Quyết định 4091/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt

thuộc tính Quyết định 4091/QĐ-BGTVT

Quyết định 4091/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt"
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4091/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:12/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------------------
Số: 4091/QĐ-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT”
---------------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 
 
Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt” với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu và quan điểm
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng (KCHT) đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư nhằm đáp ứng các mục tiêu theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hoàn thiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải theo Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, khai thác, bảo trì KCHT đường sắt; hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh nhằm tăng thị phần vận tải đường sắt;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác KCHT đường sắt. Từng bước hoàn thiện KCHT đường sắt, giảm các chỉ tiêu về thời gian, hành trình, cạnh tranh về giá cước vận chuyển, giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng công trình, đảm bảo KCHT đường sắt bền vững, thân thiện với môi trường;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Nhà nước đầu tư cho KCHT đường sắt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất khai thác KCHT đường sắt;
- Xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo tính khả thi của các giải pháp.
2. Quan điểm xây dựng
a) Quán triệt chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, khai thác KCHT đường sắt.
b) Thực hiện Đề án theo lộ trình phù hợp để bảo đảm tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT đường sắt nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c) Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, khai thác KCHT đường sắt.
d) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm và mô hình quản lý, khai thác KCHT đường sắt của các nước, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
đ) Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh KCHT đường sắt và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
e) Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác KCHT đường sắt.
II. Các nhóm giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Hoàn thiện điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; dự kiến kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chiến lược và quy hoạch sau khi được phê duyệt;
- Triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các tuyến làm cơ sở quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hàng năm và 5 năm theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật từng hạng mục và toàn tuyến.
2. Giải pháp về quản lý đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
- Tối ưu hóa năng lực KCHT đường sắt trên cơ sở cải thiện các yếu tố tải trọng, tốc độ chạy tàu, năng lực thông qua các ga và hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu trên cơ sở quy hoạch chi tiết và sắp xếp thứ tự đầu tư các hạng mục đồng bộ;
- Sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế (kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 167/2011/TT-BTC ngày 18/11/2011 của Bộ Tài chính);
- Triển khai thí điểm hình thức đặt hàng thay thế hình thức giao kế hoạch sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 08/8/2012 và Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ;
- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo trì KCHT đường sắt (bao gồm định mức nhân công, vật tư và ca máy);
- Hoàn thiện cơ chế định giá dịch vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo trì KCHT đường sắt;
- Tập trung nguồn vốn đầu tư, sửa chữa, cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để hạn chế tình trạng yếu kém về KCHT, nâng cao năng lực thông qua và đảm bảo an toàn giao thông đường sắt như: bổ sung, kéo dài đường ga để tăng năng lực đón tiễn, cải tạo cầu, hầm, đường yếu để nâng cao tốc độ, tải trọng đoàn tàu; xây dựng đường gom, làm cầu vượt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt để hạn chế các đường ngang; cải tạo, bổ sung, làm mái che khu vực sân ga, ke ga đón tiễn hành khách; cải tạo, bổ sung kho, ke ga hàng hóa; cải tạo phòng đợi nhà ga, phòng bán vé, các điểm giao dịch hóa vận để nâng cao tiện nghi cho hành khách; kết nối hệ thống tín hiệu đường bộ với hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt đảm bảo tín hiệu hiển thị thống nhất, đồng bộ tại các đường ngang, trong đó ưu tiên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Yên Viên - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng.
3. Giải pháp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt
- Giải pháp hạ giá cước vận tải đường sắt, giảm chi phí sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải đường sắt; tăng cường kết nối hệ thống đường sắt quốc gia với các tuyến đường sắt khác như đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng; kết nối với các cảng biển và khu công nghiệp;
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 69/2005/TT-BGTVT ngày 9/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia;
- Ban hành Quy trình xây dựng và công bố phí điều hành giao thông đường sắt;
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phương thức và mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
4. Giải pháp về quản lý hoạt động điều hành giao thông đường sắt
- Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống điều hành giao thông đường sắt, bao gồm trung tâm điều hành và hệ thống thông tin, tín hiệu;
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm ứng phó sự cố thiên tai và tai nạn giao thông đường sắt.
5. Giải pháp về an toàn giao thông đường sắt
- Tăng cường phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt;
- Tập trung nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;
- Phối hợp tổ chức điều hành giao thông giữa đường bộ và đường sắt; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động cảnh giới của các địa phương thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý tai nạn giao thông đường sắt.
6. Giải pháp về huy động vốn
- Tập trung nguồn vốn nhà nước (đầu tư phát triển, trái phiếu Chính phủ, ODA) hoàn thành các dự án đã và đang triển khai, sớm đưa vào vận hành khai thác để cải thiện năng lực hệ thống KCHT đường sắt;
- Tái cơ cấu vốn đầu tư nhà nước cho ngành giao thông trên nguyên tắc đảm bảo phát triển cân bằng và khai thác tối đa lợi thế của từng lĩnh vực đảm bảo phát triển bền vững;
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng, đa dạng hóa các hình thức quản lý, khai thác và bảo trì KCHT đường sắt nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn; xây dựng cơ chế đầu tư, khai thác KCHT theo hình thức BOT, PPP và các hình thức đầu tư khác; thí điểm thực hiện đối với các hạng mục KCHT đường sắt như nhà ga, kho ga, bãi hàng ... có lợi thế thương mại và hạ tầng dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;
- Ban hành danh mục các hạng mục công trình hạ tầng và các tuyến đường sắt kêu gọi đầu tư kinh doanh (hạ tầng và vận tải) từ khu vực ngoài nhà nước;
- Xây dựng cơ chế thí điểm đấu thầu nhượng quyền quản lý, khai thác tuyến đường sắt.
7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt ở trong nước và nước ngoài;
- Xúc tiến vận động các nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật về trang thiết bị, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với công nghệ đường sắt điện khí hóa và đường sắt tốc độ cao.
8. Giải pháp về quản lý hạ tầng dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Từng bước chuyển dần các dịch vụ hỗ trợ vận tải từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước để đảm bảo tính cạnh tranh;
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải thông qua việc ban hành khung giá cho thuê KCHT và quản lý giá dịch vụ hỗ trợ.
9. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
- Triển khai các đề án ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý, khai thác KCHT đường sắt;
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình trong quản lý, khai thác KCHT đường sắt;
- Tăng cường đầu tư, nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động đường sắt như giảm tiếng ồn, khói bụi và chất thải ra môi trường;
- Áp dụng công nghệ thông tin, tín hiệu tiên tiến, hiện đại để đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao năng lực thông qua;
- Áp dụng công nghệ mới trong thiết kế, thi công và bảo trì KCHT đường sắt;
- Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu về KCHT đường sắt.
10. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về điều kiện và thời gian các tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 112 Luật Đường sắt năm 2005;
- Xây dựng lộ trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý, khai thác KCHT đường sắt và bộ máy kinh doanh vận tải đường sắt hợp lý. Trước mắt từ nay đến năm 2015, thực hiện theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN giai đoạn 2012-2015. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, đề nghị Chính phủ cho phép Bộ GTVT tiếp tục triển khai xây dựng Đề án tái cơ cấu bước 2 theo hướng từng bước tách bạch chức năng quản lý khai thác KCHT đường sắt (thành lập tổ chức quản lý, khai thác KCHT đường sắt) và chức năng kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư (thành lập tổ chức kinh doanh vận tải đường sắt) theo quy định tại Điều 4 Luật Đường sắt năm 2005;
- Cơ cấu lại các tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hiện tại thành một tổ chức điều hành giao thông độc lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều hành giao thông nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đường sắt. Cơ cấu, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm quản lý, bảo trì KCHT đường sắt theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và đề xuất lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020 theo hướng thu gọn tối đa các Công ty quản lý, khai thác KCHT đường sắt để giảm thiểu các đầu mối và tăng khả năng tích tụ vốn để đầu tư, cơ giới hóa hoạt động bảo trì đường sắt thay thế cho phương pháp thủ công hiện tại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng công tác bảo trì KCHT đường sắt.
III. Tổ chức thực hiện
1. Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng và xây dựng công trình giao thông, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các tổ chức có liên quan, trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao quán triệt thực hiện quan điểm, mục tiêu và phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục của Quyết định này và nội dung Đề án kèm theo.
2. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu, theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Bộ giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm CNTT;
- Website Bộ GTVT, Báo GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (05 bản).
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe