Quyết định 1597/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức đối tác Công - Tư

thuộc tính Quyết định 1597/QĐ-TTg

Quyết định 1597/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức đối tác Công - Tư"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1597/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:26/10/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 1597/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC DẦU GIÂY - PHAN THIẾT THÍ ĐIỂM THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ”
----------------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Cơ chế Quản lý và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức đối tác công - tư (PPP)”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn BITEXCO;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHQT, ĐP, TH;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 


CƠ CHẾ
QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC DẦU GIÂY - PHAN THIẾT THÍ ĐIỂM THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ (PPP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Cơ chế này quy định việc chuẩn bị, quản lý, thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết” (sau đây gọi là “Dự án”) theo hình thức đối tác công - tư (sau đây gọi tắt “Cơ chế”).
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Cơ chế này là: Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, các nhà đầu tư, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc đầu tư, quản lý và thực hiện Dự án.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Cơ chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổng mức đầu tư của Dự án (sau đây gọi là “Tổng mức đầu tư”) được xác định theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án được Bộ Giao thông vận tải thẩm định và phê duyệt. Nội dung Tổng mức đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Tổng chi phí xây dựng của Dự án (sau đây gọi là “Tổng chi phí xây dựng”) là tổng chi phí để hoàn thành quá trình xây dựng của Dự án, bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác (không bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) và chi phí dự phòng;
3. Tổng chi phí đầu tư của Dự án (sau đây gọi là “Tổng chi phí đầu tư”) bao gồm Tổng chi phí xây dựng, chi phí vận hành, khai thác công trình, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí tài chính có liên quan trong quá trình xây dựng và vận hành công trình; không bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
4. Phần tham gia vốn của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án (sau đây gọi là VGF) là khoản bù đắp thiếu hụt về tài chính của dự án do Nhà nước đóng góp được tính bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng của Tổng chi phí đầu tư của Dự án và giá trị hiện tại ròng của tổng doanh thu ước tính của Dự án trong toàn bộ thời gian nhượng quyền Dự án nhằm đảm bảo cho Dự án có tính khả thi về tài chính. VGF cho Dự án được sử dụng từ vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) của Ngân hàng Thế giới.
5. Thời gian nhượng quyền Dự án là khoảng thời gian tính từ thời điểm Hợp đồng dự án có hiệu lực đến thời điểm Nhà đầu tư chuyển giao công trình dự án cho Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện Cơ chế
1. Trường hợp có dự khác biệt giữa nội dung quy định tại cơ chế này với các quy định của nhà tài trợ thì thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ.
2. Nhà đầu tư thứ nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn BITEXCO.
3. Nhà đầu tư thứ hai được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh Quốc tế theo quy định tại Cơ chế này và phù hợp với hướng dẫn của Nhà tài trợ. Nhà đầu tư thứ hai sẽ cùng với Nhà đầu tư thứ nhất thành lập Doanh nghiệp dự án để triển khai Dự án.
4. Vốn chủ sở hữu của các Nhà đầu tư trong Dự án không được thấp hơn 20% Tổng chi phí xây dựng. Tỷ lệ tham gia vốn Chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án giữa hai Nhà đầu tư thực hiện theo Khoản 1 Điều 11 của Cơ chế này.
5. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí di dời các cơ sở tiện ích khỏi mặt bằng dự án, chi phí rà phá -bom mìn do Nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ.
6. Chính phủ bảo lãnh cho Nhà đầu tư thứ nhất vay vốn từ nguồn tín dụng IBRD của Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án và đây là một trong các chính sách ưu đãi đầu tư đối với Dự án. Khoản vay IBRD này được tính là phần tham gia của Nhà đầu tư thứ nhất trong Dự án.
Điều 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo thỏa thuận với các Nhà đầu tư tại Hợp đồng dự án.
Điều 5. Tổ công tác liên ngành triển khai dự án và Tổ Chuyên gia đấu thầu và đàm phán hợp đồng
1. Tổ công tác liên ngành triển khai Dự án do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập để hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải trong quá trình chuẩn bị dự án, lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, quản lý và thực hiện Dự án. Thành phần của Tổ công tác liên ngành triển khai dự án bao gồm đại diện của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp và một số chuyên gia pháp luật, kỹ thuật, tài chính độc lập (nếu cần). Tổ công tác liên ngành do một Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm tổ trưởng.
2. Tổ công tác liên ngành triển khai dự án có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, Ngân hàng Thế giới để chỉ đạo các đơn vị, tổ chức liên quan đến việc chuẩn bị, quản lý và thực hiện Dự án;
b) Tham gia thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải và các nội dung Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị, quản lý và thực hiện Dự án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.
3. Thành viên Tổ công tác liên ngành triển khai Dự án có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Là đầu mối cho các Bộ, ngành, cơ quan để tham gia ý kiến về lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, cơ quan do mình đại diện;
b) Tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ công tác liên ngành, chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành về những vấn đề được phân công;
c) Được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động của Tổ công tác liên ngành và các kết quả của Tư vấn giao dịch;
d) Thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ khác được tổ trưởng Tổ công tác liên ngành phân công.
4. Trong quá trình đấu thầu, Bộ Giao thông vận tải thành lập “Tổ chuyên gia đấu thầu và đàm phán hợp đồng” nhằm hỗ trợ Tổ công tác liên ngành trong các hoạt động lựa chọn Nhà đầu tư thứ hai. Thành phần Tổ chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng gồm đại diện các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải, Đơn vị quản lý thực hiện dự án và đại diện các Bộ, ngành. Tổ chuyên gia đấu thầu và đàm phán hợp đồng do một lãnh đạo cơ quan tham mưu của Bộ Giao thông vận tải làm tổ trưởng.
5. Thời gian hoạt động của Tổ công tác liên ngành triển khai dự án do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện Dự án.
Điều 6. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án
1. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án là đơn vị được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền để triển khai thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan trong quá trình thực hiện Dự án.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đơn vị quản lý thực hiện Dự án do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
3. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải.
4. Chi phí hoạt động cửa Đơn vị quản lý thực hiện Dự án được cấp từ nguồn kinh phí cho hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nguồn hỗ trợ của các Nhà tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 7. Tư vấn giao dịch
1. Ngoài các tư vấn theo quy định hiện hành, để thực hiện Dự án theo mô hình đối tác công - tư, Bộ Giao thông vận tải được sử dụng các tư vấn giao dịch tài chính, tư vấn giao dịch kỹ thuật, tư vấn giao dịch pháp lý và các tư vấn hỗ trợ khác (nếu cần thiết) (sau đây được gọi là “Tư vấn giao dịch”). Các Tư vấn giao dịch sẽ được tuyển chọn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, chính sách của Nhà tài trợ quốc tế (nếu có).
2. Tư vấn giao dịch được lựa chọn dựa trên các tiêu chí quy định chi tiết trong các điều khoản tham chiếu liên quan.
3. Tư vấn giao dịch do Bộ Giao thông vận tải tuyển chọn, chịu sự giám sát của Đơn vị quản lý thực hiện Dự án. Tư vấn giao dịch báo cáo Bộ Giao thông vận tải thông qua Đơn vị quản lý thực hiện Dự án, theo các quy định tại điều khoản tham chiếu có liên quan.
4. Tư vấn pháp lý và tài chính quốc tế sẽ phải thiết lập tại Bộ Giao thông vận tải một cơ sở dữ liệu lưu trữ. Tại đó, tất cả các bản sao của tất cả các thông tin nhận được hoặc tạo ra bởi tất cả các Tư vấn giao dịch được lưu trữ để xác nhận các công việc đã làm. Các thông tin này sẽ được sắp xếp sao cho dễ dàng sử dụng thông qua một hệ thống thứ tự chữ cái/chữ số sắp xếp tuần tự. Tư vấn pháp lý và tài chính quốc tế sẽ phải đảm bảo rằng một cơ sở dữ liệu được thiết lập trên cơ sở trang tin điện tử để phục vụ việc truy cập của Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Thế giới, bao gồm các phiên bản điện tử của tất cả các thông tin đã nhận được hoặc được tạo ra bởi các Tư vấn giao dịch. Khi Tư vấn pháp lý và tài chính quốc tế kết thúc nhiệm vụ, việc giám sát cơ sở dữ liệu lưu trữ và trang tin điện tử sẽ được bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải.
Điều 8. Nguồn vốn thực hiện Dự án
1. Nguồn vốn do khu vực tư nhân huy động, bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án do các Nhà đầu tư đóng góp;
b) Nguồn vốn vay IBRD của Ngân hàng Thế giới do Chính phủ bảo lãnh cho Nhà đầu tư thứ nhất vay để thực hiện Dự án;
c) Các nguồn vốn khác do Doanh nghiệp dự án và các Nhà đầu tư tự thu xếp.
2. Nguồn vốn của Chính phủ huy động, bao gồm:
a) VGF trong Dự án: Được xác định thông qua quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế do Bộ Giao thông vận tải tiến hành và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Cơ chế này. VGF cho Dự án này sẽ được thu xếp từ vốn vay IDA của Ngân hàng Thế giới;
b) Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí rà phá bom mìn và vật nổ, di dời các cơ sở tiện ích khỏi mặt bằng dự án và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có) để thực hiện Dự án;
c) Nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế cho chuẩn bị và thực hiện Dự án theo các thỏa thuận có liên quan giữa các nhà tài trợ với Chính phủ Việt Nam.
Phần 2.
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Điều 9. Chi phí chuẩn bị đầu tư
Chi phí lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án; chi phí lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án và các chi phí hợp lệ khác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư do Nhà đầu tư thứ nhất thanh toán sẽ được hạch toán là phần đóng góp nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư thứ nhất trong Dự án.
Điều 10. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận là chủ đầu tư các Tiểu dự án về giải phóng mặt bằng trên địa bàn mỗi tỉnh.
2. Phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tiểu dự án và mốc giải phóng mặt bằng dựa trên kết quả phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án.
3. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận thống nhất kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án, phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Thế giới.
PHẦN THAM GIA VỐN CỦA NHÀ NƯỚC (VGF)
1. Xác định và đề xuất VGF
Để đảm bảo tính khả thi của Dự án và làm cơ sở đấu thầu chọn Nhà đầu tư thứ hai, Bộ Giao thông vận tải xác định quy mô VGF, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỷ lệ tham gia vốn Chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án của Nhà đầu tư thứ nhất (Bitexco) là 60% và Nhà đầu tư thứ hai là 40%. Trong quá trình thực hiện Dự án, các Nhà đầu tư có thể tự cân đối nguồn lực để thỏa thuận điều chỉnh tỷ lệ tham gia của từng bên cho phù hợp.
2. Hình thức đóng góp VGF
VGF sẽ được cung cấp bằng tiền trong giai đoạn xây dựng công trình Dự án dựa trên các mốc thời gian thực hiện được xác định rõ ràng và sau khi 50% số vốn góp hay vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án đã được Nhà đầu tư giải ngân cho Dự án.
3. Các quy định đối với việc sử dụng VGF
a) Nhà nước sẽ không thu bất kỳ phần lãi hoặc thu nhập nào đối với VGF đóng góp cho Dự án;
b) VGF chỉ được sử dụng để chi trả cho các chi phí xây dựng công trình Dự án trong giai đoạn xây dựng;
c) VGF được giải ngân thành từng đợt theo tiến độ xây dựng và được quy định cụ thể trong hợp đồng Dự án.
Điều 12. Trình tự phê duyệt VGF
1. Phê duyệt VGF trước khi đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thứ hai:
a) Bộ Giao thông vận tải, với sự trợ giúp của Tư vấn tài chính, xác định VGF và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
b) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt VGF bao gồm: Văn bản giải trình các nội dung có liên quan đến VGF, Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, Báo cáo thẩm định VGF và các tài liệu khác có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt VGF và các vấn đề khác có liên quan.
2. Giá trị VGF cuối cùng sẽ được xác định thông qua kết quả đấu thầu cạnh tranh quốc tế bằng cách sử dụng tiêu chí lựa chọn duy nhất là VGF đề xuất thấp nhất, sau khi đã xác định được các nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật qua quá trình, đánh giá đề xuất kỹ thuật.
3. Phê duyệt điều chỉnh VGF.
Trường hợp VGF được xác định thông quá đấu thầu cạnh tranh quốc tế vượt quá VGF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh VGF. Trình tự, thủ tục và hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh VGF được thực hiện như trình tự, thủ tục và hồ sơ trình phê duyệt VGF trước khi đấu thầu. VGF sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh sẽ là VGF chính thức.
Điều 13. Lập và phân bổ ngân sách cho VGF
Quy trình lập và phân bổ ngân sách cho VGF được thực hiện như sau:
1. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án tổng hợp nhu cầu VGF hàng năm dựa trên tiến độ triển khai xây dựng công trình Dự án của Doanh nghiệp Dự án và báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải để thẩm định.
2. Sau khi thẩm định, Bộ Giao thông vận tải gửi kế hoạch VGF hàng năm cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 hàng năm để các Bộ lập dự toán và phương án phân bổ VGF hàng năm.
Điều 14. Điều kiện giải ngân VGF
1. Việc giải ngân VGF được thực hiện theo tiến độ xây dựng công trình Dự án và được tính bằng tỷ lệ quy định cụ thể trong Hợp đồng dự án.
2. Phần vốn đầu tiên chỉ được giải ngân cho Dự án sau khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:
a) Các thỏa thuận giữa các Nhà đầu tư với tất cả các tổ chức cho vay của Dự án để đảm bảo đủ tổng giá trị đầu tư dự án đã được ký kết;
b) 50% số vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án đã được Nhà đầu tư giải ngân cho Dự án;
c) Phần giải ngân đầu tiên vốn vay của tổ chức cho vay chính theo quy định tại Hợp đồng dự án đã được thực hiện.
Điều 15. Giải ngân, giám sát, kế toán và kiểm toán VGF
Việc giải ngân, giám sát, kế toán và kiểm toán VGF thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong quá trình triển khai dự án.
Phần 4.
ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỨ HAI VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Điều 16. Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án lập kế hoạch đấu thầu, trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt trước khi tổ chức đấu thầu. Kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thứ hai gồm các nội dung sau:
a) Tên dự án;
b) Ước tính sơ bộ VGF;
c) Nguồn vốn cho VGF;
d) Hình thức lựa chọn nhà đầu tư và phương thức đấu thầu;
đ) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
e) Hình thức Hợp đồng (Hợp đồng PPP);
g) Thời gian thực hiện hợp đồng;
h) Các nội dung cần thiết khác.
Điều 17. Chuẩn bị đấu thầu
1. Sơ tuyển.
a) Đơn vị quản lý thực hiện dự án lập hồ sơ mời sơ tuyển với sự hỗ trợ của Tư vấn giao dịch, trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt;
b) Trình tự sơ tuyển nhà đầu tư gồm các bước:
- Thông báo mời sơ tuyển nhà đầu tư;
- Tổ chức cuộc họp với các Nhà đầu tư quan tâm để giới thiệu BITEXCO với tư cách là nhà đầu tư thứ nhất trong Dự án và thảo luận làm rõ các điều khoản trong hồ sơ mời sơ tuyển;
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
- Phê duyệt và thông báo kết quả sơ tuyển.
2. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
a) Lập Hồ sơ mời thầu
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án dưới sự hỗ trợ của Tư vấn giao dịch tài chính lập dự thảo Hồ sơ mời thầu.
Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung chủ yếu: Hướng dẫn cho các nhà đầu tư bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu, thông tin về Dự án, dự thảo Hợp đồng Dự án và thỏa thuận đầu tư (thỏa thuận giữa Nhà đầu tư thứ nhất và Nhà đầu tư thứ hai được lựa chọn thông qua đấu thầu - thỏa thuận cổ đông), quy định về bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện Hợp đồng Dự án.
b) Chấp thuận Hồ sơ mời thầu để mời tham vấn.
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận dự thảo Hồ sơ mời thầu để mời tham vấn.
c) Mời tham vấn dự thảo Hồ sơ mời thầu:
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án gửi thư mời tham vấn dự thảo Hồ sơ mời thầu tới Nhà đầu tư thứ nhất và các nhà đầu tư đã qua sơ tuyển để lấy ý kiến tham vấn. Ý kiến tham vấn của các nhà đầu tư (nếu có) phải bằng văn bản và phải trong thời gian quy định tại thư mời tham vấn.
Sau thời hạn nộp ý kiến tham vấn, Đơn vị Quản lý thực hiện Dự án rà soát để phản hồi các ý kiến tham vấn. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án có thể trao đối làm rõ các ý kiến tham vấn của các Nhà đầu tư và đưa ra phản hồi về một số ý kiến tham vấn thông qua (i) trao đổi bằng văn bản tới các Nhà đầu tư; hoặc (ii) tổ chức một hội nghị tham vấn, mời đại diện của các Nhà đầu tư và các cơ quan liên quan tham dự, hoặc (iii) kết hợp cả hai phương pháp trên. Bộ Giao thông vận tải không có nghĩa vụ phải làm rõ hay sửa đổi Hồ sơ mời thầu theo bất kỳ hay tất cả các yêu cầu của các Nhà đầu tư đưa ra trong các ý kiến tham vấn của họ. Nội dung trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư và nội dung trao đổi trong Hội nghị tham vấn phải được Đơn vị Quản lý thực hiện Dự án lưu trữ lại và ghi lại thành biên bản để làm cơ sở hoàn chỉnh Hồ sơ mời thầu.
d) Phê duyệt Hồ sơ mời thầu:
Dựa trên kết quả tham vấn, Đơn vị quản lý thực hiện Dự án với sự hỗ trợ của Tư vấn giao dịch chịu trách nhiệm hoàn chỉnh Hồ sơ mời thầu, bổ sung thông tin về VGF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trình Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu.
Điều 18. Tổ chức đấu thầu
1. Phát hành Hồ sơ mời thầu
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án phát hành Hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà đầu tư vượt qua bước sơ tuyển.
2. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Đơn vị quản lý thực hiện Dự án tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.
3. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và Đơn vị quản lý thực hiện Dự án chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị sửa đổi hay rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.
4. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong Hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư được mời;
b) Đơn vị quản lý thực hiện Dự án tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà đầu tư theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và lập biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà đầu tư, đại diện Đơn vị quản lý thực hiện dự án, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận;
c) Sau khi mở thầu, Đơn vị quản lý thực hiện dự án phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành trên bản chụp. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
5. Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong Hồ sơ mời thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải;
b) Dựa trên kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật của Tổ chuyên gia đấu thầu và đàm phán hợp đồng, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh sách nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật. Chỉ những Nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được mời tới mở Đề xuất thương mại;
c) Trường hợp không có nhà đầu tư nào đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật thì Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại.
6. Mở Đề xuất thương mại
a) Đơn vị quản lý thực hiện Dự án thay mặt Bộ Giao thông vận tải mời nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở Đề xuất thương mại;
b) Đơn vị quản lý thực hiện Dự án tiến hành mở lần lượt Đề xuất thương mại của các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo thứ tự chữ cái tên của Nhà đầu tư và lập biên bản mở đề xuất thương mại. Biên bản mở đề xuất thương mại cần được đại diện Bộ Giao thông vận tải, đại diện các Nhà đầu tư và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận;
c) Sau khi mở Đề xuất thương mại, đại diện đơn vị quản lý thực hiện Dự án ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng Đề xuất thương mại và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.
7. Đánh giá đề xuất thương mại và xếp hạng Hồ sơ dự thầu:
Căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong Hồ sơ mời thầu, Tổ Chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng tiến hành đánh giá đề xuất thương mại và xếp hạng hồ sơ dự thầu theo tiêu chí VGF đề xuất từ thấp đến cao. Trên cơ sở kết quả đánh giá của Tổ chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng, Đơn vị quản lý thực hiện dự án tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kết quả đánh giá và danh sách xếp hạng. Nhà đầu tư đưa ra giá trị VGF thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và sẽ được mời đàm phán hợp đồng. Nếu giá trị VGF do nhà đầu tư có giá trị VGF thấp nhất đưa ra cao hơn giá trị VGF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh VGF trước khi mời nhà đầu tư có giá trị VGF thấp nhất đàm phán. Việc điều chỉnh VGF thực hiện theo Khoản 3 Điều 12 của Cơ chế này.
Điều 19. Đàm phán Hợp đồng
1. Trên cơ sở quyết định của Bộ Giao thông vận tải, Đơn vị quản lý thực hiện Dự án mời Nhà đầu tư xếp thứ nhất và BITEXCO tham gia đàm phán hợp đồng. Nội dung đàm phán chỉ giới hạn trong phạm vi các vấn đề Hợp đồng được nêu ra trong hồ sơ dự thầu của Nhà đầu tư thứ hai.
2. Tổ Chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng dự án chịu trách nhiệm đàm phán Hợp đồng với các Nhà đầu tư với sự trợ giúp của các Tư vấn giao dịch.
3. Trường hợp đàm phán thành công, Bộ Giao thông vận tải và Nhà đầu tư ký biên bản xác nhận kết quả đàm phán.
4. Nếu quá trình đàm phán không thành công do không đạt được thỏa thuận với Nhà đầu tư được xếp hạng cao nhất sau khi đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Tổ Chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng mời nhà đầu tư xếp hạng kế tiếp đàm phán và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi đạt được thỏa thuận. Nếu đã đàm phán với tất cả các nhà đầu tư có trong danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, mà vẫn không đạt được thỏa thuận, thì Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin đấu thầu lại hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác.
Điều 20. Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu
Trên cơ sở kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng, Đơn vị quản lý thực hiện Dự án lập báo cáo kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thứ hai trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thứ hai.
3. Nội dung phê duyệt kết quả đấu thầu gồm:
a) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
b) Giá trị VGF bằng Việt Nam đồng;
c) Hình thức hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Điều 21. Thông báo kết quả đấu thầu
1. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án thông báo kết quả đấu thầu ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà đầu tư không trúng thầu.
2. Kết quả đấu thầu phải được công bố trên báo đấu thầu, báo điện tử UNDB online và dgMarket theo quy định của Ngân hàng Thế giới.
Điều 22. Hoàn thiện và ký tắt Hợp đồng Dự án
1. Hoàn thiện Hợp đồng Dự án.
Tổ Chuyên gia đấu thầu và đàm phán Hợp đồng, với sự trợ giúp của các Tư vấn giao dịch tiến hành việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký tắt Hợp đồng Dự án với Nhà đầu tư thứ nhất và Nhà đầu tư thứ hai trúng thầu.
2. Ký tắt Hợp đồng Dự án.
Dựa trên kết quả thương thảo, hoàn thiện Hợp đồng Dự án, Bộ Giao thông vận tải và các Nhà đầu tư được lựa chọn tiến hành ký tắt Hợp đồng Dự án để Nhà đầu tư thứ nhất và Nhà đầu tư thứ hai tiến hành các thủ tục: Thu xếp tài chính cho Dự án; đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án và thành lập Doanh nghiệp dự án.
Điều 23. Ký kết chính thức Hợp đồng Dự án
1. Sau khi Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Doanh nghiệp Dự án và Bộ Giao thông vận tải tiến hành ký chính thức Hợp đồng dự án.
2. Trường hợp nội dung Hợp đồng Dự án có sự thay đổi so với Hợp đồng dự án đã ký tắt, Bộ Giao thông vận tải phải thông báo nội dung sửa đổi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi Doanh nghiệp Dự án chính thức ký Hợp đồng Dự án.
THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 24. Lựa chọn nhà thầu để triển khai Dự án
Doanh nghiệp dự án tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác để thực hiện Dự án.
Điều 25. Kỹ sư giám sát độc lập
1. Tuyển chọn kỹ sư giám sát độc lập.
Kỹ sư giám sát độc lập do Đơn vị quản lý thực hiện Dự án (thay mặt Bộ Giao thông vận tải) tuyển chọn với kinh phí từ nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới. Để đáp ứng tiến độ thực hiện Dự án, việc đấu thầu tuyển chọn kỹ sư giám sát độc lập được tiến hành trước khi ký Hiệp định vay vốn IDA cho Dự án và Hợp đồng tư vấn sẽ được ký sau khi ký Hiệp định vay này.
2. Vai trò của kỹ sư giám sát độc lập.
a) Chuẩn bị báo cáo tiến độ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Đơn vị quản lý thực hiện Dự án về tiến độ thực hiện các hoạt động xây dựng, tình hình tài chính, nguồn vốn và sử dụng vốn và các thông tin liên quan;
b) Phê duyệt các biểu mẫu ghi chép, báo cáo và các tài liệu khác cần thiết cho việc đánh giá việc tuân thủ của các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án đối với các quy định của Hợp đồng dự án về công trình Dự án và dịch vụ của Dự án, các điều khoản về mặt thương mại của Hợp đồng dự án;
c) Yêu cầu hoặc tiến hành kiểm tra hệ thống quản lý thông tin của Doanh nghiệp dự án theo quy định của Hợp đồng Dự án;
d) Kỹ sư độc lập sẽ tiến hành thanh tra hiện trường trước mỗi lần vốn VGF được giải ngân, lập báo cáo đánh giá gửi Đơn vị quản lý thực hiện dự án và Kho bạc Nhà nước;
đ) Bất kỳ sự khác biệt nào so với các thông số dự án đã được duyệt, cần phải được thông báo cho Đơn vị quản lý thực hiện dự án để báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính;
e) Khi các hoạt động xây dựng được hoàn thiện, kỹ sư giám sát độc lập sẽ tiến hành thanh tra hiện trường, đảm bảo rằng việc xây dựng đã được hoàn tất và theo tiêu chuẩn đề ra, đánh giá các hạng mục xem có bất kỳ phát sinh về thời gian hoặc kinh phí và sau đó chuẩn bị Báo cáo hoàn thành dự án. Báo cáo hoàn thành dự án sẽ là công cụ quan trọng để thẩm định các dự án tương tự trong tương lai;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được các bên ủy thác theo quy định của Hợp đồng Dự án.
Điều 26. Giám sát, quản lý xây dựng công trình Dự án
1. Doanh nghiệp dự án tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại Hợp đồng Dự án.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện Dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng dự án, chi tiết như sau:
a) Trong quá trình xây dựng Dự án:
Kỹ sư giám sát độc lập sẽ chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo tiến độ Dự án cho Bộ Giao thông vận tải;
Kỹ sư giám sát độc lập chuẩn bị các báo cáo tiến độ hàng quý để giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động xây dựng, tình hình tài chính, nguồn vốn và sử dụng vốn và các thông tin liên quan;
Kỹ sư giám sát độc lập sẽ tiến hành kiểm tra hiện trường trước mỗi lần VGF được giải ngân, cách lần giải ngân liền trước 3 tháng. Trong trường hợp tần suất giải ngân cao hơn, thì một đợt kiểm tra giám sát hàng quý sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng công trình Dự án;
Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các thông số Dự án đã được phê duyệt, kỹ sư giám sát độc lập sẽ thông báo cho Bộ Giao thông vận tải;
Khi các hoạt động xây dựng được hoàn tất, kỹ sư giám sát độc lập sẽ tiến hành kiểm tra hiện trường, đảm bảo rằng việc xây dựng đã được hoàn tất và tuân theo tiêu chuẩn đề ra, đánh giá các hạng mục xem có bất kỳ phát sinh về thời gian hoặc kinh phí và sau đó chuẩn bị một báo cáo hoàn thành Dự án.
b) Trong giai đoạn vận hành Dự án:
Bộ Giao thông vận tải tiến hành đánh giá tình hình Dự án hàng năm trong giai đoạn vận hành. Đơn vị quản lý thực hiện Dự án chịu trách nhiệm kiểm tra hiện trường và gặp gỡ đại diện của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án, ít nhất một lần trong năm;
Trong quá trình đánh giá hàng năm này, Đơn vị quản lý thực hiện Dự án sẽ xem xét các báo cáo đã kiểm toán hàng năm, tình hình tài chính và cung cấp dịch vụ của Dự án và báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải.
c) Thông tin báo cáo hàng quý và hàng năm sẽ được xem xét, phân tích bởi Đơn vị quản lý thực hiện Dự án nhằm giám sát tiến độ Dự án và những lợi ích thu được trong toàn bộ chương trình, đồng thời xác định những biện pháp cần thiết để điều chỉnh việc áp dụng cơ chế cấp VGF.
3. Việc điều chỉnh tổng chi phí đầu tư, thiết kế kỹ thuật và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại Hợp đồng dự án chỉ được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Thay đổi Luật pháp;
c) Quy hoạch thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của Dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Phần 6.
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 27. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư
1. Doanh nghiệp Dự án được hưởng các ưu đãi và bảo đảm đầu tư theo quy định tại Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chính phủ cấp bảo lãnh cho Nhà đầu tư thứ nhất vay khoản tín dụng IBRD của Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án.
3. Trong thời gian nhượng quyền Dự án được quy định tại Hợp đồng Dự án, Chính phủ cam kết không đầu tư mở rộng đoạn tuyến quốc lộ 1 song song với tuyến Dự án để đảm bảo doanh thu và tính khả thi của Dự án.
Điều 28. Quyền tiếp nhận Dự án
1. Các Bên có thể thỏa thuận việc Bộ Giao thông vận tải hoặc bên cho vay tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án (sau đây gọi là quyền tiếp nhận Dự án) trong trường hợp Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay. Sau khi tiếp nhận Dự án, Bộ Giao thông vận tải hoặc bên cho vay phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của Doanh nghiệp dự án hoặc Nhà đầu tư quy định tại Hợp đồng Dự án.
2. Điều kiện, thủ tục và nội dung quyền tiếp nhận Dự án của Bộ Giao thông vận tải hoặc bên cho vay phải được quy định tại Hợp đồng Dự án hoặc hợp đồng vay tương ứng. Văn bản bảo đảm vay hoặc thỏa thuận khác ký kết giữa Doanh nghiệp dự án hoặc Nhà đầu tư với Bên cho vay và phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Điều 29. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án
1. Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng Dự án. Dự án chỉ có thể được chuyển nhượng sau khi đã hoàn thành xây dựng và được đưa vào khai thác.
2. Việc chuyển nhượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận và không được làm ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện Dự án và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại Hợp đồng Dự án.
Phần 7.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải có các trách nhiệm sau đây:
1. Thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.
2. Xác định VGF để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Chuẩn bị hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thứ hai, thương thảo, hoàn thiện, ký kết và thực hiện Hợp đồng Dự án; quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thứ hai.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau đây:
1. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về VGF.
2. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải thu xếp khoản vay IDA của Chính phủ từ Ngân hàng Thế giới để đóng góp vào VGF.
3. Ban hành hướng dẫn chi tiết về quy trình giải ngân, cơ chế giám sát, kế toán và kiểm toán VGF cho Dự án.
4. Thực hiện thủ tục liên quan đến việc bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay IBRD của Doanh nghiệp dự án và Nhà đầu tư thứ nhất sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo quy định pháp luật có liên quan.
5. Hướng dẫn Doanh nghiệp Dự án và Nhà đầu tư tiếp cận và vay các khoản vay ưu đãi của Chính phủ.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các trách nhiệm sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về VGF.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải thu xếp khoản vay IDA của Chính phủ từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện đóng góp vào VGR
3. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án theo quy định.
Điều 33. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phối hợp với các cơ quan liên quan và Ngân hàng Thế giới làm các thủ tục tiếp nhận nguồn vốn vay IDA và IBRD cho Dự án theo quy định.
Điều 34. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận
Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án và bàn giao mặt bằng Dự án theo kế hoạch giải phóng mặt bằng Dự án đã được thống nhất giữa Bộ Giao thông vận tải và các bên có liên quan./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1597/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, October 26, 2012

 

DECISION

ON PROMULGATING “MECHANISM OFMANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF PROJECT ON PILOT INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF DAU GIAY – PHAN THIET HIGHWAY IN THE PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2001;

Pursuant to the Law on investment, of November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Construction, of November 26, 2003;

Pursuant to the Decision No.71/2010/QD-TTg, of November 09, 2010 of the Prime Minister on promulgating the regulation on pilot investment in the public-private partnership form;

At the proposal of the Ministry of Transport

DECIDES:

Article 1.On promulgating together with this Decision on “Mechanism of management and implementation of project on pilot investment in construction of Dau Giay – Phan Thiet highway in the public-private partnership form (PPP)".

Article 2.This Decision takes effect as from the day of signing.

Article 3.The Ministers: Of Transport, Planning and Investment, Construction, Justice Ministries, the Governer of the State bank of Vietnam, the President of the People’s Committee of Dong Nai, Binh Thuan provinces and heads of relevant agencies, units shall implement this Decision.

During the course of implementation of this Decision, if arising any problems, the Ministry of Transport shall synthesize, report to the Prime Minister for consideration, decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

MECHANISM

MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF PROJECT ON PILOT INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF DAU GIAY – PHAN THIET HIGHWAY IN THE PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM (PPP) (Promulgated together with the Decision No.1597/QD-TTg, of October 26, 2012 of the Prime Minister)

Part 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and Subjects of application

1.Scope of regulation

This mechanism stipulates on preparation, management and implementation of project on investment in construction of Dau Giay – Phan Thiet highway (hereinafter referred to as “Project”) in the public-private partnership form (hereinafter referred to as “Mechanism”.

2.Subjects of application

Subjects of application of this mechanism are: Ministries and ministerial-level agencies, People’s Committee of Binh Thuan, Dong Nai provinces, investors, organizations, agencies relating to investment, management and implementation of Project.

Article 2. Interpretation of terms

In this mechanism, the following terms are construed as follows:

1.Total investment level of Project (hereinafter referred to as “Total investment level”) is defined under the report on feasible research of Project appraised and approved by the Ministry of Transport. Content of total investment level under current regulations on management of cost for investment in construction of works.

2.Total construction cost of Project (hereinafter referred to as “Total construction cost”) means total cost for completion of the course of construction of Project, including construction cost; equipment cost; management cost of project; cost for construction investment consultancy; other costs (excluding of loan interest in construction time) and standby cost;

3.Total investment cost of Project (hereinafter referred to as “Total investment cost”) includes total construction cost, cost for operation, exploitation of works, cost for loan interest in construction time and relevant financial cost during the course of works construction and operation; excluding cost for compensation, ground clearance.

4.State capital participation portion in order to ensure financial feasibility of project (hereinafter referred to as VGF) means amounts contributed by State in order to cover deficit of project which is calculated in difference between current net value of total investment cost of Project and current net value of total estimated revenues of Project in entire of franchising-projectdurationaiming to ensure for Project’s financial feasibility. VGF for project is used from the official development assistance (ODA) loan capital of World Bank.

5.The franchising-project duration is period calculated from effective time of project contract until the investors transfer the works of project for the Ministry of Transport.

Article 3. The principles for implementation of mechanism

1.In case there is difference between content specified in this mechanism with terms ofthedonor, complying with agreements withthedonor.

2.The first investor is BITEXCO group limited liability company.

3.The second investor shall be selected through international bidding as prescribed in this mechanism and in conformity with guidance of the donor. The second investor shall together with the first investor to establish project management enterprise in order to conduct Project.

4.The contributed equity capitals of investors in Project are not lower than 20% of total construction cost. Participation rates of contributed equity capital in project management enterprise between two investor shall be implemented in according to clause 1 Article 11 of this mechanism.

5.Cost for compensation in ground clearance, resettlement, cost for moving utility establishments from the site project, cost for bomb-sweeping which are implemented by State with state budget funds according to provision of Vietnamese law and in conformity with requirement of the donor.

6.The Government shall act as a guarantee for the first investor in order to loan from IBRD credit source of world bank for implementation of Project and this is one of investment incentive policies for Project. This IBRD loan shall be calculated as participation portion of the first investor in Project.

Article 4. The competent state agency

The Ministry of Transport is state agency competent to sign and perform rights, duties and responsibilities under agreement with investors in the project contract.

Article 5. The inter-sector working team conducting project and the expert group bidding and negotiating contract

1.The inter-sector working team conducting project is established by The Minister of Transport in order to support the Ministry of Transport in course of preparation for project, selecting investors, negotiation, management and implementation of Project. The inter-sector working team is composed of representatives of the Ministry of Transport,the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State bank of Vietnam, the Ministry of Justice and some independent experts on law, technique, finance (if necessary). A deputy minister of Transport shall be head of inter-sector working team.

2.The inter-sector working team conducting project has following functions and duties:

a) Cooperating with Ministries and ministerial-level agencies, People’s Committee of Binh Thuan, Dong Nai provinces, the World Bank in order to direct units, organizations relating to preparation, management and implementation of Project;

b) Participating in appraisal of contents within deciding competence of the Ministry of Transport and contents which the Ministry of Transport must submit to the Prime Minister;

c) Participating in solving problems arising during course of preparation, management and implementation of Project;

d) Implementing other duties at the request of the Ministry of Transport.

3.Members of the inter-sector working team conducting project have the following functions and duties:

a) Being focal point of Ministries, sectors, agencies in order to participate in consult on management field of Ministries, sectors, agencies of which they respectively being representative;

b) Participating fully in operations of the inter-sector working team, having responsibility before head of the inter-sector working team for assigned issues;

c) Being supplied fully information relating to operations of the inter-sector working team and results of transaction consultant;

d) Implementing other rights and duties which are assigned by head of the inter-sector working team.

4.In the course of bidding, the Ministry of Transport shall establish “the expert group bidding and negotiating contract” aiming to support the inter-sector working team in selecting the second investor. The expert group bidding and negotiating contract is composed of representatives of agencies of the Ministry of Transport, Unit managing the Project performance and representatives of Ministries, sectors. A leader of advisory agency of the Ministry of Transport shall be head of the expert group bidding and negotiating contract.

5.The Minister of Transport decides the operation duration of the inter-sector working team conducting project, depending on requirement of project performance.

Article 6. Unit managing the Project performance

1.Unit managing the Project performance is unit authorized by the Ministry of Transport in order to perform some task in competence of the Ministry of Transport and other relevant state management agencies during course of Project performance.

2.The Minister of Transport decides the organizational structure, functions, duties of Unit managing the Project performance.

3.Unit managing the Project performance performs under direct direction of the Ministry of Transport.

4.Operation cost of Unit managing the Project performance is funded from operation budget of competent state agencies, support sources of donors and other legal funding.

Article 7. Transaction consultant

1.Apart fromconsultants undercurrent regulations, in order to implement Project under public-private partnership model, the Ministry of Transport may use financial transaction consultant, technical transaction consultant, legal transaction consultantand other support transaction consultant(if necessary) (hereinafter refered to as “transaction consultant”). Transaction consultants shall be selected in conformity with regulation of Vietnamese law, policy of international donor (if any).

2.Transaction consultants shall be selected by basedon criteria specified in the relevant referenceterms.

3.Unit managing the Project performance shall supervise transaction consultants recruited by the Ministry of Transport. The transaction consultants report to the Ministry of Transport through the Unit managing the Project performance, in according to regulations in the relevant reference terms.

4.The legal and international financial consultants shall must set up at the Ministry of Transport a database for storage. At there, all copies of all information received, made by all transaction consultants shall be stored in order to confirm all works have been performed. These informations shall be arranged in order to be easy for use through a system of alphabetic/figure order sorted in serial form. The legal and international financial consultants shall must assure the database set up on the basis of website in order to serve for access of the Ministry of Transport and the World Bank, including electronic versions of all information received or made by transaction consultants. When the legal and international consultants have finished their task, the supervision of the stored database and website must be handed over to the Ministry of Transport.

Article 8. Capital sources for Project performance

1.Capital source from private area includes:

a) The equity capital of project management enterprise from contribution of investors;

b) The capital source from IBRD loan allocated by the World bank and guaranteed by Government for the first investor in order to perform Project;

c) Other capital sources by self-arrangement of project management enterprise and investors.

2.Capital source from Goverment includes:

a) VGF in Project: Being defined through international bidding which is conducted by the Ministry of Transport and approved by the Prime Minister as prescribed in this mechanism VGF for this Project shall be arranged by the IDA loan capital from World Bank;

b) The State budget funding shall pay for ground clearance, compensation, assistance and resettlement, cost for bomb and explosive materials-sweeping, cost for moving utility establishments from the site project, and cost for investment in construction of technical infrastructure (if any) for the Project implementation;

c) Investment financing capital source from international donors for preparation and implementation of project shall comply with relevant agreements of donors and Vietnamese Government.

Part 2.

PREPARATION FOR INVESTMENT

Article 9. Cost for investment preparation

Cost for making, appraisal and approval of proposed project; cost for making, verification of report on researchingfeasibility of Project and other legal expenditures in period of preparation for investment which is paid by the first investor shall be accounted in the contributing portion of equity source of the first investor in Project.

Article 10. The ground clearance, resettlement

1.People’s Committee of Dong Nai and Binh Thuan provinces are investors of sub-projects on ground clearance in localities of each province.

2.Scope of ground clearance of Project shall be implemented in according to current provisions on management, protection of roadway traffic infrastructure and in conformity with Report on researching feasibility of Project has been approved by the Ministry of Transport. The Ministry of Transport is responsible for handing over dossier of sub-project and landmarks of ground clearance based on approval result of report on researching feasibility for People’s Committee of Dong Nai and Binh Thuan provinces to implement ground clearance of Project.

3.The Ministry of Transport and People’s Committee of Dong Nai and Binh Thuan provinces unify plan to implement ground clearance and resettlement of Project in order to ensure progress of Project implementation in conformity with requirement of the World Bank.

Part 3.

STATE CAPITAL PARTICIPATION PORTION (VGF)

Article 11. Defining VGF

1.Defining and proposing VGF

In order to ensure feasibility of Project and serviced as basis for bidding to select the second investor, the Ministry of Transport defines scale of VGF, submits to the Prime Minister for approval. The equity participation rate in project management enterprise of the first investor (BItexco) is 60% and of the second investor is 40%. During the course of implementation of Project, investors may self-balance force source in order to agree adjustment of participation rate of each party for conformity.

2.Form of VGF contribution

VGF shall be provided in money in period of construction of works of Project based on timeline of implementation defined clearly and after 50% of contributed capital or charter capital of project management enterprise has been conducted disbursement for Project by investor.

3.Provisions for VGF use

a) The State shall not collect any interest or incomes with respect to VGF contributed in Project;

b) VGF is used to pay only for construction cost of Project works in construction period;

c) VGF is disbursed partially for each time under construction progress and specified in Project contract.

Article 12. Order of VGF approval

1.VGF approval before bidding to select the second investor:

a) The Ministry of Transport, with assistance of financial consultant, defines VGF and submit to the Prime Minister for approval after having appraisal opinion of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

b) Dossier submitting to the Prime Minister for approval of VGF includes: A written explaination on contents relating to VGF, Report on researching feasibility of Project, Report on appraisal of VGF and other relevant documents;

c) The Prime Minister shall approve VGF and other relevant issues.

2.The final VGF value shall be defined through result of international bidding by method of using the unique selecting criterion in which the proposed VGF is lowest, after having defined investors meeting technical standard through assessment of technical proposals.

3.Approval of VGF adjustment

If VGF defined through international bidding exceed VGF approved by the Prime Minister, the Ministry of Transport shall submit to the Prime Minister for approval of VGF adjustment. Order of, procedures for and dossier submiting to the Prime Minister for approval of VGF adjustment are implemented as order of, procedures for and dossier submitting for approval of VGF before bidding. VGF after being accepted for adjustment by the Prime Minister shall be the official VGF.

Article 13. Making and allocating budget for VGF

Process of making and allocating budget for VGF is implemented as follows:

1.Unit managing the Project performance shall synthetise the annual VGF demand based on progress of construction of Project works of project management enterprise and report to the Ministry of Transport for appraisal.

2.After appraising, the Ministry of Transport shall send the annual BGF plan to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment before the 20thJuly each year in order to make annual estimation and VGF allocation plan.

Article 14. Conditions of VGF disbursement

1.VGF disbursement shall be implemented under the construction progress of Project works and calculated by rate specified in Project contract.

2.The first capital part is disbursed for Project only after satisfying all following conditions:

a) Agreements among investors with all organizations granting loan for Project in order to ensure sufficient total project investment value have been signed;

b) 50% of charter capital of project management enterprise has been disbursed for Project by investor;

c) The first disbursement part from loan capital of organization granting main loan as prescribed in Project contract has been implemented.

Article 15. Disbursement, supervision, accounting and audit of VGF

Disbursement, supervision, accounting and audit of VGF are implemented as prescribed by current law and guides of the Ministry of Finance in course of Project implementation.

Part 4.

BIDDING TO SELECT THE SECOND INVESTOR AND SIGNING CONTRACT

Article 16. Making and approving plan of bidding

Unit managing the Project performance shall make bidding plan to submit to the Ministry of Transport for appraisal, approval before organizing the bidding. The bidding plan to select the second investor includes the following contents:

a) Name of Project;

b) Preliminary estimating VGF;

c) Capital sources for VGF;

d) Forms to select the investor and method of bidding;

dd) Time of organization for selecting investor;

e) Form of contract (PPP contract);

g) Duration of contract performance;

h) Other necessary contents.

Article 17. Preparation for bidding

1.Preliminary selection

a) Unit managing the Project performance shall make dossier to invite preliminary selection with assistance of transaction consultant, submit to the Ministry of Transport for appraisal, approval;

b) Order of preliminarily selecting investor includes steps:

-Notification ofinvestor preliminary selectioninvitation;

-Organizing a meeting with interest investors in order to introduce BITEXCO as the first investor of Project and discuss to clarify terms in dossier of preliminary selection invitation;

-Receiving and managing dossiersparticipating in preliminary selection;

-Assessing dossiers participating in preliminary selection;

-Approving and notifying result of preliminary selection.

2.Preparation for bidding dossier

a) Compilation of bidding dossier

Unit managing the Project performance with assistance of financial transaction consultant shall compile draft of bidding dossier

The bidding dossies must include the principal content: Guidances for inverstors include criteria in order to assess bidding dossies, information of Project, draft of project contract and investment agreement (agreement between the first investor and the second investor which is selected through bidding – agreement of shareholders), provisions on guarantee for bidding and guarantee for performance of Project contract.

b) Acceptance of bidding dossier in order to invite for consultation.

Unit managing the Project performance submits to the Ministry of Transport for approval of the bidding dossier draft in order to invite for consultation.

c) Inviting for consultation of draft:

Unit managing the Project performance shall send inviting letters for consultation of bidding dossier draft to the first investor and investors which have passed preliminary selection in order to take advisory opinions. The advisory opinions of investor (if any) must be made in writing and in time specified in the consultation-inviting letter.

After ending time limit for advisory opinion submission, Unit managing the Project performance shall review in order to reply advisory opinions. Unit managing the Project performance may exchange to clarify advisory opinions of investor and give out feedbacks on some advisory opinion through (i) exchange in writing to investors; or (ii) organize a consultation conference, inviting representatives of investors and relevant agencies for participation, or (iii) combine both above methods. The Ministry of Transport shall have no obligation to clarify or amend the bidding dossier in according to any or all requirements given out by investors in their advisory opinions. Content exchanged in writing with investors and content exchanged in consultation conference must be stored by Unit managing the Project performance and recorded into minutes to serve as basis in order to complete the bidding dossier.

d) Approval of the bidding dossier:

Based on result of consultation, Unit managing the Project performance with assistance of transaction consultants shall complete the bidding dossier, supplement information about VGF which has been approved by the Prime Minister and submit to the Ministry of Transport to organize appraisal and approval of the bidding dossier.

Article 18. Organization for bidding

1.Issuance of bidding dossier

Unit managing the Project performance shall implement issuance of bidding dossier before closing tender for investors which have passed the preliminary selection step.

2.Receiving and manging the bidding dossier

Unit managing the Project performance shall receive and manage all submitted bid dossiers under regime of managing “confidential” dossier. Bid dossiers being submitted after closing tender are invalid and rejected.

3.Amendment or withdrawalof the bid dossier

When want to amend or withdraw a submitted bid dossier, the investor must have a written requesting and Unit managing the Project performance only accept in case receiving such written requesting before closing tender; the written requesting amendment or withdrawal of bid dossier must be sent separately with the bid dossier.

4.Opening dossiers of technical proposals

a) Opening of tenders must be implement in publicity after closing tender in according to time and place specified in the bidding dossier with witness of attending persons and not depending on attendance or absence of investors being invited;

b) Unit managing the Project performance shall open dossier of technical proposals of each investor in alphabetic order of name of investors and make a minutes of opening tender. The minutes of tender opening must be signed for confirmation by representatives of investors, representative of Unit managing the Project performance, representatives of relevant attending agencies;

c) After opening tender, Unit managing the Project performance must sign for confirmation at each page of original of dossier of technical proposals of each bid dossier and manage in according to the regime of managing “confidential” dossier. Assessment of dossier of technical proposals shall implement on copies. The investors must be responsible for accuracy and conformity between copies and originals as well as sealing of bid dossiers.

5.Assessment of dossiers of technical proposals

a) Assessment of dossiers of technical proposals is implemented in according to the criteria for assessment of bid dossier and other requirements stated in the bidding dossier. Assessment of a bid dossier must base on the submitted bid dossier and documents of investor explaining and clarifying such bid dossier. After opening tender, the investors shall clarify their bid dosier when being requested by the Ministry of Transport;

b) Based on result of technical assessment of the expert group bidding and negotiating contract, the Ministry of Transport approves list of investor of which dossiers meet technical requirement. Only investors having bid dossier which approved meeting technical requirement by the Ministry of Transport are invited to come the commercial proposal opening;

c) In case there is no investor meeting technical requirements, the Ministry of Transport shall consider to decide cancellation of bidding and reorganizing the bidding.

6.Opening the commercial proposals

a) Unit managing the Project performance, on behalf of the Ministry of Transport, invites investors which have bid dossiers meeting technical requirements and representatives of relevant agencies to attend ceremony of the commercial proposal opening;

b) Unit managing the Project performance shall open alternately commercial proposals of investors meeting technical requirements in alphabetic order of name of investors and make a minutes of the commercial proposal opening. The minutes of the commercial proposal opening must be signed for confirmation by representative of the Ministry of Transport, representatives of investors, representatives of relevant attending agencies;

c) After opening commercial proposals, representative of Unit managing the Project performance must sign for confirmation at each page of original of each commercial proposal and manage in according to the regime of managing “confidential” dossier.

7.Assessment of commercial proposals and ranking of the bid dossiers:

Based on criteria for evaluation stated in bidding dossier, the expert group bidding and negotiating contract shall assess commercial proposals and rank the bid dossiers in according to VGF criteria proposed from-low-to-high. Based on result of assessment of the expert group bidding and negotiating contract, Unit managing the Project performance shall synthetise and submit to the Ministry of Transport for approval of result of assessment and list of ranking. Investor which gives out minimum VGF value shall be ranked the first and invited to negotiate contract. In case the VGF value which being given out by investor having minimum VGF value is higher than one approved by the Prime Minister, the Ministry of Transport shall submit to the Prime Minister for VGF adjustment before inviting the investor having minimum VGF value to negotiate. The VGF adjustment is implemented in according to clause 3, Article 12 of this mechanism.

Article 19. Negotiation of contract

1.Based on decision of the Ministry of Transport, Unit managing the Project performance shall invite the investor ranked the first and BITEXCO in order to participate in negotiation of contract. Content of negotiation is limited just in scope of contractual matters stated in the bid dossier of the second investor.

2.The expert group bidding and negotiating contract is responsible for negotiation on contract with investors with assistance of transaction consultants.

3.If negotiation attains successfulness, the Ministry of Transport and investor shall sign a Minutes confirming result of negotiation.

4.If negotiation meets failure because cannot attain agreements with the investor ranked the first after being accepted by the Ministry of Transport, the expert group bidding and negotiating contract shall invite the investor ranked next level for negotiation and shall continue to do as such until attain agreement. If having negotiated with all investor in list of investor meeting the technical requirements but cannot attain agreement, the Ministry of Transport shall report to the Prime Minister in order to permit re-bidding or propose other handling measure.

Article 20. Submission and approval of result of bidding

Based on result of assessment of bid dossiers and result of contract negotiation, Unit managing the Project performance shall make report on result of bidding to select the second investor and submit it to the Ministry of Transport for consideration and decision.

2.The Ministry of Transport organizes appraisal and approval of result of bidding to select the second investor.

3.Content of approval of bidding result includes:

a) Name of selected investor;

b) VGF value in Vietnam dong;

c) Form of contract;

d) Duration of contract performance;

e) Other content (if any).

Article 21. Notification of bidding result

1.Unit managing the Project performance shall notify the bidding result after having decision on approval of the bidding result. In notification of the bidding result it shall not explain reason for non-selected investors.

2.The bidding result must be publish on bidding news, online electronic newspapers of People’s Committee and dgMarket as prescribed by the World Bank.

Article 22. Completing and initialing the Project contract

1.Completing the Project contract

The expert group bidding and negotiating contract, with assistance of transaction consultants shall negotiate, complete contract for initialing the Project contract with the first investor and the selected second investor.

2.Initialing the Project contract.

Based on result of negotiation, completion of the Project contract, the Ministry of Transport and selected investors shall conduct initialing the Project contract for the first investor and second investor in implementation of procedures: Financial arrangement for Project; proposal for grant of Project investment certificate and establishment of project management enterprise.

Article 23. Official signing of the Project contract

1.After the Project is granted the investment certificate, project management enterprise and the Ministry of Transport shall officially sign the Project contract.

2.In case content of the Project contract has changes comparing to the initialized Project contract, the Ministry of Transport must notify amended content for the Ministry of Planning and Investment before project management enterprise officially sign the Project contract.

Part 5.

PROJECT PERFORMANCE

Article 24. Selection of contractors for project implementation

Project management enterprise shall self-decide selection of consultancy, procurement, engineering and other contractors for project implementation.

Article 25. The independent supervision engineers

1.Selecting independent supervision engineers

The independent supervision engineers are selected by Unit managing the Project performance (on behalf of the Ministry of Transport) with funding from IDN capital source of the World Bank. In order to satisfy implementation schedule of Project, the bidding to select independent supervision engineers shall be implemented before signing agreement of IDA capital loan for Project and the Advisory Contract shall be signed after signing this loan agreement.

2.Role of the independent supervision engineers

a) Preparing to report the quarterly or irregular progress at the request of Unit managing the Project performance about implementation schedule of construction operation, financial situation, capital source and capital use and relevant information;

b) Approving forms being used to record, report and other documents which are necessary for assessment of compliance of investors, project management enterprise for provisions of the Project contract regarding Project works and services of Project, commercial terms of the Project contract;

c) Requiring or examining the information management system of project management enterprise as prescribed in the project contract;

d) The independent engineers shall inspect at the field before each time of VGF disbursement, make assessment report to send to Unit managing the project performance and State Treasury;

dd) All differences comparing to the approved project parameter need be notified to Unit managing the Project performance in order to report to the Ministry of Transport and the Ministry of Finance;

e) When construction works are completed, the independent supervision engineers shall inspect at the field, ensure that the construction has been completed and in according to the outlined standard, assess items to consider that there is any arising problem relating to time or funding and after that prepare the report on project completion. The report on project completion shall be important instrument for appraisal of similar project in the future;

g) Implementing other task which are consigned by parties as prescribed in the project contract.

Article 26. Suppervision, management of project works construction

1.Project management enterprise shall self-manage, supervise or lease independent advisory organizations in order to manage, supervise building, acceptance of items and entire works under agreed design, in conformity with provisions of law on construction and agreements in the Project contract.

2.The Ministry of Transport shall be responsible for supervision, assessment of the compliance of obligations of project management enterprise in implementation of requirements on planning, target, scale, technical standard, works quality, progress of mobilizing capital and implementing project, environmental protection and other issues under agreements in the project contract, detailing as follows:

a) In the course of the Project construction:

The indepent supervision engineers shall supper and report progress of project to the Ministry of Transport;

The indepent supervision engineers prepare quarterly progress reports for supervision and reports on implementation schedule of construction activities, financial situation, capital source and capital use and relevant information;

The independent engineers shall inspect at the field before each time of VGF disbursement, which is about 3 months after the preceding disbursement. In case frequency of disbursement is higher, a quarter examination and supervision shall be implemented in course of constructing the Project s works;

If having any difference comparing to the approved project parameters, the independent supervision engineers shall notify for the Ministry of Transport;

When construction works are completed, the independent supervision engineers shall inspect at the field, ensure that the construction has been completed and comply with the outlined standard, assess items to consider that there is any arising problem relating to time or funding and after that prepare a report on project completion.

b) In the course of Project operation:

The Ministry of Transport shall assess annually situation of Project in the Project operation period. Unit managing the Project performance shall examine at the field and meet representatives of investors and project management enterprise, for at least one time each year;

In this course of annual assessment, the Unit managing the project performance shall consider reports which have been audited yearly, financial situation and service supply of Project and report to the Ministry of Transport.

c) Information of quarterly and yearly reports shall be considered and analysed by the Unit managing the Project performance aiming to supervise progress of project and profits attained in entire program, and defining necessary measures to adjust application of the allocating-VGF mechanism.

3.The adjustment of total cost in investment, technical design and other conditions which have been agreed in the Project contract shall be considered only in the following cases:

a) The project is affected by natural disaster or other force majeure events;

b) Changes of law;

c) The plan is changed which affecting directly to the place, scale, nature, objective of Project;

d) Other cases as prescribed by Government.

Part 6.

INVESTMENT INCENTIVES AND ASSURANCES

Article 27. Investment incentives and assurances

1.The project management enterprise shall be enjoyed investment incentives and assurances as prescribed in the Decision No.71/2010/QD-TTg, of November 09, 2010 of the Prime Minister.

2.Government shall grant guarantee for the first investor to borrow IBRD credit of the World Bank for Project performance.

3.In time of project franchise specified in the Project contract, the Government commits to not invest in expansion of section of national road 1 which parallels to route of the project in order to assure revenue and feasibility of the project.

Article 28. Right to receive the project

1.The parties may agree that the Ministry of Transport or the lender shall receive a partly or entire rights and obligations of project management enterprise (hereinafter referred to as right to receive the project) in case the project management enterprise or investors fail to implement obligations under the project contract or loan contract. After receiving project, the Ministry of Transport or lender must implement full corresponding obligations of the project management enterprise or investors specified in the project contract.

2.Conditions, procedures and content of right to receive project of the Ministry of Transport or the lender must be specified in the project contract or corresponding loan contract. The loan guarantee written or other agreement signed between project management enterprise or investors with lender must be accepted by the Ministry of Transport.

Article 29. Transfer of rights and obligations under the project contract

1.The investors may transfer partly or entire of their rights and obligations under the project contract. The project may be transferred after finishing construction and being put into operation.

2.The transfer as prescribed in clause 1 this Article must be accepted by the Ministry of Transport and not cause effect to the objective, scale, technical standard, implementation schedule of project and other conditions which have been agreed in the Project contract.

Part 7.

RESPONSIBILITIES OF RELEVANT AGENCIES, ORGANIZATIONS

Article 30. The responsibilities of the Ministry of Transport

The Ministry of Transport shall:

1.To appraise, approve and adjust the Report on research feasibility of Project.

2.To define VGF in order to submit to the Prime Minister for approval.

3.To prepare dossier of preliminary selection invitation, bidding dossier and organize tender to select the second investor, negotiate, complete, sign and perform the project contract; decide to handle circumstances in tender to select the second investor.

Article 31.The responsibilitiesof the Ministry of Finance

The Ministry of Finance shall:

1.To participate with the Ministry of Planning and Investment to appraisal, propose to the Ministry of Transport regarding VGF.

2.To participate with the Ministry of Planning and Investment, the State bank of Vietnam, the Ministry of Transport to arrange IDA loan of Government from the World Bank in order to contribute in VGF.

3.To promulgate detailed guidance on process of disbursement, mechanism of supervision, VGF accounting and audit for project.

4.To implement procedures relating to guarantee of Government for IBRD loans of the project management enterprise and the first investor after being accepted by Government as prescribed by relevant law.

5.To guide the project management enterprise and investors to access to and borrow incentive loans of Government.

Article 32. The responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

The Ministry of Planning and Investment shall:

1.To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance to appraisal proposal of the Ministry of Transport regarding VGF.

2.To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the State bank and the Ministry of Transport to arrange IDA loan of Government from the World Bank in order to contribute in VGF.

3.To issue the project investment certificate as prescribed.

Article 33. The responsibilities of the State bank of Vietnam

To coordinate with relevant agencies and the World Bank to make procedures to receive capital sources from IDA and IBRD loans for project as prescribed.

Article 34. The responsibilities of People’s Committees of Dong Nai and Binh Thuan provinces

To implement the ground clearance of project and hand over project grounds under the plan on project ground clearance which being unified by the Ministry of Transport and relevant parties. 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1597/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất