Nghị định 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

thuộc tính Nghị định 171/1999/NĐ-CP

Nghị định 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:171/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:07/12/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 171/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 171/1999/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 1999

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SÔNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sông, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình giao thông đường sông.
2. Công trình giao thông đường sông bao gồm luồng chạy tàu thuyền, âu thuyền, kè, đập, cảng, bến, kho bãi, phao tiêu báo hiệu và các công trình thiết bị phụ trợ khác trên các sông, kênh, rạch, cửa sông, hồ, vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối liền các đảo thuộc nội thuỷ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Nghị định này gọi chung là công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng các quy định của Nghị định này bao gồm các hệ thống công trình giao thông đường thuỷ nội địa Trung ương, địa phương, chuyên dùng, kể cả công trình giao thông đường thuỷ nội địa do các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ giao thông công cộng.
Điều 3. Công trình giao thông đường thuỷ nội địa được bảo vệ bao gồm:
1. Luồng chạy tàu, thuyền được công bố quản lý, khai thác;
2. Kè, đập phục vụ giao thông đường thuỷ nội địa;
3. Cảng, bến thuỷ nội địa, khu nước phục vụ khai thác cảng, bến thuỷ nội địa, âu thuyền, triền kéo tầu qua đập, công trình nâng tàu vượt thác;
4. Báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc và các công trình thiết bị phụ trợ khác.
Điều 4. Phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm phần công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông có liên quan đến an toàn công trình và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
CHƯƠNG II
GIỚI HẠN PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 5. Giới hạn phạm vi bảo vệ đối với luồng chạy tầu, thuyền quy định như sau:
1. Luồng chạy tàu, thuyền:
a) Theo chiều dài: là độ dài luồng chạy tàu, thuyền đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố đưa vào quản lý khai thác giao thông vận tải đường thuỷ nội địa;
b) Theo chiều rộng:
- Đối với sông, kênh: theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa;
- Đối với hồ, đàm, phá, cửa sông, vịnh: giới hạn bởi báo hiệu đặt tại hai phía của luồng chạy tàu, thuyền.
2. Hàng lang bảo vệ luồng:
a) Trường hợp luồng chạy tầu, thuyền không sát bờ, từ mép luồng trở ra mỗi phía:
- 25 m (hai mươi lăm mét) đối với sông, kênh cấp I, II và hồ vịnh,
- 15 m (mười lăm mét) đối với sông, kênh cấp III,IV,
- 10 m (mười mét) đối với sông, kênh cấp V,VI;
b) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: 5 m (năm mét) tính từ mép bờ cao trở vào;
c) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng chạy tầu, thuyền trùng với phạm vi bảo vệ đê thì phải tuân theo quy định của pháp luật  hiện hành về bảo vệ đê;
d) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồng chạy tầu, thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.
3. Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông: theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa hiện hành.
Điều 6. Giới hạn phạm vi bảo vệ của công trình kè, đập được quy định như sau:
1. Đối với kè:
a) Kè ốp bờ:
- Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 100 m (một trăm mét),
- Từ đỉnh kè trở vào bờ tối thiểu 10 m (mười mét),
- Từ chân kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét);
b) Kè mỏ hàn:
- Từ chân kè (kể cả cụm kè cũng như kè đơn) về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 100 m (một trăm mét),           
- Từ gốc kè trở vào bờ 50 m (năm mươi mét);
- Từ chân đầu kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét).
2. Đối với đập khoá: từ hai đầu đập về mỗi phía 100 m (một trăm mét) và trờ về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 200 m (hai trăm mét).
Điều 7. Giới hạn phạm vi bảo vệ cảng, bến thuỷ nội địa, khu nước phục vụ neo đậu tránh bão lũ, âu thuyền, triền kéo tàu qua đập, công trình nâng tàu vượt thác là phạm vi vùng đất, vùng nước đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 8. Giới hạn phạm vi bảo vệ báo hiệu đường thuỷ nội địa, các trụ neo, cọc neo, các mốc thuỷ chí, mốc đo đạc là 5 m (năm mét) kể từ điềm ngoài cùng của kết cấu trở ra mỗi phía.
Điều 9. Trường hợp đặc biệt, giới hạn hành lang bảo vệ trên bờ của các công trình giao thông đường thuỷ nội địa trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu tập trung dân cư nhỏ hơn giới hạn hành lang bảo vệ quy định tại Nghị định này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định nhưng không được dưới 5 m (năm mét).
CHƯƠNG III
PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ VỐN ĐẦU TƯ
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 10. Mạng lưới đường thuỷ nội địa được phân loại như sau:
1. Hệ thống đường thuỷ nội địa Trung ương là các tuyến luồng chạy tàu thuyền nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, các đầu mối vận tải thủy quan trọng phục vụ kinh tế,  quốc phòng, an ninh quốc gia và các tuyến nối với nước ngoài;
2. Hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương là các tuyến luồng chạy tàu thuyền nằm trong phạm vi của địa phương, chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương đó;
3. Tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng là những tuyến luồng phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cơ sở kinh tế, phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường thuỷ nội địa.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định, công bố và điều chỉnh các hệ thống đường thuỷ nội địa được quy định như sau:
1. Hệ thống đường thuỷ nội địa Trung ương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định và công bố;
2. Hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương do Chủ tịch Uỷ ban Nghị định cấp tỉnh quyết định và công bố.
Điều 12. Nguồn vốn đầu tư cho các công trình giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm:
1. Vốn ngân sách Nhà nước;
2. Nguồn thu phí đường thuỷ nội địa;
3. Vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
4. Vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
5. Các nguồn vốn khác.
Điều 13. Vốn đầu tư cho các công trình giao thông đường thuỷ nội địa được sử dụng vào các mục đích sau:
1. Phát triển, cải tạo, nâng cấp công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất hoặc thay đổi tuyến, luồng chạy tàu, thuyền.
Điều 14. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho các công trình giao thông đường thuỷ nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách và pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 15.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hoạt động có liên quan đến hệ thống các công trình giao thông đường thuỷ nội địa Trung ương, địa phương và chuyên dùng đều phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình đó.
2. Đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa do các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm tự tổ chức bảo vệ công trình theo quy định của Nghị định này.
Điều 16. Cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa chủ trì phối hợp với cơ quan địa chính và Uỷ ban nhân dân huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có hành lang luồng chạy tầu thuyền đi qua tiến hành việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên bờ.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa quản lý hành lang bảo vệ công trình giao thông  đường thuỷ nội địa.
Điều 17. Cục đường sông Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa trực thuộc thực hiện các công việc sau:
1. Đặt và duy trì các báo hiệu theo quy định trên tuyến đường thuỷ nội địa được giao quản lý;
2. Thông báo tình hình luồng chạy tầu, thuyền cho phương tiện hoạt động;
3. Quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa tuân theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
4. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hư hại của công trình giao thông đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn giao thông;
5. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền  xem xét xử lý;
6. Khi tuyến luồng trong phạm vi được giao quản lý thay đổi phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không để ách tắc giao thông, kịp thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo cấp có thẩm quyền;
7. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ công trình, chủ chướng ngại vật trên luồng chạy tàu thuyền đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa và trục vớt, thanh thải chướng ngại vật theo quy định;
8. Lập kế hoạch thanh thải các chướng ngại vật thiên nhiên, chướng ngại vật vô chủ trong phạm vi bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Điều 18. Lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Kiểm soát quân sự và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa và phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa và các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa trong việc bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 19.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa có sự cố hoặc có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phải có trách nhiệm báo ngay cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa, cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.
2. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa, cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nhận được tin báo phải cử người có trách nhiệm đến ngay nơi xảy ra sự cố để có biện pháp xử lý kịp thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa.
Điều 20.
1. Chủ công trình, chủ chướng ngại vật có trách nhiệm đặt và duy trì báo hiệu theo mẫu quy định. Nếu không đặt, không duy trì báo hiệu theo quy định mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Chủ công trình đã chấm dứt khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm tháo dỡ, thanh thải công trình theo thời hạn quy định của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa. Nếu chủ công trình không thực hiện tháo dỡ, thanh thải trong thời hạn quy định thì cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa tháo dỡ, thanh thải công trình đó. Chủ công trình phải thanh toán chi phí cho cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa theo phương thức nhờ thu không chờ chấp nhận.
3. Chủ chướng ngại vật có trách nhiệm thanh thải chướng ngại vật trong thời hạn quy định  của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa. Nếu chủ chướng ngại vật không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa thực hiện thanh thải chướng ngại vật đó. Chủ chướng ngại vật phải thanh toán chi phí cho cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa theo phương thức nhờ thu không chờ chấp nhận.
Điều 21. Các phương tiện thuỷ chỉ được hoạt động trên tuyến đường thuỷ nội địa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đường thuỷ nội địa đã được công bố. Trường hợp các phương tiện thuỷ hoạt động thử nghiệm phải được Cục Đường sông Việt Nam cấp phép và giám sát.
Điều 22.
1. Trong trường hợp đặc biệt, việc xây dựng công trình có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước, phần dưới mặt nước, phần dưới đấy sông trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phải được cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản ngay từ khi lập dự án đầu tư. Cụ thể là:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;
b) Cục Đường sông Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C và đối với công trình khác chưa đến mức lập dự án liên quan đến đường thuỷ nội địa Trung ương và chuyên dùng;
c) Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với công trình liên quan đến đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa Trung ương được uỷ quyền quản lý.
2. Việc thi công các công trình quy định tại khoản 1 của Điều này chỉ được tiến hành khi có giấy phép thi công do Cục Đường sông Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính cấp.
3. Chủ công trình trước khi thi công phải báo cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa biết để kiểm tra, giám sát. Sau khi thi công phải thanh thải ngay những chướng ngại vật do thi công gây ra. Kết quả thanh thải chướng ngại vật phải lập hồ sơ  riêng gửi cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
Điều 23. Các công trình xây dựng có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông ngoài phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa như đập chắn nước, kè hướng dòng, đào mương, cảng bến, khai thác vật liệu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông  đường thuỷ nội địa và an toàn công trình giao thông  đường thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý  đường thuỷ nội địa có thẩm quyền ngay từ khi lập dự án. Cụ thể là:
1. Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;
2. Cục Đường sông Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C trên  đường thuỷ nội địa Trung ương và chuyên dùng;
3. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C trên đường thuỷ nội địa địa phương.
Điều 24. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trên mặt đất được phép tận dụng trồng hoa màu, cây lương thực nhưng chỉ được gieo trồng những cây ngắn ngày, có thân thấp, không ảnh hưởng đến tầm nhìn báo hiệu của người điều khiển phương tiện.
Điều 25. Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông, đối với công trình giao thông  đường thuỷ nội địa, còn nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Neo buộc phương tiện thuỷ, súc vật vào công trình chỉnh trị, báo hiệu, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc hoặc các công trình phụ trợ an toàn giao thông khác;
2. Tự ý di chuyển, làm hư hại hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của báo hiệu  đường thuỷ nội địa;
3. Khai thác cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác như đặt lò vôi, lò gạch sát luồng, đổ chất thải làm ảnh hưởng đến luồng chạy tàu thuyền gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình giao thông  đường thuỷ nội địa;
4. Tự ý ngăn cấm luồng chạy tàu thuyền hoặc làm cản trở giao thông khi chưa được cơ quan quản lý  đường thuỷ nội địa có thẩm quyền cho phép. Trường hợp do yếu cầu an ninh, chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng thì cơ quan công an có thẩm quyền được phép tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế giao thông để làm nhiệm vụ nhưng phải báo ngay cho cơ quan quản lý  đường thuỷ nội địa có thẩm quyền biết để phối hợp công tác, tránh ách tắc giao thông.
Điều 26.
1. Việc xây dựng công trình thuỷ lợi có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý  đường thuỷ nội địa có thẩm quyền quy định tại Điều 22, 23 của Nghị định này. Việc xây dựng công trình giao thông  đường thuỷ nội địa có liên quan đến công trình thuỷ lợi phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi.
2. Trường hợp các cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa và cơ quan quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợp với nhau.
Điều 27. Các công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt, các công trình vượt sông khác khi làm mới phải đảm bảo luồng tuyến  đường thuỷ nội địa thông suốt, tĩnh không và khẩu độ khoang thông thuyền của các cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường thuỷ nội địa.
Điều 28. Việc xử lý đối với các công trình, thiết bị nằm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa đã có trước ngày Nghị định này có hiệu lực được quy định như sau:
1. Tổ chức giải toả ngay các công trình xét thấy trực tiếp de doạ an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Giải toả dần những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình giao thông đường thuỷ nội địa và chủ công trình phải cam kết với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa theo các nội dung sau:
a) Giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới, không phát triển thêm;
b) Dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 29. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm:
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;
2. Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước;
3. Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa địa phương;
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước;
5. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
6. Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí hàng năm thực hiện kế hoạch giải toả hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa thuộc tuyến Trung ương quản lý;
7. Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hư hại công trình giao thông  đường thuỷ nội địa do thiên tai địch hoạ gây ra;
8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm:
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa để Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
2. Công bố cấp kỹ thuật khai thác đối với luồng chạy tàu thuyền trên tuyến đường thuỷ nội địa Trung ương và tuyến  đường thuỷ nội địa chuyên dùng;
3. Cấp phép hoạt động cho các cảng, bến thuỷ nội địa trên tuyến đường thuỷ nội địa Trung ương và tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng;
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải;
5. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa thuộc Cục;
6. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vùng nước cho thi công, đình chỉ đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
8. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hư hại do thiên tai địch hoạ gây ra đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa được giao quản lý;
9. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
10. Xây dựng kế hoạch giải toả phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa đối với tuyến đường thuỷ nội địa Trung ương;
11. Chỉ đạo và tổ chức thu các loại phí  đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật;
12. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giao thông  đường thuỷ nội địa thuộc trách nhiệm của Cục theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành và điều kiện cụ thể của địa phương;
2. Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ các hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương;
3. Công bố cấp kỹ thuật khai thác đối với luồng chạy tàu thuyền trên tuyến  đường thuỷ nội địa địa phương và báo về Bộ Giao thông vận tải;
4. Cấp phép hoạt động cho các cảng, bến thuỷ nội địa trên tuyến đường thuỷ nội địa địa phương và báo về Bộ Giao thông vận tải;
5. Cân đối kinh phí hàng năm phục vụ việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới và giải toả hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa thuộc tuyến địa phương quản lý;
6. Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trong lĩnh vực sau:
a) Hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải,
b) Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vùng nước cho thi công, đình chỉ đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa địa phương gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường thuỷ nội địa địa phương;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa địa phương;
7. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong lĩnh vực sau:
a) Bảo vệ các công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh;
b) Quản lý sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với các quản lý của pháp luật về đất đai, về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải  đường thuỷ nội địa;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa trong việc giải toả các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
8. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai địch hoạ;
9. Tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương;
10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
3. Tổ chức, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn huyện;
4. Tổ chức thực hiện việc giải toả các vi phạm trong vi phạm bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn huyện:
5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn huyện;
6. Cấp, thu hồi giấy phép thi công đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa được phân cấp quản lý;
7. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tại, địch hoạ;
8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi của huyện theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Bộ Công an có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng lập phương án bảo vệ các công trình giao thông đường thuỷ nội địa đặc biệt quan trọng trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện;
3. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an trong việc kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
Điều 34. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu các công trình thuỷ lợi và thanh thải các công trình thuỷ lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng tới luồng chạy tàu thuyền và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền.
Điều 35. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa; chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy hoạch và xây dựng công trình nuôi trồng, khai thác thuỷ sản có liên quan tới an toàn giao thông và an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 36. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng các đô thị, các điểm dân cư, các công trình khác liên quan đến công trình giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông và Nghị định này.
Điều 37. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
1. Bảo đảm kinh phí cho việc quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở kế hoạch tài chính hàng năm được Chính phủ phê duyệt;
2. Kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho việc quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa, đảm bảo sử dụng đúng mục đích;
3. Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cân đối kinh phí  hàng năm thực hiện  giải toả các vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 38. Tổng cục Địa chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc cắm mốc chỉ giới thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn các công trình giao thông đường thuỷ nội địa phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 40. Tổ chức, cá nhân có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo chế độ quy định của Nhà nước:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Có đóng góp công sức, tài sản vào việc bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
3. Phát hiện và báo cáo kịp thời hoặc tích cực tham gia cứu chữa công trình giao thông đường thuỷ nội địa khi có sự cố;
4. Phát hiện, tố giác hành vi xâm phạm, phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
Điều 41. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 40/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 77/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 43. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 44. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 171/1999/ND-CP
Hanoi, December 7, 1999
 
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PROTECTION OF TRAFFIC WORKS WITH REGARD TO RIVERWAY TRAFFIC WORKS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1994 Ordinance on Protection of Traffic Works;
Pursuant to the March 20, 1996 Law on State Budget;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. This Decree prescribes the scope of protecting riverway traffic works, the responsibilities of organizations and individuals in the protection of riverway traffic works.
2. The riverway traffic works include ship/boat navigation lanes, dry docks, embankments, dams, ports, wharves, warehouses and storing yards, signal buoys and other support equipment, facilities and works on rivers, canals, ditches, river mouths, lakes, baysides, sea costs, routes leading to islands, routes linking islands in the inland waters of the Socialist Republic of Vietnam, which are referred to in this Decree collectively as inland waterway traffic works.
Article 2.- Objects to which the provisions of this Decree shall apply include the systems of central, local and special-use inland waterway works, including those built on the Vietnamese territory with capital invested and recovered by domestic or foreign organizations and individuals themselves to serve the public communications.
Article 3.- The to be - protected inland waterway traffic works shall include:
1. Ship/boat navigation lanes announced for management and exploitation;
2. Embankments and dams in service of inland waterway traffic;
3. Ports, inland wharves, water areas in service of the exploitation of ports, inland wharves, dry docks, slip-ways, waterfall- cross ship-raising facilities;
4. Inland waterway signals, mooring posts, water-level markers, measuring markers and other support equipment and facilities;
Article 4.- The inland water traffic work protection scope shall cover the work itself, its protection corridor, its aerial space, its underground sections, its underwater sections, the sections under river beds, which are related to the safety of the work as well as the safety of inland waterway communications and transport activities.
Chapter II
INLAND WATERWAY TRAFFIC WORK PROTECTION LIMITS
Article 5.- The ship/boat navigation lane protection limits are stipulated as follows:
1. Ship/boat navigation lanes:
a) According to the length: It is the length of the ship/boat navigation lane announced by competent State body for inland waterway communications and transport management and exploitation;
b) According to the width:
- For rivers and canals: According to technical grades of the inland waterways;
- For lakes, swamps, lagoons, river mouths, bays: it is limited by signals placed on both sides of the ship/boat navigation lane.
2. Lane protection corridor:
a) Where the lane is not close to the bank, it is, from the lane edge to each side:
- 25m (twenty five meters), for rivers and canals of grade I and II, lakes and bays;
- 15m (fifteen meters), for rivers and canals of grades III and IV;
- 10m (ten meters) for rivers and canals of grade V and VI;
b) Where the lane is close to the bank without dykes or traffic roads thereon: 5m (five meters) from the upper edge of the bank backward;
c) Where the lane is close to the bank with dykes thereon and the lane protection corridor overlaps the dyke protection corridor, the law provisions on dyke protection must be complied with;
d) Where the lane is close to the bank with land road and/or railway thereon, the navigation lane protection corridor shall be from the upper edge of the bank toward the river.
3. For the overhead sections, the underground sections, the underwater sections, under-riverbed sections: according to the current technical grade of the inland waterway.
Article 6.- The embankment and dam protection limits are stipulated as follows:
1. For embankment and jetty:
a) Embankment:
- It is 100m (one hundred meters) from the head and end of the embankment to the upper reach and the lower reach respectively;
- At least 10m (ten meters) from embankment top to the bank;
- 20m (twenty meters) from the embankment foot toward the river.
b) Soldering iron-shape jetty:
- 100m (one hundred meters) respectively to the upper reach and the lower reach from the jetty foot (including jetty groups and single jetty);
- 50m (fifty meters) from jetty stock back to the bank;
- 20m (twenty meters) from the foot of jetty head toward the river.
2. For lock dam: 100m (one hundred meters) to each side of the dam, and 200m respectively to the upper reach and the lower reach.
Article 7.- The limits for protection of ports, inland wharves, water areas in service of mooring for storm and flood shelter, dry docks, slip-ways, waterfall-cross ship-raising facilities shall be the land areas and the water areas prescribed by the competent State bodies.
Article 8.- The limits for protection of inland waterway signs and signals, mooring posts, water level markers, measuring markers shall be 5m (five meters) from the outermost points of the structure to each side.
Article 9.- In special cases where the ashore protection corridor limits of inland waterway traffic works in cities, provincial capitals, district towns, or densely populated areas are smaller than the limits prescribed in this Decree, the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cites (hereafter referred collectively to as the president of the provincial People’s Committee) shall report such to the Prime Minister before making decisions, but such limits must not be lower than 5m (five meters).
Chapter III
INLAND WATERWAY CLASSIFICATION, MANAGEMENT AND INVESTMENT CAPITAL
Article 10.- The inland waterway network is classified as follows:
1. The central inland waterway system includes ship/boat navigation routes and lanes linking economic, cultural, social centers as well as important waterway transport hubs in service of the national economy, defense and security, and routes linking with foreign countries;
2. The local inland waterway system includes ship/boat navigation routes and lanes lying in localities mainly in service of the economic development of such localities;
3. The special-use inland waterway system include routes and lanes in service of communications and transport activities of organizations, economic establishments, which are in line with the inland waterway network planning.
Article 11.- The competence to decide, announce and adjust the inland waterway systems is stipulated as follows:
1. The central and special-use inland waterway systems shall be decided and announced by the Minister of Communications and Transport;
2. The local inland waterway systems shall be decided and announced by the presidents of the provincial People’s Committees.
Article 12.- Sources of investment capital for inland waterway traffic works shall include:
1. State budget capital;
2. Inland waterway charges;
3. Investment capital of domestic and foreign organizations and individuals;
4. Aid capital from domestic and foreign organizations and individuals;
5. Other capital sources.
Article 13.- The investment capital for inland waterway traffic works shall be used for the following purposes:
1. The development, improvement and upgrading of inland waterway traffic works;
2. The management, regular, periodical and irregular repairs or change of navigation routes and lanes.
Article 14.- The management and use of investment capital for inland waterway traffic works shall comply with law provisions on budget and on investment and construction management.
Chapter IV
INLAND WATERWAY TRAFFIC WORK PROTECTION RESPONSIBILITIES
Article 15.-
1. Domestic and foreign organizations and individuals, when conducting activities related to the systems of central, local and special-use waterway traffic works, shall all have the responsibility to protect such works.
2. For inland waterway traffic works built on the Vietnamese territory with capital invested and recovered by domestic and/or foreign organizations and individuals, such organizations and individuals shall themselves have to organize the protection thereof according to the provisions of this Decree.
Article 16.- The inland waterway managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the land administration offices and the People’s Committees of urban and rural districts, provincial capitals and towns of provinces (hereafter referred collectively to as the district-level People’s Committees), the People�s Committees of communes, wards and district towns (hereafter referred collectively to as the commune-level People’s Committees), where the navigation lane corridors run through in conducting the measurement and planting markers of the inland waterway traffic work protection corridor limits ashore.
The district-level People’s Committees shall direct the commune-level People’s Committees to take initiative in coordinating with the inland waterway managing units in the protection of the inland waterway traffic work protection corridors.
Article 17.- The Vietnam Riverway Administration, the provincial/municipal Communications and Transport Services and Communications and Public Works Services shall have to guide and direct their inland waterway managing units to perform the following tasks:
1. Planting and maintaining the prescribed signals and signs on inland waterway routes under their respective management;
2. Notifying the situation on navigation routes and lanes to operating means;
3. Managing, maintaining, repairing and protecting inland waterway traffic works in compliance with the technical process, standards and criteria set by the competent State bodies;
4. Conducting regular inspections in order to detect in time damage caused to inland waterway traffic works under their respective management in order to apply remedial measures to prevent traffic accidents;
5. Regularly inspecting in order to detect in time acts of violation of legislation on protection of inland waterway traffic works under their respective management so as to take handling measures or report to the competent level for consideration and handling;
6. When routes or lanes under their management change, they must take measures to ensure the safety, not to obstruct traffic and promptly make announcement on mass media and report such to the competent level;
7. Inspecting, urging and directing the work owners, owners of obstacles on navigation lanes to place inland waterway signals and to salvage, rescue or liquidate the obstacles as prescribed;
8. Drawing up plans for clearing and liquidating natural obstacles and ownerless obstacles in the limits for protection of navigation lanes and submit them to the competent bodies for approval before their implementation.
Article 18.- The People’s Police forces, the Military Police forces and law agencies in the localities shall, within their respective functions and tasks, have to protect the inland waterway traffic works and coordinate with the inland waterway traffic inspection forces and the inland waterway managing units in the protection of the inland waterway traffic works.
Article 19.-
1. All organizations and individuals, when detecting any incidents happening to inland waterway traffic works or any acts of violating the regulations on the protection of inland waterway traffic works, shall have to immediately report them to the inland waterway managing units, police offices or the nearest local People’s Committees.
2. Inland waterway managing units, police offices or local People’s Committee, upon receiving the reports, shall have to immediately send responsible people to the places where the incidents occur for timely handling measures, report such to their superior managing units and at the same time notify the inland waterway managing agencies thereof.
Article 20.-
1. The work owners and the obstacle owners shall have to place and maintain the prescribed signals. If failing to do so and causing damage to other people, they shall have to compensate therefor.
2. Work owners who have terminated exploiting or using their works shall have to dismantle and liquidate such works within the time limits prescribed by the inland waterway managing agencies. If they fail to do so, the latter shall dismantle and liquidate such works. The work owners shall have to pay all expenses to the inland waterway managing agencies.
3. Obstacle owners shall have to liquidate the obstacles within the time limits prescribed by the inland waterway managing units. If they fail to do so, the latter shall liquidate the obstacles. The obstacle owners shall have to pay all expenses to the inland waterway managing agencies.
Article 21.- Waterway means may only operate on inland waterway lanes which meet the technical standards of the inland waterway lanes already announced. Where waterway means operate experimentally, such must be permitted and supervised by the Vietnam Riverway Administration.
Article 22.-
1. In special cases where the construction of a work requires the use and exploitation of the aerial space, land area, water area, underwater area and/or under-riverbed section within the inland waterway traffic work protection limit, there must be the written consent right at the time of project elaboration from the competent inland waterway managing agencies. Concretely:
a) The Ministry of Communications and Transport, for construction works of Group A projects;
b) The Vietnam Riverway Administration, for constructions of Groups B and C projects and other works which are not to the extent of elaboration of projects related to the central and special-use inland waterways;
c) The provincial/municipal Communications and Transport Services or Communications and Public Work Services, for construction works related to local inland waterways and central inland waterways under their authorized management.
2. The construction of works mentioned in clause 1 of this Article shall be conducted only after obtaining the construction permits from the Vietnam Riverway Administration or the provincial/municipal Communications and Transport Services, Communications and Public Work Services.
3. Before the construction, the project owners shall have to notify it to the inland waterway managing units for inspection and supervision. After the construction, they must clear and liquidate all obstacles caused by the construction. The obstacle-clearing and-liquidating results must be recorded in a separate dossiers to be sent to the inland waterway managing units.
Article 23.- Construction works which use and exploit the aerial space, land areas , water areas, underwater sections and/or under-riverbed sections outside the inland waterway traffic work protection limits such as blockage dams, current-deviating jetty, canal digging, ports and wharves, material exploitation, which affect the safety of the inland waterway traffic works and the safety of inland waterway traffic, must be consented in writing right at the time of project elaboration by the competent inland waterway managing agencies. Concretely:
1. The Ministry of Communications and Transport, for construction works of Group A projects;
2. The Vietnam Riverway Administration, for construction works of Groups B and C projects on central and special-use inland waterways;
3. The provincial/municipal Communications and Transport Services or Communications and Public Works Services, for construction works of Groups B and C projects on the local inland waterways.
Article 24.- The land sections of the ship/boat navigation lane protection corridors may be made full use of by planting subsidiary food crops, food crops, but only the short-term plants with short stems, which do not affect the visibility of the means operators.
Article 25.- Besides the prohibited acts defined in Article 20 of the Ordinance on Protection of Traffic Works, for the inland waterway traffic works, the following acts are also prohibited:
1. Mooring or tying waterway means or animals to regulating works, signals, water-level markers, measuring markers or other traffic safety support facilities;
2. Removing without permission, damaging or reducing the effect and utility of, inland waterway signals.
3. Exploiting sand, rock, cobble stone or other acts such as placing lime kilns or brick kilns close to lanes, discharging wastes thus affecting the ship/boat navigation lanes and obstructing the exploitation and use of the inland waterway traffic works;
4. Blocking navigation lanes or obstructing traffic without permission of the competent inland waterway managing agencies. Where it is due to the security, political, social order or defense requirements, the competent police offices may temporarily halt or restrict the traffic for the performance of tasks, but have to immediately notify such to the competent inland waterway managing agencies for coordination in avoiding traffic jams.
Article 26.-
1. The construction of irrigation works related to inland waterway traffic must be agreed in writing by the competent inland waterway managing agencies defined in Articles 22 and 23 of this Decree. The construction of inland waterway traffic works related to irrigation works must be agreed in writing by the irrigation works managing agencies.
2. Where the inland waterway managing agencies and the irrigation works management agencies all have plans to build, renovate or upgrade their works, the new construction, renovation and upgrading of works must be combined together.
Article 27.- Land bridges, railway bridges and other river-crossing works, when newly built, must ensure the smooth navigation on inland waterway lanes and routes as well as the inland waterway technical standards of the clearing space and spans of such bridges.
Article 28.- The handling of works and equipment which had existed in the inland waterway traffic work protection limits before the effective date of this Decree is stipulated as follows:
1. Organizing the immediate clearance of works which are deemed directly threatening the safety of the inland waterway works and the safety of inland waterway communications and transport.
2. Gradually clearing works which are deemed not yet directly affecting the stability of the inland waterway traffic works and the work owners shall have to commit with the local People’s Committees and the inland waterway managing agencies to:
a) Maintain the status quo, not to expand and develop further;
b) Dismantle the work when so requested by the competent inland waterway managing agencies.
Chapter V
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR THE PROTECTION OF INLAND WATERWAY TRAFFIC WORKS
Article 29.- The Ministry of Communications and Transport has the responsibility to:
1. Submit to the Government for promulgation or promulgate according to its jurisdiction legal documents on the protection of inland waterway traffic works; guide and inspect the implementation of such documents;
2. Direct and organize the training and fostering of personnel in charge of management and protection of inland waterway traffic works nationwide;
3. Organize the apparatus for management and protection of inland waterway traffic works managed by the central government; guide the provincial People’s Committees to organize the apparatuses for management and protection of their local inland waterway traffic works;
4. Organize, direct and supervise the activities of the inland waterway traffic inspection forces throughout the country;
5. Coordinate with the provincial People’s Committees and concerned branches in the propagation and dissemination of legislation on the protection of inland waterway traffic works;
6. Coordinate with the Ministry of Finance in balancing funds for implementation of plans on clearance of inland waterway traffic work protection corridors of the routes managed by the central government;
7. Work out plans for and inspect the implementation of the prevention and overcoming damage caused to inland waterway traffic works by natural disasters or enemy sabotage;
8. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of inland waterway traffic works according to law, which fall under the Ministry’s competence.
Article 30.- The Vietnam Riverway Administration has the responsibility to:
1. Elaborate legal documents on the protection of inland waterway traffic works so that the Ministry of Communications and Transport submits them to the Government for promulgation or promulgate according to competence;
2. Announce standard levels for exploitation of navigation lanes on the central and special-use inland waterway routes;
3. Grant operation permits for ports and inland wharves on the central and special-use inland waterway routes;
4. Organize the training and fostering of its personnel in charge of management and protection of inland waterway traffic works, as assigned by the Ministry of Communications and Transport;
5. Direct and inspect the activities of the inland waterway traffic inspection forces under its direct management;
6. Guide, direct and inspect the granting and whithdrawal of permits for the use of water areas for construction; suspend activities in the inland waterway traffic works protection limits, which cause unsafety to traffic as well as to inland waterway traffic works;
7. Propose the competent State bodies to grant permits for activities outside the inland waterway traffic works protection limits or to withdraw the permits for activities outside the inland waterway traffic works protection limits, which affect the quality and safety of the inland waterway traffic works;
8. Direct and organize the prevention, combat and overcoming of damage caused to inland waterway traffic works by natural calamities or enemy sabotage;
9. Coordinate with local administration and concerned branches in propagation and dissemination of legislation on protection of inland waterway traffic works;
10. Draw up plans for clearance of inland waterway traffic work protection corridors for the central inland waterway routes;
11. Direct and organize the collection of inland waterway charges as prescribed by law;
12. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of inland waterway traffic works, which fall under the Department’s responsibility as prescribed by law.
Article 31.- The provincial People’s Committees have the responsibility to:
1. Promulgate documents guiding the implementation of the regulations on the protection of inland waterway traffic works, which are in line with the legal documents of the State and the Ministry of Communications and Transport and suitable to the concrete conditions of their localities;
2. Organize apparatuses for management and protection of their local inland waterway systems;
3. Announce the standard levels for exploitation of navigation lanes on the local inland waterway routes and report them to the Ministry of Communication and Transport;
4. Grant operation permits for ports and inland wharves on the local inland waterway routes and report such to the Ministry of Communications and Transport;
5. Balance the annual budget for the measurement, planting boundary markers and clearance of protection corridors of inland waterway routes under their management;
6. Direct and inspect the provincial/municipal Communications and Transport Services, and Communications and Public Work Services in the following domains:
a) Activities of the inland waterway traffic inspection forces managed by the localities under the guidance of the Ministry of Communications and Transport;
b) The granting and withdrawal of permits for the use of water areas for construction, the suspension of activities in the inland waterway traffic work protection limits, which cause unsafety to traffic as well as to the local inland waterway traffic works;
c) Propose to the competent State bodies the granting of permits for activities outside the protection limits or the withdrawal of permits for activities outside the protection limits, which affect the quality and safety of the local inland waterway traffic works.
7. Direct, guide and inspect the district and commune People’s Committees in the following domains:
a) The protection of inland waterway traffic works in their respective provinces;
b) The management and use of land inside and outside the inland waterway traffic work protection limits in compliance with the provisions of land legislation, the regulations on protection of traffic works and the safety of the inland waterway communications and transport;
c) Their prime responsibility and coordination with the inland waterway managing units in clearance of the inland waterway traffic work protection limits;
8. Mobilize all forces, supplies and equipment for the timely restoration of traffic disrupted by national calamities and/or enemy sabotages;
9. Organize and direct the propagation, dissemination and education of the legislation on inland waterway traffic work protection within their respective localities;
10. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of inland waterway traffic works in the district as prescribed by law.
Article 32.- The district-level People’s Committees have the responsibility to:
1. Guide and inspect the commune-level People’s Committees in the implementation of the law provisions on the protection of inland waterway traffic works;
2. Organize the propagation, dissemination and education of the legislation on the protection of inland waterway traffic work;
3. Organize and direct the application of measures by the commune-level People’s Committees to protect the inland waterway traffic works on the district territory;
4. Organize the clearance of inland waterway traffic work protection limits on the district territory;
5. Organize the management and use of land inside and outside the inland waterway traffic work protection limits in compliance with the provisions of land legislation, and the legislation on the protection of traffic works as well as inland waterway communication and transport safety on the district territory;
6. Grant, withdraw permits for construction of inland waterway traffic works assigned to their management;
7. Mobilize all forces, supplies and equipment for timely restoration of traffic disrupted by natural calamities or enemy sabotages;
8. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road traffic works on the district territory according to the provisions of law.
Article 33.- The Ministry of Public Security has the responsibility to:
1. Coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the provincial People’s Committees in performing the State management functions regarding the protection of inland waterway traffic works;
2. Coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Defense in drawing up plans for the protection of inland waterway traffic works of special importance, to be submitted to the Prime Minister for approval, and organize the implementation thereof;
3. Direct and guide the police forces to inspect and handle violations of legislation on the protection of inland waterway traffic works.
Article 34.- The Ministry of Agriculture and Rural Development has the responsibility to:
1. Coordinate with the Ministry of Communication and Transport and the provincial People’s Committees in elaborating plans for development of river basins related to inland waterway traffic;
2. Direct and guide the placing and maintaining irrigation work signals and liquidate irrigation works which are no longer in use but affect the navigation lanes and lane protection corridors.
Article 35.- The Ministry of Aquatic Resources has the responsibility to coordinate with the Ministry of Communications and Transport, the provincial People’s Committees in performing the State management function regarding the protection of inland waterway traffic works; direct and guide the implementation of planning and the construction of works for aquatic product rearing and exploitation, which are related to the safety of inland waterway traffic and of the inland waterway traffic works.
Article 36.- The Ministry of Construction has the responsibility to direct and guide the planning and building of urban areas, population quarters and other projects related to the inland waterway traffic works in accordance with the Ordinance on Protection of Traffic Works and this Decree.
Article 37.- The Ministry of Finance has the responsibility to:
1. Ensure funds for the management, maintenance, repair and protection of inland waterway traffic works on the basis of the annual budget plans approved by the Government;
2. Inspect the spending of State budget on the management, maintenance, repair and protection of inland waterway traffic works for the right purposes;
3. Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the provincial People’s Committees in balancing funds for the implementation of plans on clearance of inland waterway traffic work protection corridors.
Article 38.- The General Land Administration has to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Construction, the provincial People’s Committees and the Ministry of Communications and Transport in guiding the planting of boundary markers for the protection of the inland waterway traffic works for management and use according to the provisions of law.
Article 39.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the provincial People’s Committee, when drawing up planning on construction or renovation of works , which affect the safety of inland waterway traffic works, must obtain the written consent of the Ministry of Communications and Transport.
Chapter VI
COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING
Article 40.- Organizations and individuals who record the following achievements shall be commended according to the common regulations of the State:
1. Splendidly fulfilling the tasks of managing and protecting inland waterway traffic works;
2. Contributing labor, efforts and/or property to the protection of inland waterway traffic works;
3. Detecting and promptly reporting or actively participating in the rescue and repair of inland waterway traffic works when there is incidents;
4. Detecting and/or denouncing acts of infringing upon or sabotaging inland waterway traffic works.
Article 41.- Those who violate the regulations on the protection of inland waterway traffic works shall, depending on the nature, seriousness and consequences of the violations, be disciplined or administratively sanctioned according to the provisions of Decree No.40/CP of July 5, 1996 and Decree No.77/1998/ ND-CP of September 26, 1998 of the Government on ensuring the inland waterway traffic order and safety; where damage is caused, the compensation must be made; if serious consequences are caused, the violators shall be examined for penal liability according to the provisions of law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 42.- This Decree takes effect as from January 1st, 2000.
To annul previous regulations which are contrary to this Decree.
Article 43.- The Minister of Communications and Transport shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 44.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 171/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất