Chỉ thị 16/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

thuộc tính Chỉ thị 16/CT-BGTVT

Chỉ thị 16/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/CT-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:28/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tăng cường kiểm soát hoạt động của các bến xe
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại 21 tỉnh, thành phố, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhận thấy hoạt động này vẫn chưa thực sự được coi trọng, nhiều địa phương còn buông lỏng quản lý, thiếu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên. Do đó, Bộ GTVT đã ban hành Chỉ thị 16/CT-BGTVT ngày 28/08/2013 về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Tại Chỉ thị này, Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các bến xe, đặc biệt là các bến xe có nhiều tuyến liên tỉnh, có lưu lượng xe khách đông và các bến xe có tuyến xe chạy về bến xe Mỹ Đình (Hà Nội); kiểm soát chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, thẩm định kỹ các điều kiện trước khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đặc biệt là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ…
Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng được yêu cầu lập các chiến dịch kiểm định kỹ thuật đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao như: Xe chở khách có thời gian sử dụng trên 10 năm, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo sơ - mi rơ moóc; triển khai ngay việc thực hiện kiểm định thiết bị giám sát hành trình gắn của xe gắn trên phương tiện; chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra các Sở GTVT tiến hành thanh tra đột xuất các đơn vị kinh doanh vận tải có nhiều phương tiện chất lượng thấp...

 

Xem chi tiết Chỉ thị16/CT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
Số: 16/CT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH, XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
 
 
Thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chhàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép, Chthị số 12/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai hàng loạt các giải pháp, trong đó đã chỉ đạo và trực tiếp tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại 21 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của nhiều địa phương còn chưa được coi trọng, có nơi còn buông lỏng, thiếu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên; còn nhiều đơn vị kinh doanh vận tải không bảo đảm điều kiện kinh doanh, chưa quan tâm đến công tác quản lý an toàn giao thông.
Đ tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về vận tải bằng xe ô tô đến mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm các thông tin dễ tiếp thu, phù hợp với từng đối tượng. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tiến hành biên dịch các quy định liên quan ra tiếng dân tộc để phục vụ công tác tuyên truyền, phbiến đối với người dân tộc thiểu số địa phương.
b) Tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời tham mưu trình Bộ trưởng xem xét, giải quyết, trường hp chậm trễ trong việc tham mưu, buông lỏng trong công tác quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải chịu trách nhiệm.
c) Tăng cường công tác thanh tra hoạt động vận tải; tăng cường hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý nhà nước về vận tải; các đơn vị kinh doanh vận tải trong việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
d) Chỉ đạo các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải giao.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam
a) Lập các chiến dịch kiểm định kỹ thuật đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao như: xe chở hành khách có thời gian sử dụng trên 10 năm; xe chở công - ten - nơ; xe đầu kéo sơ mi rơ moóc;
b) Triển khai ngay việc thực hiện kiểm định thiết bị giám sát hành trình gắn của xe gắn trên phương tiện;
c) Chỉ đạo đơn vị đăng kiểm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra các Sở GTVT để tiến hành thanh tra đột xuất các đơn vị kinh doanh vận tải có nhiều phương tiện chất lượng thấp.
3. Các SGiao thông vận tải
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương Kế hoạch thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của địa phương, cụ thể:
- Mđợt tuyên truyền sâu rộng các quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bằng nhiều hình thức đến các đối tượng để thực hiện, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hợp tác xã vận tải, tránh việc truyên truyền hình thức, không phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin, trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ lái xe trong việc chấp hành pháp luật về vận tải, an toàn giao thông, đặc biệt là việc chấp hành quy định về tốc độ, hành trình, thời gian lái xe.
- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thẩm định kỹ các điều kiện trước khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đặc biệt là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe hp đồng và xe du lịch, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, trong đó đặc biệt lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải là các hợp tác xã. Trường hợp để đơn vị kinh doanh vận tải không bảo đảm điều kiện hoạt động, Giám đốc Sở Giao thông vận tải phải chịu trách nhiệm.
- Tổ chức Đoàn liên ngành do Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hp với ngành Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế của tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra toàn diện đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, đặc biệt là buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện và người lái xe; đơn vị không bảo đảm điều kiện kinh doanh; hoạt động kinh doanh vận ti không có giấy phép; không có bộ phận quản lý, theo dõi an toàn giao thông hoặc có nhưng không hoạt động; không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khoán trắng cho lái xe... Kết quả thanh tra, xử lý phải được công bcông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương.
Kế hoạch kiểm tra của Đoàn liên ngành phải được xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước 15 tháng 9 năm 2013.
b) Có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh vận tải đến các đối tượng quản lý, trong đó cần đặc biệt chú ý đến những quy định liên quan đến an toàn giao thông; yêu cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lái xe, nếu phát hiện lái xe sử dụng chất ma túy, doanh nghiệp phải loại ra khỏi đơn vị ngay;
c) Có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của bến xe theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các bến xe có nhiều tuyến liên tỉnh, có lưu lượng xe khách đông; những bến xe có tuyến xe chạy về bến xe Mỹ Đình thành phố Hà Nội;
d) Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đã được phát hiện qua kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2013; thay thế, chuyển đổi ngay vị trí công tác đi với Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải phụ trách về vận tải thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi can thiệp, dung túng cho những đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 9 năm 2013.
4. Các Vụ tham mưu của Bộ
a) Vụ Tổ chức cán bộ: theo dõi, tham mưu chỉ đạo để Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ tham mưu thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm đối với các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác tham mưu quản lý vận tải; phối hợp với Thanh tra Bộ tăng cường thanh tra công vụ theo quy định;
b) Vụ Vận tải: theo dõi, tiếp nhận thông tin, kịp thời tham mưu Bộ trưng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải, đặc biệt là kinh doanh vận ti bằng xe ô tô.
c) Vụ An toàn giao thông: chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ rà soát, tham mưu bổ sung đầy đủ các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về xphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không để tình trạng phát hiện hành vi vi phạm mà cơ quan nhà nước không có chế tài xử lý.
d) Vụ khoa học Công nghệ: theo dõi, tiếp nhận và tổng hp thông tin phản ảnh, kiến nghị về những vướng mắc trong việc thực hiện Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô số 31:2011/BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2011 để tham mưu, xử lý kịp thời.
5. Thanh tra B
a) Tham mưu trình Bộ trưng kế hoạch tiếp tục tiến hành kiểm tra tại 42 tnh, thành phố trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do các Thứ trưng Bộ Giao thông vận tải làm Trưng đoàn;
b) Hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ đối với thanh tra ngành Giao thông vận tải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về vận tải;
c) Theo dõi, tổng hp, báo cáo việc thực hiện Chthị này.
Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
 

 Nơi nhận:
- PTTg. Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch UBATGTQG (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban ATGTQG;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT Việt Nam;
- Các Thứ trưởng;
- Các Sở GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam;
- Báo GTVT Tạp chí GTVT;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu VT, TTr (P3) 5b.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất