Nghị định 21/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa

thuộc tính Nghị định 21/2005/NĐ-CP

Nghị định 21/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2005/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:01/03/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường thủy nội địa - Ngày 01/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Theo Nghị định này, các phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện phải đăng kiểm: loại không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 1 đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở 5 - 12 người, và loại có động cơ, nhưng công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người... Khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, chủ phương tiện phải bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên và lập danh bạ thuyền viên theo quy định... Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện được sản xuất, có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và có ít nhất một cán bộ kỹ thuật. Các cảng, bến thủy nội địa muốn kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách phải có đăng ký kinh doanh và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định21/2005/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 21/2005/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 21/2005/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2005

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA

LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng  6  năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa về phạm vi hành lang bảo vệ luồng; điều kiện an toàn của phương tiện phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm; điều kiện của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa; trách nhiệm bố trí đủ chức danh, định biên thuyền viên của chủ phương tiện; điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách; phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được xác định theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và theo quy định sau đây :
a) Trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng tối đa không quá 25 mét, tối thiểu không dưới 10 mét kể từ mép luồng trở ra mỗi phía bờ.
b) Trường hợp luồng sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng phía sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ tối thiểu không dưới 5 mét; nếu luồng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng có thể dưới 5 mét do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
c) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên.
d) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì thực hiện theo quy định về bảo vệ hành lang an toàn cầu.
đ) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
2. Mép bờ tự nhiên quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này là đường giao nhau giữa bãi sông và bờ sông.
Mép bờ tự nhiên do cơ quan quản lý giao thông chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý thủy lợi cấp tỉnh xác định cụ thể căn cứ đặc điểm của từng khu vực.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phạm vi hành lang bảo vệ luồng theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa, quy định việc cắm mốc, quy cách mốc chỉ giới và bảo vệ mốc chỉ giới trên mặt đất của phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
Điều 4. Điều kiện an toàn của phương tiện phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm
1. Phương tiện phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện an toàn của phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này để làm căn cứ cho việc đăng ký, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của phương tiện.
Điều 5. Điều kiện của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
Điều kiện của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa nói tại khoản 1 Điều 27 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện được sản xuất.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật:
a) Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở đến 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 50 mã lực;
b) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 50 mã lực.
4. Có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận.
Điều 6. Trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên và lập danh bạ thuyền viên của chủ phương tiện
1. Chủ phương tiện quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Giao thông đường thủy nội địa là một trong các đối tượng sau đây:
a) Người sở hữu phương tiện;
b) Người được người sở hữu phương tiện giao quyền quản lý, sử dụng phương tiện;
c)  Người thuê phương tiện không có thuyền viên để khai thác vận tải;
d) Thuyền trưởng.
2. Khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, chủ phương tiện phải bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách tại cảng, bến thủy nội địa
Điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách tại cảng, bến thủy nội địa nói tại khoản 3 Điều 69 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau :
1. Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách;
2. Cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.
Điều 8. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
1. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký.
2. Trong việc chủ trì phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm sau đây :
a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa;
b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác hoặc với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tại khu vực cảng, bến thủy nội địa để thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh;
c) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng, bến thủy nội địa thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp khai thác cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng phương tiện thủy nước ngoài và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin cần thiết;
d) Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng, bến thủy nội địa giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền có liên quan đến quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến phương tiện thủy nước ngoài, hàng hóa, hành khách và thuyền viên trên phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan;
b) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến phương tiện thủy nước ngoài, hàng hóa, thuyền viên, hành khách trên phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa;
c) Sau khi xử lý thông tin do Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc chủ phương tiện thủy nước ngoài cung cấp hoặc trường hợp có vướng mắc phát sinh phải báo kịp thời cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết để phối hợp giải quyết.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền khác đối với phương tiện thủy nước ngoài, hàng hóa, hành khách, thuyền viên và những đối tượng khác khi hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
5. Phương tiện thủy nước ngoài khi đến và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật về hàng hải đối với tàu thuyền đến và rời cảng biển.
Điều 9. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
1. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nói tại khoản 2 Điều 77 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau :
a) Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;
b) Phương tiện có đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
c) Thuyền viên, người lái phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm, đúng độ tuổi theo quy định.
2. Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách còn phải đáp ứng điều kiện sau đây :
Đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông vận tải đường thủy nội địa phương án tổ chức chạy tàu và biểu đồ chạy tàu theo tuyến cố định (đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định) hoặc khu vực hoạt động (đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định).
3.  Đối với vận tải hành khách ngang sông, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì bến đón, trả hành khách phải đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 91/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 21/2005/ND-CP

Hanoi, March 1st, 2005

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INLAND WATERWAY NAVIGATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Inland Waterway Navigation;
At the proposal of the Transport Minister,

DECREES:

Article 1.- Scope of regulation

This Decree details the implementation of a number of articles of the Law on inland Water Navigation on channel protection corridor; safety conditions of vessels subject to registration but not to registry and inspection; conditions of establishments building, transforming, repairing or restoring inland waterway vessels; vessel owners' responsibilities to sufficiently arrange titles and complement of crewmembers; the conditions for cargo loading and unloading as welt as passenger service business; coordination of operations among the State management agencies at inland waterway ports and landing stages which receive foreign waterway vessels and the conditions for inland waterway transport business.

Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to organizations and individuals involved in inland waterway navigation activities.

In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreements shall apply.

Article 3.- Scopes of channel protection corridors

1. The scopes of channel protection corridors prescribed in Clause 4, Article 16 of the Law on inland Waterway Navigation are determined according to technical grades of inland waterways and the following regulations:

a/ In cases where the channel is not close to banks, the scope of the channel protection corridor shall stretch at least 10 meters but not exceeding 25 meters, measuring from the channel edge toward each bank.

b/ in cases where the channel is close to a bank, the scope of the channel protection corridor on the side close to the bank measured from the natural bank edge inward shall be at least 5 meters wide; for channels within cities, provincial capitals or district townships, the scope of each channel protection corridor may be under 5 meters wide as decided by provincial-level People's Committee presidents.

c/ In cases where the channel protection corridor coincides with a road or railway safety corridor, its scope shall be measured from the channel edge to the natural bank edge,

d/ In cases where the scope of the channel protection corridor coincides with a road bridge or railway bridge safety corridor, the regulations on protection of bridge safety corridors shall be complied with.

dd/ In cases where the scope of the channel protection corridor coincides with the protection area of a flood and storm prevention and combat work or a dike protection work, the provisions of the legislation on flood and storm prevention and combat and the legislation on dikes shall be complied with.

2. Natural bank edge mentioned at Points b and c, Clause 1 of this Article is a cross-line of river ground and river banks.

Natural bank edges shall be specifically determined by the transport management agencies in coordination with provincial-level irrigation management agencies on the basis of characteristics of each region.

3. The Transport Minister shall specify scopes of channel protection corridors according to technical grades of inland waterways, prescribe the implanting, specifications and protection of marker posts on the ground within the scopes of channel protection corridors.

Article 4.- Safety conditions of vessels which are subject to registration but not to registry and inspection

1. Vessels which are subject to registration but not to registry and inspection are non-motorized vessels with a gross tonnage of between 1 ton and under 5 tons or with a carrying capacity of between 5 and 12 persons, motorized vessels with main engine capacity of under 5 horse powers or with a carrying capacity of under 5 persons.

2. The Transport Minister prescribes the safety conditions of vessels defined in Clause 1 of this Article to serve as basis for the registration, inspection and control of operation of vessels.

Article 5.- Conditions of establishments which build, transform, repair or restore inland waterway vessels

Conditions of establishments which build, transform, repair or restore inland waterway vessels defined in Clause 1, Article 27 of the Law on Inland Waterway Navigation are prescribed as follows:

1. Having suitable material foundations, facilities and equipment; having plans on production organization suitable with types and sizes of manufactured vessels.

2. Having sections for quality supervision and management to guarantee that their products fully satisfy the quality, technical safety and environmental protection standards.

3. Having at least one technician, who:

a/ has graduated in the shipbuilding specialty from an intermediate or higher-level school, for those working in establishments which build, transform, repair or restore vessels with a carrying capacity of up to 12 persons, non-motorized vessels with a gross tonnage of up to 50 tons, and motorized vessels with main engine capacity of up to 50 horse powers;

b/ has graduated in the shipbuilding specialty at university or higher level, for those working in establishments which build, transform, repair or restore vessels with a carrying capacity of over 12 persons, non-motorized vessels with a gross tonnage of over 50 tons, and motorized vessels with main engine capacity of over 50 horse powers.

4. Having plans on fire prevention and fight and environmental pollution prevention, which have been approved or granted certificates by competent agencies.

Article 6.- Vessel owners' responsibilities to sufficiently arrange the titles and complement of crewmembers and make crew lists

1. Vessel owners defined in Clause 1, Article 29 of the Inland Waterway Navigation mean one of the following subjects:

a/ Persons who own vessels;

b/ Persons who are empowered by persons who own vessels to manage and use vessels;

c/ Persons who charter vessels without crew for transport exploitation;

d/ Captains.

2. When vessels operate on inland waterways, vessel owners must sufficiently arrange titles and complement of crewmembers and make crew lists according to regulations.

Article 7.- Conditions for cargo loading and unloading or passenger service business at inland waterway ports or landing stages

Conditions for cargo loading and unloading or passenger service business at inland waterway ports or landing stages mentioned in Clause 3, Article 69 of the Law on Inland Waterway Navigation are prescribed as follows:

1. Organizations and/or individuals have made registration of cargo loading and unloading or passenger service business;

2. Inland waterway ports and landing stages have been permitted by competent agencies for operation.

Article 8.- Coordination of operation among State management agencies at inland waterway ports or landing stages which receive foreign waterway vessels

1. Foreign waterway vessels mean inland waterway or seagoing vessels granted registration certificates by foreign countries.

2. Assuming the prime responsibility for activity coordination among State management agencies at inland waterway ports or landing stages which receive foreign waterway vessels, the inland waterway port authorities have the responsibilities:

a/ To take prime charge and administer the coordination of managerial activities among specialized State management agencies at inland waterway ports or landing stages;

b/ To organize and chair conferences and meetings with other specialized State management agencies or relevant agencies, organizations and enterprises at inland waterway ports or landing stages for unanimity in handling of arising problems;

c/ To request other specialized State management agencies at inland waterway ports or landing stages to promptly notify results of procedure clearance and measures to solve arising problems; request enterprises exploiting inland waterway ports or landing stages, vessel owners and captains of foreign waterway vessels and other relevant organizations and individuals to supply necessary data and information;

d/ To propose presidents of People's Committees of provinces or centrally-run cities where exist inland waterway ports or landing stages to promptly solve, according to their powers, arising problems related to the specialized State management at inland waterway ports or landing stages.

3. Other specialized State management agencies at inland waterway ports or landing stages have the responsibilities:

a/ To closely coordinate with one another in promptly and lawfully settling procedures related to foreign waterway vessels, cargoes, passengers and crewmembers onboard such foreign waterway vessels which are operating at inland waterway ports or landing stages according to the provisions of this Decree and relevant provisions of law;

b/ To promptly notify the inland waterway port authorities of results of settlement of procedures related to foreign waterway vessels, cargoes, crewmembers and/or passengers on board such foreign waterway vessels, which are operating at inland waterway ports or landing stages;

c/ After processing information supplied by inland waterway port authorities or foreign waterway vessel owners, or in cases where problems arise, to promptly notify such to inland waterway port authorities for coordinated solution thereof.

4. The inspection, examination and supervision by specialized State management agencies and other competent agencies of foreign waterway vessels, cargoes, passengers, crewmembers and other subjects operating at inland waterway ports and landing stages which receive foreign waterway vessels shall comply with the provisions of this Decree and relevant provisions of law.

5. Foreign waterway vessels, when arriving at and leaving inland waterway ports or landing stages, shall carry out the procedures according to the provisions of maritime legislation on ships and boats arriving at and leaving seaports.

Article 9.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees for operations of specialized State management agencies at inland waterway ports and landing stages which receive foreign waterway vessels

1. To direct and guide operations of their attached specialized State management agencies in well performing the coordinated State management at inland waterway ports and landing stages which receive foreign waterway vessels.

2. To examine and inspect operations of their attached specialized State management agencies, and strictly handle violation acts according to law provisions.

Article 10.- Inland waterway transport business conditions

1. The inland waterway transport business conditions mentioned in Clause 2, Article 77 of the Law on Inland Waterway Navigation are prescribed as follows:

a/ Organizations and individuals have registered for inland waterway transport business.

b/ Vessels to be used in transport business fully meet the conditions for operation as prescribed in the Law on Inland Waterway Navigation;

c/ Crewmembers and vessel operators must have professional diplomas or certificates compatible with their titles and be in the prescribed age group.

2. Apart from the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, organizations and individuals engaged in passenger transport business must also satisfy the following conditions:

Having registered with competent agencies in charge of State management over inland waterway transport their shipping plans and shipping charts on fixed routes (for mode of transportation along fixed routes) or operation areas (for mode of transportation not along fixed routes).

3. For cross-river transport of passengers, apart from the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the landing stages for passenger embarkation and disembarkation must also satisfy the safety conditions and be permitted by competent agencies for operation.

Article 11.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 91/2001/ND-CP of December 11, 2001 on conditions for dealing in a number of inland waterway transport business lines.

Article 12.- implementation responsibilities

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 21/2005/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất