
+ Tổ chức giao thông trong và ngoài cảng được thực hiện đồng bộ với giao thông đô thị, giao thông quốc gia.
5. Hạ tầng hàng không
a) Cảng hàng không quốc tế Nội Bài: Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không, sân bay quốc tế lớn phía Bắc với các giai đoạn như sau:
+ Đến năm 2020: Cảng hàng không cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế), lưu lượng hành khách đạt 20 - 25 triệu hành khách/năm và trên 260.000 tấn hàng hóa/năm;
+ Đến năm 2030 cảng hàng không cấp 4F có thể tiếp nhận 35 triệu hành khách/năm và sau năm 2030 là 50 triệu hành khách/năm, 500.000 tấn hàng hóa/năm.
b) Cảng hàng không Gia Lâm: Sử dụng chung cho dân dụng nội địa tầm ngắn và quân sự. Cảng cấp 3C và sân bay quân sự cấp II, với 2 đường cất hạ cánh kích thước 2000 m x 45 m. Lượng hành khách tiếp nhận: 290.000 hành khách/năm.
c) Sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn: Phục vụ Mục đích quân sự, có thể phục vụ dân sự khi có yêu cầu.
d) Sân bay Bạch Mai: Là sân bay cứu hộ, trực thăng.
đ) Sân bay quốc tế thứ hai cho vùng Thủ đô sẽ được định hướng trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.
6. Vận tải hành khách công cộng
a) Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần theo các giai đoạn như sau:
 

 
Giai đoạn
Đường sắt đô thị
Xe buýt
Tổng cộng
Đô thị trung tâm
2020
10 - 15%
20%
30 - 35%
2030
25 - 30%
25%
50 - 55%
Sau năm 2030
35 - 40%
30%
65 - 70%
Đô thị ngoại ô
2020
 
15%
15%
2030
15%
25%
40%
Sau năm 2030
20%
30%
50%
 
b) Phương tiện vận tải hành khách công cộng
- Giai đoạn đến năm 2020, xe buýt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần vận tải của hệ thống giao thông công cộng Thủ đô Hà Nội.
- Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail. Theo thực tế giao thông của từng giai đoạn, có thể xem xét bố trí tuyến xe buýt nhanh trên một số tuyến đường có đủ Điều kiện về hạ tầng.
- Các tuyến đường sắt đô thị nối giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh được kéo dài từ các tuyến số 2, 3, 5, 2A đảm bảo kết nối thuận tiện và nhanh chóng giữa các khu đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm.
- Áp dụng loại hình monorail trên các trục đường có lưu lượng đi lại tương đối lớn, mặt cắt ngang hẹp, tuyến có nhiều đường cong.
c) Kết nối đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng tại các ga kết hợp quy hoạch phát triển dân cư, thương mại và dịch vụ đô thị tập trung liên kết với nhà ga trên các tuyến đường sắt đô thị (TOD).
7. Hạ tầng bến, bãi đỗ xe và Trung tâm tiếp vận
a) Bến xe khách liên tỉnh
- Nâng cấp, cải tạo các bến xe hiện có, gồm: Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thường Tín; xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp Điểm trung chuyển xe buýt.
- Xây dựng một số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía Nam (Nam Vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích Khoảng 3,4 ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32, Xuân Phương, huyện Từ Liêm, diện tích Khoảng 3 - 5 ha); phía Bắc (khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích Khoảng 3 - 5 ha).
- Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các Điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực như sau:
+ Khu đô thị trung tâm gồm: Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích Khoảng 7 ha; bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích Khoảng 8 - 10 ha; bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích Khoảng 11 ha; bến xe Đông Anh diện tích Khoảng 5,3 ha; bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích Khoảng 8 - 10 ha; bến xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích Khoảng 5 - 7 ha; bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích Khoảng 5 - 7 ha;
+ Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Xuân Mai diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích Khoảng 5 ha.
b) Bến xe tải liên tỉnh
- Từng bước di chuyển các bến xe tải hiện có ra khu vực ngoài đường Vành đai 3 và chuyển đổi đất của các bến xe này phục vụ giao thông công cộng.
- Xây dựng mới các bến: Bến xe Nội Bài diện tích Khoảng 6 ha; bến xe Phủ Lỗ diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Yên Viên (có xem xét dự phòng cho việc kết hợp với xe khách) diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Trâu Quỳ diện tích Khoảng 10 ha; bến xe tải phía Nam diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Khuyến Lương diện tích Khoảng 3,5 ha; bến xe Hà Đông diện tích Khoảng 6 ha; bến xe Phùng diện tích Khoảng 6 ha.
- Xây dựng mới tại các đô thị vệ tinh, mỗi đô thị 1 bến xe tải liên tỉnh.
c) Bãi đỗ xe nội đô: Quy hoạch các Điểm trông giữ xe công cộng tập trung tại các quận, huyện đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dành quỹ đất hợp lý trong các khu đô thị mới để bố trí các bãi đỗ xe, ưu tiên phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng. Tổng diện tích các bãi đỗ xe khu vực nội đô Khoảng 1.706 ha.
d) Quy hoạch các trung tâm dịch vụ trên các trục quốc lộ hướng tâm tại các cửa ngõ vào thành phố gồm: Dịch vụ rửa xe, tiếp nhiên liệu, sửa chữa nhỏ, các dịch vụ khác...
đ) Quy hoạch các Điểm thông quan nội địa (Cảng cạn ICD) gồm: ICD Gia Lâm (Cổ Bi), ICD Đông Anh, ICD Đức Thượng, ICD kết hợp với cảng tổng hợp gồm: ICD Khuyến Lương, Hồng Vân, Phù Đổng.
e) Các trung tâm tiếp vận: Quy hoạch 07 vị trí trung tâm tiếp vận tại các đầu mối giao thông chính là khu vực gần các ga đầu mối của đường sắt Quốc gia gồm: Ga Ngọc Hồi, ga Yên Viên, ga Bắc Hồng, ga Lạc Đạo, ga Tây Hà Nội, ga Hà Đông, ga Mê Linh. Quy mô mỗi trung tâm có diện tích Khoảng 10 ha.
8. Định hướng giao thông khu vực nông thôn
a) Về hạ tầng
- Hệ thống giao thông nông thôn được kết nối với mạng đường giao thông chung của Thành phố thông qua các trục liên huyện, trục kết nối đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh.
- Giai đoạn đến năm 2020: Đưa toàn bộ hệ thống đường huyện đạt tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, đường xã tối thiểu đạt cấp VI theo TCVN 4054:2005. Toàn bộ các đường giao thông thôn, xóm có kết cấu mặt đường đảm bảo chịu lực. Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường giao thông nông thôn. Phát triển giao thông nội đồng để phục vụ sản xuất. Bố trí đủ vốn để bảo trì, quản lý, khai thác hiệu quả: 100% đường huyện và cơ bản đường xã được bảo trì.
- Giai đoạn sau năm 2020: 100% đường xã đạt tối thiểu cấp V; hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng đáp ứng tải trọng, phù hợp với cấp đường quy hoạch; 100% đường trục chính nội đồng có kết cấu mặt đường đảm bảo chịu lực. Bố trí đủ nguồn vốn, xây dựng mô hình tổ chức quản lý để  bảo trì toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn sẽ được cụ thể trong các quy hoạch xây dựng chi Tiết của các quận, huyện, thị xã.
b) Về vận tải: Tổ chức dịch vụ vận tải hành khách công cộng thuận lợi từ trung tâm huyện về các trung tâm xã.
9. Tổ chức quản lý giao thông
- Tăng cường hệ thống kiểm soát tín hiệu giao thông; cải thiện khả năng thông qua tại các nút giao; quản lý nhu cầu giao thông; cải thiện thiết bị an toàn giao thông; cải thiện hệ thống kiểm soát đỗ xe; cải thiện Điều kiện vận hành cho xe buýt; đổi mới chương trình giáo dục về an toàn giao thông; tăng cường hệ thống kiểm tra xe cơ giới.
- Xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho Thủ đô Hà Nội gồm các hệ thống: Dẫn đường; thu phí điện tử; trợ giúp lái xe an toàn; tối ưu hóa tổ chức và quản lý giao thông; tăng cường hiệu quả quản lý đường; trợ giúp cho giao thông công cộng; nâng cao hiệu quả cho các hoạt động thương mại; trợ giúp cho người đi bộ; trợ giúp cho những trường hợp khẩn cấp.
- Xây dựng các trung tâm quản lý và Điều hành giao thông hiện đại, đồng bộ và tiên tiến gồm: Trung tâm quản lý và Điều hành giao thông công cộng, trung tâm quản lý hệ thống đường cao tốc và các trục chính đô thị, trung tâm quản lý và Điều hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông...
10. Quỹ đất cho phát triển giao thông
Tổng diện tích đất dành cho giao thông trên toàn Thành phố Khoảng 33.237 ha. Trong đó:
- Diện tích đất dành cho đường bộ Khoảng 15.989 ha (tính đến đường liên khu vực), đường sắt Khoảng 2.539 ha, các cảng sông Khoảng 395 ha, sân bay Khoảng 1.731 ha.
- Diện tích đất cho các đường cấp khu vực và cấp nội bộ Khoảng 12.583 ha.
11. Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư: Tập trung vào các dự án đang triển khai thực hiện và các dự án mới có tính đột phá tạo động lực cho phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội.
Chi Tiết tại Phụ lục kèm theo.
12. Bảo vệ môi trường
- Giảm thiểu hoạt động giao thông gây ô nhiễm môi trường đối với không khí, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, ồn và rung.
- Giảm thiểu hoạt động giao thông gây phát thải khí nhà kính bằng việc đưa vào sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường.
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên.
- Cung cấp Điều kiện tốt cho tiếp cận dịch vụ giao thông.
- Phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Tôn trọng và bảo vệ cảnh quan, di sản văn hóa.
V. NHU CẦU VN ĐU TƯ
Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư như sau:
 

STT
Loại đường
Nhu cầu vốn theo giai đoạn (tỷ đồng)
Tổng vốn
2016 - 2020
2020 - 2030
Sau năm 2030
1
Đường bộ
523.777
270.596
246.262
6.919
2
Đường sắt
646.525
199.614
270.398
176.513
3
Đường thủy
19.750
4.100
6.285
9.365
4
Hàng không
45.329
2.259
31.764
11.305
 
Tổng
1.235.380
476.569
554.709
204.101
 
VI. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, bao gồm:
- Vốn từ ngân sách Nhà nước.
- Vốn từ các nguồn thu của Thành phố dành để đầu tư phát triển giao thông vận tải.
- Vốn xã hội hóa.
- Thu hút nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài, thông qua các Khoản vay dự án ODA cụ thể, phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô.
Xây dựng cơ chế để tạo vốn phục vụ cho phát triển giao thông vận tải Thành phố theo quy hoạch phải tiến hành cùng với thực hiện quy hoạch.
2. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong việc quản lý và thực hiện Quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án hạ tầng; đồng thời nâng cao ý thức trong cộng đồng xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; tăng cường công tác vận động nâng cao ý thức, văn hóa cho nhân dân khi tham gia giao thông, hạn chế tai nạn, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
3. Đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông
- Đảm bảo đủ vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu trong các giai đoạn.
- Phối hợp triển khai đồng bộ những dự án của Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo tiến độ. Phối hợp với các tỉnh trong vùng Thủ đô đầu tư phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, đảm bảo sự liên kết thuận lợi giữa Hà Nội với các địa phương.
- Tập trung đầu tư các dự án theo Quy hoạch và ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông trong các phân khu dọc 2 bên tuyến đường cửa ngõ từ Vành đai 2 trở vào trung tâm Thành phố để giảm ùn tắc giao thông như: Láng Hạ, Kim Mã, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn...
- Đảm bảo quỹ đất cho phát triển hạ tầng giao thông, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến trình đầu tư xây dựng.
- Chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông trong suốt quá trình vận hành và khai thác.
4. Phát triển vận tải và tổ chức quản lý giao thông
- Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn.
- Kiểm soát và từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trong các khu vực nội đô.
- Kiểm soát việc lưu hành phương tiện theo đúng niên hạn sử dụng; đổi mới phương tiện, công nghệ; ưu tiên phát triển công nghệ xanh thân thiện với môi trường.
- Nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng của đường sắt và đường thủy để đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các loại hình vận tải.
- Phát triển vận tải đa phương thức, tổ chức các đầu mối vận tải hành khách, trung tâm tiếp vận hàng hóa.
- Tổ chức quản lý giao thông hợp lý, nâng cao năng lực khai thác của toàn hệ thống; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, Điều hành bằng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho Thủ đô Hà Nội.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 gồm: Cập nhật các Điều chỉnh so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt vào các quy hoạch phân khu tương ứng; lập kế hoạch chi Tiết để triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch; xây dựng chính sách và kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải cho từng giai đoạn; rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình giao thông; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý quy hoạch, quản lý giao thông trên địa bàn Thủ đô. Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực triển khai Quy hoạch, trong đó chú trọng việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông.
- Tiếp thu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cập nhật bổ sung và Điều chỉnh Quy hoạch trong quá trình triển khai thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các dự án về phát triển giao thông vận tải trên địa bàn. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xác định nguồn vốn đầu tư và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- TU, HĐND, UBND các tỉnh, TP: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG



 
 
 
 


Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Decision 519/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 519/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất